Thời bao cấp và toa lét chuyện

unitedkondom

Xe tải
Biển số
OF-394254
Ngày cấp bằng
28/11/15
Số km
218
Động cơ
468,823 Mã lực
Tuổi
49
Nhân đang có thớt về thời bao cấp, cháu lục tàng thư OF, bê món này về ợ

Khụ
 

be bư

Xe ngựa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
29,436
Động cơ
620,253 Mã lực
khiếp lão đào cái này lên kinh quá ;))
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,825
Động cơ
498,509 Mã lực
Hồi nhỏ em về quê, nhà vệ sinh là cái nhà đắp bang đất, mái rơm rạ, lối đi vào giữa là che bang vải hoặc liếp. Trong thì có tro bếp để khử mùi và gạt, 2 hố hai bên. Vì ở quê tận dung lấy phân bắc bón ruộng nên mãi không bao h em quên hương vị khủng khiếp mỗi lần
 

Trutien

Xe điện
Biển số
OF-299116
Ngày cấp bằng
19/11/13
Số km
2,927
Động cơ
338,149 Mã lực
Nơi ở
Số 2 Ngách 23 ,Ngõ 157 Pháo Đài Láng / Hà Nội
Website
onetechpro.vn
Đúng là một thời để nhớ.

Xóm em ở gần chục hộ lại chỉ có 2 hố xí (gọi là hố xí cho nó đúng nghĩa) nên bọn em toàn phải sang vườn hoa gần nhà ị bậy (vườn hoa Hàng Đậu). Cả hội ngồi lên ghế đá theo cặp 2 đứa một ghế, hôm nào hội đông cũng phải 5,6 ghế lố nhố. Đúng là ị đồng (ị ghế đá cũng thế) là sướng nhất: thoáng, mát và sạch sẽ vô cùng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp hài vãi chưởng, chả là một hôm cả hội mấy đứa đang ị thì gặp ngay mấy đứa con gái ở cùng phố đi bộ qua - các bác biết thời 80 thì điện mất thường xuyên nên dân phố hay có kiểu ra vườn hoa hóng mát. Khi thấy mấy đứa con gái đi qua thì gần như cả hội lấy báo che súng và nhe răng cười - duy nhất có một thằng ôn vật nó lại lấy báo che mặt chấp nhận show hàng. Thế là hôm sau cả lũ con gái nó trêu mấy thằng che súng còn léo biết thằng che mặt là thằng nào mà trêu. Đúng là quá sáng kiến.
Vỡ bụng với chuyện của cụ
 

quyenxo84

Xe điện
Biển số
OF-64914
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
2,336
Động cơ
459,709 Mã lực
Nơi ở
Anygard
Website
anygard.vn
Cái chuyện nhà vệ sinh bao cấp này nói trên này quá nhiều rồi ... Em không ưng bụng
 

xe tir

Xe hơi
Biển số
OF-152985
Ngày cấp bằng
16/8/12
Số km
152
Động cơ
356,276 Mã lực
Nơi ở
Trên mọi nẻo đường Nam Bắc
Em cóp bết trong 1 nhóm kín mời các cụ đọc thư giãn ạ !Không biết có cụ nào đăng chưa ?
Kính các cụ, lỡ con có nêu tên các cụ đã khuất thì cũng chỉ là vì con nhớ cái khu tập thể ấy quá, mong các cụ đại xá!

