[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,748
Động cơ
607,608 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Nga có tàu khu trục động cơ hạt nhân, trang bị S-500
(Vũ khí) - Hải quân Nga vừa lên kế hoạch đóng mới 12 tàu khu trục lớp Lijer với hai phiên bản động cơ tua-bin thông thường và động cơ hạt nhân

Nguồn tin từ tờ Tổ hợp quốc phòng Nga cho biết Hải quân nước này vừa đặt mua 12 tàu khu trục lớp Lijer (Đầu lĩnh) với hai phiên bản: tua-bin thường và động cơ hạt nhân.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Dygalo cho biết: "Thiết kế cuối cùng của tàu khu trục mới đã được duyệt với tuỳ chọn trang bị động cơ hạt nhân hoặc thông thường. Tàu này sẽ có khả năng linh hoạt hơn và tăng cường hỏa lực. Tàu có thể hoạt động độc lập trong các khu vực biển xa và trong thành phần nhóm tàu hải quân.”

Theo thông tin sơ bộ, vũ khí tấn công của lớp tàu khu trục mới sẽ là tổ hợp tên lửa hành trình siêu thanh Calibr hoặc Onyx; tổ hợp tên lửa phòng không S-500 phiên bản hải quân. Đặc biệt, hệ thống phòng không trên tàu khu trục lớp Đầu lĩnh được giới thiệu “có khả năng phá huỷ các loại vũ khí triển khai trong không gian vũ trụ”.



Mô hình của tàu chiến lớp Đầu lĩnh.

Tổng giám đốc tập đoàn "Almaz-Antey" Vitaly Neskorodov cho biết: "Hệ thống S-500 được thiết kế gọn, cơ động hơn hệ thống S-400 hiện hành. Hệ thống phòng không này sẽ được trang bị radar mạnh hơn, có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 800-900 km.

Hệ thống S-500 cũng có thể đồng thời đánh trúng 10 mục tiêu đạn đạo, kể cả cả các đơn vị quân sự và tên lửa hành trình siêu thanh. Tốc độ có thể lên đến 7000m/giây. S-500 có thể sẽ được kết nối với hệ thống phòng thủ tên lửa Moskva A-135 "Amur."

Theo thông tin từ Hải quân Nga, họ có thể đóng 6 tàu chiến mỗi loại để trang bị cho Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.

Quá trình phát triển tàu khu trục lớp Đầu lĩnh không sẽ không được thực hiện trong Chương trình mua sắm vũ khí quốc gia của Nga tới năm 2020. Nhiều khả năng, lớp chiến hạm hiện đại này sẽ phát triển trong giai đoạn 2023-2035. Tuyên bố mới này trái ngược với thông tin trước đó về việc tàu khu trục trên sẽ được đóng mới trước năm 2020.

Thực tế vẫn chưa thể định nghĩa tàu chiến lớp Đầu lĩnh thuộc lớp tàu khu trục hay tàu tuần dương. Tuy nhiên, với tổng lượng choán nước có thể đạt tới 12.000-13.000 tấn và vũ khí mang theo, chiến hạm lớp Đầu lĩnh có nhiều điểm giống tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường hơn là tàu khu trục đa nhiệm.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Ấn Độ mua thêm 3 tàu khu trục Talwar từ Nga

(Kiến Thức) - Ấn Độ đang muốn mua thêm 3 tàu chiến lớp Talwar Project 11356 được trang bị tên lửa BrahMos từ Nga.
Theo Tổng Giám đốc cục thiết kế phương Bắc - Vladimir Spiridopulo của Nga cho biết, New Delhi vừa chính thức đánh tiếng muốn mua thêm ba tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Talwar Project 11356. Và hai bên đã bắt đầu quá trình đàm phán vào đầu năm nay.
Hiện tại Ấn Độ đã sở hữu tổng cộng 6 tàu hộ vệ Project 11356, chiếc tàu cuối cùng được phía Nga bàn giao cho Hải quân Ấn Độ là vào tháng 6/2013 mang tên INS Trikand.



Tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Project 11356 của Hải quân Ấn Độ.
Thông tin chi tiết về hợp đồng mua ba tàu chiến lớp Talwar của Ấn Độ vẫn chưa được các bên liên quan tiết lộ. Tuy nhiên có nhiều khả năng hợp đồng trên có thể đã được triển khai, cả Nga và Ấn Độ hiện nay đều là các đối tác chiến lược quan trọng của nhau cho nên quá trình đàm phán sẽ không mất quá nhiều thời gian như trước đây.
Bên cạnh đó nhà máy nào sẽ đảm nhiệm vai trò đóng ba tàu này vẫn chưa được lựa chọn, trong khi đó ba chiếc Talwar đầu tiên đã được đóng tại nhà máy đóng tàu Baltic tại thành phố St. Petersburg và 3 chiếc tiếp theo là ở nhà máy Yantar ở Kaliningrad.
Ngoài việc mua mới, phía Ấn Độ còn muốn hiện đại hóa 3 tàu cùng loại mà nước này mua của Nga vào năm 2000. Tuy nhiên hiện tại, thông tin về hợp đồng nâng cấp 3 tàu khu trục trên vẫn chưa rõ .
Ấn Độ đang tìm cách hiện đại hóa 3 tàu khu trục lớp Talwar mua từ Nga vào năm 2000.
Cục thiết kế phương Bắc cũng đang hợp tác với các đối tác Ấn Độ trong quá trình phát triển các hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát vũ khí, được trang bị trên các tàu khu trục nội địa thuộc lớp Kolkata do Ấn Độ tự thiết kế và đóng mới.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ lớn Talwar Project 11356 có lượng giãn nước toàn tải lên tới 4.035 tấn, dài 124,8m, rộng 15,2m. Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí DS-71 và 2 tuốc bin đẩy DT-59 cho tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động tới 7.810km với tốc độ kinh tế 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày, thủy thủ đoàn 190 người.
Về hỏa lực, 3 chiếc Talwar đầu tiên được trang bị tên lửa hành trình Klub phóng thẳng đứng, trong khi 3 chiếc còn lại mang được tên lửa BrahMos có tầm bắn xa và mạnh hơn. Nhiều khả năng, Ấn Độ muốn đưa BrahMos lên 3 chiếc đầu tiên trong chương trình nâng cấp.
Hỏa lực phòng không chủ yếu của tàu là hệ thống tên lửa tầm trung Shtil-1 (24 quả đạn) và pháo AK-630 (3 chiếc đầu), tổ hợp pháo - tên lửa Kashtan (3 chiếc sau). Ngoài ra còn có ngư lôi và giàn phóng bom chống ngầm RBU-6000.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
[VIDEO] Chiến hạm Buyan-M Nga phô diễn sức mạnh tên lửa Klub trên biển
Các tàu tên lửa lớp Buyan-M tuy có kích thước nhỏ nhưng lại được trang bị rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại, đa dạng.

