[Funland] Sự thật về các hệ thống phòng không: tốt và kém

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Loạt bài giới thiệu các hệ thống phòng thủ đang hoạt động trên thế giới, từ kém nhất tới tốt nhất

Đầu tiên là các hệ thống phòng không của Mỹ và NATO

Các hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh thực sự ko tốt như quảng cáo, qua những lần thực tế chứng minh cho thấy chúng ko đạt hiệu quả từ việc bị tàu hàng đụng nhiều lần, đến việc liên tục bị tên lửa thô kệch của phiến quân tấn công vượt qua, so sánh với các hệ thống phòng không vốn kém tính năng trên giấy hoặc ít quảng cáo của Nga, Tàu thì quá khập khiễng, trong khi giá thành các hệ thống phòng thủ của nato luôn cao ngất ngưởng

Lưới phòng không tỷ đô bất lực trước tên lửa hành trình

SAUDI ARABIAHàng tỷ USD được chi cho lá chắn mạnh nhất Trung Đông, nhưng không ngăn được UAV và tên lửa tấn công nhà máy lọc dầu.

"Chúng tôi từng đánh chặn thành công 230 tên lửa đạn đạo. Không có quốc gia nào trên thế giới bị tập kích bằng số lượng vũ khí lớn như vậy", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arab Saudi Turki al-Malki tuyên bố hôm qua, khi các phóng viên hỏi vì sao nước này không thể ngăn đợt tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) vào hai nhà máy dầu của Aramco cuối tuần trước.

Trung tá al-Malki khẳng định quân đội Arab Saudi tự tin vào năng lực bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa, nhưng giới chuyên gia cho rằng Riyadh không có lý do gì để bào chữa cho thất bại trong việc ngăn chặn đòn đánh từ những chiếc UAV cỡ nhỏ và tên lửa hành trình giá rẻ.



"Hàng tỷ USD được Arab Saudi đầu tư vào những khí tài tối tân của phương Tây, nhưng chúng hoàn toàn vô dụng trong đòn đánh làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ khổng lồ của họ", cây bút Stephen Kalin của Reuters nhận xét.

Theo Kalin, Arab Saudi không phải là một quốc gia sống trong thời bình hoàn toàn, bởi nước này đang dẫn đầu liên quân thực hiện chiến dịch quân sự vào phiến quân Houthi ở Yemen và nhiều lần bị nhóm này tập kích bằng tên lửa, UAV trong suốt 4 năm qua. "Dẫu vậy, vụ tấn công cho thấy quốc gia Vùng Vịnh này không phải lúc nào cũng sẵn sàng tự vệ", bình luận viên này viết.



Trong họp báo hôm 18/9, Bộ Quốc phòng Arab Saudi cáo buộc Iran "bảo trợ" vụ tấn công các nhà máy dầu của tập đoàn Aramco, cho biết tổng cộng 18 UAV và 7 tên lửa hành trình đã được sử dụng. Các nhà điều tra Mỹ và Arab Saudi nhận định số vũ khí trên xuất phát từ lãnh thổ Iran, bay qua không phận Iraq và Kuwait trước khi tới mục tiêu.

Tehran bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định vụ tấn công là thông điệp cảnh báo của phiến quân Houthi gửi tới Riyadh nhằm buộc nước này chấm dứt chiến dịch quân sự tại Yemen.

Iran đang sở hữu kho tên lửa đạn đạo và hành trình lớn nhất tại Trung Đông, đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Arab Saudi, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.


Bệ phóng tên lửa Patriot triển khai gần thủ đô Riyadh hồi năm 2016. Ảnh: Defense One.

Dù vậy, một cuộc tấn công có quy mô rất giới hạn dường như cũng vượt quá khả năng tác chiến của quân đội Arab Saudi. Điều này từng được chứng tỏ qua những cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV của phiến quân Houthi nhằm vào sân bay Abha, trạm bơm dầu và mỏ dầu Shaybah.

"Lưới phòng thủ của chúng tôi rất trống trải. Nhiều cơ sở hoàn toàn không được bảo vệ", quan chức an ninh Arab Saudi giấu tên thừa nhận.


Một tổ hợp chiến đấu Patriot gồm từ 6-8 bệ phóng tên lửa, triển khai xung quanh vị trí trọng yếu, nó được đánh giá kém cơ động hơn so với S300

"Cuộc tấn công không khác gì vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, nó là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Những hệ thống phòng không và vũ khí hiện đại trị giá hàng tỷ USD do Mỹ chế tạo ở đâu khi chúng ta cần bảo vệ đất nước? Nếu đòn đánh có độ chính xác cao như vậy, đối phương cũng có thể tấn công những nhà máy lọc nước biển và nhiều mục tiêu trọng yếu khác", một nhà phân tích an ninh Arab Saudi cho hay.

Lưới phòng không của Arab Saudi được coi là thuộc hàng mạnh nhất tại Trung Đông với 17 radar cảnh giới tầm xa AN/FPS-117, 6 radar cảnh giới chiến thuật AN/TPS-43, cùng nhiều hệ thống phòng không tầm xa Patriot, tên lửa tầm ngắn HAWK cải tiến và pháo Oerlikon Contraves. Các tổ hợp này được kết nối vào mạng lưới quản lý không phận thống nhất mang tên "Peace Shield" (Lá chắn hòa bình), cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu và điều phối tác chiến.

Các tổ hợp phòng không này được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng hậu với 167 chiến đấu cơ đa năng F-15SA, 61 tiêm kích hạng nặng F-15C và 53 máy bay Eurofighter Typhoon có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu trong thời gian ngắn.


Tiêm kích F-15 Arab Saudi biểu diễn "Voi đi bộ" hồi đầu năm 2019. Ảnh: Rihan.

Quân bài chủ lực trong mạng lưới phòng thủ này chính là hệ thống Patriot, có nhiệm vụ bảo vệ các thành phố lớn và cơ sở hạ tầng chủ chốt. Các khẩu đội Patriot từng nhiều lần đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi phóng vào lãnh thổ Arab Saudi.

Tuy nhiên, các hệ thống này hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong vụ tập kích sáng 14/9. Giới chuyên gia cho rằng Arab Saudi đáng lẽ phải tăng cường phòng vệ tại những khu vực trọng yếu của quốc gia sau nhiều lần bị phiến quân Houthi tập kích.

"Bản chất của chiến tranh bất đối xứng là những nhóm phiến quân có thể dùng vũ khí rẻ tiền để gây bất ngờ cho các đội quân hùng hậu, nhưng lời giải thích đó không thể bào chữa cho những gì xảy ra ở Abqaiq", cây bút Bobby Ghosh của Bloomberg nhận xét.

Quân đội Arab Saudi có rất nhiều thời gian và tiền bạc để tăng cường phòng thủ, nhất là khi nước này đứng thứ ba thế giới về ngân sách quốc phòng trong năm 2018. "Đáng ra họ nên sở hữu khả năng phát hiện những cuộc tập kích đường không, đặc biệt là khi chúng diễn ra từ khoảng cách hàng trăm km", Ghosh nói thêm.

Một nguồn tin am hiểu hoạt động của Aramco xác nhận hệ thống bảo vệ nhà máy lọc dầu tại Abqaiq không đủ khả năng đối phó UAV. Nhà máy này từng được bố trí một tổ hợp Patriot từ năm ngoái, nhưng tình trạng sẵn sàng chiến đấu của những vũ khí phòng không tầm ngắn như tên lửa HAWK cải tiến và pháo Contraves không được công bố.

Một số quan chức tỏ ý bênh vực Arab Saudi, cho rằng UAV và tên lửa hành trình luôn là đối thủ khó nhằn của mọi hệ thống phòng không trên thế giới hiện nay. "Chúng thường bay dưới tầm quan sát của radar và rất khó bị phát hiện. Đường biên giới dài giáp với Yemen và Iraq cũng khiến quốc gia này rất dễ bị tổn thương", một quan chức ngoại giao cấp cao tại Trung Đông cho hay.


Bệ phóng HAWK trong cuộc duyệt binh năm 2016. Ảnh: Bộ Quốc phòng Arab Saudi.

Tuy nhiên, giới phân tích quân sự cho rằng thách thức này đáng lẽ cần được Arab Saudi đầu tư thời gian, tiền bạc hơn để tìm cách đối phó. Riyadh đã hiểu rõ về mối đe dọa của UAV từ nhiều năm qua và liên tục thảo luận với các đối tác nhằm tìm kiếm giải pháp ứng phó, nhưng chưa triển khai biện pháp phòng thủ nào mới.

"Những tổ hợp phòng không truyền thống thường được thiết kế để tiêu diệt máy bay tầm cao. Tên lửa hành trình và UAV hoạt động sát mặt đất, dễ dàng ẩn mình khỏi lưới cảnh giới. Việc đánh chặn chúng cũng rất tốn kém, một UAV của phiến quân chỉ tiêu tốn vài trăm đến vài nghìn USD, trong khi mỗi quả đạn Patriot có giá lên tới 3 triệu USD", Dave DesRoches, giáo sư tại Đại học Quốc phòng ở Washington, nhận xét.

Giải pháp bố trí hệ thống tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa UAV trên đường bay từng được đề xuất, nhưng chúng có thể gây gián đoạn hoạt động tại những cơ sở công nghiệp và gây lo ngại về sức khỏe con người nếu vận hành liên tục trong thời gian dài.

"Quân đội Arab Saudi sẽ phải có rất nhiều điều cần giải thích về việc họ không thể bảo vệ được những cơ sở lọc dầu quan trọng nhất trước đòn tấn công", Gary Grappo, cựu đại sứ Mỹ ở Oman, nói.https://vnexpress.net/the-gioi/ly-do-arab-saudi-bat-luc-truoc-don-tap-kich-nha-may-dau-3985043.html

Nhà máy dầu Arab Saudi 'lỗ chỗ' sau đòn tập kích UAV
19 điểm va chạm do UAV gây ra xuất hiện lỗ chỗ tại các nhà máy lọc dầu Arab Saudi trong ảnh vệ tinh do chính phủ Mỹ công bố.



Nhà máy lọc dầu ở Abqaiq có 17 vị trí bị tấn công bằng thuốc nổ từ máy bay không người lái (UAV), trong khi cơ sở tại Khurais có hai điểm va chạm và gây cháy lan ra mặt đất, ảnh chụp từ vệ tinh Digital Globe được chính phủ Mỹ công bố hôm 16/9 cho thấy.

"Vụ tấn công đã đánh trúng khu vực sơ chế dầu ở nhà máy Abqaiq. Đây là nơi đặt hàng loạt bể chứa và hệ thống sơ chế dầu vừa được hút từ lòng đất. Điều đó khiến nó trở thành mục tiêu quan trọng, có thể làm gián đoạn hoạt động của cả nhà máy nếu bị tấn công", Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ nhận xét.


Các vị trí bị tấn công tại nhà máy Abqaiq hôm 14/9. Ảnh: Digital Globe.

Cơ sở tại Khurais chịu thiệt hại nhẹ hơn, nhưng một công trình lớn bị hư hại và mặt đất xung quanh cũng cháy đen do ngọn lửa phát ra.

Quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết đòn tấn công xuất phát từ hướng bắc hoặc tây bắc Arab Saudi, tương ứng với lãnh thổ Iran và Iraq, thay vì từ Yemen ở tây nam các nhà máy. Tuy nhiên, người này không loại trừ khả năng các vũ khí cất cánh từ Yemen và bay đường vòng tới Arab Saudi.

Một quan chức khác nói khoảng 12 tên lửa hành trình và 20 máy bay không người lái đã được triển khai cho đòn đánh, trong đó một số khí tài không vươn tới được mục tiêu. "Quy mô, độ chính xác và phức tạp trong vụ tấn công vượt quá năng lực của phiến quân Houthi", quan chức này nói trong cuộc họp kín với báo chí Mỹ hôm 15/7.


Khu vực bị hư hại ở nhà máy Khurais. Ảnh: Digital Globe.

Vụ tấn công hai nhà máy sản xuất dầu của tập đoàn Aramco ở Abqaiq và Khurais, đông bắc Arab Saudi hôm 14/9 buộc nước này ngừng chuỗi cung cấp dầu thô và khí đốt lên tới 5,7 triệu thùng/ngày, tương đương 50% tổng sản lượng của Arab Saudi và gây sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua ám chỉ Iran đứng sau vụ tấn công, cho biết Mỹ có nhiều lựa chọn và đang hợp tác với các đồng minh Trung Đông nhưng sẽ không vội vàng ra quyết định cho tới khi nhận diện chính xác thủ phạm.

Phiến quân Houthi ở Yemen đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, trong khi Iran bác bỏ mọi cáo buộc liên quan và Iraq cũng phủ nhận lãnh thổ nước này được dùng để thực hiện đòn tập kích bằng UAV vào Arab Saudi.
https://vnexpress.net/the-gioi/nha-may-dau-arab-saudi-lo-cho-sau-don-tap-kich-uav-3983178.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Uy lực tên lửa Iran hay nỗi hổ thẹn của Arab Saudi
Quân đội Arab Saudi sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi về việc lưới phòng không bất lực trước những tên lửa, UAV lao vào nhà máy lọc dầu.

"Vụ tấn công hai nhà máy lọc dầu trọng yếu của Arab Saudi bắt nguồn từ lãnh thổ Iran, sử dụng hàng loạt tên lửa hành trình bay thấp xuất phát từ các bệ phóng ở phía tây nước này", quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ hôm 17/9.

Báo cáo mới nhất của tình báo Mỹ nhận định Iran có liên quan đến vụ tấn công hai nhà máy tại Abqaiq và Khurais, đông bắc Arab Saudi. Ba quan chức Mỹ trước đó cho biết có những "bằng chứng rất thuyết phục" cho thấy tên lửa được khai hỏa từ một căn cứ Iran gần biên giới Iraq

Việc Mỹ cáo buộc Iran phóng nhiều tên lửa bay qua không phận một loạt quốc gia đồng minh với Washington như Iraq và Kuwait để tấn công nhà máy lọc dầu Arab Saudi khiến các chuyên gia quân sự đặt câu hỏi: Phải chăng uy lực của tên lửa hành trình Iran quá mạnh, hay do hệ thống phòng không của Arab Saudi cùng các đồng minh quá yếu?

Ảnh chụp từ vệ tinh Digital Globe được chính phủ Mỹ công bố hôm 16/9 cho thấy nhà máy lọc dầu ở Abqaiq có 17 vị trí bị đánh trúng, trong khi cơ sở tại Khurais có hai điểm va chạm và gây cháy lan ra mặt đất. Quan sát điểm va chạm và thiệt hại do những khí tài tấn công gây ra, nhiều chuyên gia quân sự nhận định chúng phần lớn là tên lửa, bởi UAV mang thuốc nổ khó đạt được sức xuyên và uy lực công phá mạnh như vậy.

"Ảnh vệ tinh thể hiện rõ ràng độ chính xác của vũ khí được sử dụng, chúng tạo ra những lỗ thủng gần như y hệt nhau ở các khu vực trọng yếu tại nhà máy lọc dầu Arab Saudi. Loại vũ khí này mang thiết bị dẫn đường và điều khiển tự động, cho phép chúng đánh chính xác mục tiêu từ khoảng cách rất xa", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Rogoway nhận định đây là một đòn tập kích tổng lực với sự tham gia của nhiều vũ khí như UAV tự sát, tên lửa hành trình và thậm chí là máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) được triển khai từ nhiều hướng, trong đó tên lửa hành trình đóng vai trò là vũ khí chủ lực.

Cả phiến quân Houthi ở Yemen và quân đội Iran đều sở hữu những mẫu tên lửa hành trình uy lực có khả năng tấn công mục tiêu sâu trong lãnh thổ Arab Saudi.


Tên lửa Soumar tại nhà máy chế tạo của Iran năm 2017. Ảnh: Tasnim.

Iran đang biên chế tên lửa hành trình tầm xa Soumar được phát triển từ mẫu Kh-55 dành cho oanh tạc cơ chiến lược Liên Xô. Iran mua được một số tên lửa Kh-55 vào đầu thập niên 2000, sau đó tháo rời chúng để nghiên cứu và cho ra đời biến thể Soumar sử dụng đầu nổ thông thường, đặt trên bệ phóng mặt đất và đạt tầm bắn 2.500 km.

Phiến quân Houthi hồi giữa tháng 7 ra mắt Quds-1, tên lửa hành trình có nhiều điểm tương đồng với Soumar, khiến một số chuyên gia cho rằng Iran đã bí mật chuyển giao tên lửa hành trình cho phiến quân Yemen. Lực lượng Houthi chỉ sơn lại và đổi tên cho những quả đạn này.

Tuy nhiên, Quds-1 có một điểm khác biệt so với Soumar, như động cơ phản lực và thân nhỏ hơn, cánh thiết kế cố định và không có khả năng thu gọn, tầng đẩy sơ tốc cũng đơn giản hơn tên lửa Iran. "Quds-1 có đầu đạn nhỏ và tầm bắn ngắn hơn Soumar. Nhiều khả năng Iran đã hỗ trợ phiến quân Houthi về công nghệ để phát triển loại vũ khí này", chuyên gia Fabian Hinz thuộc tạp chí Arms Control Wonk đánh giá.

Rogoway cho rằng những tên lửa hành trình như Soumar hay Quds-1 đều có khả năng thay đổi hành trình trong khi bay và tấn công mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất. "Đây không phải đạn pháo thông thường, chúng có thể cơ động liên tục để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, như tăng tối đa sát thương và khả năng xuyên phá lưới phòng không, thậm chí là chối bỏ trách nhiệm của bên phóng đạn", chuyên gia này viết.