Chuồng xí: thiên đường của những thiên thần
.
.
.
Nếu không kể chuyện cải tạo, cơi nới những năm 90 của thế kỷ trước thì cả khu trường Đ có 2 chuồng xi tập thể (em nhấn mạnh là chuồng xí, chứ chuồng giải để đi tiểu thì có nhiều hơn 2 ạ). Phải gọi là chuồng xí vì nó đúng là như thế và các ông bà, cô bác cũng như bọn trẻ con thích gọi sự vật bằng cái tên thật của chính nó. Về sau, người ta mới gọi lịch sự hơn là... nhà xí. Một cái chuồng xí ở góc vuông, là khu vực giao nhau giữa A11 và A12. Nơi tiếp giáp cuối cùng tính từ phía A11 là vườn rau nhà chú C, cô T, kế bên mảnh vườn nhỏ nhà ông A, bà T có công “khai phá” sau vòi nước công cộng). Nói thế thì cũng chưa đủ để định vị nó đâu. Chính xác là: cạnh cái chuồng xí là chuồng lợn cũ, cạnh cái chuồng lợn là “khu liên hợp” vòi nước công cộng, bể nước, nhà tắm sát với A12. Mà ai từng ở trường Đ thì đều nhớ, bể nước nằm ngay cạnh nhà ông T, bà K (gọi ngắn lại là bể ông T để phân biệt với bể ông Tí, bể A6, bể Nhà Lào và bể Nhà ăn).
.
Cái chuồng xí còn lại nằm tuốt trên khu cơ quan, ngay trước dãy nhà “mới”, sát bờ ao, em cũng không còn nhớ tên gọi của dãy này nữa. Chỉ nhớ, dãy nhà mới này có phòng được ngăn đôi, có 2 mặt tiền. Một mặt hướng về hội trường A, mặt còn lại nhìn ra ao. Nói chung, cái chuồng xí thứ hai chỉ được xếp vào loại thứ cấp đối với trẻ con vì nó xa khu gia đình A8, A9, A10, A11, A12, vì nó sạch hơn một tí và nó sáng hơn một tí vào ban đêm. Với lại, chuyện về cái chuồng xí trên khu cơ quan, chắc phải hỏi anh Dân ngu cu đen con nhà ông Muộn (giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa mới rõ (!)
*
*
Là trẻ con trường Đ, sau khi kết thúc thời ị bô, ắt phải gắn bó với chuồng xí. Thường thì sáng thứ Hai hàng tuần, cửa được trổ phía tường rào sát đường sẽ mở, để người ta vào lấy phân. Em nói thế, các bác đừng tưởng là em quên, quét dọn, dội nước chuồng xí hàng ngày là công việc của bà Dương, về sau là bà Phi nhà ông Tí. Nhưng lấy phân, gánh phân lại là công việc khác. Bữa nào cửa mở muộn, bọn em đi học về kịp sẽ tranh thủ đi tắt luôn lối ấy, còn không, phải đi tuốt lên cổng chính chỗ chú Tiến làm bảo vệ, xa phết.
*
Cứ lan man thế, để giả sử, có bác nào chưa nhớ ra cái không khí những năm cuối thời bao cấp còn kịp thấy thoảng mùi thum thủm, khai khai quanh quất nơi đầu mũi cái đã.
*
Em nói chuồng xí là thiên đường là có lí do cả các bác ạ.
*
Thứ nhất là, đối với trẻ con như bọn em, đi ỉa ở chuồng xí là một hành động khẳng định là “tao đã trưởng thành, đã lớn” chứ không phải bị nhốt ở trong nhà, không phải ị bô, tè chậu nữa. Cái cảm giác trưởng thành, được người lớn tin tưởng thời đó nó oách lắm. Trưởng thành, nghĩa là mày có thể được bố mẹ choàng sợi dây đeo chìa khóa nhà vào cổ với trọn vẹn niềm tin yêu, nghĩa là mày được phép ngồi trong nhà và tự thò tay qua song sắt hoặc lỗ tròn mở khóa khi cần, con ạ!
*
Thứ hai là, một khi đã ngoắc móc cửa chuồng xí lại, thì một không gian riêng được mở ra, ở đó có sự thăng hoa lạ kỳ. Trong chuồng xí, mặc cho mùi phân người hôi thối xông trực tiếp từ bể phốt lên, ta vẫn có thể ngâm nga, vẫn có thể nghêu ngao hoặc lịch sự hơn, ta vẫn có thể huýt sáo bài “Ô kìa ai như cô Thắm” giống như điệu nhạc phát ra từ chiếc Akai quay băng cối nhà ông Tí. Đấy là đối với những đứa ít sáng tạo, còn không, ta có thể cầm mẩu gạch, mẩu than hoặc thủ sẵn chiếc bút chì, nguệch ngạo một vài câu thơ con cóc kiểu “Ỉa sao trúng lỗ mới tài, ỉa mà ra ngoài trình độ còn non”, vẽ cái chim, cái bướm (em vẫn đang nói rất lịch sự đấy) lên 3 phía tường trái, phải và sau lưng. Với những đứa ham nghiên cứu, giở tờ giấy chuẩn bị chùi đít ra, có thể cũng bắt gặp cả kho tàng tri thức của chính mình (nếu là sách vở cũ) hoặc của nhân loại (nếu là báo, tạp chí cũ). Cũng có thể, đối với những đứa có ý thức, chúng sẽ bật diêm thủ sẵn từ nhà đốt giấy chùi đít ngay trong rọ sắt. Thực sự mà nói, ngoài mùi thuốc pháo đêm giao thừa, thì mùi giấy chùi đít bị đốt cháy cũng đem lại nhiều dư vị.
