[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Những thị trường quan trọng

Để đảm bảo OSA được phổ biến rộng rãi nhất có thể, ngày 18/12, Tokyo cũng đã ký thỏa thuận với Fiji về việc cung cấp cho quốc đảo Thái Bình Dương khoản tài trợ 400 triệu yên để mua tàu tuần tra và các thiết bị liên quan cho hải quân nước này. Ngoài ra, Tokyo được cho là đang xem xét mở rộng cả nguồn tài trợ và phạm vi của chương trình vào năm tới để đưa Việt Nam và Indonesia, cũng như Mông Cổ, Papua New Guinea và Djibouti, quốc gia cuối cùng có căn cứ của Lực lượng phòng vệ, vào chương trình OSA.

1709376156476.png


John Bradford, chuyên gia an ninh quốc tế tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại có trụ sở tại Indonesia, cho rằng: “Hầu hết các quốc gia được ưu tiên áp dụng OSA là những quốc gia nằm dọc theo các tuyến đường biển quan trọng kéo dài từ Nhật Bản qua Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đến các thị trường ở Trung Đông, châu Âu và châu Phi”. Ông nhận định trong bối cảnh này, OSA nên được hiểu là “bước tiếp theo trên quỹ đạo lâu dài của Tokyo hướng tới việc cung cấp cho các đối tác hàng hải khả năng an ninh ngày càng tinh vi”. Đồng thời, các chuyên gia như Ian Chong của NUS coi OSA là sự thừa nhận của Tokyo về việc cần phải làm nhiều hơn để bảo vệ lợi ích của đất nước, “của chính họ cũng như trong mối liên minh với đồng minh an ninh của họ là Mỹ”.

Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản diễn ra vào thời điểm có lẽ hết sức quan trọng đối với hỗ trợ an ninh của Nhật Bản, khi Chính quyền Kishida đang xem xét các đề xuất sửa đổi hướng dẫn của nước này về chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng. Truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng quyết định có thể được đưa ra muộn nhất vào cuối năm nay. Các quy định nghiêm ngặt về hướng dẫn xuất khẩu quốc phòng của Nhật Bản cho đến nay đã hạn chế OSA và các hình thức hỗ trợ an ninh khác đối với các tài sản và công nghệ phi sát thương như tàu tuần tra và radar giám sát.

Tokyo – lựa chọn thay thế khả thi

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Tokyo, một số chuyên gia tin rằng Bắc Kinh khó có thể thay đổi hành vi của mình, đặc biệt là những hành vi liên quan đến tranh chấp hàng hải, vì điều này cũng sẽ đòi hỏi sự phản kháng tập thể và trực tiếp hơn là của các quốc gia có yêu sách chủ quyền. Họ cũng không nghĩ rằng các nỗ lực của Tokyo sẽ đủ để kéo toàn bộ khối, vốn có truyền thống tìm cách tránh chọn phe với những ngoại lệ đáng chú ý, đến gần hơn với thế giới liên kết với phương Tây.

1709376189766.png


Điều này có nghĩa là các thành viên riêng lẻ của khối sẽ tìm kiếm các thỏa thuận tương tự với Trung Quốc, không chỉ để mở rộng lợi ích kinh tế mà còn để cân bằng quan hệ và giảm bớt lo ngại của Bắc Kinh về khả năng ASEAN chuyển sang phe đối thủ.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các nước Đông Nam Á có khả năng cân bằng quan hệ với cả Trung Quốc lẫn Mỹ trong thời gian bao lâu khi sự cạnh tranh địa chính trị giữa các siêu cường ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh này, Collins Chong Yew Keat từ Đại học Malaya nhận định vai trò của Tokyo là “giải pháp thay thế an ninh và kinh tế vẫn khả thi và quan trọng đối với Đông Nam Á”.

Các lập trường khác nhau về Trung Quốc

Báo Japan News ngày 19/12 cho rằng phát biểu của Thủ tướng Fumio Kishida nêu rõ ý định tăng cường hợp tác liên quan đến an ninh với ASEAN tại hội nghị cấp cao rõ ràng là nhằm chống lại việc Trung Quốc đang mở rộng hoạt động hàng hải ở biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, một số nước ASEAN ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc, đồng thời cho rằng Nhật Bản phải thực hiện các bước để giải quyết những khác biệt liên quan đến Bắc Kinh và xây dựng mối quan hệ tin cậy với các thành viên ASEAN.

1709376216889.png


Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị cấp cao, Thủ tướng Kishida cho biết: “Chúng tôi có tầm nhìn về một thế giới mà ở đó các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, quản trị hữu hiệu, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản được bảo vệ”. Tuy nhà lãnh đạo Nhật Bản không nêu tên cụ thể Trung Quốc, nhưng bình luận của ông cho thấy ông muốn hợp tác với ASEAN để chống lại Bắc Kinh. Tuyên bố chung sau Hội nghị cấp cao trình bày tầm nhìn thúc đẩy “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, đồng thời kêu gọi tập trung tăng cường hợp tác an ninh, bao gồm cả hợp tác an ninh hàng hải.

Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 10/2021, Kishida đã nỗ lực dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh thông qua cuộc gặp với lãnh đạo các nước ASEAN. Mong muốn của Thủ tướng Kishida về việc mở rộng hợp tác an ninh với ASEAN được thể hiện qua việc Nhật Bản thiết lập chương trình “hỗ trợ an ninh chính thức” mới cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa.

Tuy nhiên, ông kiềm chế không công khai chỉ trích Trung Quốc trong cách diễn đạt của tuyên bố chung, chủ yếu do sự khác biệt trong cách các nước thành viên ứng xử với Bắc Kinh – trong khi Philippines và Việt Nam cảnh giác với Trung Quốc, thì Campuchia và Lào lại dựa vào nước này để nhận được hỗ trợ kinh tế.

1709376285197.png


Campuchia và Lào đặc biệt phản đối việc đưa ngôn từ mang tính chỉ trích Trung Quốc vào tuyên bố chung. Vì lý do này mà khi liệt kê các lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong tuyên bố chung, Nhật Bản đã thể hiện sự quan tâm đối với Campuchia và Lào thông qua việc ưu tiên trao đổi giữa các cá nhân và hợp tác kinh tế hơn là “hòa bình và ổn định”, tập trung vào các vấn đề an ninh.

Thuật ngữ “đồng tạo dựng” cũng được đưa vào tuyên bố chung vì Nhật Bản coi việc tạo dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng là chìa khóa để tăng cường quan hệ với ASEAN. Giáo sư Kazushi Shimizu của Đại học Kyushu cho biết: “Thời kỳ Nhật Bản đơn phương hỗ trợ ASEAN đã kết thúc. Để làm sâu sắc thêm mối quan hệ này, điều quan trọng là tạo cơ hội để các thành viên cùng có lợi tìm hiểu về nhau và ứng phó với các thách thức”.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Điều gì thúc đẩy phản ứng của Philippines ở Biển Đông?

Trong bài viết trên trang mạng thinkchina.sg, học giả Philippines Robert Joseph P. Medillo cho rằng thay vì nhìn vào phản ứng của Philippines đối với những hành động của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) từ lăng kính của sự sợ hãi, người ta có thể hiểu Philippines đứng lên chống lại một nước lớn, thông qua việc xây dựng một tập thể các quốc gia có cùng quan điểm có thể tập hợp cùng nhau để đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ Trung Quốc. Nội dung bài viết như sau:

Ba lăng kính của sự sợ hãi

Như đã nêu trong “Yếu tố sợ hãi: Phản ứng của Đông Bắc Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” của tác giả Nicholas Khoo, phản ứng của các quốc gia trong khu vực trước Trung Quốc có thể được định hình trong ba lăng kính của sự sợ hãi: tình trạng thổi phồng nỗi sợ hãi, tình trạng xẹp hơi nỗi sợ hãi và nỗi sợ hãi vừa đủ.

1709437601561.png

TQ và Philipines 'trông chừng' nhau tại Biển Đông

Tình trạng thổi phồng nỗi sợ hãi đề cập đến quan điểm được các học giả như John Mearsheimer đưa ra cho rằng các quốc gia tranh giành quyền lực và tham gia cuộc chơi một mất một còn. Ví dụ, Trung Quốc với địa vị là một nước lớn được bao quanh bởi các quốc gia ven biển, thể hiện xu hướng theo chủ nghĩa xét lại, được cho là sử dụng tăng trưởng kinh tế làm phương tiện để hiện đại hóa quân đội nước này và hăm dọa các quốc gia trong khu vực. Hơn nữa, Trung Quốc được coi là cố tình thách thức trật tự quốc tế hiện tại và các quốc gia ủng hộ trật tự này bằng việc làm suy yếu các liên kết và liên minh của họ thông qua các biện pháp khác ngoài chiến tranh.

Trong khi đó, tình trạng xẹp hơi nỗi sợ hãi cho thấy Trung Quốc là một cường quốc tốt bụng. Các học giả như David Shambaugh, Alastair Iain Johnston và David C. Kang đã chỉ ra rằng thông qua sự hội tụ các bản sắc khu vực, mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng với các quốc gia trong khu vực và quá trình xã hội hóa bên trong các thể chế quốc tế khác nhau, Trung Quốc ít nhiều đã chứng tỏ là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Ở giữa hai cực lăng kính này là điều mà Khoo gọi là nỗi sợ hãi vừa đủ, được một số học giả đưa ra trong cuốn sách “Sống chung với Trung Quốc”, trong đó nói rằng phản ứng của các quốc gia trong khu vực đối với Trung Quốc là nhiều mặt và chủ yếu neo vào mối quan ngại của họ đối với vấn đề an ninh. Ở đây, không nên nhấn mạnh vào quan điểm cực đoan và lưỡng phân về Trung Quốc mà vào cách thức các quốc gia trong khu vực và Trung Quốc có thể tiến tới hợp tác lớn hơn.

1709437632556.png

TQ và Philipines 'trông chừng' nhau tại Biển Đông

Những quan điểm khác nhau ở Philippines về Trung Quốc trong những năm qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng có thể được đặc trưng bởi ba lăng kính của nỗi sợ hãi này.

Trong bối cảnh Philippines

Một số người coi Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa xét lại và nguy hiểm. Họ cho rằng với sức mạnh kinh tế của mình, Bắc Kinh sẽ có công cụ cần thiết để lôi kéo các bên tham gia và các bên liên quan khác nhau ở Philippines bằng những lợi ích vật chất để gây ảnh hưởng, đồng thời theo đuổi hiện đại hóa quân sự và thực thi cái mà Trung Quốc cho là quyền lịch sử trên biển, đặc biệt là ở Biển Đông. Một quan điểm khác cho rằng Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc đang trỗi dậy, lại tương đối hòa bình. Có một cộng đồng người Hoa đang phát triển mạnh ở Philippines, các thị trường của hai nước này ít nhiều ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và hai quốc gia chủ động hợp tác tại các diễn đàn đa phương khác nhau.

1709437683647.png

TQ và Philipines 'trông chừng' nhau tại Biển Đông

Một số người cho rằng người Philippines nên học cách sống chung với thực tế địa lý là nước láng giềng của Trung Quốc. Họ lập luận rằng thay vì thẳng thắn, nặng tính pháp lý hình thức và lớn tiếng – những điều được cho là không phù hợp với văn hóa châu Á, Manila tốt hơn là xoa dịu Trung Quốc với hi vọng rằng Bắc Kinh sẽ hợp tác có thiện chí với Philippines và hoạt động kiềm chế ở Biển Tây Philippines (vùng biển phía Đông của Biển Đông).

Cuối cùng, cũng có quan điểm cho rằng Philippines nên phân chia quan hệ của mình với Trung Quốc, tập trung quan hệ song phương vào những lĩnh vực ít mang tính chính trị như thương mại, cơ sở hạ tầng và phát triển, và tạm thời gạt sang một bên những lĩnh vực được coi là mang tính chính trị cao như tranh chấp lãnh thổ. Tác giả lập luận rằng xem xét những kinh nghiệm quá khứ và những diễn biến hiện nay ở Biển Tây Philippines, nhân tố “nỗi sợ Trung Quốc” là một sai lầm.

Ít nhất đối với Philippines, điều thực sự thúc đẩy phản ứng của nước này không phải là “nỗi sợ hãi Trung Quốc” mà là “sự hung hăng của Trung Quốc”, tức là những hành động thô bạo của nước này. Nói cách khác, những bước đi quan trọng của Philippines trong vấn đề Biển Tây Philippines được thúc đẩy bởi mục tiêu chính của nước này là tìm kiếm trách nhiệm đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở khu vực này.

1709437724594.png

TQ và Philipines 'trông chừng' nhau tại Biển Đông

Bởi vậy, khi đánh giá hành động của Philippines trong vấn đề Biển Tây Philippines, vấn đề không phải là nước này sợ hãi đến mức nào trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và hành vi ngày càng quyết đoán của nước này ở Biển Tây Philippines, cũng không phải là nước này sẽ lo sợ như thế nào trong tương lai. Thay vào đó, vấn đề là Philippines sẽ tìm cách như thế nào để Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với những hành vi gây hấn của nước này?


......
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tập trung vào sự hung hăng của Trung Quốc

Những hành động đáp trả hay phản ứng của Philippines đối với Trung Quốc là kết quả của những hành động nguy hiểm của Bắc Kinh nhằm vào các tàu và ngư dân Philippines, cũng như hành vi vi phạm nguyên tắc pháp quyền của Trung Quốc. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 và mở rộng yêu sách “đường 9 đoạn” lên thành “10 đoạn” bao gồm toàn bộ Biển Đông. Nước này cũng coi thường luật an toàn hàng hải, gây tổn hại đến an toàn cá nhân và quyền lợi của ngư dân, đội ngũ truyền thông, cũng như các nhân viên dân sự và quân sự đang thực thi nhiệm vụ trên biển.

1709437797074.png

Tàu CSB TQ tấn công tàu Philippines

Gần đây, hành vi của Trung Quốc cũng gây nguy hiểm cho hệ sinh thái biển, nơi các tàu của nước này bị cáo buộc tiến hành thu hoạch san hô ồ ạt và bừa bãi ở Biển Tây Philippines, vi phạm rõ ràng Điều 192 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó yêu cầu các quốc gia phải có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Từ khi ban lãnh đạo mới nhậm chức ở Manila vào tháng 6/2022, Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn đối với các tàu của Philippines ở Biển Tây Philippines, phần lớn là do tuyên bố rõ ràng của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. bảo vệ và giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Kể từ đó, các tàu của Philippines thực hiện tuần tra và nhiệm vụ tiếp tế, cũng như các tàu đánh cá, đều là đối tượng bị các tàu Trung Quốc đe dọa và quấy rối.

Vào tháng 2/2023, một tàu của Lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) đã chiếu tia laser cấp quân sự vào tàu BRP Malapascua của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) trong quá trình tàu này thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế của Hải quân Philippines ở bãi cạn Ayungin. Tháng 10/2023, một tàu CCG khác đã va chạm với một tàu do quân đội ký hợp đồng của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế ở chính khu vực này. Vào tháng 11 vừa qua, PCG báo cáo số lượng tàu Trung Quốc được phát hiện nhiều nhất ở vùng lân cận bãi cạn Ayungin.

1709437845882.png

Bãi cạn Cỏ Mây

Mục tiêu chính của Trung Quốc là ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào nhằm duy trì BRP Sierra Madre, con tàu thực hiện sứ mệnh hàng thập kỷ của Philippines đã cố tình mắc cạn ở bãi cạn Ayungin dưới thời Chính quyền Estrada nhằm thiết lập quyền chủ quyền của nước này theo UNCLOS.

Rút ra được bài học khó khăn

Những kịch bản này đã thúc đẩy Chính quyền Marcos Jr. gia tăng các cuộc tuần tra và hoạt động hàng hải tại Biển Tây Philippines, và thực hiện cách tiếp cận toàn chính phủ nhằm đảm bảo rằng những hành động của Trung Quốc là rõ ràng. Người Philippines cũng đã rút ra được bài học khó khăn là không bao giờ tin vào những lời nói tốt đẹp của Trung Quốc vì Trung Quốc toàn làm điều ngược lại trên thực địa. Ví dụ, Trung Quốc tiếp tục ẩn nấp ở Biển Tây Philippines bất chấp chiến dịch của Chính quyền Arroyo nhằm biến vấn đề Biển Đông thành một “liên doanh” phát triển chung với Trung Quốc và Việt Nam.

Dưới thời Chính quyền Benigno Aquino III, Trung Quốc đã tích cực vận động hành lang để ngăn chặn bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra liên quan đến việc nước này đệ trình một công hàm lên Liên hợp quốc trong đó nêu rõ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Trong những tháng cuối cùng của Chính quyền Duterte, Trung Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi vào phút chót để viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài, khi bất chấp cái gọi là “xoay trục” sang Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không ngừng các hành động hăm dọa ở Biển Tây Philippines và không thực hiện các cam kết hỗ trợ chương trình cơ sở hạ tầng lớn của Duterte.