Nếu cáo buộc của Mỹ là đúng sự thật, tên lửa hành trình của Iran đã thể hiện được khả năng ẩn mình rất hiệu quả, khi hàng chục quả đạn có thể xuyên thủng loạt lá chắn phòng không ở Iraq, Kuwait, căn cứ quân sự Mỹ ở Bahrain và cuối cùng là các tổ hợp phòng thủ của Arab Saudi để đánh trúng mục tiêu.

Tuy nhiên, điều này cũng bộc lộ một thực tế đáng hổ thẹn với quân đội Arab Saudi, nước đứng thứ ba thế giới về chi tiêu quân sự trong năm 2018 với ngân sách quốc phòng khoảng 67,6 tỷ USD, chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc. "Quân đội Arab Saudi sẽ phải có rất nhiều điều cần giải thích về việc lý do họ không thể bảo vệ được những cơ sở lọc dầu quan trọng nhất trước đòn tấn công", Gary Grappo, cựu đại sứ Mỹ ở Oman, nói.


Các vị trí bị tấn công tại nhà máy Abqaiq hôm 14/9. Ảnh: Digital Globe.

Lưới phòng không của Arab Saudi được coi là thuộc hàng mạnh nhất tại Trung Đông với 17 radar cảnh giới tầm xa AN/FPS-117, 6 radar cảnh giới chiến thuật AN/TPS-43, cùng nhiều hệ thống phòng không tầm xa Patriot, tên lửa tầm ngắn HAWK cải tiến và pháo Oerlikon Contraves. Các tổ hợp này được kết nối vào mạng lưới quản lý không phận thống nhất mang tên "Peace Shield" (Lá chắn hòa bình), cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu và điều phối tác chiến.

Các tổ hợp phòng không này được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng hậu với 167 chiến đấu cơ đa năng F-15SA, 61 tiêm kích hạng nặng F-15C và 53 máy Eurofighter Typhoon có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu trong thời gian ngắn.

Thế nhưng, cả "Peace Shield" lẫn các biên đội tiêm kích đều "im hơi lặng tiếng" khi vụ tấn công xảy ra. Không một tín hiệu báo động nào được phát đi, cũng không có quả tên lửa phòng không nào được khai hỏa, cho thấy lưới phòng không của Arab Saudi vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng nghiêm trọng.

"Tôi nghĩ lãnh đạo Arab Saudi sẽ phải trăn trở rất nhiều trước việc quốc gia đầu tư nguồn lực quốc phòng nhiều thứ ba thế giới lại không thể bảo vệ cơ sở dầu mỏ trọng yếu, tôi phải nhấn mạnh là quan trọng nhất, khỏi các vụ tấn công như vậy", Grappo nêu quan điểm.

Arab Saudi là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới, thiệt hại tới các cơ sở lọc dầu của nước này gây lo ngại về gián đoạn nguồn cung toàn cầu, khiến giá dầu đã tăng tới 20% hôm 16/9.





Các cơ sở dầu khí Arab Saudi trong tầm tên lửa Iran. Video: CSIS.

Theo cựu đại sứ Grappo, các mối đe dọa như tên lửa hành trình hay UAV đều không dễ bị phát hiện, nhưng chúng lẽ ra đều là mục tiêu cần được ưu tiên phát hiện, ngăn chặn hàng đầu, nhất là sau hàng loạt vụ tập kích nhằm vào các nhà máy lọc dầu, sân bay và nhiều địa điểm khác ở Vùng Vịnh gần đây.

Đây không phải lần đầu nhà máy tại Abqaiq bị tấn công. Nó từng là mục tiêu đánh bom tự sát của nhóm khủng bố Al-Qaeda hồi năm 2006, nhưng lực lượng bảo vệ đã chặn được xe bom của các tay súng trước khi nó kịp tiếp cận cơ sở.

"Tôi rất thất vọng nhưng không thấy bất ngờ với vụ tấn công. Riyadh đáng lẽ phải tăng cường phòng thủ, đặc biệt là sau vụ tấn công của Al-Qaeda", Bob McNally, chủ tịch công ty tư vấn Rapidan Energy, cho hay. "Tôi đã xem các bức ảnh vệ tinh, đòn đánh rất chính xác, họ biết phải tấn công vào đâu và thực hiện một cách hoàn hảo. Đó là điều rất đáng báo động".
https://vnexpress.net/the-gioi/uy-luc-ten-lua-iran-hay-noi-ho-then-cua-arab-saudi-3983665.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Nguyên nhân Patriot khai hỏa, nhà máy dầu vẫn thành bia bắn
(Vũ khí) - Dù Patriot của Saudi đã khai hỏa khi phát hiện cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu Aramco hôm 14/9 nhưng không một quả tên lửa nào bị đánh chặn.

Theo thông tin được lực lượng quân đội Mỹ tại Trung Đông công bố, nhà máy lọc dầu Aramco của Saudi Arabia đã bị tấn công bằng đòn đánh tổng lực với khoảng 20 máy bay tấn công không người lái, 10 tên lửa đạn đạo.

Vụ tấn công đã gây thiệt hại nặng nề và khiến Riyadh ngừng chuỗi cung cấp dầu thô và khí đốt lên tới 5,7 triệu thùng/ngày của nhà máy lọc dầu Saudi Aramco, tương đương 50% tổng sản lượng của Saudi và gây sụt giảm 5% lượng cung toàn cầu.

Hệ thống Patriot khai hỏa.
Điều đặc biệt là vụ tấn công được phòng thủ Saudi phát hiện và đã có tới 6 hệ thống Patriot triển khai quanh khu vực đồng loạt khai hỏa nhưng không có bất kỳ một tên lửa tấn công hay 1 chiếc máy bay không người lái nào bị đánh chặn. Vậy đây là nguyên nhân?

Giới chuyên gia đã có phân tích để lý giải về lý do Patriot của Saudi không bắn trúng. Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển.

Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia, tổ hợp Patriot dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).

Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu radar và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của Patriot sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn.

Với kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, Patriot sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic (va chạm động năng) ở khoảng cách 20-35km.

Nhưng trong thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng.

Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.

Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

Một vụ việc tai tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25/2/1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq. Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây.

Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m. Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.


Và rất có thể trong vụ Patriot của Saudi Arabia đánh chặn hụt hôm 14/9, lỗi tương tự đã bị lặp. Nhưng dù được lý giải theo cách nào, thì với việc hệ thống Patriot liên tiếp để sổng mục tiêu khiến những quốc gia được bảo vệ bởi Patriot thiếu đi sự an toàn cần thiết.

Biết rõ lỗ hổng phòng của Saudi chưa thể khắc phục, hôm 16/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khuyên Saudi Arabia nên mua hệ thống tên lửa hiện đại S-400 và thậm chí cả S-300 do Nga sản xuất.

"Về phòng thủ, chúng tôi sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cho Saudi Arabia. Đã đủ để đưa ra một quyết định khôn ngoan ở cấp chính phủ, như lãnh đạo Iran đã làm trước đây là mua tên lửa S-300, và như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã làm là mua hệ thống phòng không mới nhất S-400.

Những hệ thống này sẽ bảo vệ bất kỳ mục tiêu hạ tầng nào ở Saudi Arabia một cách hiệu quả", Tổng thống Putin nói.

Trước đây, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành đàm phán với Nga về mua S-400 nhưng việc Riyadh đã quyết định mua THAAD của Mỹ hồi giữa năm 2019 khiến những cuộc đàm phán về S-400 bị ngừng lại. Tuy nhiên, không rõ sau màn đánh chặn tệ hại của Patriot vừa qua cộng với lời mời của ông Putin, liệu Saudi có tiếp tục đàm phán với Nga về thương vụ S-400 hay không.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nguyen-nhan-patriot-khai-hoa-nha-may-dau-van-thanh-bia-ban-3387742/

Patriot Saudi bất động khi bị tên lửa siêu thanh tấn công
(Vũ khí) - Phòng thủ Saudi đã không có phản ứng nào khi lực lượng Houthi tại Yemen vừa tổ chức cuộc tấn công mới vào Riyadh bằng 2 quả tên lửa đạn đạo.

Thông tin được truyền thông Nga dẫn tuyên bố của Ansar Allah (Houthi) cho biết, cuộc tấn công mới chia làm 2 đợt và tất cả đều diễn ra vào cuối ngày 24/9. Trong đợt tấn công đầu tiên, Houthi đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo thế hệ mới tự chế tạo.

Cuộc tấn công đã đánh trúng mục tiêu và không vấp phải bất kỳ phản ứng nào từ hệ thống phòng thủ của Saudi Arabia. Hiện không rõ mức độ thiệt hại từ vụ tấn công. Trong đợt tấn công thứ 2, lực lượng Houthi đã phóng 2 quả tên lửa hành trình. Tuy nhiên, do gặp sự cố nên những quả đạn này đã bị rơi ngay bên trong lãnh thổ Yemen.

Hệ thống Patriot PAC-3.
Theo tiết lộ của Ansar Allah, sở dĩ hệ thống Patriot của Saudi không kịp phản ứng với đòn tấn công do 2 quả tên lửa đạn đạo đã tấn công mục tiêu với tốc độ lên tới Mach 5. Căn cứ vào thông tin này giới chuyên gia cho rằng, lực lượng này đã sử dụng Badir-1P để tấn công.

Được biết, Badir-1P là phiên bản mới của loại tên lửa Badir-1 thường được Houthi sử dụng để tấn công và gây thiệt hại nặng nề cho liên quân Arap do Saudi Arabia dẫn đầu trong thời gian qua.

Điểm đặc biệt ở phiên bản Badir-1P là ngoài nhiệm vụ chính tấn công mặt đất, chúng cũng có thể kiêm thêm chức năng diệt hạm cực mạnh - tính năng kép hầu như không có trong tất cả các loại vũ khí của cả Nga và Mỹ hiện nay. Đây chính là nguyên nhân khiến Quân đội Yemen gọi Badir-1P là tên lửa lưỡng tính.

Chỉ tính từ đầu năm 2018, lực lượng Houthi ít nhất đã 2 lần dùng tên lửa Badir-1P tấn công chiến hạm của Saudi gây thiệt hại nặng cho phía Saudi. Điều Badir-1P được coi là thách thức của phòng thủ Saudi với những hệ thống Patriot PAC-3 là bởi Badir-1P là tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tốc độ tối đa lên tới gần Mach 5 và có bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 3m.

Dù Houthi tuyên bố tự sản xuất Badir-1P nhưng khi quan sát hình ảnh vũ khí này được công bố, nhiều chuyên gia cho rằng Badir-1P có thể là một bản sao của tên lửa pháo kích Fajr-3 do Iran phát triển, vì cả hai dòng tên lửa này đều có kích thước và ngoại hình tương đương.

Nhưng tự phát triển hay là bản sao từ tên lửa Fajr-3 của Iran, Houthi đã cho thấy một thực tế, họ đã thành công khi sở hữu loại vũ khí mới rất khó đánh chặn bởi tốc độc cực nhanh và trong khi lại có tầm bắn ngắn.


Chúng đặc biệt nguy hiểm khi có thể nhận nhiệm vụ kép khi vừa tấn công mặt đất và diệt hạm. Với tốc độ tối đa đạt được, hiện không có hệ thống phòng không trên hạm nào đủ sức đánh chặn Badir-1P dù đó là Patriot PAC-3 của Saudi Arabia.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/patriot-saudi-bat-dong-khi-bi-ten-lua-sieu-thanh-tan-cong-3388231/

 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Hmeymim, Kaliningrad bất khả xâm phạm và nỗi đau mang tên Patriot

Thủ tướng Dmitry Medvedev cho rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo.

Nỗi đau Patriot

Ngày 24/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, ông không cần phải bình luận về tất cả "những tuyên bố ngu ngốc của tướng Mỹ". Thủ tướng Nga ám chỉ đến phát ngôn của Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi Jeffrey Lee Harrigyan.

Ông Medvedev nói rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào các khiếm khuyết của hệ thống phòng không Mỹ hơn là nhắm vào các hoạt động của Nga ở Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại nằm bên bờ Baltic.

Thủ tướng Nga nhận định, vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu ở Arab Saudi hôm 14/9 là "thất bại" cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo, vì đã không không bảo vệ được hai cơ sở đó.

Trước đó, tướng Jeffrey Lee Harrigian tiết lộ với báo giới rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad, trong trường hợp Moscow thực hiện hành vi gây hấn.



"Nếu như chúng tôi phải tới đó để hạ gục Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ở Kaliningrad, thì chúng tôi đã có kế hoạch để làm điều đó. Chúng tôi đã nghiên cữu kỹ lưỡng những kế hoạch đó trong suốt thời gian qua. Nếu buộc phải làm điều đó, chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện", ông Harrigian nói.

Tệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Đáp trả lại tuyên bố của ông Harrigian, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa tại Kaliningrad hoàn toàn có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không từ Mỹ, bao gồm cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (ám chỉ F-35, F-22).

"Vùng Kaliningrad của Nga được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi kế hoạch xâm lược mà các tướng lĩnh Mỹ mang đến châu Âu", tuyên bố của Bộ Quốc phòng nêu rõ.

Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng, tất cả các phi công NATO tình cờ thực hiện các chuyến bay gần không phận Nga ở khu vực Baltic đều nhận thức rõ về năng lực công nghệ của lực lượng phòng không Nga tại Kaliningrad.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bao gồm khả năng phát hiện mục tiêu sớm và nếu cần sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng đạt được mục đích.

"Nó (hệ thống phòng không) hoàn toàn có thể vô hiệu hóa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ - loại máy bay vốn chỉ tàng hình đối với người dân và các khách hàng nước ngoài của Mỹ", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.

Kaliningrad được trang bị cả S-300 lẫn S-400, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và một số vũ khí khác. Đây cũng là địa điểm quân đội Nga thường xuyên tổ chức tập trận.

Nga không nói quá

Giới quan sát cho rằng, Nga đã không nói quá khi khẳng định hệ thống phòng không nước này có thể vô hiệu hóa cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nga sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại, dày dạn kinh nghiệm khi trải qua quá trình thực chiến ở Syria.

Thực tế, phiến quân dưới sự hậu thuẫn của phương Tây đã nhiều lần sử dụng máy bay không người lái, tên lửa tấn công vào căn cứ không quân Hmeymim, tuy nhiên tất cả đều bị phòng không Nga vô hiệu hóa trước khi chúng đạt được mục đích.

Trong khi đó, hệ thống Patriot tại Arab Saudi lại tỏ ra bất lực trước những vũ khí thô sơ của phiến quân Yemen. Sự nguy hiểm của phòng không Nga đã được khẳng định, có lẽ cũng vì thế mà Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ để sở hữu S-400.


Khả năng phát hiện và bắm bắt mục tiêu tàng hình của S-400 đã được biết đến khi vũ khí tác chiến tại Syria. Lần gần đây nhất là hồi đầu tháng 6/2019 khi radar của S-400 đã theo sát mọi hoạt động của F-35B của Anh trên Địa Trung Hải và tiến sát bờ biển Syria.

Lực lượng Nga tại Syria cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 này được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.



Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.

Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.

Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.
https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/kaliningrad-bat-kha-xam-pham-va-noi-dau-mang-ten-patriot-3388223/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Patriot được quảng cáo phát hiện và đánh chặn được mục tiêu bay thấp như UAV, Drone, Cruiser missile, nên ko lý do nào có thể lấp liếm được việc nó vô dụng trước đòn tấn công từ các vũ khí tự chế của Houthi, rất nhiều lần nó đánh hụt cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Houthi loại vũ khí mà nó có thể đánh chặn được hiệu quả nếu đúng như quảng cáo

Project Details
For almost four decades, KBR has continuously provided mission-critical technical and engineering services for the PATRIOT missile system. PATRIOT is the most mature weapon in the U.S. Ballistic Missile Defense System (BMDS) and a critical component of our nation’s air and missile defense. PATRIOT protects ground forces and high-value assets by countering a variety of enemy short- and medium-range tactical ballistic missiles, cruise missiles and unmanned air vehicles (UAV).

https://www.kbr.com/en/experience/patriot-missile-system

The Patriot missile defense system is a ground-based, mobile missile defense interceptor deployed by the United States and many other nations. The Patriot system detects, tracks, and engages UAVs, cruise missiles, and short-range or tactical ballistic missiles.

https://missiledefenseadvocacy.org/missile-defense-systems-2/missile-defense-systems/u-s-deployed-intercept-systems/patriot-missile-defense-system/

The Phased Array Tracking to Intercept of Target (PATRIOT) Advanced Capability-Three (PAC-3) program is an air-defense, guided missile system with long-range, medium- to high-altitude, all-weather capabilities. It is designed to counter tactical ballistic missiles, cruise missiles, and advanced aircraft

https://www.military.com/equipment/patriot-pac-3



1 số lý do được đưa ra nhằm giảm nhẹ tội lỗi của Patriot, chủ yếu nhắm đến việc nó chỉ chuyên dành cho mục tiêu tên lửa đạn đạo, tầm cao, nó là hệ thống phóng nghiêng 60 độ, khó xoay sở, nhưng những người bênh Patriot ko biết các hệ thống phóng nghiêng cũ hơn của LX cũng lập công liên tục, ko kể trong CTVN, xung đột giữa Israel và Ả Rập khi S75, Kub, S125 lập công bắn hạ hàng ngàn mục tiêu bay lớn nhỏ, độ cao đa dạng của Mỹ và đồng minh

Kub 3 ngón tay thần chết

Hiếm có vũ khí phòng không nào do Liên Xô sản xuất như tên lửa 2K12 Kub (Kvadrat) lại nhận được tôn trọng của đối phương và được đặt biệt danh đặc biệt là "Ba ngón tay Thần Chết".

Những bài học chiến trường đã chứng minh, vũ khí cần phải luôn thay đổi đề phù hợp với tư duy tác chiến, cũng như những kinh nghiệm đúc rút trên chiến trường. Và tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub (tên mã NATO: SA-6 Gainful) có thể coi là một trong những điểm chứng minh điều này.