*
Nhân nói chuyện chuồng xí, nếu các bác có hỏi em về cách đánh giá con người thì em mạn phép có thể chia ra 2 loại người. Một là loại vò giấy trước khi ỉa, ngay sau khi chốt cửa. Còn loại thứ hai thì các bác biết rồi, ỉa xong rồi, chuẩn bị chùi đít mới vò giấy. À mà quên, cũng có loại thứ ba, bọn này không dùng giấy mà chúng cong đít, quệt thẳng lên cạnh cột, chỗ nhô ra để tra bản lề cửa, làm hai phát hai cạnh cột, kiểu gì cũng sạch. Quệt kiểu này đẹp nhất là thằng Hải Tấng (tất nhiên là cũng có thể gọi là Hải Cống, nhưng gọi là Hải Tấng nó lịch sự hơn) còn Nghĩa Tình thì em không dám chắc (tao cứ nói thế đấy, giờ chúng mày "ăn” được tao cũng không dễ đâu!! Sự thật thì nó luôn là sự thật các bác ạ).
*
Thứ ba, nói không ngoa chứ cái sân chuồng xí lúc mới được láng xi măng đã từng là điểm hẹn, là nơi vui chơi của anh chị em mình. Nhất là chơi nhảy dây, cái trò nhảy dây quay ấy, chứ còn nhảy dây chun hoặc song phi thì thường quá. Cả bọn đứng xếp hàng, xông vào giữa cái dây đang được hai người quay ở hai đầu, rồi nhảy lên để dây luồn dưới chân mà không vấp, vui đáo để. Trò này cả các chị lớn tướng rồi cũng tham gia mà. Thực ra hồi đó em ngu thật, có khi người “bị” quay lại sướng hơn nhiều cái lũ cứ thò ra thụt vào lấy đà để nhảy dây ý chứ (!) Bọn nhỏ hơn, có thể chơi nhảy lò cò ô con thỏ, đôi khi là ném loong, hoặc cũng có lần xắn quần chơi đồ, chơi chuyền, chơi chun ở đó. Kinh nhất là Hải Tấng, cô Thái vẫn bón cơm cho nó ở đâu đó… quanh quẩn chỗ… đó!!!
*
Thứ tư, chuồng xí là nơi thử thách lòng dũng cảm của bọn trẻ con. Những đêm đông lạnh giá, vài ngọn điện bảo vệ lơ thơ, vàng khè lắc qua lắc lại trước gió, phải có một cái đầu thật lạnh, một trái tim thật nóng và nhất quyết là phải thật sự… buồn ỉa tới mức không thể chịu được, ta mới dám đạp toang không gian ấm áp trong từng căn nhà tập thể, bước chân ra vỉa hè, đi xuống lòng con đường nhỏ tối tăm, vượt qua khu vườn rậm rạp có hàng cúc tần lúc nào cũng ộp oạp ếch nhái trước nhà chị Tuyết, anh Vũ để tới thiên đường. Có nhiều cách để xua đi cái sợ và tỏ ra dũng cảm, đứa thì vừa chạy vừa hát, đứa thì vừa đi vừa nói chuyện ra cái vẻ có người đi cùng. Còn em, thì em chẳng sợ tẹo nào, vì em luôn giắt thêm một khẩu súng… gỗ trong quần!!!
*
Còn nhiều kỷ niệm về cái chuồng xí ấy lắm nhưng em không tiện kể hết ra đây vì nó có thể làm ảnh hưởng đến thanh danh của một bộ phận không nhỏ các anh chị, nay đã trở thành cán bộ trung, cao cấp. Cái kiểu chui vào chuồng xí xong chốt cửa rồi bật tường nhảy ra ngoài ý, kiểu đó chỉ có các anh lớn mới làm được, bọn em còn nhỏ, nhảy làm sao được, kiểu đó làm em và bọn trẻ cùng lứa bao phen mót quá mà gõ chuồng nào cũng bị chốt hết!! Thốn đến tận rốn luôn!
.
Cuối cùng, điều em nhớ nhất về cái chuồng xí tập thể, ấy là cái sự chân thật. Đằng sau mỗi cánh cửa, ông Nắng, chắc là ông Nắng thôi vì hồi ấy ông là “nhà thầu” xây dựng hầu hết các công trình quan trọng của khu mà, lại cho viết một dòng chữ rất đẹp, thẳng thắn, bằng sơn trắng hẳn hoi. Dòng chữ đó nhắc nhở chúng ta phải thực hiện một việc rất quan trọng và đôi khi là mất rất nhiều công sức vì trong chuồng xí không có téc nước cạnh bệ xí xổm như sau này. Cái sự chân thật ấy đi thẳng vào thực chất điều muốn nói, không mỹ miều khẩu hiệu, biểu ngữ gì hết, đó là: ỈA XONG NHỚ DỘI NƯỚC!
--
Vĩ thanh: Nhiều khi người lớn chúng ta cứ ngại nói về những thứ bẩn thỉu, hôi thối. Thực ra, trong nhiều trường hợp, những thứ hôi thối và bẩn thỉu lại có khả năng tạo ra ấn tượng đặc biệt lâu bền trong tâm trí con người, nó vượt xa mọi loại hương liệu và nước hoa xa xỉ.
 