1709437900381.png

Tàu TQ chiếu lazer vào tàu Philippines

Thành tích lịch sử của chính sách ngoại giao hai mặt của Trung Quốc, đỉnh điểm là việc nước này chặn trực diện tàu của Philippines gây tổn hại đến sự an toàn của nhân viên dân sự và quân sự, đã khiến Philippines “thách đấu” với những hành động của Trung Quốc. Philippines đã theo đuổi những quyết định hay hành động táo bạo và thẳng thắn để đáp trả sự hung hãn không thể khoan dung được của Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ ràng trong những hành động quan trọng của Philippines dưới thời Chính quyền Marcos Jr.

..........
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tăng cường hợp tác với Mỹ và Australia

Do sự hung hăng của Trung Quốc trong hành vi hăm dọa thường dân ở Biển Tây Philippines ngày càng phổ biến, Philippines nên ưu tiên hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa trong lĩnh vực hàng hải với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác chiến lược của mình. Trước hết là khôi phục liên minh Philippines-Mỹ sau 6 năm ở điểm thấp nhất dưới thời Chính quyền Duterte. Vào tháng 4/2023, Philippines và Mỹ đã công bố các địa điểm bổ sung theo Hiệp định hợp tác phòng thủ tăng cường (EDCA).

1709438015346.png

Căn cứ hải quân Camilo Osias

Những địa điểm này bao gồm Căn cứ hải quân Camilo Osias ở Santa Ana, Cagayan; Trại Melchor Dela Cruz ở Gamu, Isabela; đảo Balabac ở Palawan; và sân bay Lal-Lo ở Cagayan. Những địa điểm bổ sung nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang của Philippines và Mỹ để giải quyết các thách thức chung ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điều thú vị là việc tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở những địa điểm bổ sung này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế và cơ hội việc làm cho các đơn vị chính quyền địa phương và các khu vực bầu cử của họ, những khu vực mà trong những năm qua dễ bị tổn thương trước các khuyến khích kinh tế của Trung Quốc thông qua thành phố kết nghĩa và quan hệ đối tác tỉnh kết nghĩa.

Ở Biển Tây Philippines, Mỹ là công cụ để thúc đẩy công việc của Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) bao gồm việc dẫn chứng bằng tư liệu an toàn và chính xác về các hoạt động nguy hiểm của tàu Trung Quốc trong các cuộc tuần tra trên biển, các nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế thường xuyên, cũng như các cuộc khảo sát tài nguyên biển.

Vào tháng 11/2023, Philippines và Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không với Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ (USINDOPACOM) trong nỗ lực chung của họ nhằm duy trì và thực thi UNCLOS, Quy định quốc tế về ngăn ngừa va chạm trên biển, Quy tắc ứng phó với sự cố ngoài ý muốn ở trên biển. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải tuân thủ các công ước và quy tắc tương tự mà nước này đã ký kết.

1709438111445.png

Tàu Australia, Philippines tuần tra chung trên biển

Với Australia, Philippines đã nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Anthony Albanese với Tổng thống Marcos Jr. vào tháng 9/2023. Cốt lõi của mối quan hệ là hợp tác an ninh hàng hải dân sự nhằm cải thiện sự hợp tác và tương tác giữa các cơ quan thông qua việc chia sẻ thông tin và sử dụng các hoạt động như tập trận PALAKAS. Hai nhà lãnh đạo cũng đã nhấn mạnh quan điểm chung của họ về sự cần thiết phải duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Quan hệ mạnh mẽ hơn với Nhật Bản

Bước quan trọng thứ ba mà Philippines thực hiện là tăng cường năng lực tuần tra hàng hải và thực thi pháp luật thông qua mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, điều này sẽ giúp Philippines tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trên biển của nước này và gia tăng sự hiện diện của họ ở Biển Tây Philippines. Với các tàu nổi rất hạn chế của Philippines, Trung Quốc có thể liên tục thống trị Biển Tây Philippines bằng hành vi hăm dọa và cưỡng ép. Gần đây, PCG đã ghi nhận số lượng tàu dân quân Trung Quốc cao nhất ở Biển Tây Philippines. Điều này xảy ra bất chấp việc Philippines lên án hành động ngăn chặn nguy hiểm của Trung Quốc đối với các tàu của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế.

1709438161577.png


Ngay trong tháng 11/2023, Philippines và Nhật Bản đã ký kết các thỏa thuận quan trọng về hợp tác an ninh, quốc phòng và hàng hải trong cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Fumio Kishida và Tổng thống Marcos Jr.. Trọng tâm của những thỏa thuận này là Trao đổi công hàm về hỗ trợ an ninh chính thức (OSA) từ Nhật Bản đến Philippines. Thỏa thuận mang tính cột mốc này sẽ cho phép hai nước nâng tầm quan hệ song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Thông qua OSA, Bộ Quốc phòng Philippines sẽ đảm bảo radar ven biển cho Các lực lượng vũ trang Philippines, điều này có ý nghĩa quan trọng để gia tăng năng lực nhận biết trong lĩnh vực hàng hải.

Nhật Bản và Philippines cũng đã bắt đầu vòng đàm phán chính thức về thỏa thuận tiếp cận tương hỗ (RAA). Thông qua RAA, các lực lượng vũ trang của hai nước có thể tiếp cận lãnh thổ của nhau để tập trận chung. Trong nhiều năm, Nhật Bản luôn là nhân tố bất biến trong những thay đổi chính sách đối ngoại của Philippines qua các chính quyền tổng thống khác nhau. Tuy nhiên, nước này luôn ở vị trí thấp trong hợp tác quốc phòng và an ninh do những hạn chế hiến pháp của Nhật Bản. Điều này hạn chế sự can dự của Nhật Bản với Philippines trong các lĩnh vực hòa bình và phát triển, hợp tác khoa học, vận tải và nông nghiệp…

1709438188147.png


OSA báo hiệu một cam kết rõ ràng từ cả hai nước trong việc cùng nhau hợp tác giải quyết những thách thức quốc phòng và an ninh chung. Giống như Philippines ở Biển Tây Philippines, Nhật Bản đang phải đối mặt với sự hung hãn của Trung Quốc ở quần đảo Senkaku.

Philippines đang đi đúng hướng

Thực sự đã đến lúc ngừng “đóng khung” các phản ứng của Philippines đối với Trung Quốc trong khuôn khổ nỗi sợ hãi. Các biện pháp gần đây của Philippines báo hiệu một hướng đi mới và sự khởi đầu nhất quán trong chính sách của Philippines ở Biển Tây Philippines – nhu cầu không ngừng vun đắp hơn nữa các mối quan hệ với các quốc gia có cùng tư tưởng trong và ngoài khu vực. Là một quốc gia hứng chịu những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines, giờ là lúc Philippines cần chủ động xây dựng và tăng cường quan hệ song phương và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đảm bảo pháp trị chiếm ưu thế trong khu vực.

Với bằng chứng chỉ ra các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines và toàn bộ Biển Đông, giờ đây đã có lợi ích tập thể rõ ràng khiến các quốc gia có cùng tư tưởng tập hợp lại với nhau. Về hành động, đó là việc theo đuổi các văn bản và báo cáo chính xác những thực tế trên thực địa, sử dụng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, điều chỉnh các cuộc tuần tra trên biển, gia tăng bảo vệ an ninh dân sự và mở rộng các cuộc tập trận. Tuy nhiên, về cơ bản, đó là về việc bác bỏ các lập luận dựa trên nỗi sợ hãi hay những lời đồn đoán về Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm về tác hại mà nước này gây ra.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
PLA chỉ là “hổ giấy”?

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) mạnh hơn những gì Mỹ muốn thừa nhận, và lực lượng này chỉ cần làm tốt đúng thời gian và địa điểm là có thể đẩy Mỹ khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Có ý kiến gần đây cho rằng PLA chỉ là “hổ giấy” và do đó không cần phải lo lắng về một cuộc tấn công vào Đài Loan. Và dù sao đi nữa, có ý kiến khác cho rằng Mỹ có rất nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi PLA trở thành mối đe dọa thực sự – thay vì cho rằng đây là “đối thủ cạnh tranh gần ngang hàng”.

1709438348795.png


Các vấn đề của PLA là gì? Có thể kể đến một số vấn đề như: không có kinh nghiệm chiến đấu trong khoảng thời gian gần đây, tham nhũng, quá nhiều “con một” trong hàng ngũ. Hải quân Trung Quốc không thể tiến hành các hoạt động chiến đấu ở vùng biển xa và không thể thành thạo “hoạt động đổ bộ” – được cho là hoạt động quân sự phức tạp và khó khăn nhất.

Ngay cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng phàn nàn về “căn bệnh hòa bình”. PLA đã không tham chiến trong nhiều thập kỷ và có quá nhiều sĩ quan cấp cao không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao hiện đại.

Có lẽ vậy. Nhưng trong 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành việc mở rộng lực lượng quân đội lớn và nhanh chưa từng thấy ở bất cứ đâu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với con số khoảng 220 tỷ USD mà nước này tuyên bố và có khả năng còn cao hơn mức chi tiêu quốc phòng của Mỹ.

1709438391651.png


Hải quân PLA đã lớn hơn cả Hải quân Mỹ và khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng lớn. Trung Quốc sẽ hạ thủy 5 tàu tương ứng với mỗi tàu chiến được Hải quân Mỹ hạ thủy. Các tàu này cũng có trọng tải lớn và mang nhiều tên lửa hơn.

Bắc Kinh cũng dành sự quan tâm tương tự cho lực lượng không quân và lực lượng mặt đất, cũng như lực lượng tác chiến mạng và điện tử. Năng lực tên lửa của Trung Quốc, bao gồm cả vũ khí siêu thanh, có thể vượt qua năng lực của Mỹ. Việc phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cuối cùng đã khiến chính các chuyên gia nước này lo sợ. Họ đã bác bỏ điều này trong nhiều năm.

“Hãy cảnh giác”

Trung Quốc biết vấn đề của mình, nhưng nước này có những mục tiêu rõ ràng. Đánh bại lực lượng Mỹ là mục tiêu số 1. Và nước này đã nỗ lực luyện tập để đạt được mục tiêu này. Các tàu của Trung Quốc không phải là xuống cấp, cũng không quá thường xuyên va chạm với các tàu khác hay phá hủy bến tàu.

Đúng, PLA sẽ gặp khó khăn khi tấn công Des Moines, Iowa, nhưng đây không phải là vấn đề. Đúng là khả năng chiến đấu thông thường – hay “khả năng triển khai sức mạnh” – của Trung Quốc giảm sút nhanh chóng khi vượt ra ngoài phạm vi 1000 dặm tính từ biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, tên lửa phóng từ mặt đất của nước này có thể dễ dàng chạm tới Guam và Hawaii. Thêm vào đó, nước này đang vận hành tàu và máy bay với tần suất lớn hơn và phạm vi xa hơn tới Thái Bình Dương và các khu vực khác.

1709438417458.png


Trung Quốc đang thiết lập một mạng lưới cảng và sân bay mà nước này có quyền tiếp cận trên toàn thế giới. Và nước này đang đóng thêm các tàu, máy bay tiếp nhiên liệu và các phương tiện vận tải tầm xa cần thiết cho việc triển khai sức mạnh trên toàn cầu – giống như những gì Mỹ có thể làm. Nếu tình hình này tiếp diễn 5-10 năm, thì các bên khó có thể lạc quan được. Và bằng cách nào đó, “hổ giấy” trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) từ 6-7 năm trước.

Hải quân Mỹ – cũng như Không quân Mỹ – có thể đi qua khu vực này và thậm chí tiến hành các cuộc tập trận. Nhưng điều đó giống như việc Sở Cảnh sát New York đi qua Quảng trường Thời đại trong những ngày xa xưa tồi tệ trước khi Thị trưởng Giuliani dọn dẹp mọi thứ. Cảnh sát chỉ kiểm soát nơi họ thực sự chiếm giữ, và khi họ rời đi thì “kẻ xấu” tràn vào và nắm quyền kiểm soát. Ngay cả bây giờ PLA vẫn đang theo dõi – “hộ tống” – các tàu và máy bay Mỹ đi qua biển Nam Trung Hoa.

......
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Chỉ cần một lần thành công

Không có gì phải lo lắng sao? Một ngày nào đó, một chỉ huy tàu khu trục Hải quân Mỹ sẽ bị hàng tá tên lửa chống hạm hướng về phía mình, với tốc độ siêu thanh, và ông có 12 giây để ứng phó. Ông đáng ra có thể được tha thứ vì nghĩ rằng PLA không phải là “hổ giấy” và không chỉ là “đối thủ cạnh tranh gần ngang hàng”.

1709438493379.png


Nhưng có điều này cần lưu ý khi nhắc tới PLA: Quân đội chỉ cần làm tốt một việc nhất định, ở một địa điểm nhất định và ở một thời điểm nhất định. Quay lại Chiến tranh Falklands năm 1982. Người Anh vượt trội so với người Argentina ở hầu hết mọi mặt. Khí tài của Argentina lỗi thời và nhiều binh sĩ là “lính phe địch”. Tuy nhiên, Argentina suýt giành chiến thắng. Và lẽ ra đã thắng nếu nước này có thêm vài quả bom và ngư lôi 500 pound để cho nổ và đánh chìm các tàu Hải quân Hoàng gia Anh. Anh cũng may mắn khi Margaret Thatcher là Thủ tướng. Quần đảo Falklands cách bờ biển Argentina khoảng 200 dặm ở điểm gần nhất, còn Đài Loan chỉ cách đất liền Trung Quốc 90 dặm.

Trung Quốc sẽ không tập trung vào Des Moines

Nếu Trung Quốc chỉ tập trung vào Đài Loan – trái ngược với Des Moines – thì điều này có vẻ khả thi. Và cuộc tấn công vào Đài Loan sẽ không chỉ là tấn công đổ bộ. Cuộc tấn công này cũng bao gồm các đợt tấn công tên lửa lớn và chính xác, kiểm soát toàn bộ không phận và hải phận, chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng mạnh mẽ. Và Internet cũng như liên lạc sẽ bị cắt. Các phần tử phá hoại ngầm sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, bao gồm cả việc đe dọa Mỹ bằng chiến tranh hạt nhân.

Trung Quốc đã luyện tập và chuẩn bị cho tất cả những điều này trong nhiều năm. Chắc chắn, Tập Cận Bình muốn chiếm được Đài Loan mà không phải chiến đấu, nhưng vũ lực nằm trong số các lựa chọn và Tập Cận Bình đã nói như vậy. Người ta có thể cảm thấy được an ủi, nhưng cũng nguy hiểm, trước quan điểm rằng Tập Cận Bình và người Trung Quốc không đủ sức, hay quá sợ hãi, hay chỉ đang lừa gạt – vốn là niềm tin phổ biến nhất ở Mỹ và Đài Loan.

1709438548349.png


Người ta phát hiện rằng năm 1950 ở Mỹ đã có tư tưởng đánh giá thấp Trung Quốc như vậy, khi các chuyên gia – đặc biệt là ở trụ sở của tướng Douglas MacArthur – khẳng định: “PLA sẽ không bao giờ vượt qua được sông Áp Lục (Yalu)”. Nhưng Trung Quốc đã làm như vậy. Và chưa ai từng nghe một cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên nói rằng họ muốn chiến đấu với Trung Quốc một lần nữa.

Có thể có ý kiến cho rằng Thủy quân lục chiến Mỹ hiểu rõ hơn ai hết. Khoảng năm 2016, họ đã tròn mắt ngạc nhiên trước ý tưởng rằng lực lượng Trung Quốc tương tự như các đơn vị đổ bộ của Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ (MEU/ARG) có thể sớm thực hiện các chuyến đi vòng quanh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc đang đóng tàu đổ bộ với tốc độ nhanh chóng và có thể triển khai 2-3 lực lượng đặc nhiệm tương tự như lực lượng đổ bộ nếu họ muốn.

PLA thiếu kinh nghiệm chiến đấu

Huấn luyện đúng cách có thể bù đắp cho điều đó. Và đừng quên rằng quân đội Mỹ ngày càng có ít những người từng tham gia tác chiến, cũng như không ai trong số họ có kinh nghiệm chiến đấu cấp độ cao chống lại đối thủ cấp cao trong lĩnh vực chủ yếu là biển. Các chiến dịch chiến đấu với người Iraq hoặc Taliban không giống như chống lại một đối thủ với trang thiết bị hiện đại, và các chiến dịch này cũng không phải là thành công lớn.