Súng bắn tỉa của đặc nhiệm FSB Nga hút khách nước ngoài
Khám phá chiến hạm cực mạnh Ấn Độ sắp mua từ Nga
SV-98 - Sát thủ bắn tỉa thế hệ mới của Nga

Hãng tin RIA Novosti (Nga) cho hay, chiếc tàu tên lửa lớp Buyan-M thứ 3 của Hải quân Nga mang tên Velikiy Ustyug đã hoàn thành cuộc thử nghiệm cấp quốc gia và chuẩn bị được đưa vào biên chế chính thức của Hạm đội biển Caspi.




Tàu Velikiy Ustyug số hiệu 023.

Trong cuộc thử nghiệm tại vùng biển Caspi, sĩ quan và thủy thủ trên tàu Velikiy Ustyug đã thực hiện thử nghiệm các hệ thống vũ khí như tổ hợp tên lửa và pháo hạm tiêu diệt các mục tiêu giả định trên biển, trên không và trên đất liền. Bên cạnh đó, thủy thủ đoàn còn kiểm tra các hệ thống định vị, chỉ thị mục tiêu cũng như dẫn đường cho vũ khí nhằm rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các tàu tiếp theo.
Tàu tên lửa lớp Buyan-M.

Tàu tên lửa lớp Buyan-M.
Tàu pháo lớp Buyan.

Tàu pháo lớp Buyan.

Tàu tên lửa lớp Buyan-M thuộc đề án 21631 là phiên bản hiện đại hóa của tàu pháo lớp Buyan thuộc đề án 21630. So với các tàu thuộc đề án 21630, các tàu thuộc đề án 21631 có kích thước và lượng giãn nước lớn hơn.

Cụ thể, tàu lớp Buyan-M có chiều dài 74,1m, rộng 11m, lượng giãn nước 949 tấn. Trong khi đó, tàu lớp Buyan có chiều dài 62m, rộng 9,6m, lượng giãn nước 550 tấn. Điểm đặc biệt là các tàu lớp Buyan-M được thiết kế riêng cho vùng biển Caspi cũng như các vùng biển nông khác (loại tàu này hoạt động kém ở vùng biển xa bờ và vùng biển mở), tàu được trang bị 2 động cơ dạng pump jet thay vì chân vịt, giúp dễ dàng hoạt động ở vùng nước nông. Tàu có tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa ở tốc độ 12 hải lý/giờ là 2.500 hải lý, dự trữ hành trình 10 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.

Về vũ khí, các tàu lớp Buyan-M được trang bị nhiều loại vũ khí hải quân rất hiện đại và có thể coi đây là lớp tàu có hỏa lực hàng đầu thế giới xét về lượng giãn nước tương đương. Trong khi tàu lớp Buyan thiên về trang bị các loại pháo nhằm hỗ trợ đổ bộ, các tàu lớp Buyan-M trang bị vũ khí chống hạm, tấn công mặt đất, phòng không.
Trên tàu lớp Buyan-M trang bị 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm được thiết kế tàng hình với tầm bắn tối đa 21.000m, tốc độ bắn 80 phát/phút.

Trên tàu lớp Buyan-M trang bị 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm được thiết kế tàng hình với tầm bắn tối đa 21.000m, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630M-2 gồm 2x6 pháo cỡ nòng 30mm với tầm bắn tối đa 4.000m, tốc độ bắn lên đến 10.000 phát/phút.

Hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630M-2 gồm 2x6 pháo cỡ nòng 30mm với tầm bắn tối đa 4.000m, tốc độ bắn lên đến 10.000 phát/phút.
2 súng máy hạng nặng 14,5mm.

2 súng máy hạng nặng 14,5mm.
2 bệ phóng 3M-47 Gibka (tên lửa phòng không Igla-1M).

2 bệ phóng 3M-47 Gibka (tên lửa phòng không Igla-1M).
Tuy nhiên, loại vũ khí uy lực nhất của tàu là 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng UK

Tuy nhiên, loại vũ khí uy lực nhất của tàu là 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng UKSK có khả năng phóng tên lửa Onyx hoặc họ tên lửa Klub, giúp tàu vừa có khả năng chống hạm và cả khả năng đánh đất.
Nạp tên lửa Klub vào ống phóng thẳng đứng của tàu Buyan-M.

Nạp tên lửa Klub vào ống phóng thẳng đứng của tàu Buyan-M.
Tàu Buyan-M phóng tên lửa klub.

Tàu Buyan-M phóng tên lửa klub.

Tàu Velikiy Ustyug thử nghiệm trên biển
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
5 tuần dương hạm hạt nhân đáng sợ nhất thế giới

Mặc dù ít được nhắc đến hơn so với tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng tuần dương hạm nguyên tử cũng là một bộ phận sức mạnh quan trọng của các cường quốc hải quân.

1. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov

Kirov là lớp tuần dương hạm hạt nhân duy nhất của Liên Xô/Nga, đây cũng đồng thời là lớp tuần dương hạm hạt nhân lớn nhất thế giới. Có tất cả 4 chiếc lớp này được khởi đóng trong giai đoạn từ 1974 - 1986 gồm: Kirov (đổi tên thành Đô đốc Ushakov), Frunze (Đổi tên thành Đô đốc Lazarev), Kalinin (Đổi tên thành Đô đốc Nakhimov) và Yury Andropov (Đổi tên thành Pyotr Velikiy). Trong 4 chiếc hiện chỉ có Pyotr Velikiy là đang hoạt động còn 3 chiếc kia đang trong giai đoạn khôi phục, sửa chữa.

Kirov có chiều dài 252 m; rộng 28,5 m; lượng giãn nước đầy tải 28.000 tấn. Tàu được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân KN-3 cho phép chạy với tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 710 người.

Được gọi là "Sát thủ tàu sân bay" Kirov mang theo kho vũ khí khủng khiếp gồm 1 pháo hạm AK-130 2 nòng cỡ 130 mm (tàu Nguyên soái Ushakov trang bị 2 pháo AK-100 thay cho AK-130), 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 96 tên lửa phòng không tầm xa của hệ thống S-300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA hoặc 192 tên lửa 9K311 Tor. Ngoài ra, tuần dương hạm lớp Kirov còn được trang bị 6 hệ thống CIWS Kashtan (trên 2 tàu Pyotr Velikiy và Đô đốc Nakhimov) hoặc 8 hệ thống CIWS AK-630 (trên 2 tàu Nguyên soái Ushakov và Đô đốc Lazarev), 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm cùng 2 bệ rocket phóng chống ngầm RBU-6000, tàu có sàn đáp và hầm chứa trực thăng săn ngầm Ka-27 ở đuôi (nhà chứa trực thăng ở bên dưới sàn đáp trực thăng).
5 chiến hạm hùng mạnh nhất mọi thời đại 5 chiến hạm hùng mạnh nhất mọi thời đại

Được coi là pháo đài trên biển với hệ thống hỏa lực cực mạnh, USS Missouri là một trong 5 thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất trong lịch sử.

2. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Long Beach (CGN-9)

chiếc tuần dương hạm hạt nhân duy nhất thuộc lớp, cũng đồng thời là tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên của Mỹ và thế giới. Long Beach là chiếc cuối cùng của Hải quân Mỹ được thiết kế như một tuần dương hạm đúng nghĩa còn về sau các tàu tuần dương khác đều được thiết kế lại dựa trên khung thân của tàu khu trục.