Trước khi Kub xuất hiện, các tổ hợp tên lửa phòng không Dvina (S-75) hay Pechora (S-125) đều được đặt trên các bệ phóng cố định có thời gian triển khai và thu hồi lâu, cũng như khả năng cơ động kém. Trong trường hợp trận địa bị phát hiện, khả năng bị áp chế và tiêu diệt là rất cao.

Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn khác trên tổ hợp Kub, khi toàn bộ các thành phần được đặt trên xe dã chiến bánh xích AT-T có khả năng cơ động cực cao.

Phương thức thiết kế mới cho phép các đơn vị phòng không có thể bám sát các đơn vị lục quân cơ động và tạo ô phòng không bảo vệ chúng. Tư duy thiết kế này vẫn được Liên Xô và Nga áp dụng tới ngày nay trên các tổ hợp vũ khí phòng không.


Tổ hợp SA-6 "Gainful" (2K12 Kub) do Liên Xô chế tạo

Tổ hợp Kub được thiết kế Viện nghiên cứu và thiết kế công cụ NIIP từ năm 1958 với mục đích phát triển vũ khí phòng không mới đối phó tốt với các mục tiêu bay ở độ cao thấp và trung bình.

Tuy nhiên, do những vấn đề về kỹ thuật, quá trình phát triển Kub kéo dài gần 10 năm. Tới tận năm 1967, nguyên mẫu Kub đã vượt qua các bài thử nghiệm và được chấp nhận vào trang bị Quân đội Liên Xô.

Khi được trang bị, tổ hợp Kub được coi là dòng vũ khí phòng không có thời gian triển khai, thu hồi ngắn nhất ở thời điểm đó với chỉ 5 phút.

Tổ hợp Kub đáp ứng khả năng tạo ô phòng không với khoảng cách giám sát và phát hiện rộng 75km; tầm bắn tối đa đạt 25km, trần bắn 14km và khả năng ngăn chặn các mục tiêu bay có tốc độ 420-600m/giây.

Điểm đặc biệt nữa là thiết kế đạn tên lửa của tổ hợp Kub có khả năng kháng nhiễu cao nhờ việc sử dụng cơ chế dẫn đường bán chủ động có hiệu chỉnh quỹ đạo pha giữa và tự dẫn chủ động ở pha cuối.


Tổ hợp SA-6 "Gainful" (2K12 Kub) do Liên Xô chế tạo

"Ba ngón tay thần Chết" đối với phi công Israel

Sau khi được trang bị cho Quân đội Liên Xô, tổ hợp Kub sau đó được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó sớm nhất là các quốc gia Cận Đông và từng tham gia nhiều cuộc chiến nảy lửa tại đây.

Trong số những trận chiến giữa Israel và khối Ả rập, cuộc chiến Yom Kippur (tên một ngày lễ thiêng liêng của người Do Thái) năm 1973 đã làm nên danh tiếng và biệt danh đặc biệt của tổ hợp Kub.



Do nắm bắt được các yếu điểm của tổ hợp Dvina, Pechora là rất khó đối phó được với các mục tiêu bay thấp, trong cuộc chiến Yom Kippur, không quân Israel tiếp tục sử dụng chiến thuật này. Với việc bay thấp bám địa hình và đột ngột công kích, các máy bay chiến đấu Israel tưởng như sẽ giành lợi thế trên không hoàn toàn trước khối Ả rập.

Tuy nhiên, họ không biết rằng, có một mối nguy hiểm mới đang rình rập. Những máy bay chiến đấu bay thấp của Israel đã trở thành mồi ngon cho các tổ hợp tên lửa Kub. Những trận địa tên lửa phòng không Kub theo sát các đoàn chiến xa khối Ả rập đã giáng nhưng đòn chí mạng tới không quân.


Máy bay chiến đấu F-4 Phantom của Không quân Israel.

Do là tổ hợp tên lửa mới, hệ thống máy thu phát tín hiệu và cảnh báo SAM trang bị trên máy bay chiến đấu A-4 Skyhawk, F-4 Phantom đều không nhận diện và cảnh báo sớm cho phi công Israel khi bị ra-đa chiếu xạ của Kub bám theo. Có thể nói, trong cuộc chiến Yom Kippur, không quân Israel đã hoàn toàn bất lực trước Kub.

Hiệu quả chiến đấu của tổ hợp Kub được tổng kết sau cuộc chiến Yom Kippur do phía Ả rập chỉ ra cho thấy, đã có 65 máy bay chiến đấu Israel bị hạ với 95 tên lửa được phóng lên bởi các tổ hợp Kub. Tuy nhiên, phía Israel chỉ thừa nhận đã mất hơn 100 máy bay trong cuộc chiến, trong đó có 40 máy bay bị bắn hạ bởi Kub.

Chính vì uy lực bất ngờ của tổ hợp Kub, phi công Israel đã đặt biệt danh cho dòng vũ khí phòng không này là "Ba ngón tay thần Chết" vì mỗi bệ phóng Kub mang theo 3 đạn tên lửa.



Sau cuộc chiến Yom Kippur, Israel đã phải gấp rút phát triển phương tiện đối phó và cảnh báo giúp hạn chế khả năng chiến đấu cảu Kub. Trong khi đó, khối Ả rập lại không có những thay đổi cần thiết tương ứng, nên hiệu quả tác chiến của Kub sau này bị hạn chế nhiều.
https://soha.vn/ten-lua-ba-ngon-tay-than-chet-ra-don-phi-cong-tiem-kich-israel-sap-mat-20180423130611542.htm

S125 bắn hạ biểu tượng máy bay tàng hình Mỹ F117

Ngày 27/3/1999, F-117A, máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới của Mỹ đã bị bắn hạ bởi loại tên lửa được cho là lạc hậu do Liên Xô chế tạo trong Chiến tranh Kosovo.

Lockheed F-117A Nighthawk, niềm tự hào của Không quân Mỹ. Nó là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới, một kỳ tích công nghệ của Mỹ những năm 1990. Tuy nhiên, trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Nam Tư cũ năm 1999, một chiếc F-117A đã bị bắn hạ vào ngày 27/3/1999, chỉ 3 ngày sau khi Mỹ và NATO tiến hành chiến dịch không kích Nam Tư.

Đây cũng là chiếc máy bay tàng hình duy nhất bị bắn hạ trong chiến đấu cho đến nay. Điều đáng nói là F-117A bị bắn hạ bởi loại tên lửa phòng không do Liên Xô cũ sản xuất vào những năm 1960.

Vị chỉ huy tài ba
Đại tá về hưu Zoltan Dani, khi đó là chỉ huy khẩu đội số 3, thuộc lữ đoàn tên lửa 250, lực lượng phòng không Nam Tư trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của NATO. Đại tá Dani giải thích với Sputnik, rằng vào năm 1999, khẩu đội tên lửa do ông chỉ huy đã sử dụng radar trinh sát tầm xa, tần số thấp, bước sóng dài để theo dõi và phát hiện mục tiêu trên không.


Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125, vũ khí đã bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-117A của Mỹ. Ảnh: Không quân Serbia.
“Các radar trinh sát bước sóng dài có thể phát hiện máy bay tàng hình dễ dàng. Do đó, chúng tôi có thể phát hiện kịp thời và đưa mục tiêu vào tầm ngắm. Nhưng chỉ đến khi máy bay cách chúng tôi 15 km, tôi mới ra lệnh khóa mục tiêu và chỉ thị cho xạ thủ Senad Muminovich nhấn nút phóng tên lửa và mục tiêu đã bị hạ”, đại tá Dani nhớ lại.

Vị cựu chỉ huy nói với Sputnik rằng họ đã sử dụng tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva, NATO định danh là SA-3 do Liên Xô sản xuất vào đầu những năm 1960. Tên lửa này được chuyển giao cho Nam Tư vào đầu những năm 1980.

“Điều quan trọng là chúng tôi đã quản lý để đảm bảo rằng tất cả thiết bị hoạt động tốt và chuẩn bị sẵn sàng cho hệ thống hoạt động thành công trong điều kiện chiến đấu, đem lại thành quả đáng kinh ngạc với việc F-117 bị bắn rơi”, đại tá Dani nói.

Một số nguồn tin cho biết thêm lực lượng phòng không Nam Tư đã chặn tín hiệu liên lạc hầu như không mã hóa hóa và biết được đường bay mà máy bay của NATO sẽ bay qua. Điều đó cho phép họ triển khai khẩu đội tên lửa dọc theo đường bay để đón lõng mục tiêu.

Mặt khác, NATO đã chủ quan vào sức mạnh tuyệt đối của họ và sử dụng đường bay cố định trong những ngày đầu để không kích Nam Tư. Nói cách khác, lực lượng phòng không Serbia đã biết nơi nào và khi nào máy bay ném bom NATO sẽ tới.

Không biết mục tiêu bị bắn là F-117
Rất ít người biết về điều này, nhưng các binh sĩ của khẩu đội tên lửa số 3 đã không nhận ra rằng họ may mắn thế nào trong đêm 27/3. Đại tá Dani nhớ lại, sau khi mục tiêu bị hạ, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó là tắt tất cả thiết bị để kẻ thù không phát hiện.


Một phần của chiếc F-117A tại hiện trường, nơi nó bị bắn rơi. Ảnh: Không quân Serbia.
“Chúng tôi chúc mừng lẫn nhau và thế là xong, cảm giác rất sung sướng như thể chúng tôi đã ghi bàn trong một trận đấu quan trọng. Vào buổi sáng hôm sau, một sĩ quan từ bộ chỉ huy cấp cao đến chức mừng và hỏi chúng tôi có biết đã bắn rơi thứ gì không. Tôi trả lời là không có ý kiến gì, một mục tiêu nào đó. Sau đó vị sĩ quan nói với chúng tôi đó là một chiếc F-117”, đại tá Dani chia sẻ.

Đối với người Serb, chiến tích này mang đến một sự lạc quan và cho họ sức mạnh tinh thần để chống lại NATO. Ở khắp mọi nơi xuất hiện hình ảnh dân làng Budanovci nhảy múa trên cánh của chiếc máy bay bị bắn rơi, kèm theo khẩu hiệu “Xin lỗi, chúng tôi không biết nó vô hình”.

Đại tá Dani cho biết thêm thành công không dựa trên bất kỳ sự khích lệ vật chất nào. Đó là một thứ hoàn toàn khác biệt, điều mà ít người ở các nước NATO có thể hiểu được.

“Điều quan trọng nhất là trong một đội cần có mối quan hệ tốt dựa trên niềm tin giữa chỉ huy và người thực hiện nhiệm vụ. Tinh thần và động lực yêu nước phải rất cao. Người dân sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách có thể”, đại tá Dani nói.

78 ngày sau khi đợt không kích của NATO bắt đầu, không ai nghĩ đến việc sẽ đầu hàng. “Ban đầu họ nghĩ có thể giải quyết mọi thứ trong 7 ngày. Nhưng rồi sau 50 ngày, chiến dịch chống Nam Tư bắt đầu hết hơi và hạ nhiệt. Hóa ra mọi thứ không phải như họ tưởng tượng. Tôi nghĩ rằng nếu cuộc chiến đó kéo dài, nó có thể là khởi đầu cho sự sụp đổ của NATO. Ai đó sẽ bắt đầu đặt câu hỏi, tại sao nó lại cần thiết nếu nó không phục vụ cho mục đích ban đầu của họ”, đại tá Dani nói.

Phần lớn những gì còn lại của chiếc F-117 bị bắn rơi được trưng bày ở Bảo tàng Hàng không tại sân bay Nikola Tesla ở Belgrade, thủ đô của Serbia.
https://news.zing.vn/may-bay-my-f-117-bi-ban-roi-xin-loi-chung-toi-khong-biet-no-vo-hinh-post928815.html

Gần đây S-125/200 lại tiếp tục lập công lớn khi bắn hạ máy bay và tên lửa NATO tối tân





Tất cả cho thấy Patriot ko thể biện minh đổ lỗi vì hạn chế của nó, các loại tên lửa cũ hơn, cũng dùng phương thức phóng nghiêng tương tự vẫn đạt hiệu quả với các loại khí cụ bay hiện đại phức tạp trang bị nhiều công nghệ gây nhiễu, che dấu tín hiệu radar hiệu quả cùng trần bay cực thấp
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Đó cũng là lý do tại sao các nước thân Mỹ, thậm chí thành viên NATO lần lượt né tránh mua Patriot, ngược lại họ chọn mua S-300/400 của Nga, 1 cú đánh mạnh vào niềm tự hào công nghệ Mỹ



Saudi mặc dù đang phụ thuộc sự bảo kê của Mỹ, nhưng họ cũng ngầm mua vũ khí phòng không có gốc Nga (nhằm né tránh đòn trừng phạt của Mỹ), thông qua con đường Hàn quốc

Ai đỡ được đòn trên không cho nhà máy dầu Arab Saudi? KM-SAM !

xin được giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga, nguyên kỹ sư chính TSNIIMASH (Viện khoa học- nghiên cứu chế tạo máy Trung ương- trung tâm nghiên cứu khoa học- thiết kế chế tạo tên lửa-ND) Vladimir Tuchkov với tiêu đề và phụ đề trên (thay lời giới thiệu), Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 22/9/2019.

Ảnh: AP/TASS
Cuối cùng thì Ả Rập Saudi cũng đã quyết định “nâng tầm” hệ thống phòng thủ (chống) tên lửa của mình lên một “mức mới” đáng tin cậy hơn.

Bởi vì dù tất cả các cuộc tấn công bằng tên lửa của lực lượng của Houthi trước đây (nhằm vào Ả Rập Saudi ) trong phần lớn các trường hợp đều thành công (trúng mục tiêu), nhưng dù sao thì các cuộc tấn công đó cũng không gây ra những tổn thất khủng khiếp như đòn tấn công cuối tuần trước nhằm vào các cơ sở lọc dầu của công ty Aramco nước này.

Và Ryahth quyết định tìm “hạnh phúc” của mình tại Nam Triều Tiên.

Cả chuyện này, nói chung, mới nghe cứ như một câu chuyện tiếu lâm buồn. Trong mấy năm vừa qua, Ả Rập Saudi đã mua sắm một số lượng vũ khí khổng lồ của Mỹ trị giá tới 100 tỷ USD, - tức một “hợp đồng” đạt tầm vóc kỷ lục thế kỷ.

Các đường biên giới của đất nước này hiện đang được bảo vệ (và cần phải được bảo vệ) bởi 88 bệ phóng của các tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” Mỹ. Không chỉ thế, hầu hết các tổ hợp này- là biến thể PAC3 mới nhất, được coi là hiện đại nhất vì khi thiết kế nó các công trình sư- kỹ sư đã tính kỹ và khắc phục hết những nhược điểm của các biến thế trước đó.

Và ở đây có một chi tiết rất đáng quan tâm, nó chứng minh một cách hùng hồn rằng giữa quảng cáo (vũ khí) của Mỹ và tình hình thực tế có một khoảng cách rất lớn. Tại Trung Đông hiện đang diễn ra một “tiến trình” cải hoán các tên lửa chiến thuật Xô Viết cổ đại (từ “cổ đại”- nguyên văn-ND) “Scud” rất mạnh mẽ.

Tập đoàn “Raytheon” trong tất cả các tài liệu, pano quảng cáo công bố rộng rãi trên toàn thế giới về hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không “Patriot” PAC3 đều khẳng định rằng xác suất đánh chặn (thành công) một quả tên lửa “Scud” bằng một quả tên lửa (đánh chặn) là 0,6 – 0,8.

Cùng thời gian đó, trong một bản báo cáo khác được công bố năm ngoái về hiệu quả của các tổ hợp tên lửa phòng không (Patriot PAC3 và PAC2 ít hiệu quả hơn) mà tập đoàn này đã bàn giao cho A rập Saudi, Tập đoàn “Raytheon” đã thừa nhận rằng trung bình phải sử dụng tới 4 quả tên lửa của “hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới” này mới bắn hạ được một quả “Scud”. Trong khi mỗi quả tên lửa “Patriot” có giá tới một triệu đôla.

Mỹ vẫn tiếp tục “vắt sữa” theo đúng nghĩa đen của từ cái quốc gia giàu có nhất thế giới này. 100 tỷ đối với Mỹ vẫn còn là ít, và trong năm ngoái, một hợp đồng nữa đã được ký kết với điều khoản là (Mỹ) cung cấp cho A rập Saudi các tổ hợp tên lửa phòng không THAAD với số tiền phải trả “chỉ có” 15 tỷ USD.

Tuy nhiên, THAAD chỉ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao vài chục km, có nghĩa là ngoài bầu khí quyển. THAAD không thể đối phó với các phương tiện tấn công đường không thời “nguyên thủy” mà các chiến binh Houthi Yemen đang có trong tay.

Các sự kiện gần đây nhất cho thấy người A rập Saudi ngày càng ít tin tưởng các hệ thống của Mỹ. Chính đó là lý do tại sao họ quyết định “tìm hiểu” các khả năng của các tổ hợp tên lửa phòng không Hàn Quốc và sẽ trang bị cho Quân đội của mình các tổ hợp này nếu như chúng hoàn hảo hơn các hệ thống tương tự của người Mỹ.

Ý định của cả hai bên (Ả rập Saudi và Hàn Quốc) là hết sức nghiêm túc. Mới ngày 18/ 9 vừa rồi, Thái tử Ả Rập Saudi đã nêu vấn đề này trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Và ông đã nhận được “sự hiểu biết sâu sắc” từ phía Seoul. Trong một tuyên bố chính thức của Văn phòng Tổng thống Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) có đoạn nêu rõ:

"Hoàng thân Mohammed bin Salman đã đề nghị Hàn Quốc giúp củng cố hệ thống phòng không của đất nước ông, cả hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục tham vấn lẫn nhau về vấn đề này."

