[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế tàu Yamato thời WW2 gọi là tầu gì?Em nghe đồn tầu chiến này lớn nhất thế giới cho đến bây giờ
Nó là thiết giáp hạm cụ ợ, vũ khí chính là pháo vì thời đó công nghệ chưa phát triển như hiện tại ợ.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Năm 2013, Trung Quốc đã “nhập siêu” những trang bị, vũ khí gì? Thứ sáu 28/02/2014 10:42 ANTĐ - Năm 2013, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong số các quốc gia ở khu vực đông Á với kim ngạch nhập khẩu 2,3 tỷ USD. Trong đó, chủ yều là các vũ khí và trang bị hàng không. Theo tin đưa ngày 27-02 trên báo Hồng Kông "South China Morning Post", năm 2013 lượng sản phẩm quốc phòng mà Trung Quốc nhập khẩu từ nước ngoài đã lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 52,6% so với chỉ số tương tự của năm 2012. Đồng thời, đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc trong khu vực là Ấn Độ đã lần đầu tiên trở thành nước mua vũ khí Mỹ nhiều nhất thế giới, vượt cả khối lượng mua của Saudi Arabia. Nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ 5,9 tỷ USD, trong đó 1/3 là từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ. "South China Morning Post" đã viện dẫn số liệu của nhóm nghiên cứu Mỹ IHS Jane's cho biết, chiếm tỷ lệ đáng kể trong phần gia tăng nhập khẩu Trung Quốc là sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cụ thể là động cơ máy bay và các loại vũ khí trên máy bay. Ngoài ra, họ cũng có những hợp tác nhất định với Ukraine và Israel. Trong tương lai, doanh số nhập khẩu sẽ còn cao hơn nữa vì Trung Quốc dự định mua máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35, tàu ngầm thông thường động cơ AIP lớp Lada và các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao - tầm xa S-400 của Nga. Dự đoán, trong vài năm tới, Trung Quốc vẫn sẽ nhập siêu vũ khí. Cơ bản các loại máy bay chiến đấu Trung Quốc đều sử dụng động cơ của Nga Thời gian qua, Trung Quốc đã nhập khẩu hàng nghìn động cơ AJL-31F và RD-93 của Nga để trang bị trên các máy bay chiến đấu J-10, J-11, JH-7, FC-1… (bán sang cho Pakisstan là JF-17 Thunder) và sử dụng trên các nguyên mẫu thử nghiệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là J-20 và J-31. Ngoài ra, Trung Quốc còn mua từ Ukraine các động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AI-222-25, một biến thể của động cơ AL-31F Nga, giúp máy bay huấn luyện cao cấp L-15 của Trung Quốc vươn tới vận tốc siêu âm và loại động cơ hạng nặng D-18T và phiên bản nâng cấp D-18TM giành cho máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu, thay thế cho động cơ D-30KP-2 mua của Nga. Cuối tháng 10-2013, phái đoàn quân sự cao cấp của Trung Quốc đã tới nhà máy sản xuất động cơ của Saturn để bàn bạc về việc nhờ Nga cung cấp động cơ cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là J-20. Các chuyên gia Nga cho rằng nhiều khả năng máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ hiện đại hơn là AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và Su-34. Động cơ phản lực siêu âm AI-222-25 dùng trên máy bay huấn luyện cao cấp L-15 Trung Quốc có xuất xứ từ Nga Trong năm 2013, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 50 triệu USD với Nga mua một lô tên lửa chống hạm/chống bức xạ Kh-31A/P, thời hạn hoàn tất giao hàng vào năm 2015. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn đề nghị cục thiết kế Raduga cung cấp 1 lô tên lửa hành trình chống hạm dẫn đường bằng radar chủ động Kh-59MK và tên lửa chống bức xạ thế hệ mới nhất Kh-58UShKE. Tổng trị giá của hợp đồng này cũng là 50 triệu USD, thời hạn chót bàn giao tên lửa cho phía Trung Quốc là năm 2015. Với kim ngạch nhập khẩu lên tới 2,3 tỷ USD, Trung Quốc đã trở thành nước nhập siêu vũ khí. Trong vòng vài năm trở lại đây, hàng năm nước này đều năm trong Top 10 nước xuất khẩu vũ khí nhưng chưa bao giờ kim ngạch xuất khẩu của họ lên tới 2,3 tỷ USD. Liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đều dừng lại ở mức trên dưới 1,9 tỷ USD.
 

