Sao không tích hợp PHANH trên vô lăng

Alps_vn

Xe buýt
Biển số
OF-78318
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
542
Động cơ
423,540 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Ngọc Lâm
Em không nhầm thì cụ chủ lấy ý tưởng từ cái phanh tay ở xe đạp xe máy phải không ợ? Nhưng cái vô lăng ô tô nó bất cập hơn ở chỗ là nó có hình tròn và xoay mòng mòng, do đó có vô khối điểm để đặt tay, chứ không cố định và có quỹ đạo ngắn như xe máy xe đạp cụ ah. Lúc cái vô lăng đang xoay mà cụ tìm bóp đúng được cái nút phanh trên vô lăng thì em e là cũng hơi khó đấy ạ :D
Thứ nữa là thao tác phanh nó còn cần có mức độ nặng nhẹ, nông sâu, không thể bấm nút đánh toạch một cái; và trong lúc khẩn cấp thì nó quan trọng hơn anh số, nên là các hãng xe người ta mới chỉ tích hợp cần số lên vô lăng chứ chưa có phanh cụ ạ.
Thế thì thiết kế lại cái vô lăng đi, không tròn nữa mà chẻ hoe ra hai bên như xe đạp ấy:P
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,927 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Cụ chủ sáng tạo quá, nhưng người ta mới chỉ dám tích hợp phanh đỗ hoặc cần số (ko phải các thao tác khẩn cấp liên quan đến an toàn vận hành xe) lên vô lăng thôi. Ngay cả 2b thì phanh cũng ở chân nhé :D hay đi xe ga nhiều cụ quên mất rồi :P

Nếu phanh ở vô lăng thì nó được đặt cố định hay di động theo vô lăng ? nếu cố định ở trụ lái thì khi đang đánh lái cụ phanh kiểu gì ? nếu tay phanh cũng xoay theo vô lăng thì dây dợ thế nào ? có lẽ phải chờ đến công nghệ ko dây, đến chiến đấu cơ hiện đại bây h cũng mới chỉ "drive by wire" nên chưa thể "brake by wireless" được :D

Ngoài ra, 1 lý do cực kỳ quan trọng nữa là làm như vậy cụ có thể vừa ga vừa phanh (dễ thành xe điên hơn ấy chứ)

Cuối cùng, khi cụ bị ăn đá sẽ thấy đau hơn là ăn đấm :D bởi chân mạnh hơn tay (cụ chủ thay lốp bao giờ chưa ;))
Sorry, em kéo áo cụ Stinger tí :D, ý cụ theo em hiểu là "steer-by-wire" phải không ạ? tức là chỉ việc vặn vẹo cái vô lăng (điều khiển) mà không tác động trực tiếp lên bánh lái, trực tiếp ở đây phải hiểu là với hệ thống lái thông thường (mechanic, hoặc electrohydraulic) cũng như xe máy xe đạp hiện nay, còn "steer by wire" là chuyển động của vô lăng sẽ được ghi lại bởi sensor, truyền tín hiệu tới ECU (Electronic Control Unit), ECU này phân tích và gửi tín hiệu điều khiển tới một cái Actuator, nó là cái máy (em tạm gọi là động cơ, nhưng không phải là động cơ đốt trong) để sinh ra công gây ra chuyển động của trục bánh xe tương ứng với góc và biên độ của vô lăng. Tương tự thì "brake by wire" cũng hoạt động như vậy.

Cái "drive-by-wire" ấy ở ô tô cũng có, nó là một hệ thống bao gồm X-by-wire, tức là cả "steer-by-wire", "brake-by-wire"...vv...
Thực ra ý tưởng của bác trungdd chả mới mẻ gì, các cụ lấy làm lạ bởi vì ở mình chưa có mấy thôi.
Cái đó họ đã thiết kế cho xe ô tô của người tàn tật từ lâu, vì thế ở Tây có những người bị liệt hai chân, ngồi xe lăn mà vẫn lái được xe như thường :) và ở các nơi công cộng bao giờ cũng có chỗ đậu riêng, ở vị trí thuận tiện nhất dành cho họ.
các bác cứ xem ảnh dưới đây sẽ thấy họ làm thế nào, chỉ có 1 cái cần thay vì pedal ga và phanh, trong trường hợp này xe phải là AT rồi.
Khi đẩy lên trước là ga, còn gạt về sau là phanh (hoặc có thể ngược lại).