Vậy ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc có thể “chào hàng” những gì với Ả Rập Saudi?

Phương tiện phòng không / phòng chống tên lửa mạnh nhất (của Hàn Quốc)- đó là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung có một số mã số khác nhau- KM-SAM, hay còn nổi tiếng với cái tên khác là Cheolmae-2, hoặc Cheongung, hoặc M-SAM.

Kiểu tên lửa này được sản xuất hàng loạt từ năm 2015.

Tổ hợp này có chức năng đánh chặn tất cả các loại phương tiện bay, kể cả cả máy bay không người lái (UAV) kích thước nhỏ. Cự ly đánh chặn tối đa- 40 km, độ cao đánh chặn tối đa - 20 km. Đây là tổ hợp cơ động trên khung gầm xe bánh lốp.

Các phương tiện phát hiện mục tiêu- rất hiện đại - một radar ba tọa độ với ăng ten mảng pha chủ động góc quan sát 360 độ nhờ ăng ten quay với tốc độ 40 vòng / phút. Theo độ cao- phủ một sector 80 độ. Các máy phát hoạt động trên băng tần X, như các radar trên máy bay.

KM-SAM sử dụng một kiểu tên lửa cho tất cả các trường hợp. Những ưu điểm chính của tên lửa là: khả năng chịu lực quá tải rất tốt- lên tới 50 g. Nhờ vậy mà tên lửa có khả năng cơ động cực tốt.

Khi mới được phóng, tên lửa được điều khiển bởi hệ thống quán tính, khi cự ly đến mục tiêu đạt một ngưỡng nhất định, đầu dò radar chủ động được kích hoạt. Tốc độ của các mục tiêu bị đánh chặn có thể lên tới 1000 m/s, nghĩa là gần 3 M. Như vậy là quá đủ để giải quyết cái tình huống trớ trêu mà Riyadh đang gặp phải.

Như chúng ta đã thấy, tổ hợp rất ổn. Nó có thể làm tăng tiềm lực phòng thủ của Ả rập Saudi chống lại các UAV và các tên lửa có cánh (hành trình) bay thấp. Và, nhân tiện nói luôn, kiểu tên lửa này có “bảo hành” thương hiệu. Vấn đề là ở chỗ, tổ hợp này là “tên lửa Hàn Quốc gốc Nga”.

Vào khoảng thời gian khi ở Nga ngự trị toàn sự hỗn độn và hoang tàn (nguyên văn- tức những năm sau khi Liên Xô sụp đổ), và nước Nga cũng không cỏ tiền trong những năm 90 của thế kỷ trước, tập đoàn “Almaz-Antey” và Phòng thiết kế “Phakel” (cả hai của Nga) đã được mời tham gia chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung cho Hàn Quốc.

Người Triều Tiên (Hàn Quốc) khẳng định rằng mọi công việc (nghiên cứu- thiết kế- chế tạo- thử nghiệm-ND) đều do Viện nghiên cứu- khoa học quốc phòng Hàn Quốc thực hiện có sự tham gia của các tập đoàn Samsung, LIG Nex 1, Doosan DST.


Nhưng trên thực tế, công trình nghiên cứu - thiết kế trên được thực hiện tại Nga với sự tham gia của các chuyên gia Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành công tác nghiên cứu thiết kế, các chuyên gia Nga đã chuyển giao toàn bộ công nghệ cho người Nam Triều Tiên.

Vâng, và sau đó, vào năm 2007, tập đoàn “Almaz-Antey” đã đề xuất với Bộ Quốc phòng Nga về việc tập đoàn này sẽ chế tạo một kiểu tổ hợp tên lửa tầm trung cho chính Nga dựa theo các thiết kế này.

“Almaz- Antey” được bật đèn xanh, họ đã làm, và kết quả là chúng ta có tổ hợp tên lửa tầm trung S-350 “Vityaz”. Trong năm nay (2019), các bài thử nghiệm cấp nhà nước tổ hợp này sẽ hoàn tất và S-350 sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

Với những tổ hợp (S-350) với các khả năng tác chiến vượt trội nguyên mẫu Hàn Quốc này, sẽ rất hợp lý và cả “hợp tình” nữa nếu Ả Rập Saudi mua nó. Tổ hợp “Vityaz” có hai kiểu tên lửa– tên lửa 9M96 và tên lửa 9M100.

Tên lửa 9M96 tương tự như tên lửa của tổ hợp Hàn Quốc, nhưng cự ly đánh chặn đã tăng lên đến 120 km và độ cao - lên tới 35 km. Còn tên lửa 9M100- là tên lửa đánh chặn tầm ngắn, - trong bán kinh 15 km. Và nó (9M100) có một hệ thống dẫn đường khác – hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp hiệu chỉnh vô tuyến từ một radar mặt đất.

S-350 có cơ số đạn nhiều hơn rất đáng nể- trên mỗi xe phóng có 12 tên lửa đánh chặn. Về “năng lực”, nó vượt xa S-300. Thời gian phản ứng giảm và số lượng mục tiêu có thể bắn cùng lúc tăng. Có nghĩa là- nó có thể đánh trả một cách hiệu quả các cuộc tấn công ồ ạt.

Nhưng nếu Riyadh “mua hàng S-350” của Nga- chắc chắn sẽ phải đối mặt với một cơn thịnh nộ của Washington. Nói cho đúng ra, người A rập Saudi cũng đã từng có “những nỗ lực rụt rè” để sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga. Vào tháng 10 năm ngoái (2018), trong thời gian Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdel Al Saud đang ở thăm Matxcova, hai bên đã đàm phán về việc (Ả rập Saudi ) mua các tổ hợp tên lửa phòng không này (S-400) của Nga.

Tuy nhiên, khi nhà vua vừa về đến tổ quốc, ngay lập tức đã phải nghe một cú “nói chuyện điện thoại rất nghiêm túc”- phía đầu dây bên kia là Washingon. Và câu chuyện mua S-400 dừng lại ở đó.

Vâng, còn một đất nước nữa cũng chế tạo được những tổ hợp (tên lửa phòng không) rất xuất sắc. Và chúng, những tổ hợp tên lửa phòng không đó cũng sẽ vô cùng thích hợp nếu được sử dụng để bảo vệ nguồn lực chủ yếu tạo nên giàu có của A rập Saudi- ngành công nghiệp dầu mỏ.

Thêm nữa, trong trường hợp này, Washington chắc chắn sẽ có không nửa lời ngăn cản và không gây ra bất kỳ trở ngại nào. Tuy nhiên, lại có cái khó khác- đó là các thần dân của Quốc Vương A rập Saudi chắc chắn sẽ không chịu thấu hiểu cho Quốc Vương của mình. Vì đất nước đó chính là Israel.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/ai-do-duoc-don-tren-khong-cho-nha-may-dau-arab-saudi-3388079/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Hệ thống phòng không của Nga liên tục hạ gục các tên lửa mới đẹp thông minh của NATO các năm vừa qua




Thậm chí hệ thống phòng không vô danh của Iran, cũng hạ gục được UAV tối tân có giá thành đắt hơn F35 và trang bị nhiều công nghệ tối tân hơn F35, trong khi Patriot và các hệ thống PK chuẩn NATO đặt tại nhà máy lọc dầu Saudi vừa qua mù hoàn toàn trước UAV tự chế của du kích mặc váy Houthi



UAV cảm tử của Houthi tấn công sân bay lớn của Saudi hồi tháng 6 2019


Ảnh vệ tinh cho thấy thiệt hại của Saudi Arabia sau các đòn đánh rẻ tiền của Houthi vào các tháng 6, 7 và 9-2019

 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Lãnh đạo chương trình Arrow: Nên mua Pantsir-S1 hơn là Patriot
(Vũ khí) - Theo ông Uzi Rubin, căn cứ vào hiệu quả tác chiến trên chiến trường, khách hàng nên mua hệ thống Pantsir-S1 Nga hơn là Patriot của Mỹ.

Tuyên bố trên được đưa ra bởi ông Uzi Rubin, từng là "kiến trúc sư trưởng" cho chương trình phòng thủ tên lửa của Bộ Quốc phòng Israel, đồng thời cũng là cựu lãnh đạo của chương trình phòng thủ tầm cao Arrow.

Hệ thống Pantsir-S1.


"Trong thời gian gần đây, hiệu quả của những vũ khí phòng thủ do Nga và Mỹ sản xuất đã được chứng minh rõ nhất. Trong khi hệ thống Pantsir-S1 của Nga tại Syria đã chặn đứng gần như tất cả đòn tấn công đường không từ đạn pháo phản lực, rocket, UAV... thì Patriot lại mang đến nhiều tai tiếng cho Mỹ bởi chúng đã chứng minh sự vô dụng của mình, nhất là trong vụ nhà máy dầu của Saudi Arabia bị tấn công hôm 14/9.

Tại thời điểm đó, nhà máy này và nhiều mục tiêu trọng điểm khác của Saudi đang được đặt trong tầm tác chiến của Patriot, thế nhưng những vũ khí đã không có bất kỳ phản ứng nào với đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái đó", ông Uzi Rubin nói và cho biết thêm rằng: "Dù không muốn nhưng tôi cho rằng, khách hàng nên mua Pantsir-S1 hơn là Patriot".

Theo thiết kế, Pantsir-S1 là hệ thống vô cùng phù hợp để đánh chặn các loại tên lửa hành trình, máy bay không người lái, các loại bom lượn, thậm chí là các loại đạn pháo, rocket phóng loạt - những mục tiêu nằm trong phạm vi nhiệm vụ mà nó được định hướng từ khi thiết kế.

Việc Pansir-S1 đã bắn hạ tất cả các mục tiêu đáng ngờ trên không phận Syria đã cho thấy rằng, lực lượng phòng không Nga tại Syria đang hết sức cảnh giác, sẵn sàng bắn hạ tất cả những mục tiêu nào mà họ thấy nguy hiểm, hiện diện bất hợp pháp trên không phận Syria.

Việc Pantsir-S1 đánh chặn thành công tất cả các loại phương tiện và vũ khí bất hợp pháp ở Syria cũng cho thấy hiệu quả rất cao của nó, vượt trội mọi vũ khí tương tự của phương Tây như hệ thống phòng không Patriot-3 (PAC-3) của Mỹ hay hệ thống Iron Dome của Israel.

Để làm được điều dó, mỗi hệ thống Pantsir-S1 mang 12 tên lửa dẫn đường vô tuyến 57E6, có phạm vi tấn công 20km và hai khẩu pháo 30mm 2A38 có tốc độ bắn 2500 quả/phút, với 700 viên đạn mỗi khẩu, tạo ra loại vũ khí đủ để bắn hạ mọi mục tiêu trong tầm bắn. Hệ thống này có thể nhanh chóng phát hiện các phương tiện tấn công mục tiêu mặt đất và tiến hành đánh chặn nó.


Hôm 27/9, Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nga cho biết, những hệ thống tên lửa phòng không tai Syria với nòng cốt là Pantsir-S1 đã bắn hạ và vô hiệu hóa hơn 100 máy bay không người (UAV) lái các loại của phiến quân Syria tấn công vào căn cứ không quân Hmeymim trong hơn 1 năm qua.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lanh-dao-chuong-trinh-arrow-nen-mua-pantsir-s1-hon-la-patriot-3388472/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Tiếp tục với hệ thống nổi tiếng ko kém là Aegis

Radar của Nhật không bám bắt được tên lửa tầm ngắn mới của Triều Tiên trong các vụ phóng gần đây do quỹ đạo bất thường.

Các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới của Triều Tiên đã thoát khỏi tầm theo dõi của những tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và radar của Nhật do chúng bay ở độ cao thấp và có quỹ đạo bất thường, các nguồn tin quân sự Nhật giấu tên hôm qua cho biết.

Theo nguồn tin, chính phủ Nhật Bản ngày càng lo ngại rằng Triều Tiên đang đạt được tiến bộ đáng kể trong phát triển công nghệ tên lửa và đang nỗ lực phá vỡ hệ thống phòng thủ của nước này. Do đó, Tokyo đang cân nhắc biên chế hai hoặc nhiều tàu khu trục được trang bị lá chắn tên lửa Aegis nhằm phát hiện các vật thể bay thấp cũng như tăng cường tính năng của hệ thống radar.


Tên lửa Triều Tiên rời bệ phóng sáng 25/7. Ảnh: KCNA.

Theo giới quan sát, việc Hàn Quốc chấm dứt Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự (GSOMIA) với Nhật Bản cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Tokyo do các hệ thống cảm biến của Hàn Quốc gần như phát hiện thành công mọi tên lửa phóng lên của Triều Tiên.



Việc Nhật Bản không thể sớm phát hiện các tên lửa có tầm bắn vươn tới lãnh thổ sẽ gây khó khăn cho kế hoạch đánh chặn cũng như thực hiện các biện pháp kịp thời để cảnh báo người dân.



Triều Tiên từ tháng 5 đến tháng 9 thực hiện tổng cộng 10 vụ phóng tên lửa, pháo phản lực với thiết kế và tính năng khác nhau, trong đó nhiều quả đạn bay thấp dưới độ cao 60 km, thấp hơn tầm cao mà các tên lửa thường di chuyển.



Giới chức quân sự Nhật hồi tháng 7 cũng thừa nhận khó đánh chặn tên lửa mới của Triều Tiên, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác với Mỹ để tìm biện pháp đối phó.
https://vnexpress.net/the-gioi/nhat-co-the-khong-theo-doi-duoc-ten-lua-trieu-tien-3986306.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Tàu Mỹ bị tàu hàng đâm liên tục: Hệ thống Aegis vô hiệu

Khoảng 2h30 ngày 17/6 (0h30 giờ Việt Nam), đã xảy ra vụ va chạm nghiêm trọng giữa tàu hàng Philippines và khu trục hạm Aegis của Mỹ trên vùng biển Nhật Bản.
Theo CNN, vụ va chạm đã khiến mạn phải chiếc tàu bao gồm radar của hệ thống chiến đấu Aegis bị bẹp dúm và gần như mất khả năng hoạt động. Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến ít nhất một người bị thương và ít nhất 7 thủy thủ đang mất tích.

Vụ va chạm khủng khiếp này xảy ra giữa khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ và tàu hàng Crystal ACX của Philippines. Địa điểm xảy ra thuộc phía Tây Nam của vùng Yokosuka của Nhật Bản khoảng 56 hải lý.


Chiến hạm USS Fitzgerald bẹp dúm sau vụ va chạm.
Ngay khi vụ việc xảy ra, tàu USS Fitzgerald dã phát tín hiệu cần được trợ giúp và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật đã có mặt tại hiện trường vụ va chạm để xác định mức độ thiệt hại và thương tích của hai con tàu.

Dù con tàu vẫn có thể di chuyển một cách thận trọng nhưng theo CNN, nước đã tràn vào chiến hạm USS Fitzgerald rất nhiều nhưng thủy thủ đoàn đang nỗ lực cứu con tàu bằng cách mở hết công suất các máy bơm để đẩy nước ra ngoài.

Dù sau vụ vam chạm, chiến hạm Mỹ gặp phải tình trạng thê thảm nhưng số phận của tàu hàng Crystal ACX của Philippines không thấy nhắc đến bởi chiếc tàu này chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi tàu.

Được biết, USS Fitzgerald là chiến hạm mạnh nhất hiện nay của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân thuộc lớp Arleigh Burke.

Về trang bị vũ khí, tàu USS Fitzgerald có hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 ống phóng, hệ thống còn lại gồm 64 ống nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Những hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa chống tên lửa, tên lửa chống tàu ngầm…

Trong đó, các tên lửa đánh chặn SM-2/3 giúp tàu này sở hữu một lá chắn hữu hiệu khi kết hợp cùng những thiết bị định vị, cảnh báo sớm. Tất nhiên, tàu khu trục Arleigh Burke cũng mang theo ngư lôi. Ở phía trước, tàu được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 127 mm.


Tàu hàng Crystal ACX của Philippines chỉ bị thương nhẹ ở phần mũi.
Không chỉ có vậy, chiến hạm USS Fitzgerald còn mang theo một hoặc hai hệ thống pháo cận chiến/phòng không Phalanx CIWS và hai pháo cỡ nòng 20 mm. Loại chiến hạm này cũng có thể chở theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky SH-60 Seahawk vốn được hải quân Mỹ ưa chuộng.

Với hệ thống vũ khí được trang bị, chiến hạm USS Fitzgerald đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trên biển, trên không lẫn trên mặt đất mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện khác.

Một số hình ảnh của tàu USS Fitzgerald sau vụ đâm




http://hoinhabaovietnam.vn/Tau-My-bi-tau-hang-dam-He-thong-Aegis-vo-hieu_n18841.html

Tàu chiến gặp nạn, Mỹ gồng mình trên biển Đông

TP - Khi tàu khu trục gặp nạn hồi tháng 6 chưa sửa xong thì lại thêm một tàu khu trục nữa của Hải quân Mỹ hôm qua bị đâm va trên vùng biển gần Singapore. Những phương tiện quân sự chủ chốt liên tục gặp sự cố có thể khiến Mỹ phải gồng mình ứng phó trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và biển Đông tiếp diễn, giới quan sát nhận định.


Tàu USS John S. McCain bị móp sau vụ đâm va tàu chở dầu hôm 21/8. Ảnh: CBC.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ hôm qua va chạm với một tàu chở dầu trên vùng biển gần Singapore. Đây là vụ tai nạn thứ hai liên quan tàu của Hải quân Mỹ ở châu Á trong vòng 2 tháng. Trước đó, tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay, khiến 7 thủy thủ Mỹ thiệt mạng.

Trong vụ tai nạn hôm qua, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 10 thủy thủ mất tích. Những thủy thủ bị thương đã được chuyển đến Singapore. Không người nào trên tàu chở dầu bị thương trong vụ va chạm.