maivanrau

Xe tăng
Biển số
OF-297965
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
1,852
Động cơ
328,640 Mã lực
Em cóp bết trong 1 nhóm kín mời các cụ đọc thư giãn ạ !Không biết có cụ nào đăng chưa ?
Kính các cụ, lỡ con có nêu tên các cụ đã khuất thì cũng chỉ là vì con nhớ cái khu tập thể ấy quá, mong các cụ đại xá!

Chuồng xí: thiên đường của những thiên thần
.
.
.
Nếu không kể chuyện cải tạo, cơi nới những năm 90 của thế kỷ trước thì cả khu trường Đ có 2 chuồng xi tập thể (em nhấn mạnh là chuồng xí, chứ chuồng giải để đi tiểu thì có nhiều hơn 2 ạ). Phải gọi là chuồng xí vì nó đúng là như thế và các ông bà, cô bác cũng như bọn trẻ con thích gọi sự vật bằng cái tên thật của chính nó. Về sau, người ta mới gọi lịch sự hơn là... nhà xí. Một cái chuồng xí ở góc vuông, là khu vực giao nhau giữa A11 và A12. Nơi tiếp giáp cuối cùng tính từ phía A11 là vườn rau nhà chú C, cô T, kế bên mảnh vườn nhỏ nhà ông A, bà T có công “khai phá” sau vòi nước công cộng). Nói thế thì cũng chưa đủ để định vị nó đâu. Chính xác là: cạnh cái chuồng xí là chuồng lợn cũ, cạnh cái chuồng lợn là “khu liên hợp” vòi nước công cộng, bể nước, nhà tắm sát với A12. Mà ai từng ở trường Đ thì đều nhớ, bể nước nằm ngay cạnh nhà ông T, bà K (gọi ngắn lại là bể ông T để phân biệt với bể ông Tí, bể A6, bể Nhà Lào và bể Nhà ăn).
.
Cái chuồng xí còn lại nằm tuốt trên khu cơ quan, ngay trước dãy nhà “mới”, sát bờ ao, em cũng không còn nhớ tên gọi của dãy này nữa. Chỉ nhớ, dãy nhà mới này có phòng được ngăn đôi, có 2 mặt tiền. Một mặt hướng về hội trường A, mặt còn lại nhìn ra ao. Nói chung, cái chuồng xí thứ hai chỉ được xếp vào loại thứ cấp đối với trẻ con vì nó xa khu gia đình A8, A9, A10, A11, A12, vì nó sạch hơn một tí và nó sáng hơn một tí vào ban đêm. Với lại, chuyện về cái chuồng xí trên khu cơ quan, chắc phải hỏi anh Dân ngu cu đen con nhà ông Muộn (giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa mới rõ (!)
*
*
Là trẻ con trường Đ, sau khi kết thúc thời ị bô, ắt phải gắn bó với chuồng xí. Thường thì sáng thứ Hai hàng tuần, cửa được trổ phía tường rào sát đường sẽ mở, để người ta vào lấy phân. Em nói thế, các bác đừng tưởng là em quên, quét dọn, dội nước chuồng xí hàng ngày là công việc của bà Dương, về sau là bà Phi nhà ông Tí. Nhưng lấy phân, gánh phân lại là công việc khác. Bữa nào cửa mở muộn, bọn em đi học về kịp sẽ tranh thủ đi tắt luôn lối ấy, còn không, phải đi tuốt lên cổng chính chỗ chú Tiến làm bảo vệ, xa phết.
*
Cứ lan man thế, để giả sử, có bác nào chưa nhớ ra cái không khí những năm cuối thời bao cấp còn kịp thấy thoảng mùi thum thủm, khai khai quanh quất nơi đầu mũi cái đã.
*
Em nói chuồng xí là thiên đường là có lí do cả các bác ạ.