Mazda2013

Xe hơi
Biển số
OF-181285
Ngày cấp bằng
20/2/13
Số km
101
Động cơ
337,110 Mã lực
Ghét trung quốc nhưng phải công nhận nền công nghiệp nc này phát triển tốt thật:(
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Tên lửa Trung Quốc có thể khiến Mỹ không kịp trở tay (Soha.vn) - Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các tên lửa tầm xa có khả năng tấn công tàu chiến và căn cứ không quân của Mỹ trước khi lực lượng này kịp triển khai sức mạnh. Tờ Taipei Times (Đài Loan) trích dẫn một bản báo cáo của Viện Project 2049 (trụ sở tại Washington) cho biết Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các loại tên lửa tầm xa có khả năng tấn công các tàu chiến của Mỹ ở Hoa Đông. Theo bản báo cáo, Bắc Kinh hiện đang phát triển một cấu trúc quân sự có thể làm suy giảm khả năng can thiệp của Mỹ trong một cuộc tấn công tiềm năng của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan hoặc Nhật Bản. Cụ thể, Trung Quốc đang mở rộng cơ sở hạ tầng trinh sát được thiết kế để hỗ trợ triển khai khả năng tấn công chính xác các tàu chiến trên biển, các trạm chỉ huy - kiểm soát, căn cứ không quân, cảng biển và nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho hay Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sở hữu một ưu thế mà quân đội Mỹ cũng như Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không thể bắt kịp, đó là các tên lửa. Nhận thức được rằng trong bất cứ cuộc xung đột nào với Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc cũng có lợi thế về địa lý hơn so với Mỹ, PLA đã ưu tiên phát triển các tên lửa tầm xa nhằm xây dựng khả năng tấn công các tàu chiến và căn cứ không quân của Mỹ trước khi lực lượng này có thể triển khai sức mạnh trong khu vực. Theo báo cáo, Quân đoàn Pháo binh số 2 của PLA triển khai kho tên lửa đạn đạo lớn nhất thế giới, có thể phát động các cuộc tấn công hạt nhân và thông thường. Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-16 (Ảnh: Aviation Week) Hình ảnh được cho là của tên lửa DF-16 (Ảnh: Aviation Week) Ban đầu, tên lửa đạn đạo duy nhất trong kho vũ khí của PLA có thể vươn tới Nhật Bản là tên lửa tầm trung Dongfeng-21C (DF-21C). BÀI LIÊN QUAN Nga: Trung Quốc sao chép Su-35 cũng chẳng để làm gì Cận cảnh kỵ binh Trung Quốc bắn AK trên lưng ngựa Lộ ảnh tên lửa đạn đạo bí ẩn nhất Trung Quốc "Tuy nhiên, theo các quan chức tình báo Đài Loan, Quân đoàn Pháo binh số 2 cũng đã bắt đầu triển khai DF-16, một tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhằm phục vụ nhiệm vụ “chống can thiệp”. Tên lửa DF-16 chủ yếu được Trung Quốc sử dụng để tấn công các căn cứ không quân và hải quân của Mỹ ở Nhật Bản trong một cuộc tấn công Đài Loan" - Bản báo cáo viết. Cũng theo bản báo cáo, PLA hiện đang mở rộng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11 và DF-15, cho phép chúng có một khả năng bao phủ những khu vực ngày càng lớn trên biển Hoa Đông. Thêm vào đó, Hải quân Trung Quốc còn sở hữu một khả năng trinh sát ngầm mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc có khoảng 40 tàu ngầm tấn công hiện đại hiện đã được triển khai và cuối thập kỷ này, dự kiến con số trên sẽ lên tới tới 70 chiếc. Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được thiết kế để hỗ trợ PLA giành quyền kiểm soát trên vùng biển quanh chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và Nhật Bản trong một cuộc xung đột với Đài Loan. Bản báo cáo nhận định Washington và Tokyo phải thể hiện rằng họ có thể đe dọa các trạm chỉ huy và các đơn vị phóng tên lửa của PLA. Nhật Bản cần hành động nhiều hơn. Chương trình F-35 đã chậm trễ nhiều năm so với kế hoạch, vì vậy, sẽ hợp lý khi Nhật Bản nghiên cứu các lựa chọn triển khai tên lửa hành trình và đạn đạo mang đầu đạn thông thường. Báo cáo đề cập rằng chương trình không gian dân sự của Nhật Bản mới đây đã triển khai một trong những phương tiện phóng không gian sử dụng nhiên liệu rắn tiên tiến nhất thế giới. Nếu cần thiết, những rocket này có thể được chuyển đổi thành tên lửa đạn đạo phục vụ nhiệm vụ răn đe và chỉ cần khá ít công đoạn cải tiến.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Tát cho phát. To nhất hồi thế chiến 2.
To nhất h là dòng nimitz nhà mèo
Hơn 100.000 tấn
Đang nói tàu chiến theo kiểu tuần dương hạm chứ có phải tàu sân bay đâu thì lớn nhất thế giới hiện nay là tàu Kirov của Nga.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Đang nói tàu chiến theo kiểu tuần dương hạm chứ có phải tàu sân bay đâu thì lớn nhất thế giới hiện nay là tàu Kirov của Nga.
Yamato ( thiết giáp hạm ) đầy tải 72000 tấn, Kirov ( tuần dương hạng nặng ) đầy tải 28000 tấn. Gởi cụ, không cháu mọt cóc dòm xỏ xiên đấy ạ.
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Nhìn nó giống nhau về kiểu dáng.Thiết giáp hạm toàn pháo hạng nặng và tuần dương hạm thì do công nghệ hiện đại lắp toàn tên lửa :D
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhìn nó giống nhau về kiểu dáng.Thiết giáp hạm toàn pháo hạng nặng và tuần dương hạm thì do công nghệ hiện đại lắp toàn tên lửa :D
Mỹ có lớp Iowa tương tự. Trong khi Nga triển khai tàu chiến mang tên lửa là trọng tâm, Mỹ sử dụng pháo là trọng tâm. Sau này họ có cải tạo lại vài chiếc với tên lửa Tomahawk, CIWS Phalanx và ngư lôi MK xxx ?. Đầy tải của Iowa 45000-58000 tons.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Tank của Trung Quốc dùng động cơ của hãng nào các cụ.nhỉ.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trung Quốc nhập động cơ xe tăng MBT2000 từ Uy kiên cụ ợ.
Đúng rồi, nó ký với Uy kiên mầy thỏa thuận về mua bán và bảo dưỡng động cơ và đang lo sốt vó trước biến động ở Úy kiên kia kìa:bz
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ukarine giao siêu tàu đổ bộ Zubr thứ 2 cho Trung Quốc