Tàu khu trục được đặt tên theo cha và ông nội của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain - ông John S. McCain, Jr và John S. McCain, Sr (hai đô đốc có công lớn trên mặt trận Thái Bình Dương thời Thế chiến 2). Đây là cặp bố con đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ đều được phong hàm đô đốc.


Ads by optAd360
Mới được phẫu thuật u não gần đây, Thượng nghị sĩ John McCain ngày 21/8 viết trên Twitter rằng, ông và vợ ông “cầu nguyện cho các thủy thủ trên tàu USS John S. McCain suốt đêm nay, đánh giá cao công việc của lực lượng tìm kiếm và cứu hộ”.

Tàu USS John S. McCain gặp nạn trong lúc tàu USS Fitzgerald vẫn đang được sửa chữa sau vụ tai nạn hồi tháng 6 làm dấy lên lo ngại Hải quân Mỹ khó bảo đảm hoạt động tuần tra trong khu vực. Cả hai tàu này đều thuộc hạm đội tàu khu trục DESRON 15 đóng tại Nhật Bản.

Nếu không tính USS Fitzgerald, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có 6 tàu được giao nhiệm vụ tuần tra phòng thủ tên lửa đạn đạo. Tàu USS McCain đóng tại căn cứ hải quân Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Căn cứ nằm phía nam thủ đô Tokyo cũng là nơi đậu của tàu sân bay hạt nhân Mỹ Ronald Reagan.

Kể từ chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, Yokosuka vẫn là căn cứ hải quân quan trọng nhất của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Tại bất kỳ thời điểm nào, nơi đây vẫn có khoảng 5.070 tàu nổi và tàu ngầm, 140 máy bay chiến đấu và khoảng 20.000 thủy thủ thuộc Hạm đội 7.

Các tàu thuộc Hạm đội 7 thực hiện hơn 500 chuyến thăm cảng đến 25 quốc gia mỗi năm. Ngày 7/4 năm nay, tàu USS John S. McCain và tàu USNS Safeguard cùng gần 400 sĩ quan, thủy thủ cập cảng Tiên Sa, thăm thành phố Đà Nẵng.

Tai nạn liên tục


Hải quân Mỹ hứng chịu nhiều tổn thất ở Thái Bình Dương trong năm nay. Ngày 9/5, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain bị một tàu đánh cá nhỏ đâm vào trên vùng biển gần bán đảo Triều Tiên.

Cuối tháng 1, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam bị mắc cạn khi đang cố neo tại vịnh Tokyo. Sau đó xảy ra vụ tàu USS Fitzgerald va chạm với tàu chở hàng mang cờ Philippines ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 6. Tất cả 3 tàu chiến nói trên và USS McCain đều được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Ông Bryan McGrath, một tư lệnh Mỹ đã nghỉ hưu sau khi chỉ huy tàu khu trục USS Bulkeley, nói rằng, rất khó đánh giá những vụ tai nạn nói trên chỉ là ngẫu nhiên hay nói lên vấn đề gì sâu xa hơn. “Chúng tôi vẫn chưa biết. Nhưng tôi tin rằng Hải quân sẽ nắm được vấn đề”, ông McGrath nói với báo Nhật Bản Japan Times.

Ông Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), cho rằng, vụ tai nạn hôm qua là “khác thường” và chắc chắn sẽ khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi đối với Hải quân Mỹ. Báo Washington Post dẫn lời ông Graham cho rằng, vụ việc có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hành động của Hạm đội 7.

“Họ đã phải căng mình sau vụ va chạm của tàu Fitzgerald, và nay họ hỏng thêm một tàu khu trục tuyến đầu nữa ở khu vực vào thời điểm căng thẳng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên và biển Đông”, ông Graham nói.

Tàu McCain dài 154m thực hiện một chuyến tuần tra khẳng định tự do hàng hải trên biển Đông vào đầu tháng này. Báo quân sự Mỹ Star and Stripes dẫn lời một quan chức giấu tên của Hải quân Mỹ nói rằng, con tàu đã đi sát một đảo nhân tạo “để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hầu khắp vùng biển quốc tế”.

Đây là lần thứ ba trong năm một tàu chiến Mỹ đi vào trong vùng 12 hải lý của một cấu trúc Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép để thể hiện rằng, Washington không thừa nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với những cấu trúc này.

Khi được hỏi Hải quân Mỹ có cần đưa thêm tàu Mỹ đến châu Á- Thái Bình Dương để duy trì sức mạnh, người phát ngôn Hạm đội 7 nói “vẫn còn quá sớm để biết điều đó”, Reuters đưa tin.

USS John S. McCain được đóng năm 1991 và được đưa vào biên chế năm 1994. Thủy thủ đoàn gồm 23 sĩ quan, 24 thượng sĩ và 291 thủy thủ. Đây là tàu khu trục lớp Arleigh Burke, với bộ phận chủ chốt là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Hệ thống Aegis được đánh giá là có thể đối phó mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. USS John S. McCain có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các nhóm tàu sân bay tấn công, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm tấn công đổ bộ hoặc nhóm bổ sung.
https://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/tau-chien-gap-nan-my-gong-minh-tren-bien-dong-1179640.tpo

Chiến hạm Aegis hỏng nặng sau khi tập trận răn đe Nga

Những vụ va chạm với tàu chở hàng cỡ lớn đang thực sự trở thành cơn ác mộng tồi tệ đối với những chiến hạm trang bị hệ thống Aegis tối tân.
Hãng thông tấn Reuters của Anh hôm 8/11 đăng tải thông tin cho biết, tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 thuộc lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy đã gặp phải một tai nạn cực kỳ nghiêm trọng.

Trong khi đang neo đậu tại cảng, chiến chiến hạm được trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân này đã bị một tàu chở dầu mang đầy tải bắt đầu rời bến đâm phải. Vụ va chạm rất mạnh tạo ra một vết rách lớn bên khoang phải, khiến con tàu bị nghiêng hẳn sang một bên và có nguy cơ chìm rất cao.

Hiện tại theo thông báo thì lượng nước tràn vào trong khoang qua lỗ thủng vẫn vượt quá khả năng xử lý của máy bơm, khiến đội cứu hộ đang phải tìm cách đưa con tàu vào chỗ cạn để tránh nguy cơ chìm nghỉm.Vụ va chạm này khiến 8 người bị thương và 127 nhân viên thủy thủ đoàn phải đi sơ tán.



Tàu hộ vệ tên lửa KNM Helge Ingstad số hiệu F313 của Hải quân Na Uy sau tai nạn

Các tàu hộ vệ tên lửa lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy là biến thể nhỏ nhất trong gia đình khu trục hạm trang bị hệ thống tác chiến Aegis tối tân do Mỹ chế tạo với chiều dài 134 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 4,6 m; lượng giãn nước đầy tải 5.300 tấn.

Cảm biến chính của con tàu xoay quanh radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/SPY-1F, đây là biến thể thu gọn của loại AN/SPY-1D lắp trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.



Được biết chiếc KNM Helge Ingstad vừa tham dự cuộc tập trận Trident Juncture 2018 do NATO tổ chức với mục đích răn đe Nga, tuy nhiên hiệu quả chưa thấy đâu thì lực lượng diễn tập đã bị thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, chiến hạm USS Ganston Hall của Hải quân Mỹ bị hỏng khoang chứa tàu đổ bộ, chiếc HMCS Halifax của Hải quân Canada bị cháy khoang động cơ, còn tàu HMCS Toronto mất khả năng năng cơ động và trôi dạt do hệ thống động cơ gặp sự cố.



Chi phí để sửa chữa chiếc chiến hạm Aegis này dự kiến sẽ rất tốn kém

Những vụ va chạm với tàu chở hàng dân sự đang trở thành ác mộng lớn của lực lượng Hải quân NATO, khi gần đây có tới hai khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ bị hỏng nặng sau các sự cố tương tự.

Hiện tại chưa biết Hải quân Na Uy sẽ phải làm sao để đưa chiếc khinh hạm tối tân của mình thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên ngay lúc này có thể dự đoán rằng chi phí để khôi phục lại hoạt động cho nó sẽ yêu cầu một khoản tiền không hề nhỏ.

https://baomoi.com/chien-ham-aegis-hong-nang-sau-khi-tap-tran-ran-de-nga/c/28514331.epi

Trong quá khứ, việc tàu chiến va chạm với tàu buôn hay tàu đánh cá đã được ghi nhận nhiều lần. Tàu chiến Aegis Nhật bản cũng từng tông tàu ngư dân

Ngày 18/2/2008, tàu khu trục Atago 7.750 tấn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) va chạm với một tàu đánh cá ngừ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba. Tai nạn khiến tàu đánh cá bị vỡ làm đôi và hai cha con ngư dân thiệt mạng.


Tàu khu trục Atago của Nhật (trên cùng) đâm vỡ tàu đánh cá (phần nhỏ màu đỏ) khiến 2 ngư dân thiệt mạng vào năm 2008. Ảnh: Reuters.
Atago là một trong vài tàu chiến của Nhật Bản được trang bị hệ thống theo dõi radar Aegis tân tiến. Tai nạn xảy ra khi tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Yokosuka sau khi tham gia huấn luyện ở Hawaii.

Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba nói đây là sự cố "vô cùng đáng tiếc". Theo Kyodo, đây là tai nạn nghiêm trọng nhất giữa tàu chiến và tàu dân sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1988, khi một tàu ngầm va chạm với một tàu đánh cá ở vịnh Tokyo khiến 30 người chết.

Cùng với những ồn ào xung quanh bê bối làm lộ thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật trước đó, vụ việc khiến công chúng nước này giận dữ. Lãnh đạo JMSDF Eiji Yoshikawa bị cách chức, 87 quan chức quốc phòng nhận các mức phạt khác nhau trong khi Bộ trưởng Ishiba phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức.

https://news.zing.vn/nhung-vu-va-cham-giua-tau-chien-va-tau-dan-su-trong-lich-su-post755560.html

Máy bay UAV đâm thủng tàu tuần dương Aegis Mỹ
Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm thủng thành tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville (CG-62) của Hải quân Mỹ.

Các quan chức của Hải quân Mỹ cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 1h25 ngày 16/11 (theo giờ địa phương) trong một cuộc tập trận tiêu diệt mục tiêu trên không ở ngoài bờ biển Point Mugu, bang California. Vụ tai nạn đã khiến 2 thủy thủ trên tàu tuần dương USS Chancellorsville bị thương nhẹ.

Máy bay mục tiêu không người lái BQM-74 đã đâm vào sườn tàu chiến, gần trung tâm thông tin chỉ huy (CIC) bao gồm phòng điều khiển hệ thống radar Aegis. Tai nạn xảy ra khi tàu USS Chancellorsville tham gia hoạt động đánh giá chất lượng các tàu được trang bị hệ thống tác chiến Aegis (CSSQT).



Tàu tuần dương lên lửa dẫn đường USS Chancellorsville bị thủng một lỗ rộng khoảng 1m.

Trong cuộc tập trận này, mục tiêu không người lái BQM-74, được giả định là một máy bay chiến đấu chống tên lửa của kẻ thù, đã mất kiểm soát và cuối cùng đâm vào sườn tàu, trong khi các hệ thống phòng thủ trên tàu chưa kịp được kích hoạt để bắn hạ mục tiêu bay.

Tàu tuần dương USS Chancellorsville được biên chế cho Hải quân Mỹ từ năm 1989. Nó được trang bị tên lửa dẫn đường, pháo với khả năng đối không, đối hạm và đối đất. Tàu cũng chở theo hai trực thăng đa nhiệm hạng nhẹ Seahawk Light để tham gia các sứ mệnh chống tàu ngầm.
http://khampha.vn/tin-quoc-te/may-bay-uav-dam-thung-tau-tuan-duong-my-c5a142186.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Tên lửa chủ lực của hệ thống Aegis: Standard Missile cũng liên tiếp gặp những sự cố, khiến uy danh phòng không do Mỹ sản xuất liên tục bị mang tai tiếng


Tàu hộ vệ tên lửa Sachsen của Đức gặp sự cố khi diễn tập ngoài khơi Na Uy, khiến hai thủy thủ bị thương. 2018

Mỹ im lặng khi SM-2 nổ tung liên tiếp

Sau khi xảy ra vụ nổ SM-2 trên khu trục hạm Sachsen, Hải quân Đức đã chính thức lên tiếng nói về nguyên nhân khiến tên lửa này phát nổ.

Theo xác nhận của Quân đội Đức, vụ nổ tên lửa SM-2 trên khu trục hạm Sachsen diễn ra khi con tàu này thực hiện bài bắn đạn thật trong khuôn khổ tập trận trên Biển Bắc.

Nguồn tin này cho biết, trước khi diễn ra tập trận, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Hải quân nước này đã kiểm tra rất kỹ tình trạng con tàu và cho thấy, Sachsen đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu rất tốt. Vì vậy, việc tên lửa SM-2 phát nổ hoàn toàn loại trừ nguyên nhân do bản thân chiến hạm.

Chiến hạm Đức phát nổ khi phóng tên lửa SM-2.
Dù không nói nguyên nhân trực tiếp do tên lửa Mỹ sản xuất nhưng nguồn tin quân sự Đức cho biết, việc SM-2 phát nổ khi tập trận không phải là chuyện hiếm và lần gần đây nhất là trong buổi tập trận hồi tháng 7/2015.

Vụ việc này xảy ra hôm 18/7 khi tàu khu trục USS The Sullivans (DDG-68) đang tiến hành tập trận tại ngoài khơi bờ biển bang Virginia. Quả tên lửa phòng không SM-2 vừa được bắn ra đã đột ngột phát nổ ngay cạnh con tàu.

Tuy không có ai bị thương nhưng các mảnh vỡ của quả tên lửa đã làm phần phía sau con tàu bị bốc cháy. Các chuyên gia nhận định, rất có thể do tên lửa bị lỗi động cơ và nhiên liệu. Bất chấp thông tin Hải quân Đức đưa ra những vụ phát nổ của tên lửa SM-2, hiện Mỹ vẫn chưa có bất cứ phản ứng nào.

Chiến hạm Mỹ phát nổ khi phóng SM-2.
Theo những thông tin được công khai, SM-2 thuộc biến thể RIM-156A với nhiều cải tiến ví dụ như: tầng khởi tốc Mk 72 có kiểm soát véc tơ lực đẩy; ngòi nổ MK 45 MOD 10 cải tiến chống mục tiêu RCS thấp, hiệu suất cao; cải tiến hệ thống dẫn dường - điều khiển trong môi trường bị chế áp điện tử; có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đối không SM-2 nặng khoảng 1,3 tấn, dài 8m, sải cánh 1,57mm, đạt tầm bắn 120-185km tùy biến thể và độ cao bắn chặn 24,4km. Tên lửa SM-2 được thiết kế chuyên nhiệm chống máy bay địch ở cự ly xa, tầm bay cao và tên lửa đạn đạo (với biến thể mới). Mặc dù vậy, khi cần nó có thể dùng để tấn công tàu chiến địch.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/duc-to-my-im-lang-khi-sm-2-no-tung-3360828/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Những phân tích đầy lo lắng của chuyên gia quân sự Mỹ cho thấy gia đình tên lửa chủ lực của Aegis: Standard Missile, khó có thể đảm bảo an toàn cho tàu chiến Mỹ

Khả năng đánh chặn của tên lửa tầm cao SM-3 Mỹ: Bất bại hay thất bại?

Giới quân sự Mỹ không tin tưởng vào hiệu quả của SM-3 đối với tên lửa liên lục địa (ICBM). Ngay cả khi có thực hiện thành công, nó cũng chỉ làm cho nước Mỹ kém an toàn hơn.

Tiếp tục củng cố lá chắn tên lửa

Ngày 17/01/2018, Bộ quốc phòng Mỹ công bố: Hải quân nước này sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm cao để bắn hạ một ICBM vào giai đoạn giữa hành trình.

Không rõ tên lửa SM-3 của Hải quân Mỹ có hoàn thành thử nghiệm hay không? Giả sử nếu có, việc triển khai tên lửa đánh chặn tầm cao của Mỹ có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.

Cũng trong ngày 17/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Học thuyết phòng thủ tên lửa mới, trong đó nhấn mạnh đến mối đe dọa từ kho tên lửa của các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran. Học thuyết cũng đề cập tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 sẽ là phương tiện đánh chặn quan trọng từ mặt đất cũng như mặt biển.

"Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản - để đảm bảo rằng chúng tôi có thể phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào bắn vào Mỹ, từ bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào" - Tổng thống Mỹ kết luận.

Hành trình của ICBM được phân chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, được tính từ khi bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa hoạt động.

Đây là giai đoạn dễ bắn hạ tên lửa nhất nhưng điều này là không thể, bởi vì các căn cứ phóng thường nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương; khi phát hiện và khởi động được tên lửa đánh chặn thì ICBM đã vào giai đoạn giữa hành trình.

Giai đoạn giữa hành trình của ICBM, đây giai đoạn dài nhất, được tính từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu.

Giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy 1 phút thì phát nổ.


Mỹ phóng tên lửa SM-3 Block IIA


Việc đánh chặn 1 tên lửa xuyên lục địa ở giai đoạn giữa hành trình, về mặt lý thuyết, hiện nay chỉ có Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể thực hiện được.

Một phiên bản mới của tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 của riêng Hải quân bố trí trên mặt đất sẽ giúp củng cố hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD), những tên lửa đánh chặn SM-3 Blk IIA được dự định sẽ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực.

Rất có thể trong tương lai, SM-3 sẽ là nền tảng quan trọng trong tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao của Mỹ.