*
Thứ nhất là, đối với trẻ con như bọn em, đi ỉa ở chuồng xí là một hành động khẳng định là “tao đã trưởng thành, đã lớn” chứ không phải bị nhốt ở trong nhà, không phải ị bô, tè chậu nữa. Cái cảm giác trưởng thành, được người lớn tin tưởng thời đó nó oách lắm. Trưởng thành, nghĩa là mày có thể được bố mẹ choàng sợi dây đeo chìa khóa nhà vào cổ với trọn vẹn niềm tin yêu, nghĩa là mày được phép ngồi trong nhà và tự thò tay qua song sắt hoặc lỗ tròn mở khóa khi cần, con ạ!
*
Thứ hai là, một khi đã ngoắc móc cửa chuồng xí lại, thì một không gian riêng được mở ra, ở đó có sự thăng hoa lạ kỳ. Trong chuồng xí, mặc cho mùi phân người hôi thối xông trực tiếp từ bể phốt lên, ta vẫn có thể ngâm nga, vẫn có thể nghêu ngao hoặc lịch sự hơn, ta vẫn có thể huýt sáo bài “Ô kìa ai như cô Thắm” giống như điệu nhạc phát ra từ chiếc Akai quay băng cối nhà ông Tí. Đấy là đối với những đứa ít sáng tạo, còn không, ta có thể cầm mẩu gạch, mẩu than hoặc thủ sẵn chiếc bút chì, nguệch ngạo một vài câu thơ con cóc kiểu “Ỉa sao trúng lỗ mới tài, ỉa mà ra ngoài trình độ còn non”, vẽ cái chim, cái bướm (em vẫn đang nói rất lịch sự đấy) lên 3 phía tường trái, phải và sau lưng. Với những đứa ham nghiên cứu, giở tờ giấy chuẩn bị chùi *** ra, có thể cũng bắt gặp cả kho tàng tri thức của chính mình (nếu là sách vở cũ) hoặc của nhân loại (nếu là báo, tạp chí cũ). Cũng có thể, đối với những đứa có ý thức, chúng sẽ bật diêm thủ sẵn từ nhà đốt giấy chùi *** ngay trong rọ sắt. Thực sự mà nói, ngoài mùi thuốc pháo đêm giao thừa, thì mùi giấy chùi *** bị đốt cháy cũng đem lại nhiều dư vị.
*
Nhân nói chuyện chuồng xí, nếu các bác có hỏi em về cách đánh giá con người thì em mạn phép có thể chia ra 2 loại người. Một là loại vò giấy trước khi ỉa, ngay sau khi chốt cửa. Còn loại thứ hai thì các bác biết rồi, ỉa xong rồi, chuẩn bị chùi *** mới vò giấy. À mà quên, cũng có loại thứ ba, bọn này không dùng giấy mà chúng cong ***, quệt thẳng lên cạnh cột, chỗ nhô ra để tra bản lề cửa, làm hai phát hai cạnh cột, kiểu gì cũng sạch. Quệt kiểu này đẹp nhất là thằng Hải Tấng (tất nhiên là cũng có thể gọi là Hải Cống, nhưng gọi là Hải Tấng nó lịch sự hơn) còn Nghĩa Tình thì em không dám chắc (tao cứ nói thế đấy, giờ chúng mày "ăn” được tao cũng không dễ đâu!! Sự thật thì nó luôn là sự thật các bác ạ).
*