BÀI LIÊN QUAN

4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO
10 tàu ngầm tấn công hạt nhân đáng sợ nhất hành tinh
10 tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới

USS Long Beach được khởi đóng ngày 2/12/1957; hạ thủy 14/7/1959; vào biên chế 9/9/1961 và bị loại biên ngày 1/5/1995, đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở Long Beach chính là phần thượng tầng có thiết kế hình khối vuông đặc sắc, không "đụng hàng".

Thông số kỹ thuật cơ bản: Dài 219,84 m; rộng 22,33 m; mớn nước 9,4 m; lượng giãn nước đầy tải 15.025 tấn. Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ hạt nhân C1W Westinghouse công suất 80.000 SHP cho tốc độ tối đa 32,5 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 1.100 người.

Hệ thống điện tử của Long Beach khá đồ sộ gồm: radar trinh sát bề mặt AN/SPS-10, radar tìm kiếm AN/SPS-12, radar theo dõi mục tiêu AN/SPS-33, radar trinh sát trên không AN/SPS-48 3D và AN/SPS-49 2D, 2 radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG-49 của tên lửa RIM-8 Talos, 4 radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG-55 của tên lửa RIM-2 Terrier, hệ thống định vị thủy âm AN/SQS-23 và hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32.

Vũ khí trang bị của tàu gồm 1 ray phóng đôi để phóng tên lửa hạm đối không RIM-8 Talos; 2 ray phóng đôi của tên lửa RIM-2 Terrier; 2 hải pháo 127 mm và 6 bệ phóng rocket chống ngầm RUR-5 ASROC; về sau Long Beach còn được bổ sung thêm 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon.

3. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Truxtun (CGN-35)

Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp Truxtun (CGN-35) là một phân lớp của tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển thông thường lớp Belknap (CG-26). USS Truxtun (CGN-35) là chiếc đầu tiên và cũng là chiếc duy nhất của lớp tàu này, được hạ thủy ngày 17/6/1963, chính thức vào biên chế 19/12/1964 và bị loại biên ngày 11/9/1995.

Tàu có kích thước: Dài 172 m; rộng 18 m; mớn nước 9,3 m; lượng giãn nước đầy tải 8.659 tấn. Hệ thống động lực gồm 2 lò phản ứng hạt nhân áp lực nước công suất 70.000 SHP cho tốc độ tối đa 31 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 492 người.

Hệ thống điện tử của CGN-35 gồm radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-10, radar trinh sát mục tiêu trên không AN/SPS-40; radar cảnh giới 3D AN/SPS-48; radar kiểm soát hỏa lực AN/SPG 55 và sonar AN/SQS-26. Vũ khí gồm có 1 pháo 127 mm Mk-42; 1 ray phóng kép loại Mk 10 Mod 8 để phóng tên lửa đối không Standard ER và tên lửa chống ngầm ASROC, có tất cả 60 tên lửa loại này nằm sẵn trên giá nạp dạng trống; 4 ống phóng ngư lôi Mk 32; 8 tên lửa đối hạm Harpoon và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
Những điều ít biết về chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam Những điều ít biết về chiến hạm Mỹ mang tên thành phố Việt Nam

(Soha.vn) - Trong biên chế Hải quân Mỹ hiện có một chiến hạm mang tên thành phố Việt Nam, đó là chiếc tuần dương hạm USS Hué City (CG-66).

4. Tuần dương hạm hạt nhân lớp California (CGN-36)

Tuần dương hạm hạt nhân mang tên lửa điều khiển lớp California (CGN-36) là thế hệ sau của CGN-35 Truxtun. Có tất cả 2 chiếc loại này được đóng trong giai đoạn từ 1970 - 1974 gồm USS California (CGN-36) và USS South Carolina (CGN-37). CGN-36 được hạ thủy ngày 23/1/1970, chính thức đi vào hoạt động 16/2/1974 và loại biên ngày 9/7/1999. Trong khi đó chị em của nó chiếc CGN-37 South Carolina hạ thủy 1/12/1970, vào biên chế 25/1/1975 và ngừng hoạt động ngày 30/7/1999.

Các tuần dương hạm hạt nhân lớp California có kích thước: Dài 179 m; rộng 19 m; mớn nước 9,6 m; lượng giãn nước đầy tải 10.800 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 584 người.

Hệ thống điện tử của CGN-36 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-51, radar kiểm soát hỏa lực pháo Mk 48 cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; ngoài ra tàu còn được bổ trợ thêm 1 radar đa năng vừa trinh sát vừa kiểm soát hỏa lực AN/SPQ-9.

Vũ khí của CGN-36 gồm có 1 pháo 127 mm Mk 45; 1 ray phóng loại Mk 13 để phóng tên lửa RIM-66D Standard; 2 bệ phóng Mk 141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi Mk 46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.

5. Tuần dương hạm hạt nhân lớp Virginia (CGN-38)

Virginia (CGN-38) là lớp tuần dương hạm hạt nhân cuối cùng của Hải quân Mỹ gồm tất cả 4 tàu được đóng trong giai đoạn từ 1972 - 1980 và hoạt động từ 1976 - 1998. Theo kế hoạch sẽ có 11 tàu lớp này được đóng nhưng thực tế chỉ được 4 chiếc gồm USS Virginia (CGN-38); USS Texas (CGN-39); USS Mississippi (CGN-40) và USS Arkansas (CGN-41).

Cả 4 tàu tuần dương lớp Virginia có thời hạn phục vụ chỉ từ 15,3 đến 19 năm, đây là một khoảng thời gian ngắn kỷ lục đối với những chiến hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, lý do chính là chi phí hoạt động của chúng quá cao. Theo thời giá năm 1996, Virginia mất 40 triệu USD chi phí hoạt động 1 năm trong khi đó Ticonderoga là 28 triệu còn Arleigh Burke chỉ là 20 triệu USD. Thêm vào đó việc dùng ray phóng Mk 13 làm tàu không có tính đa năng như các chiến hạm thế hệ sau sử dụng bệ phóng thẳng đứng Mk 41.

Thông số kỹ thuật cơ bản của tuần dương hạm hạt nhân lớp Virginia: Dài 179 m; rộng 19 m; mớn nước 10 m; lượng giãn nước đầy tải 11.666 tấn. Động lực của tàu gồm 2 lò phản ứng hạt nhân General Electric D2G công suất 60.000 SHP (45.000 kW) tương tự như CGN-36 California cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động không giới hạn; thủy thủ đoàn 579 người.

Hệ thống điện tử của CGN-38 gồm radar cảnh giới trên không 3D AN/SPS-48E và AN/SPS-49 2D; radar kiểm soát bề mặt AN/SPS-55; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG 51, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9A cùng AN/SPG-60; sonar AN/SQS-26; Hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32, AN/SQL-25; Mk-36 SRBOC. Vũ khí gồm có 2 pháo 127 mm Mk 45; 2 ray phóng loại Mk 26 với 68 tên lửa RIM-66 và RUR-5 ASROC; 2 bệ phóng Mk 141 với 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon; 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk; 4 ống phóng ngư lôi Mk 46 và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Israel phát triển phiên bản hải quân mạnh hơn của Iron Dome
(Vũ khí) - Tính năng đánh chặn ưu việt thể hiện trên dải Gaza của Iron Dome đã được Israel nghiên cứu, phát triển thành phiên bản phòng không hạm mạnh hơn là C-Dome.