Hiện nay Quân đội Mỹ đang có 44 tên lửa SM-3 thuộc hệ thống GMD tại các căn cứ đóng tại bang Alaska và California. Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ yêu cầu tăng thêm 20 tên lửa nữa cho hệ thống GMD.

Hải quân Mỹ đã mua 90 tên lửa SM-3 Block IB cũ hơn vào năm 2017 và 2018. Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố, sẽ thử nghiệm SM-3 Block IIA để bắn hạ các ICBM vào năm 2020, toàn bộ các hoạt động thử nghiệm này có kinh phí đến 230 triệu USD.

Tính đến cuối năm 2018, hạm đội Mỹ bao gồm 38 tàu khu trục và tàu tuần dương được trang bị radar tương thích với các phiên bản phòng thủ tên lửa của SM-3.

Hải quân muốn phát triển hạm đội được trang bị công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) lên 41 tàu vào năm 2019, trong đó đặc biệt chú trọng cải tiến hệ thống Aegis linh hoạt hơn với khả năng phòng thủ tên lửa.

Hai hệ thống Aegis Ashore trên mặt đất của quân đội Mỹ ở Romania và Ba Lan cũng sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3. Do vậy, những hệ thống này cũng sẽ nhận được phiên bản mới nhất của tên lửa SM-3.


Trong giai đoạn giữa hành trình, một ICBM di chuyển trong bầu khí quyển với tốc độ gấp 20 lần vận tốc âm thanh (20 Mach). Các chuyên gia cho rằng để tên lửa SM-3 đạt được độ cao cũng như tốc độ để “truy đuổi - tiêu diệt” (hit to kill) với một ICBM có tốc độ trên 20 mach là một bài toán khó về mặt kỹ thuật.

Trong một thử nghiệm đầy kịch tính vào ngày 30/5/2017, Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đã phóng mục tiêu giả định là một ICBM tại vùng Kwajalein Atoll thuộc quần đảo Marshalls, cách California hơn 6.700 km.

Tên lửa đánh chặn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg tại California. Khoảng gần 1 tiếng sau, Lầu Năm Góc xác nhận tên lửa đánh chặn đã tiêu diệt thành công mục tiêu tại Thái Bình Dương.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc thử nghiệm, Đô đốc hải quân James Syring, người đứng đầu MDA, nói với các phóng viên:"Mặc dù đây chỉ là một thử nghiệm, nhưng đây chính xác là kịch bản mà chúng tôi dự kiến sẽ xảy ra trong một cuộc giao chiến thực sự".

Cuộc thử nghiệm ngày 30/5/2017 cũng được cho là lần đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đánh chặn được ICBM đúng nghĩa. Tất cả các thử nghiệm phòng thủ tên lửa trước đó đều dùng các ICBM bay chậm và thấp hơn nhiều.


Tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA trong tương lai sẽ là xương sống của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, nhưng liệu nó có phát huy hiệu quả mong muốn?


Thành công trong nghi ngờ

Hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa đánh chặn trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Và kết quả cuộc thử nghiệm ngày 30/5/2017 có thể không thực tế như Lầu Năm Góc tuyên bố?

Laura Grego, một chuyên gia về đánh chặn tên lửa thuộc Liên minh các nhà khoa học thực nghiệm có trụ sở tại Massachusetts, đã kiểm tra khoảng cách mà hai tên lửa thử nghiệm ngày 30/5/2017 và đưa ra kết luận rằng: ICBM thử nghiệm có tốc độ chậm hơn đáng kể một ICBM của Triều Tiên.

Một ICBM của Triều Tiên nếu bắn vào thành phố Los Angeles có thể sẽ đạt vận tốc 6,7 km mỗi giây; ICBM trong thử nghiệm năm 2017 có thể đạt tối đa 5,9 km mỗi giây, như vậy rõ ràng là chậm hơn, Grego tuyên bố.

Nếu GMD trên thực tế không thể chặn nổi ICBM, SM-3 cũng có thể rơi vào kịch bản tương tự. Theo những nhà quan sát trung lập, trong cuộc thử nghiệm dự kiến năm 2020, chìa khóa sẽ là tốc độ và độ cao của ICBM dùng làm mục tiêu giả định. Nếu mục tiêu bay thấp và chậm hơn ICBM thực sự, thì kết quả cuộc thử nghiệm chỉ là những màn lừa dối.

Chỉ làm cho nước Mỹ kém an toàn hơn

Với một cách tiếp cận khác, hai chuyên gia về tên lửa Kristensen và Matt Korda, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ở Washington cho rằng:

Ngay cả khi SM-3 thử nghiệm thành công, thì đây cũng là hành động khiêu khích, kích thích Nga và Trung Quốc phát triển vũ khí chiến lược mới có thể tránh được các loại tên lửa đánh chặn của Mỹ, và điều này có khả năng thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.


Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3


"Đáng chú ý là các quyết định tiến hành thử nghiệm như vậy dường như xoay quanh năng lực công nghệ chứ không phải thay đổi môi trường an ninh" - Kristensen và Korda viết.

Nói cách khác, chính quyền Trump đang thúc đẩy các biện pháp phòng vệ mới chống lại ICBM trong khi các công cụ răn đe truyền thống vẫn phát huy kết quả tốt.

Nga dường như không chờ xem SM-3 có thực sự có thể ngăn chặn được ICBM của họ hay không. Năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gấp rút phát triển tên lửa hành trình có tốc độ siêu âm sử dụng động cơ hạt nhân Avangard.



Loại tên lửa hành trình này có tốc độ Mach-20, lại có trần bay thấp hơn ICBM, do vậy tên lửa đánh chặn như SM-3 chỉ hoạt động ở độ cao lớn sẽ không phát huy được tác dụng.

"Rất rõ ràng, chiến lược của Nga là phát triển các hệ thống tấn công hạt nhân mới mà ngay cả những người hoàn toàn không hiểu biết gì cũng sẽ hiểu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ không giải quyết được vấn đề", Ted Postol, chuyên gia tên lửa tại Viện Công nghệ Massachusetts giải thích.

Do vậy, khi MDA quyết định vẫn tiếp tục thử nghiệm đánh chặn ICBM bằng tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3, điều này thực sự vẫn là chủ đề gây tranh cãi ngay chính trong giới chức quân sự Mỹ.

Họ thực sự không tin tưởng vào tính hiệu quả của tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 đối với tên lửa liên lục địa và ngay cả khi đánh chặn thành công, nó cũng chỉ làm cho nước Mỹ kém an toàn hơn mà thôi.

https://soha.vn/kha-nang-danh-chan-cua-ten-lua-tam-cao-sm-3-my-bat-bai-hay-that-bai-20190124143808109.htm
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Lịch sử thực chiến của 2 dòng tên lửa Patriot và Standard Missile cũng như hệ thống Aegis cũng ko thực sự tốt, thậm chí chúng còn gắn với nhiều vụ việc gây hậu quả thảm khốc cho chính phe Mỹ và thường dân ko đáng có

Mỹ hứng đòn tấn công tàn khốc bằng tên lửa Scud Iraq tự chế, Patriot vô dụng năm 1991

Các tổ hợp phòng không Patriot PAC-2 của quân đội Arab Saudi mới đây gây thất vọng khi có màn trình diễn tệ hại trước đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo Burkan của phiến quân Houthi ở Yemen. Một người chết và hai người ở thủ đô Riyadh bị thương trong vụ tấn công khiến các chuyên gia tin rằng Patriot đã chặn hụt tên lửa phiến quân.


Doanh trại Mỹ sau khi bị tên lửa Iraq tấn công. (Ảnh: US Army)

Lá chắn Patriot do Mỹ sản xuất bố trí ở Riyadh cũng từng bị xuyên thủng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 bởi giải pháp cải tiến tên lửa đạn đạo Scud của quân đội Iraq. Scud chính là nền tảng để phiến quân Houthi cải tiến thành tên lửa Burkan-2H, theo National Interest.

Chuyên gia Joseph Cirincione, người từng nghiên cứu sâu về tổ hợp Patriot PAC-2 trong Chiến tranh vùng Vịnh, cho biết một cải tiến đơn giản trên tên lửa Scud có thể đã vô tình giúp quân đội Iraq cũng như phiến quân Yemen đánh bại hệ thống phòng không hiện đại của Arab Saudi.


Doanh trại Mỹ sau khi bị tên lửa Iraq tấn công. (Ảnh: AP)

Biến thể Scud cơ bản có tầm bắn khoảng 300 km. Để tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Arab Saudi, các kỹ sư Iraq đã tăng chiều dài quả đạn và giảm khối lượng đầu đạn, giúp tên lửa Scud có thể bay xa tới 600 km. Điều này cũng được phiến quân Houthi áp dụng trên mẫu Burkan-2H. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ không mong muốn là khiến quả đạn trở nên kém ổn định.

Trong quá trình bay, tên lửa Scud có thể đạt độ cao tới 100 km trước khi lao xuống mục tiêu. Tuy nhiên, do phần đầu quá nhẹ, quả đạn thường rơi song song với mặt đất thay vì đâm thẳng xuống như thiết kế. Áp lực quá lớn trong quá trình rơi theo phương ngang khiến tên lửa vỡ thành nhiều mảnh, bốc cháy và rơi xuống đất.



Máy tính điều khiển hỏa lực của tổ hợp Patriot PAC-2 hiểu nhầm quá trình này. Nó coi mỗi mảnh vỡ của quả đạn Scud là một tên lửa hoàn chỉnh, khiến hàng chục mục tiêu đột ngột xuất hiện trên màn hình của kíp điều khiển Patriot. Thời gian phản ứng quá ngắn khiến nhóm vận hành không thể phân tích nguyên nhân, buộc họ phóng một hoặc hai quả đạn cho mỗi mục tiêu. Trong một số trường hợp, máy tính chiếm quyền điều khiển và tự động phóng đạn đánh chặn.


Tổ hợp tên lửa Patriot PAC-2 của Arab Saudi. Ảnh: National Interest.

Người quan sát bên ngoài thường coi vụ nổ của đầu đạn Patriot là dấu hiệu đánh trúng mục tiêu. Tuy nhiên, quả đạn PAC-2 sử dụng đầu nổ văng mảnh với tầm sát thương tối đa chỉ vài chục mét.

Trong nhiều trường hợp, tên lửa Patriot nhắm vào mảnh vỡ có tốc độ nhỏ, thay vì hướng tới đầu đạn Scud tách rời trước đó và kíp vận hành sẽ nhận thông báo "có khả năng đã diệt mục tiêu" trên màn hình. Nếu không có báo cáo về thiệt hại dưới mặt đất, quân đội Arab Saudi sẽ coi đó là một vụ đánh chặn thành công.

"Iraq và phiến quân Houthi đã vô tình chế tạo loại đầu đạn tàng hình có tốc độ cao, được bảo vệ bởi hàng loạt mồi bẫy. Độ chính xác của chúng tương đối kém, nhưng cũng rất khó bị đánh chặn. Phần mềm điều khiển đã được nâng cấp, nhưng khoảng một nửa trong 158 quả Patriot được phóng trong Chiến tranh vùng Vịnh đều nhắm tới mục tiêu giả", ông Cirincione tiết lộ.

https://vnexpress.net/the-gioi/cai-tien-giup-ten-lua-iraq-danh-lua-la-chan-patriot-nam-1991-3728422.html

Những vụ bắn nhầm đồng đội của tên lửa Patriot Mỹ trong chiến tranh Iraq 2003

Tên lửa phòng không Patriot từng bắn hạ các máy bay liên quân trong chiến dịch quân sự tại Iraq, làm nhiều phi công thiệt mạng.


Tên lửa Patriot PAC-3 bắn thử nghiệm năm 2017 tại Mỹ. Ảnh: Raytheon.

Năm 2003, để bảo vệ lực lượng mặt đất tham gia chiến dịch quân sự tại Iraq, Mỹ triển khai 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, đôi khi còn trở thành mối đe dọa chết người với chính máy bay liên quân, theo War Is Boring.



Mỗi tổ hợp Patriot bao gồm một radar trinh sát và dẫn bắn, một đài điều khiển hỏa lực và một số bệ phóng. Phiên bản PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 70 km, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và nhiều loại phi cơ khác nhau.

Để xác định mục tiêu, Patriot thu thập các tham số như độ cao, tốc độ, diện tích phản xạ radar và tín hiệu nhận diện địch - ta (IFF). Sau khi sử dụng thuật toán phân tích, máy tính sẽ báo cho kíp vận hành xem mục tiêu là phi cơ hay tên lửa đạn đạo. Tổ hợp Patriot còn có chế độ phóng đạn tự động nếu nhận diện mục tiêu theo dõi là máy bay đối phương.

Tuy vậy, những thuật toán của Patriot không phải lúc nào cũng chính xác. Ngày 23/3/2003, một máy bay Tornado GR4 của Anh bị tên lửa Patriot Mỹ bắn hạ gần biên giới Iraq - Kuwait khi đang trở về căn cứ, khiến cả hai phi công thiệt mạng. Điều tra sau đó kết luận thiết bị IFF trên chiếc Tornado không hoạt động, khiến tổ hợp Patriot nhận diện nó là máy bay của không quân Iraq.


Không ít lần các khẩu đội Patriot khoá mục tiêu vào phi cơ liên quân, buộc phi công liên lạc với máy bay cảnh báo sớm để yêu cầu tên lửa phòng không Mỹ không khai hỏa.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, một hệ thống Patriot lại khoá mục tiêu vào tiêm kích F-16 Mỹ. Được hệ thống cảnh báo trên tiêm kích thông báo đang bị khóa mục tiêu, phi công F-16 khai hỏa tên lửa chống radar AGM-88 HARM đáp trả. Quả đạn HARM lao tới nguồn tín hiệu, phá huỷ đài radar Patriot nhưng không gây ra thương vong cho kíp vận hành.

Không quân Mỹ khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn do người lái không biết đã bị radar Patriot bám bắt. Tuy nhiên, nhiều phi công lại ủng hộ quyết định phóng tên lửa HARM của phi công F-16. "Bọn họ ngày nào cũng khoá mục tiêu vào chúng tôi. May mắn là không ai bị thương trong trong vụ này, nhưng tôi nghĩ ít nhất chiếc radar đó sẽ không thể dọa chúng tôi nữa", một phi công Mỹ tuyên bố.

Sau sự cố, vẫn còn nhiều hệ thống Patriot tiếp tục vận hành, trở thành nỗi ám ảnh với phi công liên quân. Ngày 2/4, tên lửa Patriot phóng đạn về phía một tiêm kích F/A-18C Hornet của hải quân Mỹ do phi công Nathan D. White điều khiển khi đang hoạt động trên không phận Iraq. White phát hiện tên lửa bắn tới và thực hiện động tác cơ động nhưng không kịp.



Quả đạn bắn trúng chiếc Hornet, White phóng ghế thoát hiểm nhưng thiệt mạng do vết thương quá nặng. Trong trường hợp này, tổ hợp Patriot cũng nhận diện chiếc tiêm kích F/A-18C là tên lửa Iraq.


Bệ phóng tên lửa Patriot được Mỹ triển khai tại Iraq. Ảnh: Military Today.

Sau loạt sự cố, các chỉ huy Mỹ phải yêu cầu kíp vận hành Patriot không kích hoạt chế độ bắn tự động, trong khi phi công cần sử dụng phương thức IFF đáng tin cậy hơn. Lục quân Mỹ cũng hứa hẹn sẽ sửa các lỗi trên tổ hợp Patriot PAC-3.

Sau cuộc chiến, Lầu Năm Góc tiến hành điều tra các vụ bắn nhầm và rút ra kết luận đáng lo ngại. Không quân Iraq không tham chiến, trong khi pháo binh Iraq chỉ phóng một vài tên lửa đạn đạo về phía liên quân. Việc có tới ba phi công thiệt mạng vì bắn nhầm khiến nhiều quan chức tỏ ý nghi ngờ khả năng chiến đấu thực tế của Patriot PAC-3.

https://vnexpress.net/the-gioi/nhung-vu-ban-nham-dong-doi-cua-ten-lua-patriot-my-trong-chien-tranh-iraq-2003-3733261.html

Màn đánh chặn gây thất vọng của tên lửa Patriot Mỹ trong tay Arab Saudi
Việc tên lửa phiến quân Houthi gây chết người ở thủ đô Riyadh khiến uy lực lá chắn Patriot của Arab Saudi bị nghi ngờ.

Quân đội Arab Saudi tuyên bố hệ thống phòng không Patriot PAC-2 của họ đã bắn hạ ít nhất 7 tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi ở Yemen phóng vào thủ đô Riyadh và một số thành phố phía nam của nước này đêm 25/3.

Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước SPA sau đó đưa tin một người chết và hai người bị thương do tên lửa của phiến quân phóng vào thủ đô Riyadh. Đây là nạn nhân đầu tiên ở Riyadh thiệt mạng vì tên lửa của Houthi kể từ khi Arab Saudi phát động chiến dịch quân sự chống phiến quân ở Yemen năm 2015.

Bộ Quốc phòng Arab Saudi giải thích rằng mảnh vỡ từ tên lửa đạn đạo của phiến quân đã rơi xuống một ngôi nhà tại Riyadh, gây ra thương vong cho dân thường. Tuy nhiên, lời giải thích này không thuyết phục được nhiều chuyên gia quân sự, đặc biệt là khi video đăng trên mạng xã hội cho thấy một quả tên lửa Patriot đã quay đầu, lao xuống đất, còn một quả khác phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng.


Tên lửa phiến quân tạo lỗ thủng lớn trên mái nhà và khiến 3 người thương vong ở thủ đô của Arab Saudi. Ảnh: Reuters.

"Nhiều khả năng không tên lửa Patriot nào bắn trúng mục tiêu, thay vì chặn tới 7 quả như Arab Saudi tuyên bố", chuyên gia tên lửa Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Mỹ nhận định. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng chiến đấu của tổ hợp Patriot do Mỹ chế tạo, theo ABC News.