1709438574628.png


Từ đó cũng cho thấy Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh phi truyền thống chống lại Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung trong nhiều thập kỷ. Chiến tranh chính trị, chiến tranh kinh tế, tuyên truyền, bắt giữ giới tinh hoa, tấn công mạng, gián điệp, chiến tranh hóa học (fentanyl) và sinh học (COVID-19?) là một phần trong “chiến tranh không giới hạn” của Trung Quốc. Tất cả đều nhằm mục đích làm suy yếu kẻ thù và làm giảm ý chí cũng như khả năng chống cự của đối thủ. Chiến tranh truyền thống chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết để kết thúc mọi việc.

Nhưng chẳng phải Mỹ có đồng minh hay sao?

Đúng vậy, và các đồng minh của Mỹ mang lại lợi ích to lớn dù sức mạnh quân sự không đồng đều và các lợi ích chính trị không phải lúc nào cũng đồng hành. Nhưng Trung Quốc cũng có đồng minh: Triều Tiên, Nga, Iran, Venezuela, Nicaragua và Cuba. Và phần lớn Nam bán cầu ít nhất cũng có thiện cảm với Trung Quốc.

Đây có thể không phải là những quốc gia dễ mến nhất, cũng không phải là những người bạn tốt nhất, nhưng khi tập hợp lại thì họ có thể gây rắc rối cho Mỹ và các đối tác của nước này. Và hiện tại lợi ích chiến lược của các nước này đồng hành cùng nhau.

1709438670866.png


Nhật Bản, nước thường xuyên bị máy bay của Nga và Trung Quốc quấy rối và quần thảo, có thể nói như thế. Và gần đây, Trung Quốc, thông qua Iran cùng các lực lượng ủy nhiệm của nước này là Hamas và Hezbollah, đã khiến Mỹ và quân đội Mỹ bị bao vây bởi một trục Trung Đông khác – gây bất lợi cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

PLA có một số thứ mang lại lợi thế cho mình: Mỹ sẽ không cắt giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, bao gồm nhiều thứ cần thiết cho sản xuất quốc phòng. Và Phố Wall cũng như tầng lớp doanh nhân Mỹ tiếp tục cung cấp cho Trung Quốc một lượng tiền lớn có thể chuyển đổi mỗi năm – tài trợ hiệu quả cho Trung Quốc (và quân đội) khi nước này tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay từ đầu.

Nhưng quay lại với vấn đề chính – đừng đánh giá thấp Trung Quốc hay PLA. Đây không phải lần đầu tiên Mỹ đánh giá thấp kẻ thù:

“Saddam Hussein sẽ không tấn công Kuwait

Một khi chúng ta chiếm được Baghdad thì mọi thứ sẽ ổn

Putin tấn công Ukraine? Ông ấy sẽ không dám

Trung Quốc không muốn có Hải quân có thể hoạt động ở biển khơi

Trung Quốc chỉ muốn kinh doanh và kiếm tiền”.

Chỉ Tập Cận Bình mới biết chắc

Không ai ngoại trừ Tập Cận Bình biết ông sẽ làm gì. Nhưng tốt nhất hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất – và chuẩn bị ngay bây giờ. Và phải nhớ rằng quân đội chỉ cần làm tốt một việc nhất định, ở địa điểm nhất định và tại thời điểm nhất định.

Chính phủ Trung Quốc chỉ cần sẵn sàng chấp nhận một số hình phạt kinh tế và đáp trả chính trị nhất định. Nếu đúng như vậy, Trung Quốc chỉ cần chọn vị trí và thời điểm thích hợp – và hy vọng Mỹ tiếp tục tự huyễn hoặc rằng Trung Quốc sẽ không dám tấn công.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chuẩn bị Quân đội Trung Quốc trong "Kỷ nguyên mới"

Cuộc thảo luận ngắn gọn ở cuối chương trước liên quan đến việc Trung Quốc áp dụng các bài học từ lịch sử trên tất cả các lĩnh vực nỗ lực hiện đại hóa của mình. Lịch sử quốc gia của Trung Quốc thể hiện quan điểm của nước này về các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội của an ninh quốc gia Trung Quốc và các chức năng an ninh cốt lõi của PLA với tư cách là một quân đội của Đảng. Các ví dụ lịch sử gần đây về các chiến dịch của các nước khác đã tạo cơ sở cho các khái niệm tác chiến mới, cải cách tổ chức và hiện đại hóa công nghệ của PLA. PLA, với tư cách là một tổ chức học tập, đã nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố này và phát triển một quy trình thể chế về làm thế nào những hiểu biết lịch sử này cung cấp thông tin cho quan điểm của PLA về chiến tranh hiện đại và chuyển thành các khái niệm và phương thức tác chiến. Như Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2019 đã chỉ ra, “rút ra bài học từ lịch sử, Trung Quốc tăng cường quốc phòng và quân sự”.

1709459736748.png


Việc nghiên cứu và sử dụng lịch sử của Trung Quốc vượt xa phạm vi học thuật và lý thuyết. PLA đã phát triển một hệ thống phát triển và thử nghiệm khái niệm cho phép họ rút ra những kết luận khái quát từ các bài học kinh nghiệm đã nghiên cứu và chắt lọc chúng thành các vấn đề tác chiến có thể được nghiên cứu sâu, thử nghiệm và cuối cùng biến thành khả năng tác chiến được điều chỉnh phù hợp với các ưu tiên của PLA. Sự phát triển hệ thống thử nghiệm tác chiến của PLA là một ví dụ điển hình cho động lực này. Theo định nghĩa của PLA, thử nghiệm là một quá trình được thiết kế “để nghiên cứu các vấn đề tác chiến bằng cách sử dụng các công cụ mô phỏng chiến đấu trong một môi trường đối đầu mô phỏng, có thể kiểm soát, đo lường được, gần giống thực tế”. Thử nghiệm đã và vẫn là một thành phần quan trọng trong nỗ lực của PLA nhằm thông tin hóa, phát triển các khái niệm tác chiến liên hợp và triển khai chiến tranh hệ thống. Theo đó, PLA đã phát triển một cơ sở hạ tầng thử nghiệm bao gồm giáo dục, địa điểm thử nghiệm và căn cứ, các chương trình thử nghiệm, việc huấn luyện và diễn tập thử nghiệm - tất cả đều dành riêng cho nỗ lực áp dụng thực tế các bài học kinh nghiệm mà PLA đã rút ra vào các vấn đề tác chiến quan trọng nhất của lực lượng này.

1709459755069.png


Nhiều ví dụ khác cũng chứng minh ảnh hưởng của kinh nghiệm lịch sử và bài học kinh nghiệm của Trung Quốc đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và những gì họ coi là nhiệm vụ thiết yếu quốc phòng và thời chiến. Việc triển khai NDMS bao gồm các khoản đầu tư lớn vào kiến trúc thông tin để quản lý hệ thống tổng thể, cũng như các chương trình tận dụng công nghệ quân sự và dân sự để xác định và theo dõi các nguồn lực quan trọng tại các trung tâm dân cư đô thị của Trung Quốc. Các dự án phòng không dân sự, bao gồm các nỗ lực xây dựng và phục hồi lớn, là dấu hiệu cho thấy mong muốn của lãnh đạo Trung Quốc trong việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp xung đột có thể bao gồm các cuộc tấn công đa trục, phi tiếp xúc. Các chương trình phát triển Giáo dục Quốc phòng và tăng cường công tác chính trị quân sự đều phản ánh mối quan ngại của Trung Quốc về việc duy trì sức mạnh và quyền lực của ĐCSTQ, niềm tin trong quân đội và người dân, đồng thời đảm bảo sự thống nhất trong nỗ lực quốc gia nếu Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc xung đột có thể sẽ liên quan đến tác chiến quy mô lớn và cả mối đe dọa của chiến tranh tâm lý và thông tin do “Tam chiến” gây ra.

1709459822756.png


Bất kỳ nỗ lực nào nhằm mô tả quan điểm của Trung Quốc về cân bằng quân sự đều phải xem xét các yếu tố này dưới một hình thức nào đó, nếu không sẽ có nguy cơ tập trung quá hẹp vào các lĩnh vực cơ cấu lực lượng, vũ khí và tổ chức. Ba lĩnh vực này rất quan trọng – tuy nhiên, dựa trên những bài học mà PLA đã học được từ các cuộc chiến gần đây, chúng không bao gồm toàn bộ các yêu cầu trong thời chiến. Vì lý do này, chúng không phải là cơ sở đầy đủ để hiểu cách PLA nhìn nhận tiến trình của chính mình. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến mong muốn của PLA trong việc phát triển một hệ thống tác chiến hiện đại. Bài viết này sẽ phác thảo định hướng chiến lược của chính của Trung Quốc nhằm định hình một loạt các lĩnh vực mà PLA đã được chỉ đạo giải quyết trong các chương trình phát triển và hiện đại hóa của mình. Trong đó, chúng tôi chủ yếu dựa vào Chiến lược quân sự của Trung Quốc xuất bản năm 2015, Sách Trắng Quốc phòng gần đây nhất của Trung Quốc xuất bản năm 2019, cũng như các bài phát biểu, hội nghị và kế hoạch công tác gần đây khác phản ánh chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác của ĐCSTQ hoặc PLA.

.............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Đường lối chiến lược quân sự của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đ...ảng lần thứ 19 vào tháng 10 năm 2017, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh một số thành tựu của PLA trong 5 năm trước đó. Những thành tựu này sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau, trong đó thảo luận về đánh giá của PLA về tiến bộ của họ trong các lĩnh vực chủ chốt của quá trình hiện đại hóa; tuy nhiên, một thành tựu cụ thể - thực ra là thành tựu đầu tiên được đề cập trong thảo luận của ông về tiến bộ trong “giấc mơ xây dựng một quân đội hùng mạnh” - là việc phát triển một “chiến lược quân sự trong tình hình mới”. Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Quốc phòng của AMS, thành tựu này đề cập đến việc công bố Chiến lược Quân sự của Trung Quốc vào năm 2015 – lần đầu tiên những thay đổi và điều chỉnh trong Đường lối Chiến lược Quân sự của Trung Quốc được công bố một cách có hệ thống.

1709459958054.png


Bài phát biểu năm 2017 của ông Tập Cận Bình tại Đại hội Đ......ảng lần thứ 19 cũng cung cấp bản tóm tắt về các sứ mệnh và nhiệm vụ chính mà PLA được yêu cầu đảm nhận để hỗ trợ chiến lược mới này. Trọng tâm bài phát biểu của ông tập trung vào việc tuân theo chỉ đạo của Đảng nhằm xây dựng một lực lượng hiện đại hóa với các cơ quan chỉ huy tác chiến liên hợp hiệu quả và một hệ thống chiến đấu hiện đại mang đặc sắc Trung Quốc (tức là thể hiện văn hóa chiến lược cũng như thực tế chính trị và xã hội của Trung Quốc). Bốn nhiệm vụ chính mà ông Tập Cận Bình nêu ra trong bài phát biểu là:

(1) thích ứng với cuộc cách mạng quân sự toàn cầu mới trên mọi lĩnh vực hiện đại hóa,
(2) tăng cường xây dựng Đảng trong PLA,
(3) tiếp tục thực hiện cải cách quân sự vàquốc phòng,
và (4) chuẩn bị cho quân đội nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trên mọi hướng chiến lược và phát triển năng lực chiến đấu thực tế. Mỗi lĩnh vực trong số bốn lĩnh vực này đòi hỏi một loạt các nhiệm vụ phụ cụ thể, bao gồm phát triển thông tin hóa, nhân sự, đào tạo và huy động quốc phòng, cùng với một loạt các ưu tiên khác.
Yếu tố then chốt nổi bật trong bài phát biểu này là phạm vi rộng lớn của chương trình nghị sự hiện đại hóa PLA và tầm quan trọng của các yếu tố – chẳng hạn như công tác chính trị – thường không được xem xét khi thảo luận về cán cân quân sự Mỹ-Trung.

1709460010924.png


Việc xuất bản Chiến lược quân sự của Trung Quốc năm 2015 đánh dấu sự thay đổi đầu tiên đối với Nguyên tắc chiến lược quân sự của Trung Quốc kể từ khi việc cải tiến được thực hiện dưới thời Hồ Cẩm Đào vào năm 2004. Một tài liệu tham khảo tiếp theo về các định dẫn chiến lược quân sự xuất hiện trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2019, có tựa đề Quốc phòng Trung Quốc trong kỷ nguyên mới. Sách trắng này đề cập đến việc thực hiện Đường lối Chiến lược Quân sự cho Kỷ nguyên Mới, đề xuất cập nhật về đặc điểm của chiến lược quân sự năm 2015 trong “tình hình mới”. Cuộc thảo luận ngắn gọn trong sách trắng đề cập đến nhiều chủ đề rộng được nêu trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc và nhấn mạnh sự cần thiết của PLA để “tích cực thích ứng với bối cảnh cạnh tranh chiến lược mới, nhu cầu mới về an ninh quốc gia và những diễn biến mới trong chiến tranh hiện đại”. Mặc dù sách trắng có thể đóng vai trò là bản cập nhật cho sự hiểu biết rộng rãi của Bắc Kinh về môi trường an ninh quốc tế, nhưng có vẻ như các ưu tiên hiện đại hóa chính được nêu bật trong ấn phẩm Chiến lược quân sự của Trung Quốc năm 2015 đã được thay thế.

1709460064043.png


Chiến lược quân sự của Trung Quốc tóm tắt chi tiết tầm nhìn của ông Tập Cận Bình về hiện đại hóa và cải cách quân đội. Chiến lược này tuân theo một số tuyên bố quan trọng của ông Tập Cận Bình tại các cuộc họp của Đ......ảng trước đây và đóng vai trò là tiền đề cho cuộc cải cách sâu rộng của PLA được công bố vào cuối năm 2015 và được thực hiện vào năm 2016. Đánh giá tầm quan trọng trung tâm của nó, các đánh giá của Trung Quốc về hiện đại hóa quân sự của nước này và cán cân quân sự của Trung – Mỹ cần tập trung vào các tiêu chí được nêu trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc. Nghiên cứu này sẽ xem xét những tuyên bố của PLA về tiến bộ quân sự của họ gợi ý gì về quan điểm của họ về cán cân quân sự. Chiến lược quân sự của Trung Quốc trình bày bốn phần – nhiệm vụ chiến lược, nguyên tắc phòng thủ chủ động, các yếu tố then chốt liên quan đến việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang Trung Quốc, và sự chuẩn bị cho chiến tranh hiện đại – mỗi phần đều chịu ảnh hưởng từ kinh nghiệm lịch sử và bài học kinh nghiệm của PLA. Giống như bất kỳ nỗ lực quân sự nào, việc đánh giá năng lực liên quan đến một số nhiệm vụ hoặc đối thủ. Các bài học kinh nghiệm của PLA đã chứng minh rõ ràng rằng Hoa Kỳ đã đóng một vai trò to lớn trong việc định hình tư duy của PLA về các yêu cầu cho cuộc chiến trong tương lai. Quân đội Mỹ đóng vai trò là chuẩn mực cho các khái niệm quan trọng như thông tin hóa, tác chiến liên hợp, chiến tranh phi tiếp xúc và chiến tranh các hệ thống.

1709460104492.png


Báo cáo này sẽ sử dụng các tiêu chí được nêu trong bốn phần tiếp theo - Nhiệm vụ chiến lược, Nguyên tắc phòng thủ tích cực, Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, và Chuẩn bị cho đấu tranh quân sự - làm bộ lọc chính để PLA tự đánh giá và là cơ sở cho những lĩnh vực quan trọng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc theo đuổi một quân đội hiện đại và có năng lực. Trong nhiều trường hợp, các chương trình, dự án hoặc bản tự đánh giá sẽ đề cập đến một phần hướng dẫn cụ thể được nêu trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc. Ở những nơi khác, chúng đề cập đến nhiều khía cạnh hướng dẫn riêng lẻ, chẳng hạn như khả năng chỉ huy, lòng trung thành với Đảng hoặc trình độ tác chiến. Trong cả hai trường hợp, việc thảo luận và phác thảo rõ ràng về từng yếu tố trong số bốn yếu tố này trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc là rất quan trọng để xác định các tiêu chí của Bắc Kinh nhằm hiện đại hóa thành công và phát triển một quân đội hiện đại mang đặc sắc Trung Quốc.

...........
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Nhiệm vụ chiến lược

Một trong những quy định quan trọng thúc đẩy các nhiệm vụ chiến lược của PLA là yêu cầu “làm việc chăm chỉ hơn để tạo ra một thế trận chiến lược thuận lợi, chú trọng hơn vào việc sử dụng các lực lượng và phương tiện quân sự” và “cung cấp sự đảm bảo an ninh vững chắc cho sự phát triển hòa bình của đất nước”. Có tính đến những thay đổi trong các vấn đề quân sự, chiến lược kêu gọi PLA phát triển khả năng giải quyết các thách thức trong các lĩnh vực an ninh mới và “nắm bắt sáng kiến chiến lược trong cạnh tranh quân sự”. Chiến lược này cũng kêu gọi PLA tham gia hợp tác an ninh khu vực và quốc tế để bảo đảm các lợi ích ngày càng tăng ở nước ngoài của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục cải cách, tăng cường tích hợp quân sự - dân sự và tiếp tục duy trì ổn định xã hội bằng cách duy trì quyền lực của ĐCSTQ.