Gót chân Achilles của Iron Dome
Vũ khí mới của Israel bịt lỗ hổng Iron Dome

Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel đang phát triển phiên bản triển khai trên tàu chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt” (Iron Dome), được cho là có một số đặc điểm ưu việt hơn phiên bản trên đất liền.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn “Vòm Sắt” đã tạo được niềm tin đối với giới chức quân sự nước này khi đã đánh chặn được gần 90% trong tổng số hàng nghìn quả tên lửa và rocket được phóng từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel, trong cuộc chiến kéo dài 50 ngày mùa hè vừa qua.

Rafael, một tập đoàn nhà nước và là nhà thầu chính của hệ thống “Vòm Sắt” của Israel, đã giới thiệu khái niệm phòng không điểm trên biển của họ tại triển lãm “Euronaval” diễn ra tại Paris bắt đầu ngày 27-10 và kéo dài đến hết ngày 1-11.

Với tên gọi C-Dome, Rafael cho rằng hệ thống này được thiết kế để bảo vệ các tàu tuần tra xa bờ (OPV), các tàu hộ tống nhỏ và các tàu chiến nhỏ khác chống lại các cuộc tấn công dồn dập từ một loạt các "mối đe dọa có hiệu suất cao hiện tại và trong tương lai".
Xe chở phóng tên lửa Tamir thuộc hệ thống Iron Dome

Xe chở phóng tên lửa Tamir thuộc hệ thống Iron Dome

Các lãnh đạo tập đoàn Rafael cho biết, hệ thống này đang trong giai đoạn phát triển khái niệm ban đầu. Theo dữ liệu của Rafael vừa được công bố hôm 26-10, C-Dome sẽ sử dụng cùng loại tên lửa của “Vòm Sắt” có khả năng cơ động cao vốn đã thực hiện thành công hơn 1.200 vụ đánh chặn kể từ khi được triển khai lần đầu vào năm 2011.

Theo “hồ sơ tiếp thị” vừa được công bố của Rafael, phiên bản hải quân dự kiến được phát triển, có tới 10 quả tên lửa đánh chặn chứa trong hộp phóng sẽ được triển khai trên một bệ phóng modul thẳng đứng đặt dưới sàn boong tàu.

Tuy nhiên, không giống như các khẩu đội tên lửa “Vòm Sắt” trên đất liền, Rafael cho biết hệ thống C-Dome sẽ không cần đến radar hoặc hệ thống chỉ huy và kiểm soát riêng, mà thay vào đó, tập đoàn đang thiết kế hệ thống tên lửa được hỗ trợ bởi chính hệ thống quản lý chiến đấu và radar điều khiển hỏa lực trên tàu.

Ngoài ra, hệ thống tên lửa C-Dome còn được thiết kế để tấn công đồng thời nhiều mục tiêu từ các hướng khác nhau tại các khu vực duyên hải hoặc vùng biển xa bờ, với phạm vi bảo vệ 360 độ. Các tên lửa đánh chặn cực kỳ linh hoạt, tốc độ cơ động cao giúp chúng có thể đánh chặn ngay cả những mục tiêu có khả năng cơ động nhất.
Cabin kiểm soát hỏa lực của hệ thống Iron Dome

Cabin kiểm soát hỏa lực của hệ thống Iron Dome

Một vị giám đốc điều hành chương trình của Rafael ước tính rằng, có thể phải mất gần 1 năm để chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên. Hiện công ty đã tiến hành các cuộc thảo luận sơ bộ với những người sử dụng tiềm năng, trong đó có hải quân Israel, để nắm bắt những yêu cầu tác chiến, giúp định hướng phát triển trong tương lai.

Ông Uzi Rubin, một nhà tư vấn quốc tế về phòng thủ tên lửa và là cựu giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Israel, đã hoan nghênh quyết định của Rafael về việc công khai khái niệm phiên bản hải quân của dòng tên lửa đánh chặn này.

Theo nhà sản xuất, hệ thống C-Dome được thiết kế nhỏ gọn nên có thể triển khai trên các tàu chiến cỡ nhỏ, như các tàu hộ tống hạng nhẹ và các tàu tuần tra xa bờ. Đặc biệt, với thiết kế kiểu modul nên hệ thống có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống chiến đấu hiện tại và tương lai.

Được phát triển dựa trên hệ thống đánh chặn “Vòm Sắt” đã được thử lửa, nên C-Dome có nhiều ưu điểm như: hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, đầu đạn hiện đại có thể bảo vệ được một khu vực rộng lớn, cả ở khu vực ven biển và xa bờ… nên trong tương lai, C-Dome chắc chắn sẽ trở thành hệ thống đánh chặn chủ lực đáng tin cậy của hải quân Israel.
Hệ thống radar đa nhiệm (MRR) của tổ hợp Iron Dome

Hệ thống radar đa nhiệm (MRR) của tổ hợp Iron Dome
“Vòm Sắt - Iron Dome” (tiếng Hebrew: כִּפַּת בַּרְזֶל, kipat barzel) là một hệ thống phòng thủ phòng không/phòng thủ tên lửa di động trong mọi điều kiện thời tiết được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems. Iron Dome được chính thức trang bị trong quân đội Israel vào năm 2011.

Bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong hệ thống này là radar đa nhiệm Iron Dome (MMR) là sản phẩm của công ty hệ thống ELTA - công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (Israel Aerospace Industries), được Tel Avip mệnh danh là “kẻ bảo hộ” tin cậy của Israel.

Lí luận phát triển radar Iron Dome của người Israel xuất phát từ khái niệm về radar đa nhiệm, bao gồm: định vị và khóa chết mục tiêu, phòng không và thực hiện đánh chặn, tất cả các nhiệm vụ đó đều được thực hiện bởi Iron Dome chứ không cần các radar chuyên trách từng nhiệm vụ như trước.

Nó có khả năng sục sạo suốt ngày đêm, có thể phát hiện và đo đạc bất kỳ mối đe dọa đến an ninh Israel trong mọi điều kiện thời tiết, ở mọi cự ly. Iron Dome cung cấp số liệu vô cùng chính xác về vị trí và quỹ đạo bay của tên lửa địch, đảm bảo độ tin cậy cao cho hệ thống tên lửa đánh chặn, hơn nữa nó lại rất dễ thao tác.
Mô hình phát triển phòng không hạm dạng điểm của C-Dome

Mô hình phát triển phòng không hạm dạng điểm của C-Dome

Mỗi đại đội “Iron Dome’ bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.

Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử - quang học, tầm bắn 4- 70 km, có thể đánh chặn các loại đạn cối, pháo, hỏa tiễn và tên lửa tầm trung, tầm ngắn.