Đại tá Stephen Ganyard, cựu sĩ quan Mỹ về hưu, cho biết với thực tế hệ thống Patriot vẫn còn nhiều hạn chế kỹ thuật, việc tên lửa bắn trượt mục tiêu hoặc gặp sự cố đều không gây bất ngờ. "Tôi không chắc từng có nhiều tên lửa đạn đạo nào phóng đồng loạt về phía một tổ hợp phòng không hiện đại hay chưa. Tuy nhiên, đây là ví dụ cụ thể về hậu quả khi số lượng tên lửa đạn đạo tăng cao, chúng sẽ gây nhiều yếu tố khó lường", ông Ganyard cho biết.

Quân đội Arab Saudi không thừa nhận các sự cố này, chỉ khẳng định đánh chặn thành công 7 tên lửa đạn đạo của phiến quân Houthi. Tuy nhiên, đại tá Ganyard nhận định cú quay đầu 180 độ của tên lửa Patriot thể hiện sự kém ổn định mà quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với các hệ thống tương tự đặt tại châu Âu.


Bệ phóng tên lửa Patriot của Arab Saudi. Ảnh: Military Edge.

Tổ hợp Patriot PAC-2 từng hai lần được xác nhận bắn trượt mục tiêu, gây thiệt hại cho cơ sở cần bảo vệ. Vụ đầu tiên xảy ra ngày 25/2/1991, khi lỗi phần mềm khiến quả đạn chệch mục tiêu hơn 600 m, khiến một quả tên lửa đạn đạo Scud của Iraq đánh trúng căn cứ Mỹ và làm 28 binh sĩ thiệt mạng.

Hồi tháng 11/2017, các hệ thống Patriot của Arab Saudi được cho là không chặn được tên lửa Scud của phiến quân Houthi, khiến quả đạn bắn trúng khu vực sân bay quốc tế tại thủ đô Riyadh.

MIM-104C (Patriot PAC-2) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách tới 160 km. PAC-2 được phát triển vào cuối thập niên 1980, khi tổ hợp PAC-1 thể hiện sự yếu kém trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.
https://vnexpress.net/the-gioi/man-danh-chan-gay-that-vong-cua-ten-lua-patriot-my-trong-tay-arab-saudi-3728282.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Hệ thống Aegis nhầm lẫn khiến hàng trăm người thiệt mạng năm 1988

Do sự nhầm lẫn của hệ thống Aegis, tuần dương hạm USS Vincennes Mỹ bắn hạ máy bay A300 Iran làm toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Nhầm lẫn chết người

Khoảng 10h17 ngày 3/7/1988 định mệnh, cơ trưởng Mohsen Rezaian cùng phi hành đoàn của chiếc Airbus A300B2 số hiệu 655 của hãng hàng không Iran Air được lệnh cất cánh từ sân bay Bandar Abbas (phía nam Iran) lên đường đi Dubai.

Trong khoảng thời gian đó, hải quân Mỹ đang thử nghiệm hệ thống chiến đấu AEGIS trên hạm tuần dương USS Vincennes gần eo biển Hormuz - nơi chuyến bay 655 sẽ bay ngang qua.

Tàu ngầm USS Vincennes lưu đỗ tại vịnh Persian trong bối cảnh cuộc chiến tranh Iran - Iraq vẫn đang diễn ra, được triển khai nhằm bảo vệ tàu chở dầu của Kuwait cũng như hạn chế các hoạt động tàu ngầm của Iran. Hạm trưởng USS Vincennes lúc đó là Tướng William C. Rogers III.

Giống như phần lớn các máy bay hiện đại, chiếc Airbus của Iran Air được trang bị hệ thống phát sóng nhận dạng - một phiên bản nâng cấp hơn của hệ thống “nhận dạng, bạn hay thù” (IFF) được dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

Chiếc A-300 số hiệu IR655 của Iran bị Mỹ bắn hạ.
Sau khi cất cánh khỏi đường bay số 21, chiếc Airbus A300B2 mã hiệu 655 được lệnh từ trạm kiểm soát không lưu Bandar Abbas yêu cầu bật hệ thống phát sóng nhận dạng và hướng về vịnh Persian.

Tín hiệu máy bay 655 xuất hiện trên radar của tàu tuần dương Vincennes vào lúc 10h17 và 10h19. Theo các tài liệu điều tra sau này của chính phủ Mỹ, tàu Vincennes đã nhầm chiếc máy bay dân sự này sang thành một chiếc chiến đấu cơ.

Giới chức lúc đó đã nhận dạng các thông số bay của chiếc A300B2 giống như một chiếc F-14A của không quân Iran. Theo Đô đốc William Crowe, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hệ thống phát sóng nhận dạng của máy bay dân sự 655 đã phát ra một mã ở kênh Quân sự “Chế độ 2”.

Trong 3 phút tiếp theo, tàu Vincennes đã đưa ra tín hiệu cảnh báo ngược lại trên tần số báo động hàng không quân sự, và cũng đã nhiều lần cố liên lạc với phi hành đoàn chuyến bay 655 nhưng không có lời hồi đáp.


Đến 10h24, Tướng Rogers ra lệnh bắn hai tên lửa phòng không SM-2ER vào chiếc máy bay nghi ngờ là chiến đấu cơ F-14A kia. Chiếc máy bay chở 290 người bốc cháy và rơi xuống vịnh Persian., không một ai sống sót.

Ngay chiều hôm đó, trực thăng Iran và tàu cứu hộ đã khẩn trương đến khu vực máy bay rơi để tìm kiếm thi thể người gặp nạn. Chỉ cho đến tận tối muộn cùng ngày, binh sĩ hải quân và những người trên tàu Vincennes mới nhận ra sai lầm chết người của mình.

Hành động khó hiểu của Mỹ



Ngày 6/7/1988, Hiệp hội điều tra Hải quân do Chuẩn Đô đốc William M. Fogarty chỉ đạo bắt đầu tiến hành điều tra tại Bahrain. Các phiên điều trần chính thức diễn ra chỉ 1 tuần sau đó, và toàn bộ quá trình điều tra cũng như báo cáo gửi tới Hải quân được hoàn thành vào ngày 28/7.

Bản báo cáo điều tra kết luận, việc khai hỏa tên lửa nhằm vào máy bay 655 của Iran là một quyết định hoàn toàn tỉnh táo của chỉ huy trưởng dựa trên hoàn cảnh nghi ngờ tàu chiến đang cận kề mối đe dọa lớn từ phía đối phương.



Bày tỏ niềm thương tiếc trước các nạn nhân trong thảm kịch song chính phủ Mỹ khẳng định không nhận trách nhiệm cũng như xin lỗi về bất kỳ hành động sai trái nào gây nên vụ bắn rơi máy bay. Thậm chí thủy thủ đoàn có mặt trên tàu Vincennes còn được trao giải và nhận huân chương chiến công.

Hộp đen của chiếc máy bay A300B2 xấu số vẫn chưa được tìm thấy và các nhà điều tra vẫn không thể nào biết được chu trình bay của chiếc A300B2 lúc đó ra sao, cũng như liệu rằng phi hành đoàn có “phớt lờ” các tín hiệu cảnh báo của phía tàu ngầm Mỹ hay đơn giản là không hề nghe thấy. Tuy nhiên, trên tàu Vincennes vẫn còn hộp đen riêng, radar AN/SPY - 1 và hệ thống máy tính điều khiển vũ khí lắp đặt trên tàu.

Theo như kết luận báo cáo, Hải quân Mỹ cho rằng, họ đã nhầm chiếc A - 300 với máy bay chiến đấu F - 14 của Iran. Tuy nhiên, dữ liệu từ hệ thống chiến đấu Aegis cho thấy chiếc Airbus A300B2 đang lấy độ cao để bay lên chứ không giảm dần độ cao điển hình của một cuộc tấn công từ trên không.

Tại các thiết bị thu dữ liệu cũng không hề có sự xuất hiện nào khác ngoài tín hiệu ở kênh dân sự “Chế độ 3, mã 6760” của chiếc Airbus 655, nhưng tàu Vincennes vẫn tiếp tục hiểu sai tín hiệu.

Nhiều người nghi ngại rằng tàu Vincennes liên tục gửi cảnh báo qua tần số quân sự trong khi chiếc A300B2 lại không được thiết kế để nhận các tần số này, và khi tàu Vincennes phát tần số dân sự khẩn cấp thì có thể nó đã hướng sang một máy bay khác.

Theo ghi nhận của các đài điều khiển không lưu, máy bay A300B2 mã hiệu 655 còn liên lạc radio và sử dụng tần số dân sự chuẩn, thậm chí còn nói bằng tiếng Anh với nhân viên trạm kiểm soát Bandar Abbas chỉ vài giây trước khi bị tàu Vincennes bắn.

Một bản báo cáo điều tra của Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cho biết lúc bắn, tàu Vinccenes đang ở trong lãnh hải của Iran, chứ không phải ở cách 64 km về phía nam (nơi con tàu chính thức được lệnh lưu đỗ ở đó) như Chỉ huy trưởng Roger và chính phủ Mỹ tuyên bố.

Hơn nữa chuyến bay 655 cũng ở trong tuyến đường bay thương mại, chứ không hề đi chệch hướng 6 km như trong báo cáo.

Hai phóng viên điều tra John Barry và Roger Charles của tờ Newsweek cho rằng chỉ huy trưởng Rogers đã hành động bất cẩn mà không có sự suy tính kỹ càng, cũng như buộc tội chính phủ Mỹ bao che cho hành động sai lầm từ phía quân mình.

http://daubao.com/he-thong-aegis-nham-lan-khien-hang-tram-nguoi-thiet-mang/tu-lieu/1045008.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Mỹ quyết tâm thay thế Patriot

Trả lời phỏng vấn Tạp chí quân sự Aviation Week, Tư lệnh lực lượng không quân khu vực Thái Bình Dương (PACAF), tướng Charles Brown cho biết, Quân đội Mỹ sẽ sớm triển khai các tổ hợp vũ khí laser tại các căn cứ quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường khả năng phòng thủ thay thế cho tổ hợp tên lửa Patriot, THAAD như hiện tại.

https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/tin-tuc/my-tim-kiem-vu-khi-thay-the-patriot-sau-vu-tan-cong-o-saudi-arabia-592288
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Lầu Năm Góc thừa nhận: 'Patriot' làm xấu hổ nước Mỹ

Sau vụ tấn công nhà máy dầu của A rập Saudi, đã có nhiều bài phân tích, mổ xẻ nhiều khía cạnh về hệ thống phòng không tên lửa của nước này.

Nhưng vừa mới đây, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pompeo và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chính thức lên tiếng về vụ việc trên, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuckov lại đã có bài “phản biện” những nhận định cua các quan chức Mỹ, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 23/9/2019.

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot (Ảnh: ZUMA/Global Look Press)
Vị quan chức cao cấp Mỹ đầu tiên phải đứng ra “bày tỏ” nỗi bực tức trước sự bất lực của các phương tiện phòng không/ phòng (chống) tên lửa (của Mỹ) tại A rập Saudi là Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo.

Trước khi lên máy bay đáp chuyến bay khẩn cấp tới Riyadh để “chữa đám cháy ngoại giao”, ông đã tuyên bố trước đám đông các nhà báo đang vây quanh mình tại sân bay rằng Mỹ đang sở hữu hệ thống phòng không tốt nhất thế giới.

Nhưng (kể cả) "các hệ thống phòng không tốt nhất đó đôi khi cũng mắc lỗi”. Nếu dịch câu này ra tiếng Nga (và cả tiếng Việt) thì có nghĩa là "Thánh nhân cũng có lúc nhầm”. Cũng đúng thôi, chỉ có điều là cái nhầm lần này nó lớn quá.

Và Ngoại trưởng M.Pompeo, thay vì trấn an A rập Saudi đại loại như kể từ giờ trở đi, sau khi (Mỹ) đã phân tích cực kỳ kỹ lưỡng sự cố và áp dụng các giải pháp cần thiết, đối tác chiến lược của Mỹ, tức Ả Rập Saudi, sẽ được bảo vệ chắc chắn và nỗi kinh hoàng (14/9) đó sẽ không bao giờ lặp lại nữa, thì lại đã lên tiếng một cách rất không tự tin rằng:

“Chúng tôi (Mỹ) muốn tin chắc rằng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên sẽ được bảo vệ như thế nào đó để các cuộc tấn công tương tự trong tương lai sẽ ít thành công hơn (cuộc tấn công vừa rồi).

Chắc chắn rằng câu phát biểu “ Các cuộc tấn công trong tương lai sẽ ít thành công hơn” (của Ngoại trưởng Mỹ M.Pompeo) đã làm cho Riyadh cảm thấy rất thất vọng. Vì thế, nên ngay ngày hôm sau, Thái tử Mohammed bin Salman đã liên lạc với Tổng thống Hàn Quốcvà đề nghị ông này giúp A rập Saudi tăng cường khả năng phòng thủ đất nước mình bằng các tổ hợp tên lửa phòng không Hàn Quốc.

Và cuối cùng thì, vào ngày thứ bảy tuần trước (21/9), nguyên nhân cụ thể thất bại của hệ thống phòng không bảo vệ các nhà máy lọc dầu công ty Saudi Aramco đã được một nhân vật cực kỳ am hiểu lĩnh vực quân sự làm rõ- Đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford.

Ông giải thích rằng không có bất kỳ một hệ thống phòng không / phòng chống tên lửa đơn lẻ nào có thể đối phó được một đòn tấn công đường không ồ ạt cùng lúc của 18 máy bay không người lái và 7 tên lửa hành trình. Tuy nhiên, (nếu tổ chức) hệ thống phòng không nhiều tầng, có thể làm giảm thiểu các rủi ro từ những cuộc tấn công quy mô tương tự như vậy.



Và ngay lập tức- đến đây (sau phát biểu trên) thì có rất nhiều câu hỏi phát sinh. Và câu hỏi quan trọng nhất- Ả Rập Saudi mua khối lượng vũ khí khổng lồ trị giá tới 100 tỷ đô la của Mỹ để làm gì? Và tại sao với một tổng số tiền tầm cỡ vũ trụ như vậy lại không thể thiết lập được một hệ thống phòng không / phòng chống tên lửa bố trí theo tuyến?

Và tại sao, trong những điều kiện khi mà bất kỳ ai (kể cả người bình thường, không phải là chuyên gia quân sự) cũng đều có thể thấy rất rõ rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa chủ yếu của (từ) các nước láng giềng sẽ nhằm vào các cơ sở chính của ngành công nghiệp dầu mỏ, mà vẫn không tập trung các lực lượng phòng không mạnh nhất trên những hướng này?

Nhưng hóa ra là đã- "không hề có một lực lượng phòng thủ (đủ) mạnh". Mạnh ở đây là mạnh trên thực tế, chứ không phải là “mạnh” trong các bản báo cáo. Mỹ đã chuyển giao 96 bệ phóng hệ thống tên lửa phòng không “Patriot” PAC2 và PAC3 cho Ả Rập Saudi.

Hơn nữa, số lượng các phiên bản hiện đại nhất là PAC3 nhiều gấp đôi so với (số lượng) PAC2. Và Mỹ đã đào tạo một cách bài bản các sỹ quan điều khiển người Ả Rập Saudi để vận hành những tổ hợp này.

Không phận A rập Saudi được kiểm soát bởi 17 radar cảnh báo sớm AN / FPS-117 (V) 3,- chúng kết nối tạo thành một mạng thống nhất với một số lượng lớn các radar chiến thuật khác.

Có vẻ như đến một con ruồi sẽ không thể bay lọt. Thế mà, không một máy bay không người lái nào, không một tên lửa hành trình nào bị các phương tiện cảnh báo tấn công tên lửa phát hiện.

Tất cả các phương tiện tấn công đều bay tới mục tiêu mà không gặp bất kỳ “trở ngại nào”. À không, thực ra có 3 quả tên lửa "bay lạc đường " và rơi cách các đầu mối cấp dầu không xa. Thế đấy, các tổ hợp “Patriot” đã không phóng một quả tên lửa nào.

Trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không này (“Patriot”) tại Trung Đông, đã có nhiều trang đáng xấu hổ, nhưng một thảm họa quy mô lớn như vậy- xảy ra lần đầu tiên.

Cần phải nói rằng trong bài phát biểu trên của Joseph Dunford, tình hình thực tế đã bị ông bóp méo tương đối đáng kể. Thứ nhất, một mạng radar mạnh như của Ả Rập Saudi không chỉ có thể mà còn phải phát hiện được tất cả 25 vật thể tấn công, cho dù chúng là những vật thể kích thước nhỏ.

Và đường bay quá thấp cũng không thể được coi là một lý do bất khả kháng để biện minh cho việc đã không thể đánh chặn. Chí ít thì cũng bởi vì tốc độ của tất các mục tiêu này là cận âm, và các máy bay không người lái nói chung “di chuyển” rất chậm.

Thứ hai, các quan điểm đang rất “phổ biến” tại chính nước Mỹ cho rằng “Patriot” không được thiết kế để đánh chặn máy bay không người lái, cũng rất không đúng. Trong bản mô tả kỹ thuật các tính năng kỹ chiến thuật của nó đã ghi rõ bằng giấy trắng mực đen rằng tổ hợp này đánh chặn được cả các máy bay không người lái.

Đúng là đã ghi như thế, tuy đó là một “thú vui” rất tốn kém – mỗi quả tên lửa “Patriot” có giá một triệu đô la. Tuy nhiên, những tổn thất mà Ả Rập Saudi đã phải gánh chịu ngày 14 tháng 9 còn lớn hơn (1 triệu đô la) rất, rất nhiều.