1709460182301.png


Dựa trên hướng dẫn này, Chiến lược quân sự của Trung Quốc liệt kê tám nhiệm vụ chiến lược cho lực lượng vũ trang của Trung Quốc:

• Xử lý một loạt các trường hợp khẩn cấp và các mối đe dọa quân sự, đồng thời bảo vệ hiệu quả chủ quyền và an ninh lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của Trung Quốc;

• Kiên quyết bảo vệ sự thống nhất của Tổ quốc;

• Bảo vệ an ninh và lợi ích của Trung Quốc trong các môi trường mới;

• Bảo vệ an ninh lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc;

• Duy trì khả năng răn đe chiến lược và thực hiện phản công hạt nhân;

• Tham gia hợp tác an ninh khu vực và quốc tế, duy trì hòa bình khu vực và thế giới;

• Tăng cường các nỗ lực trong các hoạt động chống xâm nhập, ly khai và khủng bố nhằm duy trì an ninh chính trị và ổn định xã hội của Trung Quốc;

• Thực hiện các nhiệm vụ như cứu hộ khẩn cấp và cứu trợ thiên tai, bảo vệ quyền và lợi ích, nhiệm vụ canh gác và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1709460242301.png


Theo chiến lược, những nhiệm vụ này là phản ứng đối với một loạt các yếu tố địa lý và lịch sử ngày càng trở nên phức tạp trong những năm gần đây. Do tính chất phức tạp này, các nhiệm vụ chiến lược của lực lượng vũ trang bao gồm cả những mối đe dọa an ninh cả bên trong và bên ngoài, cũng như những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Các nguyên tắc phòng thủ chủ động

Khái niệm chiến lược phòng thủ chủ động đã là yếu tố cốt lõi trong tư tưởng chiến lược của Trung Quốc kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập. Nội dung tư duy này được tóm tắt trong chiến lược quân sự là “tuân thủ sự thống nhất giữa phòng thủ chiến lược và tấn công chiến dịch và chiến thuật; tuân thủ nguyên tắc phòng thủ và tấn công sau khi bị tấn công; và tuân thủ lập trường 'Chúng tôi sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ phản công nếu bị tấn công'”. Chiến lược này giải thích rằng các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ khái niệm phòng thủ chủ động nhưng sẽ điều chỉnh nó cho phù hợp với tình hình mới, “cân bằng giữa chuẩn bị chiến tranh và phòng ngừa chiến tranh, bảo vệ quyền lợi và duy trì ổn định, răn đe và chiến đấu, cũng như các chiến dịch trong thời chiến và sử dụng lực lượng quân sự trong thời bình.”

1709460333770.png


Chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng nêu chi tiết ba yêu cầu cấp thiết để thực hiện phòng thủ chủ động. Mệnh lệnh đầu tiên là điều chỉnh trọng tâm của PLA vào PMS để nhấn mạnh “chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ được thông tin hóa” và vai trò ngày càng trung tâm mà lĩnh vực biển sẽ chiếm giữ trong các cuộc chiến trong tương lai. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ phải chuẩn bị và duy trì sự sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các cuộc khủng hoảng lớn, ứng phó với các phản ứng dây chuyền và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn và an ninh lãnh thổ của Trung Quốc.

Hướng dẫn thứ hai dành cho các lực lượng vũ trang đổi mới các học thuyết tác chiến cơ bản để ứng phó với các mối đe dọa từ các hướng và các môi trường khác nhau. Nền tảng cho sự đổi mới về học thuyết là các nguyên tắc “linh hoạt, cơ động và tự chủ”, với hiểu biết rằng sự đổi mới trong tác chiến và triển khai quân của Trung Quốc sẽ dựa trên câu châm ngôn “bạn chiến đấu theo cách của bạn và tôi chiến đấu theo cách của tôi”. Chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng chỉ đạo những đổi mới về học thuyết này nhằm giải quyết yêu cầu về các lực lượng chiến đấu tích hợp có khả năng tiến hành chiến tranh hệ các thống được đặc trưng bởi sự thống trị về thông tin, tấn công chính xác và tác chiến liên hợp.

1709460374196.png


Điều cuối cùng trong ba mệnh lệnh để thực hiện khái niệm phòng thủ tích cực được nêu trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải “tối ưu hóa cách bố trí chiến lược quân sự”. Địa lý và môi trường địa chiến lược phức tạp của Trung Quốc đã khiến PLA cần phải lập kế hoạch triển khai chiến lược và bố trí quân sự theo cách có thể “phân chia rõ ràng các khu vực trách nhiệm” cho các lực lượng PLA và cho phép họ hoạt động như một tổng thể hữu cơ, hỗ trợ lẫn nhau. Tương tự, một bố cục chiến lược tối ưu cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và phát triển các khả năng cần thiết để chống lại các mối đe dọa trên mọi môi trường và triển khai nhằm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài.

Ngoài những mệnh lệnh này, chiến lược quân sự còn vạch ra một số nguyên tắc phòng thủ tích cực cho lực lượng vũ trang Trung Quốc, nhiều nguyên tắc trong số đó được xây dựng dựa trên các chủ đề liên quan đến ba mệnh lệnh này. Nhìn chung, về mặt chiến lược, các nguyên tắc phòng thủ tích cực được nêu trong chiến lược quân sự chỉ đạo PLA phục tùng các mục tiêu chiến lược quốc gia và thúc đẩy một thế trận thuận lợi cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc trong khi vẫn tuân thủ bản chất phòng thủ của phòng thủ tích cực.

1709460405175.png


Chiến lược này cũng nêu bật khái niệm Chiến tranh Nhân dân như một nguyên tắc cốt lõi và chỉ đạo PLA tiếp tục nỗ lực phát triển trọng tâm vào huy động chiến tranh trên mọi phương diện, từ nguồn nhân lực đến khoa học và công nghệ. Về mặt tác chiến, các nguyên tắc chỉ đạo PLA chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự theo mọi hướng và môi trường bằng cách sử dụng các khái niệm tác chiến linh hoạt có thể giải quyết các tình huống phức tạp và khó khăn. Cuối cùng, từ quan điểm chính trị và xã hội, Chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng cho rằng lực lượng vũ trang của Trung Quốc có “lợi thế chính trị độc nhất” xuất phát từ sự lãnh đạo quân sự của ĐCSTQ và kêu gọi quân đội tập trung vào việc “nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu, thực thi nghiêm ngặt các biện pháp kỷ luật, nâng cao tính chuyên nghiệp, sức mạnh của quân đội, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính quyền với quân đội, giữa nhân dân với quân đội, nâng cao tinh thần cán bộ, chiến sĩ”.


.............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang

Việc thực hiện các hướng dẫn chiến lược quân sự của Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng một quân đội được thông tin hóa có khả năng giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh được thông tin hóa. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải phát triển từng quân chủng trong các lĩnh vực độc lập nhưng có liên quan với nhau. Lĩnh vực đầu tiên là phát triển các quân chủng và binh chủng của PLA và Cảnh sát vũ trang nhân dân (PAP).

1709460524119.png

Cảnh sát vũ trang TQ

Mỗi quân chủng đều được đưa ra các hướng dẫn phát triển cụ thể, tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, chẳng hạn như nâng cao khả năng cho “các chiến dịch chính xác, đa môi trường, xuyên chiến trường, đa chức năng và bền vững” (Lục quân PLA), chuyển trọng tâm từ “phòng thủ vùng biển xa bờ” sang “sự kết hợp giữa 'phòng thủ vùng biển xa' và 'bảo vệ vùng biển mở'" (PLAN), chuyển "trọng tâm từ phòng không lãnh thổ sang cả phòng thủ và tấn công" đồng thời xây dựng cơ cấu lực lượng cho các chiến dịch được thông tin hóa" (PLAAF), và phát triển một lực lượng tên lửa tinh gọn và hiệu quả với cả tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường” (Lực lượng Tên lửa Quân đội Trung Quốc [PLARF]). Tương tự, trong yêu cầu thứ hai, chiến lược quân sự cũng nêu ra nhu cầu phát triển năng lực về vũ trụ, không gian mạng và lực lượng hạt nhân để đáp ứng các yêu cầu an ninh trong các lĩnh vực quan trọng.

1709460560531.png

Cảnh sát vũ trang TQ

Ngoài khái niệm và các yếu tố định hướng theo lĩnh vực của hai lĩnh vực đầu tiên về xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, lĩnh vực thứ ba về các biện pháp xây dựng lực lượng quân sự chủ yếu liên quan đến con người và năng lực. Vấn đề đầu tiên được nhấn mạnh trong việc xây dựng lực lượng quân sự là tăng cường công tác chính trị và tư tưởng. Chiến lược nhấn mạnh rằng các lực lượng vũ trang Trung Quốc luôn coi công tác tư tưởng và chính trị là ưu tiên hàng đầu và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tình hình mới bằng cách nhấn mạnh sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội. Công tác chính trị liên quan chặt chẽ cũng sẽ tìm cách “nâng cao tính sáng tạo, sự gắn kết và hiệu quả chiến đấu” của các tổ chức đảng ở mọi cấp. Các lĩnh vực quan trọng khác đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng quân sự bao gồm hiện đại hóa hậu cần, phát triển vũ khí và thiết bị tiên tiến, đào tạo nhân lực quân sự, thi hành kỷ luật, đổi mới học thuyết quân sự và cải thiện quản lý chiến lược.

1709460638174.png


Nhiệm vụ quan trọng cuối cùng là phát triển tích hợp quân sự - dân sự. Trọng tâm của nỗ lực tổng thể là tích hợp phát triển và sản xuất dân sự và quân sự theo cách tăng cường sự hỗ trợ dân sự cho quân đội. Chiến lược quân sự của Trung Quốc chỉ đạo thực hiện điều này bằng cách tăng tốc việc tích hợp quân sự - dân sự trong các lĩnh vực then chốt bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn dân sự và quân sự thống nhất cho cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực công nghệ then chốt và các ngành công nghiệp chính. Hơn nữa, cần có cơ chế cấp nhà nước để phát triển tích hộp quân sự - dân sự với sự lãnh đạo thống nhất, phối hợp quân sự-dân sự và chia sẻ nguồn lực. Cuối cùng, nhiệm vụ này liên quan đến việc cải thiện NDMS bằng cách tăng cường Giáo dục Quốc phòng, xây dựng và phát triển các nguồn lực cũng như quy trình cần thiết để đảm bảo huy động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của NDMS.

Chuẩn bị cho xung đột quân sự

Lĩnh vực phát triển cuối cùng mà nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào để đánh giá quan điểm của PLA về cân bằng quân sự là chỉ đạo được đưa ra cho PLA để chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự, nhằm đảm bảo rằng PLA được chuẩn bị một cách thực tế cho cả răn đe và chiến đấu. Nói thẳng hơn, lĩnh vực phát triển này được đưa vào để đảm bảo rằng PLA đã phát triển các khả năng cần thiết để chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thông tin hóa.

1709460682481.png


Phần này tiếp tục các chủ đề khác từ các phần trước trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc nhưng nêu bật năm lĩnh vực thiết yếu, bao gồm nâng cao năng lực tác chiến của các hệ thống, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự trên mọi lĩnh vực, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu liên tục, tăng cường huấn luyện quân sự thực tế và chuẩn bị cho chiến dịch quân sự không phải chiến tranh. Đối với mỗi lĩnh vực này, có rất nhiều cuộc thảo luận trong các nguồn tin của PLA về cả tiến bộ lẫn những thách thức đang tiếp diễn.

..........
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Khái niệm chiến tranh các hệ thống của Trung Quốc

Đánh giá từ sự phổ biến của nó trong Giáo dục Quân sự Chuyên nghiệp Trung Quốc (PME) dành cho các nhà nghiên cứu phương Tây, cam kết của Trung Quốc đối với cách tiếp cận hệ thống để tiến hành và giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại là không cần bàn cãi. Tài liệu này bao gồm những cân nhắc về chiến lược và chiến thuật, bao gồm cả lý luận cấp cao và các bài viết cơ bản cấp thấp hơn dường như được thiết kế để giáo dục cấp trên và cấp dưới của PLA. Phần này tập trung vào cấp độ chiến dịch của chiến tranh cũng như các hệ thống và hệ thống phụ trợ đã nhận được sự quan tâm của PLA.

1709538874542.png


Các thuật ngữ được thông tin hóa và thông tin hóa được sử dụng phổ biến trong các nguồn chính thống và các phân tích của phương Tây về PLA đến mức đã mất đi ý nghĩa rõ ràng. Trên thực tế, khi đề cập đến các chiến dịch, cách viết tắt này đề cập đến cấu trúc chính thức của PLA “Các chiến dịch hệ thống của các hệ thống dựa trên hệ thống thông tin hóa”. Các tác giả của PLA đã mô tả các chiến dịchcác hệ thống của họ về cơ bản là giống hoặc tương tự với khái niệm chiến tranh lấy mạng làm trung tâm của phương Tây. Cho dù sự hiểu biết của họ về tác chiến lấy mạng làm trung tâm có chính xác hay không thì nhận định của họ về tính trung tâm của thông tin vẫn rất rõ ràng: “Các chiến dịch các hệ thống dựa trên hệ thống thông tin đã trở thành một mô hình cơ bản của tác chiến liên hợp trong điều kiện được thông tin hóa, và năng lực thông tin đã trở thành yếu tố cơ bản trong tác chiến liên hợp”. Ấn bản Khoa học Chiến lược của Học viện Khoa học quân sự năm 2013 đã chắt lọc lý do căn bản cho việc áp dụng cách tiếp cận dựa trên các hệ thống như sau: “Bản chất của sự đối đầu giữa các hệ thống là . . . để xem kẻ thù như một tổng thể hữu cơ tích hợp. . . tập trung vào những điểm quan trọng.. . thực hiện các đòn tấn công chính xác, khiến hệ thống của các hệ thống của địch bị phá vỡ bằng cách liên kết, làm suy giảm mạnh mạnh tính toàn vẹn, khả năng, sự ổn định và cân bằng của địch, làm tê liệt thêm cấu trúc, xáo trộn các chương trình và làm suy yếu các chức năng của địch”.

1709539025267.png


Những ý tưởng này cũng được phản ánh trong ấn bản Khoa học Chiến lược năm 2020 của Đại học Quốc phòng PLA, thể hiện tính lâu dài và tính trọng tâm của chiến tranh các hệ thống như một nguyên tắc tổ chức cho sự phát triển trong tương lai của PLA.

Để giải quyết vấn đề quan điểm của PLA về năng lực tác chiến của các hệ thống của họ ảnh hưởng như thế nào đến việc đánh giá cán cân quân sự, cần phải xem xét hai yếu tố quan trọng. Đầu tiên là tư duy chiến lược bao trùm thúc đẩy PLA phát triển khả năng tác chiến các hệ thống của mình. Thứ hai là cách áp dụng những suy nghĩ đó vào thực tiễn hoạt động. Như các phần trước về hướng dẫn chiến lược đã chứng minh, PLA đã được chỉ đạo chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự và “chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh đượcthông tin hóa”. Kể từ khi điều chỉnh đường lối chiến lược quân sự của Trung Quốc vào năm 2004, PLA đã hiểu rằng các cuộc xung đột trong tương lai rất có thể sẽ liên quan đến việc tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa.

1709539066568.png


Từ quan điểm chung, một tác giả có ảnh hưởng của PLA, tham gia sâu vào tư duy tiên tiến về các khái niệm chiến tranh các hệ thống của PLA, đã lưu ý rằng “tác chiến liên hợp là mô hình và phương thức cơ bản của các cuộc chiến tranh cục bộ được thông tin hóa, và chiến tranh các hệ thống là phương pháp cơ bản của các cuộc chiến tranh cục bộ được thông tin hóa”. Mối quan hệ giữa hai điều này trở nên rõ ràng nếu chúng ta xem xét trình tự thời gian khi chúng được phát triển. Lý thuyết về tác chiến liên hợp được xuất bản vào năm 2000, thử nghiệm tác chiến liên hợp tích hợp bắt đầu vào năm 2001 và PLA đã hoàn thành các thử nghiệm giai đoạn đầu vào năm 2005. Ngay sau khi những thử nghiệm này hoàn thành vào năm 2005, Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ đạo Hội nghị toàn quân tập trung nỗ lực vào “các chiến dịch hệ thống của các hệ thống dựa trên hệ thống thông tin”. Sự gần gũi về mặt thời gian và sự chồng chéo về mặt khái niệm của những nỗ lực này là bằng chứng cho thấy ba khái niệm chính nằm ở trung tâm tư tưởng tác chiến của PLA, định hướng quan điểm của họ về chiến tranh các hệ thống.