Tuy nhiên đối với người bình thường, cũng như một số bác đã nói, thao tác an toàn và chính xác nhất vẫn là dùng chân để điều khiển phanh, ga, côn...
còn tay để vặn vô lum, à vô lăng :P, cài số và các thao tác khác..., nếu lắp cái "drive-by-wire" như của người tàn tật vào xe số tay (MT) thì sẽ rất khó vì một người bình thường giỏi lắm cũng chỉ có 2 tay :D
Nhiều bác đi xe bình thường còn kêu buồn chân chả biết làm gì, nữa là lắp hết mọi thứ lên vô lăng :D
 

Công Nông

Xe điện
Biển số
OF-4028
Ngày cấp bằng
27/3/07
Số km
2,225
Động cơ
573,968 Mã lực
Theo em thì nên chuyển vô lăng xuống dưới ghế lái, nghiêng bên nào thì xe chạy về bên đó. Tuy nhiên trước khi lên xe các cụ phải tắm sạch sẽ để tránh ngứa kênh mông lên gãi thì xe nó chạy lung tung. Lúc đó giải phóng được đôi tay có thể vừa đi vừa ăn sáng.
 

tranxuananh

Xe buýt
Biển số
OF-117305
Ngày cấp bằng
18/10/11
Số km
615
Động cơ
390,950 Mã lực
Nơi ở
18h bay.
phanh trên vo lăng côn số trên vô lăng, xe đó chỉ dành cho người tàn tật thôi cụ ạ. với lại có phanh tay ngay bên cạnh rồi còn j.
Nếu ko co những thứ đó phía dưới chắc chắn người bình thường sẽ thấy 2 cái chân thừa quá vô dụng quá.
 

tung132th

Xe hơi
Biển số
OF-93859
Ngày cấp bằng
3/5/11
Số km
118
Động cơ
403,180 Mã lực
Em không nhầm thì phanh được thiết kế trên vô lăng của các xe F1 các cụ ạ vì em xem tivi thấy cứ vào cua giảm tốc là chúng nó nháy phanh để giảm tốc đấy chứ .
Ý tưởng của cụ chủ thớt đâu có phải không thục hiện dc đâu
 

dativu

Xe điện
Biển số
OF-29315
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
2,377
Động cơ
504,080 Mã lực
Nơi ở
xe là nhà
giải pháp của cụ có thể làm được.
Hiện nay có phanh tay dùng điện ( trên captiva mới ). Chì cần nhấn nút là phanh sẽ làm việc. Do đó có thể tích hợp nút này trên vô lăng, Giống như bóp kèn ấy.
Cụ vodka cho em đê (b)
 

daigiaxehop

Đi bộ
Biển số
OF-130358
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
2
Động cơ
373,720 Mã lực
ý tưởng chưa bao giờ thành hiện thực

:D hehe
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,927 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
giải pháp của cụ có thể làm được.
Hiện nay có phanh tay dùng điện ( trên captiva mới ). Chì cần nhấn nút là phanh sẽ làm việc. Do đó có thể tích hợp nút này trên vô lăng, Giống như bóp kèn ấy.
Cụ vodka cho em đê (b)
Phanh tay dùng điện là chuyện khác. Cái đấy dễ hơn nhiều. Bản chất phanh tay (phanh hãm) và phanh chính hơi bị khác nhau cụ nhé.
Bấm nút chỉ là để kích hoạt phanh, vì cấu tạo hệ thống phanh tay vẫn là cơ học.
Còn hệ thống phanh chính phức tạp hơn nhiều, không phải đơn giản bấm nút mà còn phải có cảm biến để đo độ mạnh nhẹ, qua bộ ECU điều khiển để tạo lực phanh...vv... như em đã nói rồi là brake-by-wire cũng như drive-by-wire người ta đã làm từ lâu, cho ô tô của người tàn tật.
Không có gì là mới mẻ cả, tuy nhiên nó chỉ là giải pháp tình thế thôi, mà thực tế trong lĩnh vực automobile không phải cái gì mới mẻ (thậm chí có vẻ như tiện lợi) là được số đông chấp nhận :)

Em không nhầm thì phanh được thiết kế trên vô lăng của các xe F1 các cụ ạ vì em xem tivi thấy cứ vào cua giảm tốc là chúng nó nháy phanh để giảm tốc đấy chứ .
Ý tưởng của cụ chủ thớt đâu có phải không thục hiện dc đâu
F1 vẫn có ga và phanh ở chân cụ ạ :) cái cần trên vô lăng là cần số, lúc vào cua chúng nó nháy là để giảm/tăng số.
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Đây xe F1, mời các cụ
Khám phá vô lăng 50.000 USD ở giải đua F1
Sẽ không còn là giải đua F1 nếu thiếu vắng những cú va chạm liên tiếp giữa các tay đua hay các đội đua chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của mùa giải năm nay còn bởi sự góp mặt của loại vô-lăng rắc rối và phức tạp hơn cả khoang lái trên một chiếc phi cơ 747.