Thứ ba, cũng sẽ rất không đúng nếu nói rằng tại Ả Rập Saudi không có một hệ thống phòng không đa tầng (bố trí theo tuyến), các tổ hợp “Patriot”, theo họ nói, được bố trí như trên các ốc đảo nằm rải rác trên các khu vực rộng lớn của đất nước.

"Patriot"- đó là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đa năng, có khả năng phòng thủ ở chiều sâu 80 - 100 km. Mục tiêu của “Patriot” là các mục tiêu khí động học, trong đó có máy bay không người lái và tên lửa có cánh (hành trình).

Vâng, còn nếu nói rằng tên lửa hành trình rất khó bị đánh chặn vì nó có thể cơ động, chứ không như các tên lửa đạn đạo, thì trong cái thế kỷ 21 này, đó là cách bào chữa không đẹp lắm của đại diện một quốc gia công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới. Các tên lửa “Patriot” cực kỳ "nhanh nhẹn " - tốc độ của chúng tới 5 M và khả năng chịu lực quá tải ngang- tới 30 g.

Tại Ả Rập Saudi, còn có một kiểu tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung có tầm bắn lên tới 40 km. Đó là 128 tổ hợp tên lửa phòng không I-Hawk. Những tổ hợp này, tất nhiên, tuổi đã hơi cao- chúng xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng nhờ đã qua một số đợt hiện đại hóa, nên hiện vẫn là những tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.

Và còn 600 (xin viết bằng chữ - sáu trăm!) tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn. Không phải tất cả chúng đều như nhau. 400 (bốn trăm) trong số đó- tổ hợp M1097 Avenger của Mỹ- là xe địa hình mang hai hộp đạn tên lửa “Stinger” và súng máy phòng không 12,7 mm.

Tất cả đều được điều khiển bằng radar. Quả thực, trước các máy bay không người lái thì "Stinger" bất lực vì chúng được trang bị các đầu tự dẫn tầm nhiệt. Nhưng với các tên lửa hành trình tốc độ cận âm,- và không phải là những tên lửa hoàn hảo nhất, thì chúng (“Stinger”) hoàn toàn đủ sức “xử lý”.

Chưa hết. Vẫn còn tới 40 tổ hợp tên lửa phòng không “Crotale” của Pháp. Đây là một loại vũ khí rất đáng gờm được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phòng không bảo vệ các mục tiêu có tầm quan trọng chiến lược.

“Crotale” có khả năng bắn hạ mục tiêu trong dải độ cao từ 5 mét đến 5 km. Cự ly bắn- 10 km. Được đưa vào trang bị năm 1971, nhưng lần hiện đại hóa cuối cùng được thực hiện vào cuối những năm 2000.

Vâng, còn khoảng 160 tổ hợp tên lửa phòng không “Shanine”- một phiên bản của chính tổ hợp “Crotale” và cũng do người Pháp chế tạo theo đơn đặt hàng của Ả Rập Saudi.

Ngoài ra, trong trang bị hệ thống phòng không A rập Saudi còn có khoảng một nghìn khẩu pháo phòng không các cỡ nòng 20- 40 mm.

Lực lượng Phòng không Ả Rập Saudi còn có trong biên chế Bộ đội vô tuyến kỹ thuật. Rất có cơ sở để cho rằng trong trang bị của Bộ đội vô tuyến kỹ thuật có không chỉ các radar và các phương tiện thông tin liên lạc, mà còn cả các phương tiện tác chiến điện tử có khả năng chế áp hệ thống điều khiển của máy bay không người lái.


Bởi vì, với một khoản tiền điên rồ mà Vương quốc (A rập Saudi) đã phải trả cho Hợp Chủng Quốc (Mỹ), họ hoàn toàn có quyền yêu cầu (Mỹ) cung cấp các tổ hợp tác chiến điện tử.

Như chúng ta thấy, hệ thống phòng không được bố trí theo tuyến. Và vai trò "dẫn dắt và dẫn đường" trong hệ thống này thuộc về các phương tiện kỹ thuật (và vũ khí) Mỹ.

Các phương tiện phát hiện (radar) bố trí phân tán cần phải phát hiện được một cuộc tấn công quy mô lớn bằng các máy bay không người lái và tên lửa hành trình ngay giai đoạn đầu. Và bám các mục tiêu, truyền dữ liệu, kể cả các dữ liệu chỉ mục tiêu, về các radar và các tổ hợp tên lửa phòng không của tuyến phòng thủ tiếp theo để đánh chặn đòn tấn công đường không nói trên.

Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Vì vậy, nảy sinh rất nhiều nghi ngờ về năng lực thực sự của các hệ thống phòng không/phòng chống tên lửa Mỹ.

Vâng, và bây giờ thì ta thử bàn về "không một hệ thống phòng không và chống tên lửa đơn lẻ nào có thể bẻ gãy được cuộc tấn công này (tức cuộc tấn công ngày 14/9/2019-ND)”, như Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã nói.

Nhiệm vụ bảo vệ đường không cho căn cứ của Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga (VKS) Khmeimim tại Syria do tổ hợp tên lửa- pháo phòng không tầm gần “Pantsir-S1” đảm nhiệm. Trong hai năm qua, tổ hợp này đã “đẩy lùi” nhiều cuộc tấn công đường không của quân khủng bố, bắn hạ hơn 20 máy bay không người lái và hơn 60 quả đạn phản lực- đó là tên lửa tự tạo, đạn tên lửa “Grad”....

Nhân tiện cũng phải nhấn mạnh một ý là các máy bay không người lái bị (“Pantsir-S1”) đánh chặn là những máy bay không người lái được chế tạo theo công nghệ tiên tiến nhất. Chúng được trang bị các hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc do các nhà máy Mỹ sản xuất.



Thêm nữa, cường độ của các cuộc tấn công đôi khi đạt đến mức rất cao. Cụ thể, chỉ riêng ngày 19/5/2019 , “Pantsir” đã bắn hạ 8 quả tên lửa và 12 máy bay không người lái.

Cơ số đạn của "Pantsir-S1"- có 12 quả tên lửa tầm bắn tới 20 km, 1.400 đạn pháo cỡ nòng 30 mm. Thời gian phản ứng- 4 giây. Các mục tiêu, trong đó có cà các mục tiêu kích thước nhỏ, bị đánh chặn ở độ cao từ 5 m đến 15 km.

Tốc độ bắn của pháo - 5000 viên/phút. Khoảng thời gian giữa các lần phóng tên lửa- 1,5 giây. Có thể bắn cùng lúc 4 mục tiêu.

Một trong những tính năng độc đáo của tổ hợp là có khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu với diện tích phản hạ radar hiệu dụng chỉ 2-3 cm2. “Pantsir” có thể đối phó với các máy bay không người lái trinh sát cỡ nhỏ. Còn những máy bay không người lái tấn công được “nạp” đầy chất nổ có "kết cấu" to hơn, nên đối với “Pantsir”, mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều.

Washington hiện không có trong tay bất cứ một loại phương tiện phòng không nào có các tính năng dù chỉ gần bằng “Pantsir-S1” để cung cấp cho Riyadh. Bởi vì trong trang bị của các đơn vị Bộ đội (lực lượng) Phòng không Mỹ chỉ đang còn khoảng 30 tổ hợp tên lửa phòng không Pháp-Đức hợp tác sản xuất "Roland" đang trực chiến những ngày cuối cùng và đã không còn được sản xuất nữa.

Thêm nữa, biến thể mới nhất của nó không thể với tới tầm của “Pantsir” cả về khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ, cả về tốc độ đánh chặn- tiêu diệt các tên lửa và máy bay không người lái kích thước nhỏ.

Tất nhiên, Riyadh lẽ ra nên mua tổ hợp Nga. Nhưng khi và chỉ khi, nếu Washington không “giơ nắm đấm” vì đã dám có "các quan hệ tiếp xúc tội lỗi với Matxcova”.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/lau-nam-goc-thua-nhan-patriot-lam-xau-ho-nuoc-my-3388463/

 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Như vậy có thể kết luận các hệ thống phóng nghiêng hoặc phóng thẳng đứng, PAC, SM của Mỹ đều ko đạt hiệu quả như quảng cáo, nói đúng hơn gần như vô tích sự, vô dụng khi đụng trận, thậm chí còn bắn nhầm phe ta gây thiệt hại (tất nhiên phòng không các nước khác cũng có, nhưng nó vẫn đạt hiệu quả thực chiến, chứ ko bị vô hiệu hóa liên tục như vậy)
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Tướng lĩnh Israel: Patriot bất lực, Saudi muốn sống thì dùng Pantsir-S
(Bình luận quân sự) - Cựu lãnh đạo của Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel giải thích về sự thất bại của MIM-104 Patriot (Mỹ) và đề xuất Saudi Arabia nên sử dụng Pantsir-S (Nga).

Patriot 3 Saudi bất lực trước vụ tấn công của UAV

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào các cơ sở chế xuất dầu mỏ của Saudi Arabia diễn ra vào đêm 14 tháng 9. Theo thông tin của Bộ Nội vụ Vương quốc, các chủ thể cơ sở hạ tầng dầu mỏ thuộc sở hữu của tập đoàn Nhà nước “Saudi Aramco” ở phía Đông Riyadh, đã hứng chịu cuộc tấn công của 17 máy bay không người lái.

Các chiến binh Houthi từ phong trào "Ansar Allah" ở Yemen đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng UAV này. Tuy nhiên, Mỹ lại cáo buộc Iran đã sử dụng vũ khí tấn công chính xác để đánh vào các cơ sở khai thác và chế xuất dầu của Saudi Arabia.

Kết quả của vụ tấn công đã khiến sản lượng khai thác tại Saudi Arabia giảm một nửa, tức là 5,7 triệu thùng mỗi ngày đêm. Đó cũng là hơn 5% doanh thu dầu mỏ toàn cầu.

Những thiệt hại nặng nề đã khiến Saudi Arabia cũng đang lo lắng về các vụ tấn công tiếp theo của phiến quân Houthi ở Yemen trong bối cảnh có nguồn tin cho rằng, cả 6 hệ thống Patriot 3 (PAC-3) mà Saudi mua của Mỹ cùng đồng loạt khai hỏa mà vẫn không thể đánh chặn được các UAV bay với tốc độ “rùa bò” của phiến quân Houthi.

Trước đó, cũng quá nhiều lần các hệ thống Patriot của Israel, Saudi và UAE đã thất bại trong việc đánh chặn các UAV và tên lửa có trình độ công nghệ thấp của các lực lượng phiến quân thân Iran như Hezbollah Lebanon, Houthis của Yemen và Hamas của Palestine.



Điều này đã làm dấy lên sự nghi ngờ về chất lượng của các tổ hợp phòng không PAC-3 của Mỹ, mà Israel và các đồng minh Ả rập của Mỹ phải bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để mua sắm, nhưng đã nhiều thất bại trước các UAV và tên lửa tấn công vào lãnh thổ nước mình.

Mỹ bao biện nguyên nhân thất bại của PAC-3

Sau vụ đồng minh bị tấn công “te tua”, Mỹ và đồng minh đã bao biện rằng, các cơ sở khai thác và chế xuất dầu của Saudi đã bị tấn công bởi các “vũ khí tấn công chính xác” của Quân đội Iran, chứ không phải là những UAV của phiến quân Houthi – Yemen.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper cho biết rằng, Hoa Kỳ đang tích cực làm việc với các đối tác để đối phó với “cuộc tấn công chưa từng có” vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia.

"Quân đội Hoa Kỳ, cùng với một nhóm chuyên viên liên ngành, đang hợp tác với các đối tác của chúng tôi để đối phó với cuộc tấn công chưa từng có này và bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật lệ bị phá hoại bởi Iran" - ông Mark Esper viết trên Twitter của mình.


Hệ thống Pantsir-S Nga tỏ ra hiệu quả hơn trong thực chiến ở Syria
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng, không có hệ thống phòng không duy nhất nào có thể đẩy lùi cuộc tấn công tương tự như cuộc tấn công vào công ty dầu mỏ Saudi Aramco ở Ả Rập Saudi.

Còn người lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng đưa ra nhận định về vấn đề này. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo không ngạc nhiên rằng các hệ thống phòng không của Saudi, bao gồm cả hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, không thể đẩy lùi cuộc tấn công tên lửa vào các mỏ dầu.

Theo nhà ngoại giao, các hệ thống như vậy cũng đôi khi hoạt động không thành công. "Ngay cả một số hệ thống tốt nhất trên thế giới không phải lúc nào cũng bắn hạ được mục tiêu" - ông Pompeo nói.

Mặc dù các quan chức Mỹ đã hết sức bảo vệ cho PAC-3 nhưng giới phân tích cho rằng, không có cách nào bao biện cho chất lượng cực kém của hệ thống phòng không Mỹ, khi cả 6 hệ thống Patriot của Saudi cùng khai hỏa mà vẫn không thể bảo vệ được 2 mục tiêu trọng yếu.

Thậm chí, cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã lên tiếng đề xuất Saudi Arabia nên mua các hệ thống phòng không tối tân S-400 Triump hoặc thậm chí là S-300 của Nga, để “bảo vệ một cách đáng tin cậy bất kỳ cơ sở hạ tầng nào ở Saudi Arabia”.

Quan chức Israel khuyên Saudi Arabia dùng Pantsir-S Nga

Tờ Defense News của Israel dẫn lời cựu lãnh đạo của Tổ chức Phòng thủ Tên lửa nước này là ông Uzi Rubin, cho biết, vụ tấn công vào hôm 14/9 bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái vào các cơ sở của Saudi Aramco ở Saudi Arabia sẽ không thể xảy ra ở Israel.


Vị chuyên gia đã từng tham gia phát triển Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của Israel cho biết, quốc gia Do Thái có diện tích lãnh thổ nhỏ hơn nhiều lần so với Saudi Arabia và điều này có lợi thế về nhiều mặt, trước hết là thuận lợi trong việc quản lý không phận.

Theo ông, vấn đề chính của Saudi Arabia là khó khăn trong việc phát hiện tên lửa và máy bay không người lái tầm bay thấp trên một lãnh thổ rộng lớn.

Trước đó, giới chuyên gia cho rằng, các tổ hợp tên lửa phòng không MIM-104 Patriot 3 của Mỹ không có khả năng này, nó chỉ phù hợp cho đánh chặn tên lửa và máy bay chiến đấu.



Hơn nữa, phạm vi bao phủ của các tổ hợp phòng không Mỹ quá ngắn nên muốn bao quát hết lãnh thổ Saudi Arabia thì cần phải có hàng trăm tổ hợp mới giám sát hết được không phận.

Theo ông Uzi Rubin, để tiêu diệt các mục tiêu như vậy, tổ hợp tên lửa và pháo phòng không “Pantsir-S1” của Nga là phù hợp. Với giá thành rẻ, khả năng cơ động cao, có khả năng kết nối với radar tầm xa, việc triển khai rộng rãi các tổ hợp này là điều rất khả thi đối với Saudi Arabia.

Từ năm 2016 đến nay, các tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm ngắn-thấp Pantsir-S của Nga đã bảo vệ rất an toàn cho các căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartous của Nga ở tỉnh Latakia của Syria trước các vụ tấn công bằng pháo tên lửa và UAV của phiến quân Syria; trong đó có những vụ tấn công đồng loạt của hơn mười chiếc UAV hiện đại và hai mươi quả đạn pháo phản lực phóng loạt.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tuong-linh-israel-patriot-bat-luc-saudi-muon-song-thi-dung-pantsir-s-3388507/
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Video các bể dầu của Arab Saudi bị máy bay không người lái và tên lửa tấn công , ngay trước mũi patriot - CBS News

 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Nga bắn hạ hơn 100 máy bay không người lái ở Syria
2Gốc
Hệ thống phòng không và tác chiến điện tử được Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim tại Syria đã bắn hạ hoặc vô hiệu hóa 118 máy bay không người lái tấn công vào cơ sở quân sự này trong 2 năm qua, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết.




Hệ thống phòng không Pantsir-S1 bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria. Ảnh: Sputnik.

Riêng từ đầu năm 2019 đến nay các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 58 máy bay không người lái, hầu hết xuất phát từ Idlib, Syria, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết.

Ngoài ra, các hệ thống tên lửa phòng không Pantsyr-S1 và Tor-M2 tại căn cứ này cũng ngăn chặn các nỗ lực tấn công bằng tên lửa của khủng bố. Từ đầu năm 2019 đến nay, 27 quả đạn pháo tấn công vào căn cứ đã bị hệ thống tên lửa đất-đối-không Pantsyr-S1 và Tor-M2 của Nga đánh chặn thành công.

"Hiệu suất tối ưu, tiệm cận với tiêu chí: một mục tiêu, một tên lửa", Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.



Các hệ thống tên lửa phòng thủ Tor-M2. Ảnh: Sputnik

Chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không Nga đóng cho biết nhiệm vụ của trung đoàn là bảo vệ các cơ sở của căn cứ không quân Hmeimim và cơ sở hải quân Tartus, chống lại các cuộc tấn công của máy bay không người lái và đạn pháo, cũng như tên lửa hành trình.

"Một hệ thống phòng không bao gồm các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa S-400 và các tổ hợp tầm ngắn Tor-M2 và Pantsyr-S1 đã được thiết lập ở đây ", ông nói.

"Các hoạt động chiến đấu được điều khiển ở chế độ hoàn toàn tự động, từ lúc phát hiện các vật thể trên không, khóa mục tiêu và đưa ra quyết định tiêu diệt mục tiêu trên không", chỉ huy trung đoàn cho biết.

Với việc đảm bảo trên, quân đội Nga có thể tấn công tất cả các loại mục tiêu trên không ở phạm vi từ 20 km đến 250 km.

https://m.baomoi.com/nga-ban-ha-hon-100-may-bay-khong-nguoi-lai-o-syria/c/32398356.epi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top