Thông tin hóa

Thông tin hóa đã định hình lại các chiến dịch quân sự và là nền tảng trong các định hướng chiến lược quân sự của PLA và sự chuẩn bị của PLA để chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa kể từ năm 2004. Sau khi quan sát thành công của Hoa Kỳ ở Iraq, Kosovo và Afghanistan, PLA nhận ra rằng tương lai chiến tranh sẽ phụ thuộc vào việc thu thập và phổ biến số lượng lớn thông tin có độ chính xác cao bằng cách sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến và hệ thống chỉ huy tự động.

1709539110880.png


Tương tự như vậy, các cấu trúc thông tin tiên tiến nhất sẽ cho phép hợp nhất, chia sẻ dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định cần thiết cho cả tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống. Nhìn rộng hơn, PLA coi thông tin hóa là yêu cầu cốt lõi cho các hoạt động ISR, khả năng tấn công chính xác tầm xa, tấn công và phòng thủ đa môi trường, khả năng cơ động và di chuyển tầm xa cũng như tăng cường hậu cần và chi viện. Sự kết hợp giữa tốc độ, độ chính xác và thông tin chính xác có thể được cung cấp cho tất cả các quân chủng và đơn vị tác chiến là yếu tố thúc đẩy PLA hướng tới mục tiêu phát triển các chiến dịch liên hợp tích hợp và đáp ứng yêu cầu cấp bách về chiến tranh các hệ thống.

Tác chiến liên hợp

Thông tin hóa là bước cần thiết đầu tiên để phát triển năng lực tác chiến liên hợp tích hợp. PLA đã nhận ra tầm quan trọng của tác chiến liên hợp kể từ chiến thắng của Hoa Kỳ tại Iraq năm 1991. Kể từ đó, các chuyên gia của PLA đã chỉ ra rằng “tác chiến liên hợp là mô hình và phương thức cơ bản của các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa”. Cụ thể hơn, các nhà lãnh đạo PLA nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng các khả năng chuyên biệt của tất cả các quân chủng trong hành động thống nhất nhằm mang lại hiệu quả chiến đấu cao hơn. Nhận thức này được thể hiện trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc xuất bản năm 2015.

1709539156717.png


Trong tài liệu này, PLA được chỉ đạo chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự và dần dần thiết lập một hệ thống tác chiến liên hợp tích hợp, trong đó tất cả các quân chủng được “liên kết liền mạch và các nền tảng tác chiến khác nhau hoạt động độc lập và phối hợp đồng bộ” là yếu tố cốt lõi nâng cao khả năng của PLA đối với “tác chiếnhệ thống củahệ thống dựa trên hệ thống thông tin”. Hành động của PLA trong hai thập kỷ qua chứng tỏ tầm quan trọng của tác chiến liên hợp trong các khái niệm tác chiến và lập kế hoạch cho tương lai của PLA ở cấp độ chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.

...........
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Chiến tranh các hệ thống

Chỉ đạo cấp cao ban đầu cho PLA về chiến tranh các hệ thống đến từ cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị toàn quân của PLA vào tháng 12 năm 2005. Ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố rằng việc phát triển học thuyết hệ thống của các hệ thống và thử nghiệm các khái niệm tác chiến mới được xây dựng trên các học thuyết này sẽ là phần cốt lõi của thông tin hóa PLA. Các văn bản tiếp theo do các chuyên gia PLA viết khẳng định mối liên hệ này, sau nhiều năm thử nghiệm, bằng cách lập luận rằng chiến tranh các hệ thống “là phương thức cơ bản của các cuộc chiến tranh cục bộ được thông tin hóa” và “các công cụ cơ bản của tác chiến liên hợp được thông tin hóa”.

1709539402901.png


Quả thực, một chuyên gia PLA khẳng định rằng “cả hai khái niệm đều phụ thuộc lẫn nhau rất cao và không thể tách rời” và cả hai đều cần được phân tích qua các khung nội dung khác nhau. Ông tiếp tục giải thích rằng tác chiến liên hợp giải quyết mối quan hệ giữa các quân, binh chủng khác nhau của quân đội bằng cách cho phép hành động thống nhất, tích hợp nhằm tận dụng năng lực cốt lõi của mỗi quân chủng. Mặt khác, chiến tranh các hệ thống tập trung vào các vấn đề về cấu trúc và chức năng, đặc biệt là các công cụ mà từng đơn vị riêng lẻ được tích hợp vào một hệ thống tác chiến và khả năng của chúng được điều chỉnh để đạt được một mục tiêu cụ thể.

Cùng với tác chiến liên hợp tích hợp, chiến tranh các hệ thống là yêu cầu đầu tiên được nêu trong Chiến lược quân sự của Trung Quốc dưới mục “chuẩn bị cho đấu tranh quân sự” và bao gồm nhiều lĩnh vực ưu tiên khác nhau mà PLA được chỉ đạo cải thiện, bao gồm sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, ISR, cảnh báo sớm, C2, tấn công chính xác tầm xa và chi viện toàn diện.

Áp dụng tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống trong tác chiến

Mặc dù các khái niệm này đều mang tính nền tảng và phản ánh các ưu tiên cao nhất của PLA, nhưng chúng vẫn là tư tưởng chỉ đạo của cấp cao và không có chi tiết cần thiết để phát triển một khái niệm tác chiến nhằm chống lại và đánh bại kẻ thù. Cụ thể hơn, mỗi khái niệm được thảo luận chung chung này đều thiếu tính cụ thể về cách nó được áp dụng vào tác chiến - một chi tiết cần thiết để hiểu các khái niệm tác chiến của PLA được tổ chức và chỉ đạo như thế nào trong điều kiện thời chiến. Để áp dụng một cách có ý nghĩa thông tin hóa, tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống vào phân tích của chúng ta về quan điểm của Trung Quốc về cán cân quân sự, những khái niệm này phải được đưa xuống cấp độ thấp hơn so với tư duy chiến lược của PLA và gắn với các thực tiễn hiện tại của PLA.

1709539539969.png


Về phần mình, thông tin hóa là điều kiện cơ bản được thể hiện trong tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống. Bản thân nó không có ứng dụng thực tế cụ thể và nên được coi là yếu tố cơ bản thiết yếu trong mọi cuộc thảo luận về khả năng và hoạt động của PLA. Mặt khác, tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống là trọng tâm trong việc thử nghiệm và lập kế hoạch tác chiến của PLA trong gần hai thập kỷ qua. Kết quả là, hai khái niệm này cung cấp một khuôn khổ cụ thể hơn cho việc phân tích.

Tác chiến liên hợp và chiến tranh các hệ thống được áp dụng cho các chiến dịch của PLA dưới hình thức các chiến dịch liên hợp của PLA và các khái niệm tác chiến mới. Mặc dù cách thức PLA áp dụng các khái niệm này tiếp tục phát triển, việc áp dụng chúng là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại lâu dài và không có xu hướng thay đổi lớn hoặc chuyển hướng toàn bộ các ưu tiên và nỗ lực phát triển. Điểm này rất quan trọng để hiểu PLA đã tiến hành xây dựng hệ thống tác chiến của mình theo thời gian như thế nào và điều chỉnh nó để đáp ứng các mục tiêu chiến lược và yêu cầu tác chiến của mình ra sao. Sự chú trọng của PLA vào việc chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự đã dẫn tới việc phát triển các chỉ huy chiến trường có khả năng duy trì sự sẵn sàng cao độ đối với “các phản ứng dây chuyền” hoặc các tranh chấp lãnh thổ có thể nảy sinh theo bất kỳ hướng chiến lược nào. Trong khi Đài Loan vẫn là hướng chiến lược chính của PLA, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng nhận thấy sự cần thiết phải sẵn sàng chiến đấu trong các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

1709539567797.png


Vì lý do này, PLA đã thiết kế các chiến dịch liên hợp và khái niệm tác chiến của mình để sử dụng trong nhiều tình huống tác chiến khác nhau, chống lại bất kỳ kẻ thù nào và trên tất cả các lĩnh vực. Hai cấu trúc này cung cấp nền tảng cho tất cả các kế hoạch tác chiến của PLA cũng như các phương thức tác chiến và chiến thuật được sử dụng trong các kế hoạch đó. Bất kể kịch bản tác chiến nào, sẽ có những đặc điểm và mệnh lệnh chung hướng dẫn việc lập kế hoạch tác chiến của PLA trên tất cả các bộ tư lệnh chiến khu và các hướng chiến lược liên quan. Một đánh giá toàn diện về cân bằng quân sự dựa trên hệ thống phải bắt đầu từ hai yếu tố này làm cơ sở.


...............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Chiến dịch liên hợp

Cách tiếp cận của PLA để vận hành tác chiến liên hợp liên quan đến các thành phần tổ chức, chức năng và công nghệ. Các thành phần tổ chức và chức năng được thấy trong cấu trúc chiến dịch liên hợp của PLA, trong khi thành phần kỹ thuật hỗ trợ tập trung vào cấu trúc thông tin chỉ huy được xây dựng xung quanh nền tảng chỉ huy tích hợp (ICP). Theo tài liệu PME của Trung Quốc, các chiến dịch liên hợp cung cấp “sự chỉ huy thống nhất của một cơ quan chỉ huy liên hợp trong một chiến trường hoặc được tổ chức và xây dựng tạm thời và được tiến hành chung trong một khu vực tác chiến được chỉ định tạm thời bởi một đội hình liên hợp lớn bao gồm một số đội hình cấp chiến dịch lớn nhất định và một số lực lượng tác chiến khác của một hoặc hai chiến khu trở lên và của hai quân chủng trở lên”.

1709634914818.png


Đặc biệt, bất kể mục đích chức năng đằng sau một chiến dịch cụ thể là gì (ví dụ: tấn công hỏa lực, phong tỏa, tấn công đảo, phản công biên giới, phòng không hoặc chống đổ bộ), một bộ nguyên tắc và hoạt động tác chiến cốt lõi đều phổ biến trong tất cả các chiến dịch. Khi PLA đã hiện đại hóa và xây dựng hệ thống tác chiến của mình trong hai thập kỷ qua, họ đã cố gắng xây dựng một khuôn khổ chiến dịch liên hợp có khả năng cung cấp nền tảng cho các loại chiến dịch khác nhau cần thiết cho nhiều kịch bản chiến tranh cục bộ tiềm ẩn. PLA phân loại các chiến dịch của mình theo bốn tiêu chí trọng tâm: loại chiến dịch, quy mô, sức mạnh và mô hình. Hiểu được những đặc điểm chung trong mỗi chiến dịch của PLA là điều cần thiết để xây dựng một khái niệm tác chiến có thể áp dụng cho nhiều kịch bản xung đột tiềm ẩn nhất có thể.

PLA chia các chiến dịch liên hợp thành hai loại cơ bản: chiến dịch tấn công và phòng thủ. Sự khác biệt chính giữa hai loại này là mức độ liên quan đến sự chủ động. Đối với các chiến dịch tấn công, tài liệu PME của PLA đề cập đến “các cuộc tấn công dựa trên sự chủ động” là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu trong thời chiến. Ngược lại, các chiến dịch phòng thủ tập trung nhiều hơn vào phạm vi rộng hơn các hành động tiềm tàng của đối phương, có thể kéo dài thời gian hành động phòng thủ thụ động hơn cho đến khi kẻ thù ngừng tấn công hoặc các điều kiện được cải thiện và động lực bắt đầu thay đổi.

1709634974580.png


Loại chiến dịch liên hợp thứ hai được quyết định bởi quy mô chiến dịch. PLA phân biệt các chiến dịch liên hợp của mình thuộc một trong ba loại quy mô khác nhau: quy mô lớn (chiến khu), quy mô trung bình (hướng chiến khu) và quy mô nhỏ ( cấp tập đoàn quân). Ngoài số lượng lực lượng và thành phần quân chủng của các chiến dịch liên hợp, sự khác biệt giữa ba loại này là rất quan trọng để hiểu được chức năng hệ thống của mỗi loại. Các chiến dịch liên hợp quy mô lớn thường được chỉ đạo từ bộ tư lệnh chiến khu và là trọng tâm để đạt được mục tiêu chiến lược tổng thể của cuộc chiến. Các ấn phẩm của PLA thường xuyên sử dụng các chiến dịch phong tỏa đảo và các chiến dịch tấn công đảo làm ví dụ điển hình cho các chiến dịch liên hợpquy mô lớn. Theo hướng dẫn của PLA, các chiến dịch này phải được lập kế hoạch và chỉ huy bởi các tư lệnh thường trực của chiến khu. Các chiến dịch quy mô trung bình được thực hiện theo “hướng tác chiến nhất định của chiến khu” và trong nhiều tình huống, sẽ là một phần của các chiến dịch liên hợp(chiến khu) quy mô lớn.

1709635066467.png


Các cơ cấu chỉ huy tạm thời kiểm soát cả các chiến dịch liên hợpquy mô vừa và nhỏ, cả hai đều có khả năng được kích hoạt bởi một bộ tư lệnh chiến khu cho các nhiệm vụ cụ thể. Tài liệu của PLA về các chiến dịch chủ yếu tập trung vào quy mô của lực lượng tham gia và tính chất của nhiệm vụ. Ví dụ, một chiến dịch phòng thủ biên giới - một trong ba chiến dịch phòng thủ liên hợp- được phân loại là một chiến dịch có quy mô trung bình và, trong một cuộc xung đột quy mô lớn, có thể sẽ hoàn thành vai trò bảo vệ khỏi “phản ứng dây chuyền” hoặc các cuộc tấn công của kẻ thù cơ hội. Cuối cùng, chiến dịch tiến công đảo Yijiangshan của PLA vào những năm 1950 được liệt kê như một ví dụ về chiến dịch liên hợpquy mô nhỏ, cho thấy rằng các chiến dịch của PLA nhằm vào các mục tiêu phụ cụ thể trong một cuộc xung đột lớn hơn sẽ thuộc loại này.

Các chiến dịch liên hợp cũng được đặc trưng bởi hai loại có liên quan chặt chẽ với nhau – sức mạnh tác chiến và mô hình tác chiến. Sức mạnh tác chiến của chiến dịch thường xoay quanh các thành phần quân chủng liên quan đến một chiến dịch và các chuyên môn chiến tranh cụ thể cần thiết cho một mô hình chiến dịch cụ thể. Tất cả sáu chiến dịch đều được định hướng theo chức năng - phòng thủ biên giới, phòng không, chống đổ bộ, tấn công bằng hỏa lực, phong tỏa đảo và tấn công đảo - và sẽ yêu cầu sự kết hợp lực lượng phù hợp với các lĩnh vực cụ thể do chiến dịch quy định.

1709635274182.png


Cuối cùng, sức mạnh và mô hình tác chiến của một chiến dịch liên hợp có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, một hướng suy nghĩ và nghiên cứu quan trọng gần đây của PLA có liên quan đến việc cải thiện khả năng của PLA trong việc tạo ra các lực lượng cần thiết cho một chiến dịch liên hợpvà các hợp phần phụ của nó. Tương tự như vậy, PLA đã thử nghiệm “các lực lượng tác chiến kiểu mới” và thiết kế các khái niệm tác chiến mới có khả năng hoạt động trong cơ cấu chiến dịch liên hợpcủa PLA. Vì lý do này, khái niệm tác chiến của PLA là một thành phần quan trọng để vận hành các khái niệm chiến tranh các hệ thống của Trung Quốc và đưa chúng vào việc lập kế hoạch và tác chiến ở cấp chiến dịch của PLA.


.................
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Khái niệm tác chiến

PLA đã dành thời gian đáng kể để phát triển cấu trúc chiến dịch liên hợpcủa mình cùng với khái niệm bao quát về các chiến dịch liên hợp tích hợp; tuy nhiên, nó đạt được ít tiến bộ hơn đáng kể trong việc chắt lọc những tư tưởng và nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của chiến tranh các hệ thống vào ứng dụng thực tế. Một trong những nỗ lực quan trọng nhất của PLA nhằm vận hành lý thuyết chiến tranh các hệ thống của mình xuất hiện trong một loạt khái niệm tác chiến được mô tả vào năm 2013 dưới tên “Bốn loại hình chiến tranh”: (1) chiến tranh tập thể, (2) chiến tranh kiểm soát, (3) chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm, và (4) chiến tranh thông tin-hỏa lực. Kể từ đó, PLA đã xuất bản nhiều sách nghiên cứu khoa học quân sự trình bày chi tiết về mối liên hệ giữa chiến tranh các hệ thống, khái niệm tác chiến cụ thể và các chiến dịch liên hợp. Những tác phẩm này cũng thảo luận về mối quan hệ quan trọng giữa chiến tranh các hệ thống – đặc biệt là vai trò của nó trong các khái niệm tác chiến mới nhất của PLA – và cấu trúc chiến dịch liên hợp hiện tại của PLA.