Trong giai đoạn đánh giá sơ bộ, đầu tiên radar đánh giá khu vực ảnh hưởng của tên lửa, hỏa tiễn và pháo cối bắn sang và phát tín hiệu cảnh báo tới khu vực đó, sau đó nó gửi số liệu cần thiết đến thiết bị đánh chặn và xem xét liệu có cần phải đánh chặn hay không.

Nếu xác định tên lửa hay rocket không gây thiệt hại khi điểm rơi của nó chỉ ảnh hưởng đến những khu vực không dân cư như đồng ruộng, rừng núi thì hệ thống đánh chặn sẽ không khởi động. Từ đó đảm bảo tập trung đánh chặn cho vùng bảo vệ cũng như giảm chi phí và các hoạt động không cần thiết.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Lật lại hồ sơ bom chống ngầm của Liên Xô (1)
Cập nhật lúc: 13:30 01/11/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - + print friendly
TIN LIÊN QUAN
Điểm danh "sát thủ" săn thủy lôi của Hải quân Việt Nam
Điểm danh "sát thủ" săn thủy lôi của Hải quân Việt Nam
Giải mã sức mạnh ghê gớm của thủy lôi Liên Xô
(Kiến Thức) - Để đi tới sự thành công bom chống ngầm RGB-60 (hệ thống RBU-6000), Liên Xô phải trải qua hàng chục năm phát triển với nhiều thiết kế.
Sự xuất hiện của tàu ngầm đã có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển tiếp theo của tất cả hải quân các nước trên thế giới. Các nước buộc phải tính đến một lớp trang bị kỹ thuật mới trong chiến thuật và chiến lược, còn các kỹ sư thì phải nghiên cứu để tìm ra vũ khí chuyên dùng mới để tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Loại vũ khí đầu tiên cho phép tiêu diệt tàu ngầm đối phương đang lặn là bom chống ngầm. Vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ 1 một số quốc gia đã nghiên cứu được một số phương án của loại vũ khí này và tích cực sử dụng chúng.