Trung Quốc đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Project 958 thứ 2 từ Ukraine.


>Chưa phục vụ, tàu đổ bộ Nga đã bị Trung Quốc "nhái" / Nga điều tàu đổ bộ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Ukraine? / TQ có đủ sức chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư?
Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, dù tình hình chính trị bất ổn nhưng Ukraine đã thực hiện việc bàn giao cho Trung Quốc chiếc tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn thứ hai.
Cũng như chiếc đầu tiên đã chuyển giao, chiếc tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon (được cho là sao chép hoàn toàn mẫu Zubr của Liên Xô) này được đóng tại nhà máy đóng tàu Feodosiya của Ukraine.
Nguồn tin cũng cho biết, chiếc tàu này đang trên hành trình khởi hành từ Feodosiya về Trung Quốc. Trung Quốc rất hài lòng về các tính năng của chiếc tàu đổ bộ đệm khí đầu tiên mà phía Ukraine bàn giao cho Trung Quốc hồi năm 2013.
Ảnh minh họa.

Trước đó, năm 2009, Ukraine và Trung Quốc đã ký kết hợp đồng mua 4 tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon với tổng giá trị 350 triệu USD. Theo hợp đồng, nhà máy đóng tàu của Ukraine sẽ phụ trách chế tạo 2 tàu đổ bộ đệm khí trước, còn 2 tàu đệm khí sau sẽ do Trung Quốc tự chế tạo.
Tàu đổ bộ đệm khí Project 958 được cho là sản phẩm sao chép hoàn toàn thiết kế tàu đổ bộ Project 12322 Zubr thời Liên Xô của Ukraine. Với kích thước dài 57,3m, rộng 25,6 m, cao 21,9 m, lượng giãn nước đầy 555 tấn, nó được xem là tàu đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Tàu này có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc tiểu đoàn 360 người, lao vào khu vực đổ bộ với tốc độ cao từ 55-60 hải lý/giờ.
Hỏa lực của tàu Project 958 đều dùng vũ khí do Trung Quốc sản xuất với các bệ pháo phòng không cao tốc 6 nòng cỡ 30mm - thiết kế sao chép mẫu AK-630 Nga.
Ánh Dương
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Lật đổ Yanukovych không ảnh hưởng buôn bán quân sự giữa Ukraine với Trung Quốc


Tags

Ukraina Ukraine Trung Quốcquân sựLiêu NinhViktor Yanukovych

Đăng Bởi Một Thế Giới - 14:57 26-02-2014 Chuyên gia Trung Quốc nhận định việc tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ không ảnh hưởng tới giao thương quân sự giữa hai nước Ukraina và Trung Quốc. Ukraina đã xuất khẩu 30 loại công nghệ quân sự về tàu sân bay (trong đó có tàu Liêu Ninh), đạn pháo, xe tăng và tàu biển cho Trung Quốc.

Ông Yanukovych bỏ trốn khỏi cơ ngơi sang trọng sau các cuộc đụng độ tại Quảng trường Độc lập ở Kiev. Quốc hội mới của Ukraine đã ban hành lệnh truy nã cựu tổng thống với tội danh “thảm sát” người biểu tình.
Theo ông Tương Nghị (Jiang Yi) - nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, việc thay đổi chính quyền không ảnh hưởng tới hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine.
Ukraina có mối quan hệ quân sự mật thiết với Trung Quốc, theo tờ Thời báo Hoàn cầu. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, được tân trang từ chiếc Đô đốc Kuznetsov đóng tại Ukraine. Con tàu sau đó được bán cho Trung Quốc và cuối cùng được đưa vào biên chế của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân vào tháng 9.2012.

Ukraine cũng đã bàn giao cho Trung Quốc khoảng 30 loại công nghệ quân sự bao gồm hệ thống điện cho máy bay vận tải loại lớn, máy hướng dẫn siêu âm cao cấp, tên lửa không-đối-không và trực thăng chuyên dụng ở vùng núi.
Tờ Kanwa Defense Review (Canada) cho biết Trung Quốc đã giới thiệu mẫu động cơ tuốc bin khí UGT-25000 của Ukraine trong những năm 90, nhưng cho đến nhiều năm sau thì Ukraine mới đồng ý chuyển giao công nghệ do kinh tế suy thoái. Trang này cho biết các chuyên gia Ukraine đã hỗ trợ thiết kế tàu khu trục của Trung Quốc.
Theo trang Denfense News, Ukraine cũng hỗ trợ việc phát triển cải tiến công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc sau khi trình làng các mẫu radar Ukraine, có khả năng sẽ trở thành mối nguy hiểm đối với máy bay tàng hình của Mỹ.
Trong triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2012, một công ty quân sự Ukraine tham gia đàm phán với nhiều công ty Trung Quốc về hợp tác sản xuất máy bay trực thăng, cũng như là hợp tác sản xuất máy bay vận chuyển Ilyushin-76, huấn luyện, bảo trì và cung cấp các phần của máy bay. Phía Ukraine cũng ký hợp đồng sản xuất bốn chiếc tàu đổ bộ đệm không khí thuộc lớp Zubr với các công ty Trung Quốc. Hiện Ukraine đã bàn giao một chiếc cho Trung Quốc.
Khánh Phong (Theo Want China Times)
Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc là tàu mua lại từ Ukraine và được tân trang.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Đang nói tàu chiến theo kiểu tuần dương hạm chứ có phải tàu sân bay đâu thì lớn nhất thế giới hiện nay là tàu Kirov của Nga.
Tầu sân bay cũng là tầu chiến. Lần sau phải nói rõ cái cruiser to nhất hiện tại.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Lộ thêm cấu hình 2 TSB Trung Quốc đang đóng

(Kienthuc.net.vn) - Hai tàu sân bay mà Trung Quốc đang đóng ở Đại Liên và Thượng Hải được cho là thiết kế theo bản vẽ lớp tàu Ulyanovsk của Liên Xô.