Về mặt thực tế, các khái niệm tác chiến như chiến tranh tập thể, chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm và chiến tranh tiêu diệt điểm trọng yếu được kiểm soát thể hiện việc vận hành chiến tranh các hệ thống và hình thành một bộ khái niệm tác chiến toàn diện từ cấp độ chiến lược xuống cấp độ chiến thuật. Là một chuyên gia về chiến tranh các hệ thống, Wang Yongnan giải thích, “chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm là một khái niệm và chiến lược tác chiến mới, phụ thuộc và là biểu hiện cụ thể của tư tưởng chiến tranh hệ thống”. Tương tự, một nghiên cứu khác của PLA về CONOP mới cho biết “các điểm then chốt của chiến tranh tiêu diệt và kiểm soát chủ yếu có liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu chiến thuật và chúng đã trở thành đại diện cụ thể cho việc sử dụng chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm trong lĩnh vực chiến thuật”. Sự tiến bộ của PLA đối với các khái niệm tác chiến mới này dường như đang ở giai đoạn đầu khi quá trình thử nghiệm và huấn luyện vẫn tiếp tục diễn ra trong toàn lực lượng. Tuy nhiên, điều mà phần tài liệu này làm rõ là cần phải cải thiện khả năng tác chiến của các hệ thống của PLA, cụ thể là bằng cách phát triển hơn nữa lực lượng của mình để có khả năng triển khai các khái niệm tác chiến cốt lõi này.

Chiến tranh thông tin hóa và các hệ thống

Khái niệm chỉ đạo của PLA liên kết chiến tranh các hệ thống và thông tin hóa đòi hỏi “các chiến dịch tập thể, tấn công phi đối xứng và làm tê liệt các hệ thống của kẻ thù”. Các nhà nghiên cứu của PLA cho rằng điều này có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp của các hành động quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế được thiết kế nhằm nhắm vào các hệ thống chiến lược và chiến dịch của kẻ thù bằng cách sử dụng “các đơn vị tiền phương và hậu phương phối hợp trong mọi lĩnh vực để tấn công các nút quan trọng và các liên kết yếu của hệ thống điều hành của kẻ thù, nhanh chóng giành thắng lợi, kiên quyết khuất phục địch, nhanh chóng làm tê liệt toàn bộ hệ thống tác chiến của địch, áp đảo hiệu quả, giảm ý chí chiến đấu của địch và đạt được mục tiêu tác chiến”. Mặc dù phục vụ cho khái niệm chỉ đạo của PLA, nhiều lĩnh vực trong số này vẫn đang ở các giai đoạn hoàn thiện về mặt khái niệm và triển khai thực tế khác nhau; tuy nhiên, việc phát triển khái niệm của PLA ở mọi cấp độ phản ánh những ý tưởng cốt lõi này, khiến chúng trở thành một phương tiện hữu ích để hiểu cách các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận hiệu quả của năng lực liên hợp của họ.

1709635455283.png


Ba thành phần trong tư tưởng chỉ đạo này - “các chiến dịch tập thể, các cuộc tấn công phi đối xứng và làm tê liệt các hệ thống của kẻ thù” - tạo cơ sở cho “Bốn loại hình chiến tranh” của PLA. “Các chiến dịch tập thể” đề cập đến nhu cầu phát triển một loạt các hệ thống tác chiến liên kết với nhau có thể hoạt động hợp tác, phối kết hợp các biện pháp quân sự và phi quân sự nêu trên và đạt được kết quả chiến tranh mong muốn của Trung Quốc. Vì lý do đó, khả năng chỉ huy ở mọi cấp độ - được hỗ trợ bởi các hệ thống tự động chỉ huy, bao gồm nền tảng chỉ huy tích hợp và các công cụ khác nhau được sử dụng để tổng hợp thông tin tình báo, hỗ trợ ra quyết định, quản lý hậu cần, quản lý động viên và nhắm mục tiêu - là rất quan trọng để quản lý và hài hòa rất nhiều các hành động quân sự khác nhau tạo thành chiến dịch tập thể trong một kế hoạch chiến tranh có thể xảy ra của Trung Quốc. “Các cuộc tấn công phi đối xứng” được thực hiện nhờ sự hiểu biết thấu đáo về các hệ thống tác chiến của đối phương và tập trung vào việc tấn công các điểm yếu chính, làm suy yếu sức mạnh, khả năng và tiềm năng tác chiến của đối phương bằng cách sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất có thể. “Làm tê liệt hệ thống của kẻ thù” tập trung vào việc sử dụng vũ lực phù hợp để giảm bớt các khu vực chức năng chính của kẻ thù và giành quyền chủ động cũng như kiểm soát diễn biến chiến trường.

1709635500583.png


Các yếu tố của khái niệm chỉ đạo này càng trở nên quan trọng hơn vì các nhà nghiên cứu chủ chốt của PLA thừa nhận rằng “vẫn còn một khoảng cách lớn giữa lực lượng của chúng ta và lực lượng của đối thủ, và hệ thống điều hành của chúng ta sẽ khó có thể theo kịp được hệ thống điều hành của họ trong cuộc xung đột mở”.

Một lĩnh vực khác đã được thảo luận thường xuyên trong các bài viết của PLA là ý tưởng về “kiểm soát”, thường xuyên nhất là trong bối cảnh “kiểm soát chiến tranh”. Như đã được đề cập trước đó, các khái niệm tác chiến trong “Bốn loại hình chiến tranh” bao gồm chiến tranh kiểm soát. Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ yếu tố cụ thể này phù hợp với các khái niệm tác chiến khác của PLA như thế nào, nhưng mối liên hệ của nó với nhiều chủ đề hiện tại trong tư duy của PLA – chiến tranh các hệ thống, thông tin hóa, “Tam chiến” và chiến tranh tâm lý – gợi ý rằng ở một mức độ nào đó, học thuyết đã có ảnh hưởng đến nhiều khái niệm của PLA hiện nay. Căn cứ vào các nguồn thông tin sẵn có, thật khó để hiểu liệu “kiểm soát chiến tranh” và “kiểm soát tác chiến” có phải là những khái niệm khác nhau hay không.

1709635541257.png


Điều có vẻ đúng là kiểm soát chiến tranh là khái niệm cấp cao của PLA liên quan đến việc kiểm soát phạm vi, quy mô và tốc độ của chiến tranh. Nó chủ yếu quan tâm đến việc phòng ngừa và ngăn chặn xung đột cũng như kiểm soát sự leo thang trong khủng hoảng và/hoặc chiến tranh, và sự thành công của nó phụ thuộc vào sự thống trị của thông tin. Ngược lại, kiểm soát tác chiến dường như là khái niệm tác chiến (bao gồm các nguyên tắc hướng dẫn, các yếu tố cốt lõi và các loại chiến dịch cụ thể) được thiết kế để đảm bảo kiểm soát chiến tranh. Các văn bản của PLA đã lưu ý rằng cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát trong chiến tranh hiện đại là một nỗ lực mãnh liệt, đa lĩnh vực, đòi hỏi phải có kế hoạch về thời gian và trình tự rõ ràng. Cuối cùng, kiểm soát tác chiến nhằm đảm bảo sự sẵn sàng trong mọi phạm vi từ thời bình đến thời chiến thông qua việc phát triển một hệ thống quân sự có năng lực, một hệ thống hiệu quả để tích hợp và động viên các nguồn lực quân sự-dân sự, cũng như lập kế hoạch toàn diện cho một loạt các hành động quân sự và phi quân sự.

1709635573715.png


Mối liên hệ giữa kiểm soát tác chiến, chiến tranh các hệ thống và thông tin hóa là rất rõ ràng, đòi hỏi một “hệ thống lực lượng quân sự có thể kiểm soát” bao gồm:
(1) khả năng chỉ huy liên hợp,
(2) nhận thức thông tin toàn diện và đa chiều,
(3) khả năng phản ứng nhanh,
(4) khả năng tấn công chính xác “phá hủy hệ thống”,
(5) khả năng tiêu diệt mềm, không gây chết người và
(6) khả năng chỉ huy và kiểm soát “hiệu quả theo thời gian thực”.
Sự phát triển đầy đủ các khả năng kiểm soát tác chiến sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo chính trị và chỉ huy quân sự cấp cao các công cụ để răn đe và, trong trường hợp răn đe thất bại, sẽ cung cấp một phản ứng nhanh chóng, phù hợp, sử dụng ít nguồn lực nhất để đạt được mục tiêu chính trị của Trung Quốc.

Để hiểu được vai trò cụ thể của việc kiểm soát chiến tranh trong khái niệm chiến tranh các hệ thống tổng thể của Trung Quốc chắc chắn sẽ cần phải nghiên cứu thêm; tuy nhiên, đã có những nghiên cứu sâu rộng của PLA được công bố về các khái niệm tác chiến khác, chẳng hạn như chiến tranh tập thể, chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm và chiến tranh hỏa lực - thông tin, cũng như chiến tranh tiêu diệt điểm kiểm soát quan trọng.

............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Chiến tranh tập thể

Chiến tranh tập thể là một tập hợp các hành động chiến lược “tìm cách đạt được chiến thắng chính trị một cách hòa bình bằng cách phát triển và dựa vào sức mạnh quốc gia toàn diện của mình” bằng cách sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao và quân sự như một phần của “hoạt động đối đầu tổng hợp”. Chiến tranh tập thể thường mang tính phản ứng và đòi hỏi sự phối hợp ở mức độ cao từ lãnh đạo quốc gia.

Chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm và chiến tranh hỏa lực - thông tin

Chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm là một khái niệm tác chiến “liên quan đến việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử tích hợp để hỗ trợ và hướng dẫn các mục tiêu nhằm đặt 'mục tiêu' vào trung tâm của việc tổ chức và lên kế hoạch cho các hoạt động tác chiến” bằng cách sử dụng các nhóm lực lượng tinh nhuệ, phân tán, được thiết kế riêng cho các nhiệm vụ cụ thể và nhanh chóng đạt được các mục tiêu tác chiến. Khái niệm này tập trung vào và yêu cầu sử dụng các hệ thống tự động hóa chỉ huy và ISR tiên tiến để “phát hiện, định vị, nhận dạng, lựa chọn và tấn công mục tiêu một cách toàn diện, chính xác” theo cách hiệu quả nhất có thể. Đặc biệt, mục đích đằng sau các hoạt động này là tránh các trận đánh tiêu hao lớn bằng cách lựa chọn các mục tiêu quan trọng và điều chỉnh các nhóm lực lượng theo hành động cụ thể cần thiết hoặc mức độ thiệt hại cần thiết để đạt được các mục tiêu tác chiến. Các hành động chính của nó bao gồm các cuộc tấn công chính xác, các chiến dịch phong tỏa hoặc kiểm soát, chiếm giữ các cơ sở quan trọng (ví dụ: sân bay hoặc bến cảng) và bảo vệ các mục tiêu quan trọng và các nút then chốt trong hệ thống tác chiến của chính PLA.

1709637890572.png


Theo “Bốn loại hình chiến tranh”, chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm và chiến tranh thông tin - hỏa lựclà những khái niệm riêng biệt; như được mô tả trong các nguồn của PLA, chiến tranh thông tin-hỏa lực có thể là một yếu tố của nhiều khái niệm. Cụ thể, chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm là một khái niệm tổng quát bao gồm nhiều hình thức chiến tranh:
(1) tấn công thông tin – hỏa lực,
(2) tấn công đa môi trường,
(3) phá hủy mạng - điện tử tích hợp,
(4) các cuộc đột kích tác chiến đặc biệt và/ hoặc
(5) chiến dịch tâm lý (PSYOP).
Sự kết hợp cụ thể của các hình thức chiến tranh này được quyết định bởi nhiều yếu tố - mục tiêu tác chiến, loại mục tiêu, yêu cầu về mức độ phá hủy, hạn chế về thời gian, v.v. - và yêu cầu một hệ thống chỉ huy linh hoạt có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng về việc điều động lực lượng, đánh giá mức độ mà theo đó các cuộc tấn công đã đạt được mục tiêu đề ra và ra lệnh tiếp tục tấn công nếu cần thiết. Khả năng nhanh chóng tạo ra các nhóm lực lượng cần thiết và đánh giá hiệu quả tổng thể của chúng là rất quan trọng đối với sự thành công của khái niệm tác chiến này.

1709637948049.png


Chiến tranh hủy diệt có kiểm soát – điểm trọng yếu

Chiến tranh hủy diệt có kiểm soát - điểm trọng yếu là ứng dụng chiến thuật của chiến tranh lấy mục tiêu làm trung tâm, thường được áp dụng ở cấp độ chiến dịch. Cả hai khái niệm đều có liên quan chặt chẽ và tập trung vào việc đảm bảo lựa chọn mục tiêu và sử dụng vũ lực một cách tối ưu để đáp ứng các mục tiêu tác chiến.

Logic tác chiến chiến tranh có hệ thống được áp dụng

Khi xem xét một cuộc xâm lược Đài Loan, PLA đã khái niệm hóa “chiến dịch tấn công liên hợp lên đảo quy mô lớn” được gọi một cách hoa mỹ là chiến dịch mà họ sẽ tiến hành để chinh phục hòn đảo này. Chiến dịch quân sự quy mô lớn này bao gồm các chiến dịch lớn sau:
(1) chiến dịch đổ bộ lên Đài Loan và vấp phải sự phản kháng của Đài Loan,
(2) chiến dịch chiếm giữ hoặc vô hiệu hóa các đảo gần bờ (ví dụ: Kim Môn và Mã Tổ),
(3) chiến dịchchiếm giữ các đảo ở eo biển Đài Loan (tức là quần đảo Bành Hồ),
(4) các chiến dịch“trên đảo”, hoặc các chiến dịchxuyên suốt chiều sâu và chiều rộng của Đài Loan để chiếm lãnh thổ trên đảo trong nhiều môi trường khác nhau (ví dụ: đô thị, miền núi),
và (5) bảo vệ lãnh thổ mới chiếm được, nếu cần thiết, khỏi sự can thiệp của “kẻ thù mạnh”, một cách nói uyển chuyển của Hoa Kỳ, thông qua các chiến dịch phòng thủ bờ biển.

1709638042926.png


Mỗi chiến dịch này đều có các hành động liên quan phải được tiến hành thành công, song song hoặc tuần tự, để đạt được mục tiêu của chiến dịch. Những mục tiêu này được đề cập cụ thể trong tài liệu của PLA là “mục tiêu tác chiến”. Lần lượt, mỗi hành động này được thực hiện bởi các hệ thống con của hệ thống tác chiến lớn hơn mà chúng thuộc về, chẳng hạn như hệ thống tác chiến đổ bộ hoặc hệ thống tấn công hỏa lực liên hợp.

Về lý thuyết, thành phần chính xác của một hệ thống tác chiến cụ thể thực hiện các hoạt động tác chiến rất linh hoạt và phù hợp. Trước hết nó dựa trên một phương thức hoặc các phương thức cụ thể mà các chỉ huy tác chiến PLA chọn để tiến hành một chiến dịch cụ thể. Ví dụ, các phương thức tác chiến đổ bộ đường không điển hình bao gồm việc triển khai đổ bộ bằng máy bay trực thăng, thả dù trên không và đôi khi là triển khai hạ cánh máy bay vận tải. Người chỉ huy có thể sử dụng bất kỳ hoặc tất cả các phương thức này để đạt được các mục tiêu tác chiến của chiến dịch đổ bộ đường không. Cho dù chọn phương thức nào hoặc kết hợp các phương thức nào, người chỉ huy sẽ xác định thành phần tỷ lệ của từng loại đơn vị và nền tảng trong hệ thống phụ của chiến dịch đườngkhông. Việc thử nghiệm các khái niệm như tác chiến lấy mục tiêu làm trung tâm đã thử nghiệm nhiều loại nhóm lực lượng phù hợp khác nhau trong nhiều tình huống và điều kiện khác nhau.

1709638134306.png


Một mục tiêu khác của PLA là làm cho các hệ thống con riêng lẻ có thể được điều chỉnh theo hệ thống tác chiến của lực lượng đối lập. Cụ thể, sự hiểu biết của PLA về hệ thống phòng thủ của đối phương quyết định cấu trúc, thành phần và quy mô hệ thống của chính họ. Mỗi hệ điều hành của PLA yêu cầu khả năng chống lại và bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù và đủ mạnh mẽ để hoàn thành hành động khi chịu tổn hại và suy yếu trên chiến trường. Kết quả là, các hệ thống tác chiến được điều chỉnh quy mô và phạm vi tùy theo cấu trúc và khả năng của các hệ thống của đối thủ. Ví dụ: nếu một đối thủ cấp thấp không gây ra thách thức trong lĩnh vực điện từ thì các hệ thống tác chiến khác nhau của PLA có thể không cần khả năng phòng thủ tác chiến điện tử đáng kể.