Ở nước Nga, bom chống ngầm đã không được quan tâm đúng mức một thời gian. Đầu tiên giới quân nhân đã không để ý đến loại vũ khí như vậy, về sau đã xuất hiện những nguyên nhân khác mà do đó Hải quân trong một thời gian đã không có được các hệ thống vũ khí chống ngầm chuyên dụng. Việc sản xuất hàng loạt bom chống ngầm ở Nga chỉ được bắt đầu vào những năm đầu của thập kỷ 1930. Năm 1933 đã có hai loại bom chống ngầm được trang bị cho Hải quân Liên Xô BB-1 và BM-1. Nhìn chung chúng giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt khá rõ.
Bom lớn BB-1
Bom chống ngầm BB-1 (tên bom là viết tắt tiếng Nga “Bom lớn, mẫu thứ nhất”) có kết cấu hết sức đơn giản đặc trưng cho các hệ thống tương tự thời kỳ đó. Đầu đạn là một thùng kim loại dài 712 mm với đường kính 430 mm, chứa đầy trotil (thuốc nổ TNT). Bom nặng 165 Kg mang 135 Kg thuốc nổ. Phụ thuộc vào độ sâu lượng thuốc nổ như vậy đảm bảo chắc chắn tiêu diệt mục tiêu ở cự li từ 5 đến 20 mét. Ở nắp trên của “thùng” có chỗ lắp kíp nổ.
Thoạt đầu, các kĩ sư dùng kíp nổ có cơ cấu đồng hồ VGB (ngòi nổ thủy tĩnh, ngòi nổ bom chống ngầm). Việc sử dụng kíp nổ đồng hồ cho phép kích nổ bom ở độ sâu cho trước (có sai số nhất định). Độ sâu lớn nhất dùng bom BB-1 với kíp nổ VGB lên tới 100 mét.
Sơ đồ cấu tạo bom chống ngầm BB-1.
Giống như các bom chống ngầm cùng thời kỳ này, BB-1 phải được sử dụng cùng với thiết bị ném bom để ở đuôi hoặc mạn tàu và xuồng. Thiết bị ném bom ở đuôi (tàu/xuồng) là một khung đặt nghiêng có ray và cơ cấu giữ và thả bom. Loại bên mạn (tàu/xuồng) là hệ thống để giữ bom có ray nhỏ để thả bom qua mạn. Theo lệnh của người điều khiển, bom được tách khỏi thiết bị giữ và lăn xuống sau phần đuôi tàu/xuồng. Bom chống ngầm BB-1 có hình trụ chìm xuống với tốc độ không quá 2,5 m/ giây. Như vậy, nó chìm đến độ sâu lớn nhất không ít hơn 40 giây, điều này làm phức tạp việc tấn công tàu ngầm địch.
Tuy nhiên, VGB không làm giới quân nhân hài lòng hoàn toàn. Do sử dụng cơ cấu đồng hồ nên bộ phận nổ này không đủ độ tin cậy và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra độ sâu lớn nhất 100 mét có thể là không đủ để tấn công tàu ngầm thời kỳ đó, mà trước hết là tàu ngầm của Đức đã xuất hiện cuối những năm 1930.
Để khắc phục tình trạng này, năm 1940, các kĩ sư đã nghiên cứu chế tạo kíp nổ thủy tĩnh mới K-3. Thay cho cơ cấu đồng hồ khá phức tạp kíp nổ này dùng màng mỏng đàn hồi và cần đẩy, ở độ sâu nhất định những chi tiết này sẽ mồi lửa cho thuốc phóng trong kíp đạn đặt cự li. Kíp nổ mới cho phép tăng độ sâu nổ lớn nhất đến 210 mét.
Máy phóng bom cần đẩy BMB-1.
Năm 1940, Liên Xô đã tự chế tạo thiết bị phóng bom đầu tiên. Phòng thiết kế SKB-4 (Phòng thiết kế đặc biệt số 4) Leningrad do B. I. Savyrin lãnh đạo lãnh đạo đã nghiên cứu chế tạo máy phóng bom cần đẩy BMB-1 – hay có thể gọi là súng cối phóng bom. Đạn của khẩu cối này là bom BB-1, bên thành bom này có gắn cần đẩy chuyên dụng. Máy phóng bom BMB-1 có thể phóng bom đi xa 40, 80 hoặc 110 mét nhờ thay đổi liều thuốc phóng.
Dù đã có máy phóng bom cần đẩy BMB-1, trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại bom BB-1 chủ yếu vẫn được sử dụng “theo truyền thống” cùng với thiết bị ném bom. Phương pháp này làm cho có một khoảng thời gian ngắn mất tiếp xúc âm thanh với tàu ngầm địch, tuy nhiên lại cho phép “rải” bom trên một vùng khá rộng. Ngoài ra, các thiết bị ném bom có ray sử dụng rất đơn giản.
Năm 1951, Hải quân Liên Xô được trang bị máy phóng bom BMB-2. Vũ khí này là súng cối cỡ nòng 433 mm, có thể phóng bom chống ngầm đi xa 40, 80 hoặc 110 mét (cự li bắn thay đổi khi đặt nòng cối vào một trong ba góc nghiêng thay đổi). Đạn của hệ thống này đầu tiên định là bom chống ngầm BB-1, kích thước bao hình và trọng lượng đạn đã được tính đến khi thiết kế. Tuy nhiên, tính năng của “quả bom lớn” vào cuối những năm 1940 đã không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới quân sự. Vì vậy không lâu sau, người Nga đã nghiên cứu chế tạo bom chống ngầm BPS, nó đã dần thay thế BB-1 làm đạn cho súng phóng bom BMB-2.
Máy phóng bom BMB-2.
Bom nhỏ BM-1
Cùng với “Bom lớn mẫu thứ nhất”, Hải quân Liên Xô đã được trang bị “Bom nhỏ mẫu thứ nhất” BM-1. Cả hai loại bom này giống nhau về kết cấu, nhưng khác nhau về kích thước bao hình, trọng lượng và chỉ số chất lượng chiến đấu. Bom BM-1 có thân đường kính 252 mm và dài 450mm. Với trọng lượng 41kg, BM-1 chỉ mang 25kg TNT, do đó bán kính sát thương không quá 4-5 mét. Tốc độ chìm xuống nước không quá 2,5 m/giây.
Cả hai loại bom chống ngầm mẫu năm 1933 lúc đầu đều được lắp ngòi nổ VGB , đến năm 1940 ngòi nổ này được thay bằng ngòi nổ K-3 mới và hoàn thiện hơn. Do có kích thước nhỏ và sức công phá nhỏ hơn nên bom chống ngầm BM-1 được coi là phương tiện chống ngầm phụ trợ, cũng như được dùng làm vũ khí cho các tàu tốc độ nhỏ và xuồng, những phương tiện không đủ tốc độ để thoát ra khỏi vùng sóng xung kích của BB-1. Ngoài ra, “bom nhỏ” trở thành công cụ phá mìn để kích nổ thủy lôi âm thanh của đối phương.
Bom nhỏ BM-1.
Đạn cho hệ thống phóng bom RBU
Ngay trước khi kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, bom BM-1 đã là cơ sở cho đạn chống tàu ngầm mới. Năm 1945, hệ thống phóng bom phản lực đầu tiên sản xuất trong nước RBU đã được trang bị cho Hải quân Liên Xô. Nó được dùng để phóng bom nổ ở độ sâu lớn RBM.
RBM thực chất là quả bom BM-1 có lắp khối phía đuôi. Trong phần hình trụ của khối đuôi có lắp đặt động cơ phản lực nhiên liệu rắn và cái giữ ổn định hình vòng tròn. Thông số “phần đầu đạn” chính là bom BM-1 vẫn như cũ. Tổng trọng lượng của RBM lên tới 56kgg, dùng ngòi nổ thủy tĩnh K-3. Khác với các bom chống ngầm sản xuất trong nước trước đó, RBM rơi xuống nước với đuôi vòng tròn đi trước và lặn xuống có gia tốc nhất định. Nhờ đó tốc độ lặn xuống tăng lên đến 3-3,2 m/ giây.
Hệ thống phóng bom RBU.
Năm 1953, hệ thống phóng bom RBU được trang bị loại đạn mới tính năng cao hơn. Bom RGB-12 có chiều dài tổng 1.240 mm và đường kính thân 252 mm. Với tổng trọng lượng 71,5kg nó mang được 32kgg chất nổ, đảm bảo tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 6 mét. Bom được lắp ngòi nổ thủy tĩnh phức hợp K-3M cho phép tấn công mục tiêu ở độ sâu đến 330 mét. Nhờ chóp mũi mà tốc độ lặn xuống của RGB-12 đạt tới 6-8 m/giây. Lượng nhiên liệu rắn lớn hơn của động cơ cho phép bom bay xa được 1.200-1.400 m. Loạt phóng 8 quả RGB-12 (hai bệ phóng bom RBU) cho phép “chùm lên” vùng hình êlíp có kích thước 70x120 m.
RGB-12 là bom thành công, tuy nhiên tính năng của bệ phóng bom RBU thì còn cần được nâng lên tốt hơn. Kết quả là vào giữa những năm 1950 Hải quân Liên Xô đã nhận được bệ phóng bom mới RBU-1200 Uragan (Cuồng phong), cho phép thực hiện khả năng hiệu quả hơn.
Bệ phóng bom RBU-1200 với bom chống ngầm RGB-12.
Bom chống ngầm B-30
Trước khi RBU-1200 Uragan xuất hiện, từ năm 1949, Liên Xô đã thử nghiệm thành công hệ thống phóng bom mới MBU-200 do các nhà thiết kế của SKB MV nghiên cứu chế tạo dưới sự lãnh đạo của B. I. Shavyrin. Hệ thống này dựa trên ý tưởng được lấy từ dự án Mk 10 Hedgehog của Anh. MBU-200 có bộ phận phóng là 24 thanh dẫn hướng đặt nghiêng để bắn bom B-30.
Bom chống ngầm B-30 có phần đầu hình trụ có chụp tạo mũ thủy động giảm cản và phần đuôi chứa liều thuốc phóng. Đầu đạn trọng lượng hơn 30kg mang phần nổ nặng 13kg. Cái mới của dự án MBU-200/B-30 là ngòi nổ va đập. Bom sẽ nổ không ở độ sâu cho trước, mà khi nó va chạm vào vật thể cứng, trước hết là vào tàu ngầm của địch. Theo một số nguồn tin, người ta đã chọn độ nhạy của ngòi nổ sao cho khi một bom phát nổ thì 23 quả còn lại (trong loạt phóng) cũng sẽ phát nổ.
Thủy thủ lắp bom B-30 và bệ phóng bom MBU-200.
Tầm phóng của bom B-30 đạt tới 200 mét. Việc điều chỉnh góc nghiêng các thanh dẫn một cách độc lập cho phép “rải” toàn bộ 24 quả bom vào một vùng có hình êlíp dài 30-40m, rộng 40-50m. Khi chọn đúng góc nghiêng thanh dẫn và thời điểm phóng các ngòi nổ tiếp xúc đảm bảo ít nhất làm hư hại nặng tàu ngầm địch.
Năm 1955, Liên Xô đưa vào trang bị hệ thống phóng bom MBU-600 được phát triển dựa trên MBU-200. Đạn B-30 được thay thế bằng biến thể B-30M tốt hơn, có đường kính nhỏ hơn và các chụp tạo mũ thủy động giảm cản mới. Vỏ của phần ống đuôi gồm một số chi tiết hình trụ có hình dáng gần với hình chóp. Phần đuôi có thiết bị ổn định hình vòng tròn cho phép tăng cự li phóng bom. Việc hoàn thiện thân đã tăng lượng thuốc nổ của bom B- 30M lên tới 14,4 Kg, bom vẫn dùng ngòi nổ tiếp xúc.
Bệ phóng bom MBU-600.
Ngoài ra, bộ phận phóng bom cũng được gia cường. Các thay đổi này được thực hiện vì liều phóng đã tăng lên cho phép đạt cự li phóng xa nhất đến 640 mét. 24 bom của loạt phóng chùm lên vùng hình êlíp có kích thước 80x45 mét.
Lưu ý, B-30M là loại bom cuối cùng sản xuất trong nước Nga dùng liều phóng. Bắt đầu từ hệ thống RBU và bom chống ngầm RGB-12, tất cả các hệ thống phóng bom chống ngầm sản xuất tại Nga hoàn toàn chỉ sử dụng các bom phản lực

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/lat-lai-ho-so-bom-chong-ngam-cua-lien-xo-1-407859.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Việt Nam được và mất những gì nếu chọn Tigr thay vì SIGMA 9814?