Vô-lăng là trang bị duy nhất bên trong khoang lái của xe đua F1. Được kết hợp cùng tính năng an toàn và công nghệ đua tân tiến, loại vô-lăng này đương nhiên sở hữu rất nhiều nút điều khiển.

Vô-lăng F1 không có còi, không có túi khí nhưng đổi lại, các tay đua có thể điều chỉnh được nhiều tính năng của động cơ và của xe, trong đó có một số tính năng mà bạn không thể điều chỉnh nổi trên những mẫu xe hơi thương mại, kể cả khi mang xe vào ga-ra và tháo tung ra.

Được chế tác bằng sợi các-bon, mỗi chiếc vô-lăng có thể trị giá tới 50.000 USD - đắt tương đương một chiếc xe sang hiệu Mercedes.

Ca-bin xe đua vốn chật chội nên mỗi khi chui ra chui vào, các tay đua đều phải tháo vô-lăng khỏi trục lái. Trong những trường hợp khẩn cấp, loại vô-lăng này có thể tháo rời trong chưa tới 5 giây.

Mỗi đội đua F1 đều có cách thiết kế vô-lăng riêng, thậm chí mỗi tay đua sẽ sở hữu một kiểu vô-lăng riêng của mình, sao cho phù hợp với phong cách cá nhân nhất.

Nhưng tựu chung lại, một chiếc vô-lăng F1 sẽ "thửa" những đặc điểm cơ bản sau. Các nút bấm và điều khiển khớp chuyển có chức năng tắt-mở, đặc biệt từ mùa giải năm nay đã được tích hợp thêm chức năng điều chỉnh cánh gió đuôi.

Các nút bấm và đĩa số có thể hiệu chỉnh momen xoắn, vi sai, phanh, khớp ly hợp, giới hạn vòng quay động cơ và nói chung mọi thứ mà các kĩ sư có thể nghĩ ra chỉ để tay đua của họ tiết kiệm thêm vài phần mười giây.

Mô hình một chiếc vô-lăng của xe đua F1

Vô-lăng cũng cho phép các tay đua nhận lời nhắn từ các kĩ sư và quản lý của đội thông qua nút bấm "radio", nút "giải khát" cho phép các tay đua có thể tiếp thêm đồ uống khi đang chạy xe... Nick Heidfeld - đội trưởng đội đua Lotus Renault đã dùng cụm từ "chơi đàn piano khi đang chạy" để mô tả về vô-lăng của xe đua F1.

Khi còn tham gia F1, Michael Schumacher luôn thích thay đổi tỷ lệ chia lực phanh ra trục trước và trục sau trong khi vào cua và vì thế, Ferrari đã phải thiết kế nút xoay điều khiển lực phanh ở vị trí thuận tiện nhất cho Schumi.

Tương tự như vậy, khi Jarno Trulli chuyển từ Renault sang Toyota, anh đã xin phép đội đua cũ mang theo bản vẽ kỹ thuật của vô-lăng để các kỹ sư Toyota dựa vào đó chế tạo cho anh một chiếc vô-lăng có các loại nút và cách bố trí giống hệt....

Một vài mẫu vô-lăng của các đội đua F1:


Chỉ là nút điều chỉnh phân bố lực phanh thôi nhé

Nguồn đây : http://dailyinfo.vn/6-47-472705-kham-pha-vo-lang-50000-usd-o-giai-dua-f1.html
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Được làm khách trên chiếc F1 đặc biệt 2 chỗ ngồi do đội Minardi thiết kế, chạy vài vòng quanh đường đua Jarama, tay đua môtô 250cc chuyên nghiệp người Tây Ban Nha Toni Elias tỏ ra thán phục trước hệ thống phanh.

Elias kể lại: “Vào thời điểm tôi nghĩ Matteo (người cầm lái) sẽ đạp phanh khi xe đến gần khúc cua, thì ngược lại, anh ấy vẫn tiếp tục tăng ga và tăng số. Cuối cùng, khi Matteo đặt chân lên phanh, thì chiếc xe giảm tốc cực kỳ nhanh và cực kỳ mạnh”.

Chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về hệ thống phanh trên xe F1, điều đã làm cho một tay đua chuyên nghiệp như Elias phải "há hốc mồm" vì ngạc nhiên Hệ thống phanh đĩa cácbon hiện được dùng trên các xe F1 xuất hiện lần đầu vào khoảng cuối thập kỷ 80. Loại phanh này đã đem lại cho các tay đua F1 một lực phanh mà bản thân họ trước đó không thể tưởng tượng nổi. Để so sánh, người ta từng cho một chiếc F1 đời MP4/98T của đội McLaren - Mercedes với một chiếc Mercedes C-Class cùng phanh trên đường thẳng. Từ lúc đạp phanh ở tốc độ 150 dặm/giờ (khoảng 240km/h) cho tới khi dừng hẳn, chiếc C-Class cần 6,7 giây và một quãng đường dài 190 m - những con số khá ấn tượng ở một chiếc sedan tên tuổi với đĩa phanh lớn và hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Tuy nhiên những con số này ở chiếc MP4/98T chỉ là 2,5 giây và 80 m.

Do tính năng kỳ diệu như vậy, hệ thống phanh của xe F1 khá đắt tiền. Trung bình một bộ phanh F1 giá khoảng 4.000 bảng Anh (6.400 USD). Hơn nữa, do phải hoạt động ở nhiệt độ rất cao, từ 400 đến 600 độ C, phanh rất nhanh hỏng. Mỗi bộ chỉ dùng được khoảng 600 dặm (960 km) là phải thay. Như vậy, số tiền một đội đua F1 phải bỏ ra trang bị cho hệ thống này là không nhỏ, khi trung bình một năm các xe đua của họ chạy tổng cộng khoảng 100.000 km
Vẫn phải đạp như thường :D
nguồn: http://vietbao.vn/O-to-xe-may/He-thong-phanh-tren-xe-dua-F1/10801567/350/
 
Biển số
OF-80203
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
322
Động cơ
419,110 Mã lực
Nơi ở
Truồng
Hay là tích hợp bằng giọng nói đi Cụ chủ; hô phanh, ối ối hoặc heo mi gì đó thì nó dừng:P
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
chắc do một lý do nào đó nên các nhà thiết kế mới chưa làm . chứ còn mọi ý tưởng đều có phưong án giải quyét , vấn đề còn ở thờigian.
theo em nghĩ là nên hiết kế một loại phanh khẩn cấm nằm ngay sau dưới vo lăng hoặc khi nắm chặt tay vào volang thì xe tự dộng phanh khẩn cấp là hợp lý nhất ợ
Thực ra nó làm rồi đó cụ, thậm chí em còn được nhìn cái xe rồi cơ. Em đã nhìn thấy 1 ông (ở Hà Lan), đi xe lăn (bị liệt 2 chân), lên xe từ cửa sau (xe 7 chỗ), lăn thẳng lên chỗ vô lăng và lái xe đi. Mặc dầu em chưa nhìn bên trong cái xe, nhưng dám khẳng định là mọi thứ ở cái xe đó đều phải tích hợp ở vô lăng !.
Nguời khỏe mạnh bình thường, dùng chân khỏe hơn, tiện dụng hơn và an toàn hơn nên nhà SX không làm, đó chính là lý do.
 
Chỉnh sửa cuối:

jason_dang

Xe hơi
Biển số
OF-88716
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
150
Động cơ
408,260 Mã lực
nền xe hơi phát triển hàng trăm năm và nghiên cứu thuận tiện nhất rồi bác ơi
 
Chỉnh sửa cuối:

Komat

Xe tải
Biển số
OF-23747
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
395
Động cơ
496,650 Mã lực
Em thấy nếu làm như vậy thì sẽ giảm tỷ lệ xe điên đi chứ.

Các cụ cho em ý kiến với ạ. Vodka các kụ
Chả hiểu cụ nghĩ như thế nào mà đưa ra ý kiến đấy. Về thay đổi thiết kế mình nghĩ không khó, nhưng làm như phát minh của bạn thì mang lại lợi ích gì. Hay là đưa công tắc bật đèn xuống chân và đưa cần phanh vào chỗ bật đèn. Cái xe điện là do người lái và lỗi của xe chứ đâu phải tại bàn đạp phanh ở chỗ đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top