Cuối cùng, PLA mong muốn có các hệ thống tác chiến được giao nhiệm vụ linh hoạt và có khả năng tự phục hồi để đáp ứng với các điều kiện trên chiến trường. Một số khía cạnh của hệ thống tác chiến có thể được lên kế hoạch trước bằng cách sử dụng một mẫu chung, nhưng mỗi khía cạnh đều được tùy chỉnh và tùy thuộc vào sự hiểu biết của người chỉ huy về các mục tiêu cấp cao hơn, môi trường tác chiến và đánh giá tình hình hiện tại. Nếu điều kiện chiến trường ngày càng phát triển, các hệ thống này có thể được tăng cường thêm các nền tảng, đơn vị và hệ thống con bổ sung khi trận chiến diễn ra.

1709638202003.png


Điều này đặc biệt đúng nếu một chỉ huy PLA quyết định rằng các mục tiêu tác chiến vẫn chưa đạt được hoặc có nguy cơ không đạt được mục tiêu nào. Về lý thuyết, các nền tảng, đơn vị hoặc hệ thống con được giao nhiệm vụ trong một giai đoạn tác chiến để hỗ trợ một hệ thống vận hành được chỉ định sau đó có thể được giao nhiệm vụ tiếp để hỗ trợ một hệ thống vận hành khác khi tiến trình tác chiến, mục tiêu phát triển hoặc người chỉ huy quyết định cần thêm nguồn lực để đảm bảo khả năng đạt được mục tiêu ban đầu của chiến dịch.

.........
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Tương tự, khi các nền tảng, đơn vị và hệ thống con trong một hệ thống vận hành bị suy yếu hoặc bị tổn thất trên chiến trường, các nền tảng, đơn vị và hệ thống con khác có thể được giao nhiệm vụ mới để bổ sung và đảm bảo khả năng tiếp tục đạt được các mục tiêu chiến dịch của hệ thống vận hành. Ví dụ: nếu máy bay tấn công mặt đất của một hệ thống tác chiến bị đối phương tiêu hao nặng nề, các đơn vị hàng không tấn công mặt đất bổ sung - nếu có, từ các đơn vị dự bị hoặc là một phần của hệ thống điều hành khác - có thể được giao nhiệm vụ bù đắp cho sự thiếu hụt về năng lực. Ngoài ra, các nền tảng, đơn vị và hệ thống khác, cũng có khả năng tấn công mặt đất - tên lửa đất đối đất, máy bay ném bom, pháo tầm xa, v.v. - có thể được người chỉ huy giao nhiệm vụ thay thế, dựa trên tính khả dụng và hoàn cảnh.

PLA đánh giá chiến tranh các hệ thống như thế nào?

Với các thông số của chiến tranh các hệ thống được xác định, Trung Quốc đánh giá cao điều gì theo tài liệu? Về cơ bản, cam kết của Trung Quốc đối với chiến tranh các hệ thống là biểu hiện của việc nước này hoàn toàn chấp nhận tầm quan trọng của thông tin trong tất cả các khía cạnh của chiến tranh, và, về mặt đó, các ưu tiên của Trung Quốc phù hợp với những gì quân đội phương Tây hiện đại đã kết luận. Về cách nhắm mục tiêu vào các hệ thống tác chiến của địch, tính ưu việt của thông tin được mô tả ngắn gọn như sau: “Khi nói đến 'tấn công chính xác để phá hủy các hệ thống', việc đầu tiên là phá hủy hệ thống thông tin của địch. Đây vừa là cách rẻ tiền vừa hiệu quả để phá hủy các hệ thống tác chiến của đối phương. Do đó, việc phá hủy hệ thống thông tin của kẻ thù phải là điều đầu tiên cần được cân nhắc. Khi lập kế hoạch tác chiến, chúng ta phải tuân thủ yêu cầu hàng đầu là tiêu diệt hệ thống thông tin của địch. Khi tổ chức tác chiến, chúng ta phải tuân thủ việc tiêu diệt hệ thống thông tin của địch là điều quan trọng nhất trong các điều quan trọng xuyên suốt toàn bộ chiến dịch. Khi đánh giá một chiến dịch, chúng ta phải lấy tác động của việc phá hủy hệ thống thông tin của địch làm thước đo đánh giá chính”. Mặc dù còn nghi ngờ khi đánh giá rằng việc chống lại hệ thống thông tin là rẻ hay dễ dàng, nhưng trọng tâm của hướng dẫn này rất rõ ràng.

1709917397436.png


Ở cấp độ tác chiến rất cao, cách tiếp cận các hệ thống của PLA nhấn mạnh cam kết đối với nhiều thuộc tính giống nhau mà Hoa Kỳ coi trọng, liên quan đến cả các chiến dịch tấn công và phòng thủ: tốc độ, độ chính xác và hiệu quả trong việc ra quyết định và thực thi. Ngược lại, điều này đặt ưu tiên cao cho nhận thức tình hình nói chung và các hệ thống trinh sát và tình báo nói riêng; các hệ thống chỉ huy và liên lạc được đảm bảo, và băng thông liên quan, cũng như cấu trúc C2 phẳngđược bảo vệ; và các hỏa lực tầm trung và tầm xa chính xác để tấn công chính xác ở cự ly xa nhằm vô hiệu hóa các hệ thống tác chiến của địch. Những chủ đề tương tự truyền tải những giá trị của PLA trong các chiến dịch của chính họ được trình bày lại trong nhiều tài liệu và được tóm tắt gọn gàng ở đây: “Trong chiến tranh các hệ thống, 'cảm nhận chính xác là tiền đề, ra quyết định đúng đắn là cốt lõi, tấn công hiệu quả là chìa khóa, đánh giá theo thời gian thực là yêu cầu', bốn liên kết này có mối tương quan cao và có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời cùng nhau tạo thành vòng khép kín của chiến tranh các hệ thống”.

1709917438986.png


Tài liệu chứa đầy các khuyến nghị chung về tất cả các khả năng mà PLA sẽ cần để thách thức và chống lại nhưng rất ít tài liệu tham khảo tiết lộ rõ ràng hoặc hàm ý tiến lộ định mức độ ưu tiên của những gì PLA coi trọng đối với các nhiệm vụ quân sự cụ thể. Chẳng hạn, một tác giả thừa nhận khái niệm “Tiến công điểm then chốt” như sau: “Nhìn chung, phần then chốt nhạy cảm nhất trong hệ thống tác chiến của địch là 'các Hệ thống bốn nhánh' có chức năng liên kết, kiểm soát, phối hợp và trụ cột, cụ thể là hệ thống tình báo trinh sát, hệ thống chỉ huy và kiểm soát, hệ thống chiến đấu và hệ thống an toàn”.Tài liệu này khẳng định khả năng kỹ thuật mạnh mẽ của chúng và rằng chúng “có khả năng bảo vệ kém và dễ bị tấn công” mà không nêu rõ cách thức thực hiện một cuộc tấn công như vậy. Vì vậy, vấn đề dường như đã được xác định và tham số hóa nhưng chưa được giải quyết.

Hướng dẫn của PLA theo Đường lối Chiến lược Quân sựcho Kỷ nguyên Mới là rộng khắp và toàn diện và chạm đến hầu hết mọi khía cạnh về tổ chức, cơ cấu lực lượng, các thể chế quân sự và các quy trình. Câu hỏi quan trọng nổi lên là một trong những ưu tiên. Ưu tiên nào trong số này quan trọng nhất đối với các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc, và những ưu tiên này có vị trí thế nào trong đánh giá về cán cân quân sự của Trung Quốc? Một câu hỏi tương tự nổi lên là đánh giá của ai quan trọng nhất đối với sự hiểu biết của chúng ta về cán cân quân sự. Hiện có rất nhiều nghiên cứu khoa học quân sự và các ấn phẩm quân sự khác theo dõi những diễn biến quan trọng của PLA; tuy nhiên, những quan điểm quan trọng nhất trong việc hiểu cách Trung Quốc nhìn nhận sự cân bằng quân sự gần như chắc chắn không phải từ các chỉ huy, nhà nghiên cứu và nhà khoa học đưa ra nhóm phân tích này. Dù sao đi nữa, phân tích này cung cấp một loạt thông tin chi tiết có khả năng cung cấp cho các lãnh đạo cấp cao, những người sẽ có ý kiến quan trọng nhất trong đánh giá cuối cùng.

1709917516145.png


Tài liệu khoa học quân sự của PLA về chiến tranh các hệ thống và các khái niệm liên quan của nó mô tả một lực lượng đang chuyển sang trạng thái cuối cùng vẫn chưa được hiểu rõ; ở một số khía cạnh, có vẻ như các tác giả đang thúc giục chấp nhận các nguyên tắc cơ bản mà việc PLA theo đuổi chiến tranh các hệ thống đòi hỏi đối với đội ngũ sĩ quan của họ. Ví dụ, một nhà nghiên cứu của PLA thảo luận về cái được gọi là ra quyết định thông minh trong C2 cho rằng:

Hệ thống chỉ huy và điều khiển khai thác nền tảng mạng máy tính để sử dụng toàn diện cơ sở dữ liệu, hệ thống chuyên gia và mô phỏng chiến đấu để đưa ra quyết định chỉ huy. Dựa trên phán đoán toàn diện theo điều kiện chiến trường, người chỉ huy có thể đề xuất nhiều phương án ra quyết định, sau đó nhanh chóng mô phỏng và đánh giá các chương trình khác nhau thông qua hệ thống ra quyết định có sự hỗ trợ của máy tính để đưa ra giải pháp tốt nhất. Đồng thời, các mạng tương tác phân tán tiên tiến, xử lý và hiển thị hình ảnh đồ họa, thực tế ảo, việc sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, để thực hiện chỉ huy và kiểm soát hiệu quả, mang lại sự hỗ trợ và bảo vệ đáng tin cậy.

Tuy nhiên, những khả năng này được công nhận là vượt xa những gì PLA thấy hiện nay. Tác giả thừa nhận Lục quân Trung Quốc, lực lượng kế thừa được coi là ít được chuẩn bị nhất cho chiến tranh hiện đại, “Đặc biệt đối với lục quân của chúng ta, các mục tiêu chiến đấu mà cấp chiến thuật phải đối mặt là tương đối hạn chế. Việc phát hiện và xác định các nút then chốt ảnh hưởng đến hệ thống chiến đấu tổng thể của địch không phải là điều dễ dàng. Việc sử dụng thành công lực lượng chiến đấu hiện có để tiến hành các cuộc tiến công còn khó khăn hơn”.

Chiến tranh thông tin hóa, được thể hiện trong hai khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau về hệ thống của các hệ thống và tác chiến liên hợp, đặt ra những yêu cầu lớn đối với PLA, vượt xa nhu cầu thiết yếu về công nghệ tiên tiến và các hệ thống vũ khí. Hệ thống của các hệ thống và tác chiến liên hợp đòi hỏi phải được huấn luyện nâng cao, chỉ huy có năng lực và kinh nghiệm cũng như các khái niệm đổi mới phù hợp với các loại hình chiến tranh được thông tin hóa mà PLA có thể phải đối đầu trong tương lai. Cuối cùng, sự chú trọng của ông Tập Cận Bình vào việc “chiến đấu và giành thắng lợi trong các cuộc chiến” cũng như “chuẩn bị cho đấu tranh quân sự” đã góp phần thúc đẩy PLA trở thành một quân đội đẳng cấp thế giới. Các ưu tiên và quan điểm của ông về tiến bộ cũng như thách thức của PLA chắc chắn có trọng lượng nhất trong việc đánh giá quan điểm thể chế của Trung Quốc về cán cân quân sự./.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Trung Quốc tuyên bố chế tạo tàu sân bay thứ tư

Trung Quốc đang trong quá trình phát triển tàu sân bay thứ tư để cạnh tranh với hạm đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, một đô đốc Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tuyên bố.

1709917683976.png

Tàu sân bay 003 - Phúc Kiến của TQ

Phát biểu trong cuộc họp lập pháp thường niên ở Bắc Kinh, chính ủy Hải quân PLA Yuan Huazhi tuyên bố rằng tiến trình đang đi đúng hướng và ông chưa nghe thấy bất kỳ “nút thắt kỹ thuật” nào liên quan đến việc phát triển.

Ông cũng cho biết công chúng sẽ sớm biết liệu tàu sân bay mới có chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không, giống như một số tàu chiến tiên tiến nhất trong kho của Hải quân Mỹ.

Cho đến nay, chỉ có hải quân Mỹ và Pháp có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Điều này cho phép họ thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu.

Tờ South China Morning Post dẫn lời ông nói : “Chúng tôi đang chế tạo các tàu sân bay để bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi” .

Trước thông báo này, hình ảnh minh họa về chiếc tàu sân bay thứ tư đang được đóng tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải đã xuất hiện trên mạng.

1709917784450.png


Thông báo của Yuan được đưa ra gần hai năm sau khi Bắc Kinh hạ thủy tàu sân bay thứ ba , Phúc Kiến .

Mặc dù tự hào là tàu chiến tiên tiến nhất của Trung Quốc, Phúc Kiến không chạy bằng năng lượng hạt nhân vì Bắc Kinh được cho là không có đủ công nghệ lò phản ứng hạt nhân hải quân trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, tàu sân bay này có những tính năng tiên tiến, chẳng hạn như máy phóng điện từ và thiết bị hãm để phóng máy bay cánh cố định nặng hơn và lớn hơn.

Phúc Kiến vẫn chưa trải qua quá trình thử nghiệm trên biển.

1709917857991.png

Tàu sân bay 003 - Phúc Kiến của TQ

Những phát triển hàng hải gần đây của Trung Quốc phù hợp với tham vọng phát triển hải quân “ biển xanh ” hiện đại trong thập kỷ tới.

Trạng thái nước xanh đạt được khi lực lượng hàng hải có khả năng thực hiện các hoạt động bền vững ở vùng nước sâu.

Lực lượng này cũng phải có nhiều hơn một tàu sân bay triển khai sức mạnh ở xa đất nước.

Bất chấp quy mô ngày càng tăng, Hải quân PLA vẫn được coi là “hải quân nước xanh”, hoạt động chủ yếu gần bờ biển.
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Dự báo xu hướng phát triển máy bay tiếp dầu trên không của Quân đội Trung Quốc

Máy bay tiếp dầu trên không là thành phần chiến đấu quan trọng và là cơ sở để tổ chức của các hoạt động chiến đấu trên không trong chiến tranh hiện đại. Ví dụ, trong Chiến tranh vùng Vịnh, 60% nhiệm vụ không kích của liên minh cần có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu. Vì lý do này, quân đội Mỹ đã đầu tư 308 máy bay tiếp dầu (trong đó có 262 máy bay tiếp dầu số hiệu KC-135 và 46 máy bay tiếp dầu số hiệu KC-10) và điều động trung bình 360 phi vụ cất/hạ cánh mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là mỗi giờ có 15 máy bay tiếp dầu thường xuyên hoạt động trên không. Tuy nhiên, máy bay tiếp dầu trên không truyền thống có thiết kế không tàng hình và thường được chuyển đổi từ máy bay dân dụng hoặc máy bay vận tải quân sự để làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không.

1709940887741.png

Máy bay tiếp dầu KC-135

Việc sử dụng nền tảng máy bay chở khách được hoán cải có ưu điểm là chi phí thấp, do máy bay chở khách có lượng khách hàng lớn, không chỉ chia sẻ chi phí nghiên cứu phát triển R&D và sản xuất mà còn giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng máy bay. Trong khi đó, mặc dù máy bay vận tải quân sự thua kém về mặt kinh tế so với máy bay chở khách nhưng chúng cũng có những ưu điểm riêng. Bản thân máy bay vận tải được chế tạo theo tiêu chuẩn quân sự, đồng thời có thể lắp đặt hệ thống gây nhiễu điện tử và hệ thống dẫn đường vệ tinh. Ưu điểm lớn hơn của máy bay vận tải sau khi được hoán cải thành máy bay tiếp dầu đó là có thể cất cánh và hạ cánh tại các sân bay có cơ sở hạ tầng không cần quá hiện đại và chúng cũng linh hoạt hơn trong hoạt động tác chiến.

Đối với việc phát triển thân máy bay đối với máy bay tiếp dầu trên không, vẫn chưa có một kết luận chính xác là nên sử dụng thân của máy bay vận tải hành khách dân sự hay thân của máy bay vận tải quân sự. Hiện nay, trong khi các máy bay tiếp dầu trên không của Mỹ và châu Âu chủ yếu được phát triển trên cơ sở thân của máy bay chở khách dân sự thì Nga lại ưa chuộng sử dụng thân máy bay vận tải quân sự được cải tiến để sản xuất máy bay tiếp dầu trên không. Tuy nhiên, dù là máy bay vận tải dân dụng hay máy bay vận tải quân sự thì một điểm yếu cố hữu chung đó là khả năng tàng hình vô cùng hạn chế. Đây là một vấn đề lớn trong điều kiện tác chiến hiện nay khi mà hoạt động tác chiến trên không đã bước vào kỷ nguyên tàng hình.