Trang mạng Military Parade (trụ sở ở Moscow) mới đây đã tiết lộ thêm một số thông tin về tàu sân bay nội địa đang được Trung Quốc đóng ở Đại Liên và Thượng Hải.
Trong bài viết đăng tải hôm 28/2, trang mạng này cho biết, chiếc tàu đầu tiên – mang tên tạm thời là 001A được thiết kế bởi Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc – được xây dựng tại nhà máy Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Tàu 001A trang bị máy phóng thủy lực, có tải trọng lớn hơn tàu sân bay Liêu Ninh – vốn được cải tạo từ tàu sân bay Varyag đóng dưới thời Liên Xô.
Thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk.

Chiếc thứ 2 được gọi tạm là 002 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng, Thượng Hải. Nó có thể được trang bị động lực hạt nhân, có kích thước tương tự tàu sân bay USS Kitty Hawk với lượng giãn nước khoảng 61.351 tấn và sẽ lớn hơn 5% so với tàu 001A.
“Tàu 001A và 002 được thiết kế dựa trên bản vẽ tàu sân bay lớp Ulyanovsk chưa hoàn thành của Liên Xô”, Military Parade cho biết. Trong đó, tàu 002 sẽ có 4 máy phóng thủy lực, trong khi 001A chỉ có 2. Các tàu 001A có thể được đặt theo tên tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc, Sơn Đông.
Cũng theo trang mạng này, tàu sân bay Sơn Đông có thể gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2018. Và nước này có kế hoạch xây dựng tổng cộng 4 chiếc tàu sân bay. Sau khi hoàn thành, Hải quân Trung Quốc có thể thiết lập 4 nhóm chiến đấu tàu sân bay để mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.
Ulyanovsk là lớp tàu sân bay hạt nhân được thiết kế dưới thời Liên Xô, khởi đóng tại nhà máy Nikolayev 444, Ukraine.
Lớp tàu này có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 321,2m, có thể chở được 68 máy bay gồm 44 chiếc Su-33, 6 máy bay cảnh báo Yak-44 và trực thăng săn ngầm. Theo thiết kế, Ulyanovsk sẽ trang bị boong phóng kiểu nhảy cầu và 34 máy phóng thủy lực với khả năng "bắn" phương tiện nặng 50 tấn lên bầu trời.
Tuy nhiên, do Liên Xô tan rã nên dự án chỉ hoàn thành 20% khối lượng công việc thì phải dừng vô thời hạn. Không loại trừ khả năng thiết kế Ulyanovsk đã bị Ukraine bán cho Trung Quốc. Trước đó, chính quốc gia này đã bán khoảng 30 công nghệ quân sự tối tân của Liên Xo cho Trung Quốc

J-20 cải tiến của Trung Quốc thực hiện chuyến bay đầu tiên
(Vũ khí) -
M
ẫu tiêm kích J-20 cải tiến mới nhất vừa được Trung Quốc thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên tại sân bay hàng không Thành Đô.

Hình ảnh tiêm kích J-20 cải tiến của Trung Quốc thực hiện chuyến bay đầu tiên hôm 3/1.Theo những bức ảnh được giới truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu thử J-20 cải tiến mang số hiệu 2011 đã diễn ra thành công cùng với sự hộ tống của một tiêm kích J-10S.
Theo diễn đàn quân sự mil.
news
.sina.com.cn thì chuyến bay thử nghiệm này diễn ra vào lúc 12h30 giờ địa phương hôm 1/3.