Hải Dương | 17/10/2015 07:45

2

Tàu hộ vệ tên lửa Boikiy Dự án 20381
Chia sẻ:


Tại sao pháo chính xe tăng Nga luôn có cỡ nòng lớn hơn các dòng xe tăng nước khác?

Nếu vì lý do khách quan mà Việt Nam buộc phải hủy bỏ hợp đồng đặt mua tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814 để chuyển sang Steregushchy Dự án 20382 thì đó cũng không phải là thảm họa.
Gepard 3.9, SIGMA 9814, Tigr sẽ cùng có mặt trong biên chế HQVN?
Thời gian gần đây một số tạp chí nước ngoài như TASS của Nga hay Defencenews dẫn lời chuyên gia quân sự - giáo sư Carl Thayer... đều cho rằng dự án SIGMA 9814 của Việt Nam đang bị "treo" do tồn tại một số vướng mắc cần tháo gỡ.

Bên cạnh đó, việc mô hinh khinh hạm Steregushchy Dự án 20382 (lớp Tigr) xuất hiện tại gian hàng của Bộ Quốc phòng tại Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội 2015 đã dẫn tới nhận định đây có thể chính là phương án thay thế.

Trong trường hợp Việt Nam buộc phải hủy bỏ hợp đồng đặt mua tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814 để chuyển sang Tigr thì đó cũng không phải là thảm họa vì một số lý do sau đây.


Tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9813
Trước hết là ở đơn giá, chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Nếu như giá thành đóng một chiếc SIGMA 9814 vào khoảng 250 triệu USD thì Tigr chỉ là 175 triệu USD. Khác biệt còn rõ ràng hơn ở các loại vũ khí đi kèm.

Tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 mặc dù được đánh giá rất cao ở khả năng vận động và độ chính xác nhưng lại có một mức giá rất "khủng", lên tới 4,5 triệu USD/quả, gấp 3 lần tên lửa Uran-E.

Hiện nay Việt Nam đã sản xuất thành công tên lửa chống hạm nội địa KCT 15 được dự đoán có tầm bắn vượt trội con số 180 km của Exocet. Nếu mua Tigr, tên lửa KCT 15 chắc chắn sẽ được tích hợp lên tàu, đây là một viễn cảnh đáng để mong đợi.

Tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất. Ảnh: VOV

Tên lửa phòng không cũng là một ưu thế khác của Tigr, VL-MICA trên SIGMA 9814 có tầm bắn 20 km, trần bay 11 km, tốc độ Mach 3, đơn giá tới 1,5 triệu USD/quả.

Mọi thông số của VL-MICA đều thua xa 9M317ME thuộc hệ thống Shtil-1, cụ thể: tầm bắn tới 50 km, trần bay 15 km, tốc độ Mach 4,5 nhưng giá thành chỉ hơn 600.000 USD/quả.

Nhờ đầu đạn nổ phá mảnh nặng 62 kg, loại tên lửa phòng không này còn có thể sử dụng để chống lại tàu mặt nước cỡ nhỏ khi cần thiết, đây là điều bất khả thi với VL-MICA.

Tigr còn được trang bị 2 pháo phòng không bắn nhanh AK-630M, đây là hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS) đúng nghĩa, có thể đánh chặn tên lửa đối hạm bay bám biển trong khi MARLIN-WS trên SIGMA không có chức năng này.

Như vậy, mặc dù giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng Tigr lại mạnh hơn hẳn SIGMA 9814 ở cả công lẫn thủ.


Tên lửa phòng không 9M317ME thuộc hệ thống Shtil-1 sẽ mang lại cho Tigr tấm lá chắn tin cậy
Tuy nhiên SIGMA 9814 cũng có những ưu điểm sau đây khi so sánh với Steregushchy Dự án 20382.

Trước hết là ở pháo hạm, pháo OTO Melara Super Rapid dù cho cỡ nòng nhỏ hơn A-190 nhưng tầm bắn lại xa gấp đôi nhờ đạn có điều khiển Vulcano. Ngư lôi MU90 Impact của SIGMA 9814 cũng được đánh giá cao hơn nhiều Paket-NK.

Nhưng ưu thế lớn nhất của SIGMA 9814 lại chính là hệ thống điện tử và công nghệ đóng tàu theo module.

Trong khi radar trinh sát SMART-S MK2 có tầm hoạt động 250 km, theo dõi được tới 500 mục tiêu cùng lúc và có độ tin cậy rất cao thì Furke-E trên Tigr chỉ phát hiện được mục tiêu cách xa 110 km với sai số khá lớn.

Nhược điểm cố hữu của ngành đóng tàu Nga hiện vẫn là công nghệ thi công theo tổng đoạn có độ tùy biến thấp và thời gian kéo dài. Nếu buộc phải lựa chọn Tigr, chúng ta sẽ không có cơ hội tiếp cận công nghệ đóng tàu tiên tiến của phương Tây để áp dụng trong tương lai.

Tóm lại, phương án đặt mua tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814 hay Steregushchy Dự án 20382 (Tigr) đều có những ưu và nhược điểm riêng, cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
 

Dai69

Xe tải
Biển số
OF-379180
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
308
Động cơ
247,810 Mã lực
Con Tigr mà được thiết kế lại dạng modul thì ngon, giá rẻ mà hoả lực mạnh.
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Siêu hạm Hải quân Anh đã đến Việt Nam

Tàu khu trục tối tân nhất nước Anh HMS Daring đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.



Sáng 18/12, tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh gồm 229 sĩ quan và thủy thủ đoàn đã cập bến cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm xã giao thành phố Đà Nẵng từ ngày 18/12 đến ngày 21/12/2013.
Trong thời gian thăm, nhóm chỉ huy tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Quân khu 5 và Quân chủng Hải quân. Cũng trong thời gian này, sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ giao hữu bóng chuyền với Hải quân Việt Nam, thăm trại trẻ mồ côi và tham quan một số danh lam thắng cảnh địa phương.

Sĩ quan Việt Nam bắt tay xã giao sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh.