1709940950347.png

Máy bay tiếp dầu KC-10

Theo cách nghĩ thông thường, nhiều người tin rằng việc triển khai càng nhiều máy bay tiếp đầu trên không sẽ càng nâng cao hiệu quả tác chiến cho các máy bay chiến đấu trên không do chúng được cải thiện bán kính tác chiến và thời gian hoạt động. Tuy nhiên, trong môi trường tác chiến yêu cầu cao về năng lực tàng hình như chiến tranh hiện đại hiện nay thì chiến thuật tác chiến của máy bay chiến đấu đi kèm với máy bay tiếp dầu trên không đã có nhiều thay đổi.

Theo đó, sau khi máy bay chiến đấu tàng hình tiến vào khu vực tác chiến của đối phương, chúng sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cao, khi đó máy bay tiếp dầu phải bám sát phía sau máy bay chiến đấu để sẵn sàng hỗ trợ nhiên liệu khi cần thiết. Tuy nhiên đây lại là nhiệm vụ bất khả thi đối với các máy bay tiếp dầu trên không truyền thống vì năng lực tàng hình hạn chế. Vì vậy, trong thực tế tác chiến hiện nay, máy bay tiếp dầu trên không chỉ có còn biện pháp là mở rộng phạm vi hoạt động và nán lại lâu ở rìa chiến trường trên không - bên ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương. Điều này có nghĩa là phải hy sinh bán kính hoạt động và tốc độ phản ứng của máy bay chiến đấu tàng hình và điều này ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động và ý định tác chiến của hệ thống chiến đấu.

Khả năng nhiệm vụ của máy bay tiếp dầu trên không

Máy bay tiếp dầu trên không Y-20 ra đời đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp nhiên liệu trên không cũng như năng lực tác chiến trên không tầm xa của PLA. Tuy nhiên, hiện nay Y-20 vẫn chỉ đóng vai trò “tiếp nhiên liệu tại vị trí chiến đấu” bên ngoài phạm vi tác chiến của lực lượng phòng không đối phương. Nếu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu cho máy bay chiến đấu tàng hình như J-20, nó sẽ phải chịu những hạn chế đáng kể về mặt chiến thuật.

1709941075891.png

Máy bay tiếp dầu Y20

Suy cho cùng, khi một máy bay tiếp nhiên liệu không tàng hình tiếp nhiên liệu cho máy bay tàng hình trên không, nó sẽ vô tình làm lộ hoàn toàn vị trí của máy bay chiến đấu tàng hình. Điều này đồng nghĩa với việc khiến máy bay chiến đấu bị hệ thống phòng không đối phương đưa vào tầm ngắm. Trên thực tế, khi Mỹ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-22, một trong những lý do khiến khả năng tàng hình và siêu tuần tra của nó được đặt lên hàng đầu đó là cho phép nó nhanh chóng xâm nhập không phận biên giới nước đối tượng tác chiến do máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 kiểm soát và nhanh chóng tấn công phủ đầu vào hậu phương đối phương.

Đây cũng là phương thức tác chiến đầu tiên trong lịch sử phá vỡ cách thức tổ chức tác chiến trên không căn bản. Tuy nhiên, trong ý tưởng thiết kế của J-20 các nhà thiết kế Trung Quốc đã thiếu ý tưởng tổ chức tác chiến nêu trên. Trong gần 30 năm tập trận trước đó, sở dĩ NATO do Mỹ dẫn đầu dám triển khai máy bay tiếp dầu gần không phận chiến đấu của nước đối phương là do họ dựa trên tiền đề về khả năng kiểm soát tác chiến trên không vượt trội so với đối phương. Việc sử dụng máy bay tiếp dầu trên không đang trở thành xu hướng tất yếu trong môi trường tác chiến hiện tại khi mà việc tranh giành quyền kiểm soát trên không đã trở thành điều kiện tiên quyết để giành chiến thắng trong môi trường tác chiến cường độ cao hiện nay.

1709941152507.png

Máy bay tiếp dầu Y20

Vì vậy, trong môi trường tác chiến cường độ cao như hiện nay, khả năng chiến đấu và thậm chí khả năng sống sót của máy bay chiến đấu tàng hình phần lớn phụ thuộc vào năng lực hỗ trợ bảo đảm từ máy bay tiếp dầu trên không. Ở giai đoạn hiện này, nếu như cả Trung Quốc và Mỹ không có nghiên cứu đột phá nâng cao năng lực tàng hình cho máy bay tiếp dầu trên không thì không có sự chênh lệch quá nhiều về năng lực tác chiến trên không tổng thể. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết hệ thống cho chúng ta biết rằng, hiệu quả tổng thể của hệ thống tác chiến lại phụ thuộc vào mắt xích yếu nhất.

.......
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Khi lực lượng quân quân hiện đại các nước đã bước vào kỷ nguyên tàng hình toàn diện như hiện nay, việc máy bay tiếp dầu trên không thiếu đi tính năng tàng hình có phải là một thiếu sót quá lớn? Câu trả lời ở đây là không tuyệt đối. Tuy nhiên, xét về những ưu điểm kỹ thuật độc đáo, máy bay tiếp dầu tàng hình chắc chắn sẽ trở thành một trong những hướng phát triển của lực lượng không quân các nước trong thời gian tới. Lực lượng Không quân Mỹ hy vọng sẽ có được một thế hệ máy bay tiếp nhiên liệu mới có thể cung cấp nhiên liệu phía trước cho máy bay chiến đấu tàng hình trong môi trường chiến trường cường độ cao.

1709941245489.png

Máy bay tiếp dầu KC-10

Trên cơ sở đó, Không quân Mỹ đã đưa ra khái niệm tác chiến mới liên quan tới khả năng tác chiến của máy bay tiếp dầu và có ý định phát triển máy bay tiếp dầu thế hệ mới có khả năng tàng hình hiện đại. Máy bay tiếp dầu thế hệ mới sẽ loại bỏ thiết kế dựa trên nền tảng máy bay chở khách trước đây và có thể hoạt động trong phạm vi từ 400 đến 800 km tính từ khu vực có nguy cơ đe dọa tại tiền duyên tác chiến. Điều này có nghĩa là khoảng cách này nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không, nhưng vẫn nằm trong tầm phát hiện của radar đối phương. Do đó, thế hệ máy bay tiếp dầu tiếp theo sẽ cần phải có công suất tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với tín hiệu radar của máy bay tiếp dầu thế hệ trước đây.

Hiện nay, lực lượng Không quân Trung Quốc mặc dù đang có những bước tiến vượt bậc trong kỷ nguyên tàng hình, tuy nhiên ở một mức độ nào đó, Trung Quốc vẫn cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ. Bởi vì hiện nay Trung Quốc vẫn đang gặp phải vấn đề tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu đa năng J-20 trên không. Điều đáng hài lòng là không có khó khăn rõ ràng nào đối với ngành hàng không Trung Quốc về khái niệm hoạt động và năng lực thiết kế tàng hình đối với các máy bay chiến đấu cỡ lớn - nền tảng máy bay ném bom tàng hình trong tương lai như H-20.

1709941398337.png

Máy bay tiếp dầu Y-20

Về H-20, nó vẫn được giữ bí mật, tiết lộ duy nhất mà chúng ta biết đó là chiếc máy bay ném bom chiến lược tàng hình cỡ lớn này phủ bạt và được ngành hàng không Trung Quốc giới thiệu trong video nhiều năm trước. Điều này cũng trở thành cơ sở để các chuyên gia phân tích quân sự dự đoán H-20 là máy bay ném bom tàng hình chiến lược quan trọng của Trung Quốc trong thời gian tới.

Tất nhiên, hệ thống chống tàng hình có thể đang ở trước thời điểm đột phá về công nghệ và các mục tiêu tàng hình cũng có thể bị phát hiện một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tính năng tàng hình của các thiết bị quân sự hiện đại trong thời gian tới sẽ trở lên vô dụng, chỉ là nó không còn là “thuốc chữa bách bệnh” trong nhiều tình huống tác chiến như trước đây. Nhưng nếu như thiết đi tính năng tàng hình thì tuyệt đối là không thể. Với yêu cầu nhiệm vụ như hiện nay và tương lai, máy bay ném bom chiến lược H-20 cần thường xuyên ra vào chuỗi đảo thứ nhất, với thời gian hoạt động tương đối dài ở vùng trời mà đối phương có thể tìm kiếm, đánh chặn một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, chỉ khi sở hữu năng lực tàng hình cao mới có thể giúp H-20 đạt được khả năng sống sót cơ bản. Đây là sự lựa chọn tốt nhất có thể được thực hiện trong điều kiện kỹ thuật của Trung Quốc hiện nay.

Ngoài ra, kích thước và trọng lượng lớn hơn của máy bay ném bom chiến lược giúp dễ dàng mang theo các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và mạnh mẽ hơn nhiều so với máy bay chiến thuật. Đây là một trong những lợi thế quyết định của máy bay ném bom chiến lược trên chiến trường hiện đại khi mà chiến trường ngày càng được điện từ hoá và thông tin hóa. Là máy bay ném bom chiến lược, được phát triển trong giai đoạn khi mà các loại vũ khí tấn công đường không chính xác cao ngày càng được tiểu hình hoá thì năng lực tải trọng nhiệm vụ của H-20 càng được nâng cao đáng kể.

1709941506034.png

Mô hình máy bay ném bom H-20

Thêm vào đó, khi thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, các loại vũ khí đường không được biểu hiện dưới dạng lượng nhiên liệu có thể được cung cấp. Đặc biệt, cần chỉ ra rằng nhiệm vụ của máy bay chở dầu là cung cấp một lượng lớn nhiên liệu trong vùng trời được chỉ định từ xa, đòi hỏi hiệu quả khí động học cao và không thể đơn giản là tăng trọng lượng cất cánh. Nếu như thiết kế của H-20 nhấn mạnh đến khả năng tàng hình cao do được áp dụng bố cục khí động học tương tự máy bay ném bom chiến lược B-2 của Không quân Mỹ, vì thiết kế cánh bay không đuôi nên nó đạt được hiệu quả khí động học cao nhất.

...............
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,406
Động cơ
652,219 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiêp)

Tất cả các cấu trúc đều được sử dụng để tạo ra lực nâng và không có lực cản khí động học của đuôi thẳng đứng. Do đó, điều này chắc chắn là giải pháp tốt cho việc tăng lượng nhiên liệu có thể cung cấp. Cách bố trí cánh bay với sự hợp thân cánh tích hợp cao (gọi tắt là BWB) trong trường hợp nhất định không thể cung cấp chiều cao khoang hàng hóa đủ lớn và không thể vận chuyển người và hàng hóa, nhưng nếu thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu thì thiết kế này không gây trở ngại.

1709941618575.png

Mô hình máy bay ném bom H-20

Những yêu cầu thiết kế này của H-20 phần lớn trùng lặp với các yêu cầu của máy bay tiếp dầu cỡ lớn và đương nhiên trở thành nền tảng tốt để chế tạo các máy bay tiếp dầu trên không tàng hình cỡ lớn. Ngoài ra, một yếu tố cực kỳ quan trọng khác nữa đó là khả năng kiểm soát mức độ phản xạ tín hiệu radar RCS trong quá trình tiếp nhiên liệu trên không. Tức là máy bay tiếp dầu phải nhả nhanh thanh cứng tiếp nhiên liệu/ống tiếp nhiên liệu.

Đồng thời, khi ống tiếp nhiên liệu khớp được với máy bay chiến đầu thì máy tiếp nhiên liệu phải nhanh chóng mở nắp cổng tiếp nhiên liệu và điều khiển tín hiệu phản xạ radar luôn ở mức thấp nhất có thể. Điều đáng chú ý là, thế hệ máy bay ném bom tàng hình hạng nặng mới ra đời muộn hơn 30 năm so với B-2, đồng thời chế độ có người lái tùy chọn của B-21 có giá trị đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu xâm nhập có rủi ro cao. Là một sản phẩm mang tính đương đại, không có gì đáng ngạc nhiên khi thiết kế có người lái tùy chọn của B-21 lại xuất hiện trên H-20 phiên bản Trung Quốc.

Các cường quốc hạt nhân cần bộ ba lực lượng tấn công hạt nhân. So với tên lửa phóng từ mặt đất và trên biển, ưu điểm của máy bay ném bom chiến lược nằm ở khả năng thay đổi mục tiêu và thu hồi mục tiêu vào giây cuối cùng.Tính năng này là phẩm chất không thể thay thế của máy bay ném bom chiến lược trong quá trình phát triển lực lượng hạt nhân của các cường quốc quân sự trên thế giới.

1709941687117.png

Mô hình máy bay ném bom H-20

Khi máy bay ném bom chiến lược có người lái bị hệ thống chỉ huy và tác chiến điện tử đối phương làm hư hại nghiêm trọng, phi công vẫn có thể linh hoạt lựa chọn và thay đổi phương án chiến thuật theo ý định của người chỉ huy đã thiết lập và độc lập hoàn thành nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến lược. Vì vậy, chế độ lái có người lái của H-20 là điều bắt buộc. Tuy nhiên, trong hơn 70 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khả năng tấn công hạt nhân của máy bay ném bom chiến lược chưa bao giờ được các cường quốc quân sự sử dụng, thay vào đó ném bom thông thường đã trở thành nhiệm vụ chính.

Máy bay ném bom thông thường đang thừa kế các đặc điểm thiết kế của thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa và ngày càng thể hiện điều này rõ nét hơn. Điều này đúng với B-21 và H-20 cũng vậy. Khi thực hiện các cuộc tấn công thông thường và các nhiệm vụ có rủi ro cao, việc lựa chọn chế độ không người lái có thể tránh được thương vong một cách hiệu quả. Tương tự như vậy, các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không có rủi ro cao không nhất thiết phải có người lái. Hơn nữa, ở chế độ không người lái, do không cần phải mang trọng lượng của thành viên tổ lái nên cũng có lợi cho việc tăng tải trọng nhiệm vụ và tăng thêm lượng nhiên liệu có thể cung cấp cho các máy bay chiến đấu.

Trên thực tế, so với các nhiệm vụ chiến đấu được lập trình ở chế độ tự động hoàn toàn, việc tiếp nhiên liệu trên không không người lái tương đối đơn giản và đây đã là một công nghệ rất trưởng thành. Ngay từ đầu thế kỷ 21, Không quân Mỹ đã liên tiếp hoàn thành nhiều thử nghiệm khác nhau về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động tiếp nhiên liệu trên không giữa máy bay chiến đấu có người lái và máy bay tiếp nhiên liệu không người lái.

1709941773634.png

Máy bay tiếp dầu không người lái trên tàu sân bay MQ-25

Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ dự án "Hệ thống tiếp nhiên liệu trên không không người lái trên tàu sân bay" (CBARS), máy bay tiếp nhiên liệu trên không không người lái trên tàu sân bay MQ-25 do Boeing sản xuất cho Hải quân Mỹ sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 2024. Điều thú vị là trí tuệ nhân tạo có thể sẽ là một trong những lĩnh vực công nghệ tiên phong có khoảng cách nhỏ nhất giữa Trung Quốc và Mỹ.

Một số chuyên gia phân tích quân sự cho rằng trình độ trí tuệ nhân tạo tổng thể giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ cách nhau 6 tháng. Sức mạnh mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ được thể hiện ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có công nghiệp quốc phòng. Điều này được thể hiện qua thực tế hoạt động tiếp nhiên liệu trên không giữa máy bay không người lái với máy bay chiến đấu có người lái. Điều này cũng đồng nghĩa là Trung Quốc có nhiều cơ quan trong nước có liên quan đang tập trung nghiên cứu và phát triển hệ thống tiếp nhiên liệu trên không không người lái.

1709941822302.png

Máy bay tiếp dầu không người lái trên tàu sân bay MQ-25

Ví dụ, vào tháng 5 năm 2022, có báo cáo công khai rằng Công ty TNHH Công nghệ Hàng không Tây An Woxiang đã vượt qua những khó khăn kỹ thuật như điều hướng, liên lạc, định vị có độ chính xác cao và kiểm soát từ xa để phát triển thành công hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho một hệ thống UAV nội địa. Hệ thống này áp dụng phương pháp tiếp nhiên liệu trên không mềm, bao gồm cụm tiếp nhiên liệu trên không và hệ thống điều khiển, đồng thời có khả năng tiếp nhiên liệu trên không hoàn toàn tự động.


...........
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top