Thứ ba, nói không ngoa chứ cái sân chuồng xí lúc mới được láng xi măng đã từng là điểm hẹn, là nơi vui chơi của anh chị em mình. Nhất là chơi nhảy dây, cái trò nhảy dây quay ấy, chứ còn nhảy dây chun hoặc song phi thì thường quá. Cả bọn đứng xếp hàng, xông vào giữa cái dây đang được hai người quay ở hai đầu, rồi nhảy lên để dây luồn dưới chân mà không vấp, vui đáo để. Trò này cả các chị lớn tướng rồi cũng tham gia mà. Thực ra hồi đó em ngu thật, có khi người “bị” quay lại sướng hơn nhiều cái lũ cứ thò ra thụt vào lấy đà để nhảy dây ý chứ (!) Bọn nhỏ hơn, có thể chơi nhảy lò cò ô con thỏ, đôi khi là ném loong, hoặc cũng có lần xắn quần chơi đồ, chơi chuyền, chơi chun ở đó. Kinh nhất là Hải Tấng, cô Thái vẫn bón cơm cho nó ở đâu đó… quanh quẩn chỗ… đó!!!
*
Thứ tư, chuồng xí là nơi thử thách lòng dũng cảm của bọn trẻ con. Những đêm đông lạnh giá, vài ngọn điện bảo vệ lơ thơ, vàng khè lắc qua lắc lại trước gió, phải có một cái đầu thật lạnh, một trái tim thật nóng và nhất quyết là phải thật sự… buồn ỉa tới mức không thể chịu được, ta mới dám đạp toang không gian ấm áp trong từng căn nhà tập thể, bước chân ra vỉa hè, đi xuống lòng con đường nhỏ tối tăm, vượt qua khu vườn rậm rạp có hàng cúc tần lúc nào cũng ộp oạp ếch nhái trước nhà chị Tuyết, anh Vũ để tới thiên đường. Có nhiều cách để xua đi cái sợ và tỏ ra dũng cảm, đứa thì vừa chạy vừa hát, đứa thì vừa đi vừa nói chuyện ra cái vẻ có người đi cùng. Còn em, thì em chẳng sợ tẹo nào, vì em luôn giắt thêm một khẩu súng… gỗ trong quần!!!
*
Còn nhiều kỷ niệm về cái chuồng xí ấy lắm nhưng em không tiện kể hết ra đây vì nó có thể làm ảnh hưởng đến thanh danh của một bộ phận không nhỏ các anh chị, nay đã trở thành cán bộ trung, cao cấp. Cái kiểu chui vào chuồng xí xong chốt cửa rồi bật tường nhảy ra ngoài ý, kiểu đó chỉ có các anh lớn mới làm được, bọn em còn nhỏ, nhảy làm sao được, kiểu đó làm em và bọn trẻ cùng lứa bao phen mót quá mà gõ chuồng nào cũng bị chốt hết!! Thốn đến tận rốn luôn!
.
Cuối cùng, điều em nhớ nhất về cái chuồng xí tập thể, ấy là cái sự chân thật. Đằng sau mỗi cánh cửa, ông Nắng, chắc là ông Nắng thôi vì hồi ấy ông là “nhà thầu” xây dựng hầu hết các công trình quan trọng của khu mà, lại cho viết một dòng chữ rất đẹp, thẳng thắn, bằng sơn trắng hẳn hoi. Dòng chữ đó nhắc nhở chúng ta phải thực hiện một việc rất quan trọng và đôi khi là mất rất nhiều công sức vì trong chuồng xí không có téc nước cạnh bệ xí xổm như sau này. Cái sự chân thật ấy đi thẳng vào thực chất điều muốn nói, không mỹ miều khẩu hiệu, biểu ngữ gì hết, đó là: ỈA XONG NHỚ DỘI NƯỚC!
--
Vĩ thanh: Nhiều khi người lớn chúng ta cứ ngại nói về những thứ bẩn thỉu, hôi thối. Thực ra, trong nhiều trường hợp, những thứ hôi thối và bẩn thỉu lại có khả năng tạo ra ấn tượng đặc biệt lâu bền trong tâm trí con người, nó vượt xa mọi loại hương liệu và nước hoa xa xỉ.
trí nhớ Cụ phong phú thật bái phục, nhưng đã có dội nước là tuổi cụ ít hơn Em rồi, thời Em chưa có dội nước mùi nhiều hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top