Ngoài ra, phía Anh phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức phiên họp lần thứ hai của nhóm công tác song phương về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tại phiên họp này, hai bên sẽ trao đổi một số nội dung hợp tác quốc phòng song phương; hợp tác về đào tạo; hợp tác về công nghiệp quốc phòng; hợp tác Hải quân, thủy đạc và trao đổi một số vấn đề khác mà hai bên quan tâm.
Chuyến thăm của đoàn tàu Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Anh nói chung, giữa quân đội hai nước nói riêng trong bối cảnh hai nước đang tích cực kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược đã được lãnh đạo cấp cao hai nước ký kết.[/QUOT
Cụ là người Việt, vậy cụ nghĩ mạng người Việt mình quý hơn mạng 1 người dân Nhật ?. Mạng người ở đâu cũng quý, chế độ Mỹ-Nguỵ gây tội ác lớn, nhưng dân Nhật hiện tại họ cũng là " con người".
Mẽo làm 2 triệu người VN chết trong CT, có nhiều thằng VN bảo là tại vì người VN ngu, khen Mẽo nhân đạo nứt lưỡi. Léo hiểu được sao người VN có lắm loại người thế nhỉ, bảo sao mãi là dân tộc nhược tiểu, dù cũng gần 100 triệu dân. Bọn Đức, Nhật sao không thấy những loại dân suy nghĩ theo logic này nhể.
Nhìn bộ quân phục Việt với Anh đồng màu ma sao bác sĩ quan hải quân mình xấu quá, theo em tại màu của mình màu chết và xỉn
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Tồn vong gì vậy ? nãy giờ ko dám nhắc đến 2 chữ Trung Quốc hay Tàu Khựa mà bày đặt tồng với chả vong. Yêu Mỹ ghét Nga bài Tàu thì nói toạc ra cho nhanh.

Từ khi nào chửi Mỹ được coi là phi pháp vậy ? còn xuyên tạc tội ác của LX với VN thì phải phản đối là đúng rồi. Sau này chắc con cháu các chú cũng tự dạy sử với nó, bảo là LX ác hơn Mỹ vì nó giết dân ta ở Mỹ Lai đấy nhé con =))
Theo em thì thằng Nga (Liên sô) cũng léo tốt đẹp gì với dân mình, chứ đừng nói thằng Mỹ, chúng nó toàn vì lợi ích mà tắm máu dân mình, âu cũng tại dân mình còn yếu và mông muội lên tắm máu lẫn nhau (cộng sản và quốc gia).
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Tương đương tàu đánh cá ở phạm vi bao nhiêu ! trong khi nó có trọng tại = tàu khu trục =)) thiết kế đó cũng ko thể dưới 200m2 được bạn vàng à, hãy nhớ kĩ điều này, ko có tàu chiến hay tàu hàng nào có RCS = 0,1m2 cả, các tàu kim loại đều có RCS lớn trừ thuyền thúng =))

Zum có SM-2 ko ! có CIWS ko ! có radar gì ? phạm vi bao nhiêu ? có anti ship ko ! Zum núp sau biên đội tàu hàng để làm mồi cho cano Iran à ?




Cái đỏ thì cậu vàng nói đúng đấy, nhưng vấn đề là tàu nào cũng thấy nhau cả, Zum cũng thấy Kir và ngược lại. Nhưng radar Mỹ luôn range kém hơn Nga, mặc dù RCS Nga to hơn nhưng tàu chiến thì # máy bay
Thằng Mỹ nó bỏ những cái đó rồi, đến chống hạm nó còn bỏ luôn trên 9 cái AB mới khởi đóng. Cứ nhìn hàng Mỹ trên tàu Nhật nó còn soi được thằng Tàu khựa chĩa rada tấn công tàu nó vào thời gian nào thì bác biết rồi. Theo em, thì vũ khí phải đánh giá trên học thuyết quân sự của nước đó. Mỹ nó thiên về tấn công phủ đầu trước với áp chế mạnh mẽ và vũ khí chính xác thì nó quan tâm ít đến phòng thủ hoặc bỏ luôn.
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
2 cậu vàng lại đây nào, cái gì ko biết hỏi thầy, thầy chỉ cho :) cứ từ từ thong thả rồi thầy dạy cho mấy cái cơ bản mà đi chém gió. Trình còi thế này mà đòi pro Mỹ =))
Trình cao pro thì họ tránh mặt bác Vietminh9x như tránh xa dịch tả vậy ý, vì bác là loại thầy của trình chầy cối ngang nhu cua.kakaka
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Các bạn trẻ có hiểu, Zum ra đời vì sao ko ? vì cắt giảm ngân sách đấy, Zum chủ yếu sử dụng về đêm, dùng pháo bắn tàu như WW1/2, nhưng mà Nga, TQ bây giờ HQ trang bị cảm biến hồng ngoài cả rồi, còn tàng hình thì chẳng có ý nghĩa gì. Thiết kế nó rập khuôn tàu cũ tk19-đầu 21 vì để giảm ngân sách, xây dựng nhanh chóng. Nhưng nhiệm vụ chính của nó là bắn pháo vào bờ biển chứ ko phải đánh tàu địch

To như đầu đạn DF-21D mà cũng chỉ có RCS 2.2m2, vậy Zum ko có radar search bề mặt thì làm sao mà phát hiện được P-700 ? rồi nếu có trang bị radar FC, thì phải mở để xác định tọa độ, tham số cho vũ khí, khi đó thành mồi cho Kirov/P-700
Hệ thống phóng thẳng đứng nhiều hơn AB và Tuan duong tico de làm gì thế bac vietminh, nhìn mỗi cái đầu tàu thế kỷ xx kêu zw bắt chước thì đúng là bác là người rừng. Cuoi the ky 19 và đầu 20 tàu lớn đều có thiết kế như cái ảnh bác trưng lên. Nản vs bác
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Gepard VN có 8x anti ship, bắn 1 lúc 8 quả thì "CG-1000" đỡ bằng mắt =)) cả 2 tàu đều thấy nhau cả, nhưng Gepard lại có anti ship 300km, còn "CG-100" ko có, dùng pháo thì phải tới 81km mới bắn được =)) radar "CG-1000" tuy 3D nhưng lại đếck nhìn được phía sau hoặc hướng 9h, 3h =))



Trời, so sánh kiểu úc ah, co 2k mà sóng sánh với 16k, nó cho quả ngư lôi thì gãy làm đôi (chơi ngu), giả sử như bắn 1 lúc đc 8 quả chống hạm đi thì có sờ đc đến zw không kể cả khi nó tác chiến 1 mình, chưa kể nó đi theo biên đội.
Sao con izumo 21k cua Nhật nó cũng ứ gọi là tuần dương. Chưa thấy ai máy móc và cù nhầy như vietmjnh9x.
 

Ranmotmat

Xe đạp
Biển số
OF-398958
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
12
Động cơ
232,030 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
19 lĩnh nam hoàng mai hà nội
Radar Nga MR-331 (Mineral-ME)/710/800 đều hầu hết là OTH, vậy nhưng radar AN/SPY-1/1D/1C/1F/2/3 thì lại không có khả năng OTH vì cách đặt cố định và thấp chứ không phải kiểu Top radar như Nga, lại hạn chế về góc phương vị, độ cao phạm vi thua radar Nga và cố định. Radar MR của Nga chỉ hạn chế ở việc quay liên tục dễ xảy ra độ trễ mục tiêu trên màn hình, tuy ko đáng kể. Như vậy là radar Mỹ hầu như thua toàn diện, vậy mà nhiều âm binh tung hô nhĩ !
Nhưng mà vào trận là không còn cái nào sống để mà cảnh giới, phát hiện. Mấy trận ở iraq, lybia và giờ là Syria bị tụi Mỹ và liên quân nó diệt trụi, cả s400 choai ập cũng ngủ im khi máy bay íc xà nó vào damasus. 1 cái rada chưa nói lên điều j
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top