Theo các báo cáo gần đây, nguyên mẫu J-20 số hiệu 2011 đã được Trung Quốc thực hiện cải tiến và nâng cấp đáng kể, từ hệ thống động cơ đến vòm kính buồng lái, các cánh cửa khoang vũ khí cũng như lớp sơn phủ tàng hình...
Ngoài ra, nguyên mẫu J-20 số 2011 còn được gắn một hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử hình đa giác gắn dưới mũi, cho thấy nó được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế hệ thống quang - điện tử tương tự như hệ thống trang bị trên 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. Hệ thống ngắm bắn quang - điện tử này có thể giúp cho J-20 trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo để tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất của đối phương.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Du Wenlong phát biểu trên kênh truyền hình CCTV rằng, phiên bản máy bay J-20 mới đã khắc phục được tất cả những vấn đề kỹ thuật mà ở các mẫu J-20 trước đó gặp phải. Ông Du nói rằng, các mẫu J-20 còn lại cũng sẽ được cải tiến và thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trong thời gian tới.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Trung Quốc thêm sức cho đổ bộ đánh chiếm
(Vũ khí) - Sau khi nhận được tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon thứ hai, khả năng đổ bộ đánh chiếm của Trung Quốc đang dần đi vào hoàn thiện.

Tàu đổ bộ đệm khí thuộc Project 958 dài 57.3m, rộng 25.6m, cao 21.9m, lượng giãn nước toàn tải 555 tấn. Tàu này có thể chở 3 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 360 binh lính.
Đây được coi là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay. Được biết vũ khí trang bị cho tàu Project 958 đều do Trung Quốc sản xuất với các bệ pháo phòng không cỡ nòng 30mm, thiết kế theo mẫu AK-630 của Nga.
Như vậy khả năng đổ bộ đánh chiếm của Trung Quốc đã hoàn thành khi nhận đầy đủ 2 chiếc "bò rừng Châu Âu" từ Ukraina, cùng với đó Trung Quốc cũng tự chế tạo hai chiếc tương tự theo hợp đồng chuyển giao công nghệ với đối tác.
Cũng với chiếc tàu này, hồi tháng 3/2013, Trung Quốc đã tập trận diễu võ dương oai ở Biển Đông khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Với tốc độ của một chiếc xe BMW nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, Zubr có khả năng sử dụng hỏa lực trên boong tầu bắn cấp tập bao trùm cả một khu vực phòng thủ rộng lớn của đối phương và đổ bộ lực lượng lính thủy đánh bộ với cả xe tăng, thiết giáp.
Tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon. Ít người biết rằng 'Bò rừng' được chế tạo tương tự như một tàu tấn công chủ lực mang tên lửa hành trình chiến lược với tính cơ động siêu việt, đây quả thực là một dự án vượt quá sức tưởng tượng của bất cứ nhà tư duy chiến lược nào, đáng kinh ngạc hơn nữa là khả năng cơ động của tàu Zubr trên mặt nước và cả trên bộ.
Khả năng này đã buộc những chiến lược gia phải xem xét lại toàn bộ các kế hoạch phòng thủ và tấn công của mình.
Cùng với việc trang bị vũ khí, Trung Quốc đang tham vọng xây dựng một lực lượng lính thủy đánh bộ chính quy tinh nhuệ bằng việc hướng tới các bài tập như giáo trình đào tạo của Mỹ hay thực hiện các cuộc tập trận chiếm đảo.
Ngày 19/2, Lực lượng tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đã quan sát được cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc với tình huống giả định là chiến tranh với Nhật trên biển Hoa Đông và chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Chúng tôi quan sát được cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn - thượng úy James Fannell, phó tham mưu tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ - Quân đội Trung Quốc thực hiện tình huống giả định là tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm tiêu diệt lực lượng Nhật trên biển Hoa Đông và chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thậm chí cả phía nam quần đảo Ryukyu của Nhật”.
“Nhiều người lo ngại các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy nước này muốn tăng cường kiểm soát khu vực nằm trong đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ ra bất chấp phản đối của các nước láng giềng và bất chấp việc đường chín đoạn không có cơ sở luật pháp quốc tế” - ông Fannell nói thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top