[Funland] Thời khốn khó...

mount

Xe buýt
Biển số
OF-29161
Ngày cấp bằng
15/2/09
Số km
713
Động cơ
489,000 Mã lực
Nơi ở
...có giàn hoa giấy, có người tôi thương...
Tiếp theo các cụ nhé.



Tôi là con thứ chín trong gia đình, trước tôi có 8 anh chị (nhưng qua đời rất sớm vì nhiều căn bệnh mà ngày nay là “muỗi”).
Sau tôi còn 1 cậu em sinh năm 1975, sau ngày mièn Nam giải phóng, do vậy tên cậu là Toàn Thắng. Và tôi chỉ được cùng em tôi có vài tháng… vì cậu bị sốt xuất huyết…
Lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến một sự việc ghê gớm đến vậy. Mẹ tôi bế em trên tay vào một ngày đông vô cùng giá rét. Lúc đó mẹ đang cho cậu em ăn bột. Đứa bé đã sốt vài hôm, khóc suốt đêm, khóc cả ngày… Mẹ tôi cố ru rín cho bé ăn. Tôi đứng bên cạnh chực chờ em ăn thừa để được ăn bột… Năm tuổi, biết gì đâu…

Và bỗng mẹ tôi rung rung em bé, lắc lắc, rồi bà hét lên, bế em chạy ra cửa hô hoán hàng xóm… Bà la cái gì tôi không còn nhớ nhưng chỉ biết đó là những tiếng thất thanh thảm thiết nhất mà lần đầu tiên trong 5 năm đầu đời tôi từng được biết đến.
Rất đông người đã ào tới nhà tôi, đỡ lấy mẹ tôi… Ông Nhàn - trưởng phố bế lấy em tôi, nhìn đĩa bột, rồi dùng miệng ông hút miệng, hút mũi em tôi vì ông tưởng em bị sặc bột. Ông nhổ ra không có chút bột nào… Mới năm tuổi, nhưng tôi biết, em tôi đã mãi ra đi…

Tôi chạy ra trước cổng, đến trước cái rãnh nước chạy dọc phía trước nhà và lặng lẽ khóc. Khóc thành tiếng, tiếng khóc của một đứa trẻ con; tiếng khóc của một đứa mới cảm nhận được sự làm anh chưa lâu, khóc vì sợ, khóc vì lo cho mẹ…

Trong nhà, mẹ tôi vẫn đập bàn, xô ghế, đập giường, la hét…
Ai đó, chạy bộ đến cơ quan bố tôi ( khoảng 4 cây số), báo cho ông biết tin dữ…

Bố tôi về… Ông lặng lẽ… Tôi không thể nhớ được mọi chi tiết về bố tôi lúc đó…
Sau không biết bao lâu nữa, Bố tôi lấy cái thùng bằng gỗ, bấy lâu dùng để đựng gạo trong nhà, trút gạo ra chậu hay ra đâu đó, lau sạch…

Tất cả những gì sau đó tôi không dám chứng kiến. Và chắc chắn người ta cũng không cho 2 mẹ con tôi nhìn thấy…
Tôi chỉ còn nhớ hình ảnh bố tôi buộc cái thùng gỗ lên xe đạp, cùng ông Nhàn đèo em tôi đi… Nghe đâu là đi xuống chợ nhàng… Ông Nhàn đèo cái thùng, bố tôi đi theo sau…

Các anh chị tôi, sau đó, lần lượt đi học ở gần, ở xa về. Mỗi lần có ai về, mẹ tôi lại hoá điên hoá rồ… Mọi người gào khóc, tôi khóc theo…

Hai năm liên tiếp tôi chứng kiến cảnh hàng đêm mẹ tôi không ngủ, khóc thầm để mọi người ngủ.
Năm 1974, mẹ khóc khi tiễn con gái đầu lòng của bà - một y tá – theo đoàn quân giải phóng, đi tiếp quản Sài gòn, đi vào vùng đất chết. Từng đêm, từng đêm, bà nghe tiếng còi tàu vọng lại từ ga Thanh hoá, bà lại khóc, khán trời cầu Phật cho chị gái tôi được bình an vô sự…
Năm 1975, khi đất nước hoà bình, không mất đứa con đầu lòng, bà mất đi đứa con út bé bỏng…Bà lại phải khóc cái điệp khúc khóc liên miên… : Khóc vì không mất, khóc vì mất…

Nỗi đau bên ngoài rồi cũng sẽ qua đi, nhưng di chứng của nó thì không bao giờ mất. Giờ đây, nó biến thành những vết hằn, lằn sâu trong trái tim người ta, chỉ cần chạm khẽ vào thôi cũng trở nên nhức nhối…

Thời gian trôi qua… Cái Tết ảm đạm trôi qua…
Cuộc sống khắc khổ vẫn cứ lôi tuột người ta trở về với khắc khổ…
Bố tôi vẫn phải đi dạy.
Mẹ tôi vẫn phải tần tảo kiếm tiền chợ búa nuôi bố tôi...
nuôi anh chị em tôi…
Các anh chị tôi vẫn phải tiếp tục học hành…
Và tôi đến tuổi tới trường.
Tôi – SÁU TUỔI.

Ngày ấy, 6 tuổi là đi học vỡ lòng. Tương tự học lớp 1 bây giờ. Nhưng không được gọi là lớp 1. Vì sau học vỡ lòng là học lớp 1.
Trường học vỡ lòng của tôi ngày nay là trụ sở Uỷ ban Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em – trên đường 1, đi từ trường Lam sơn ra phía đường 1 là nhìn thấy.
Đó là 1 khu nhà ngói cấp 4 có 4 phòng học. Bàn ghế gỗ như của trẻ mẫu giáo cách đây khoảng 10 năm. Mỗi lớp khoảng 40 bạn, một cô giáo.
Trước ngày đến trường, mẹ tôi cắt một mảnh ni lông bộ đội, màu xanh bộ đội, lấy kim chỉ khâu thành một cái túi xinh xinh có 2 cái quai xách.
Bà bảo các chị tôi kiếm giấy, đóng một cuốn vở, bọc bằng giấy báo, dán một cái nhãn vở, viết bằng tay nốt, lên phía đầu bên phải và cho vào túi xách. Tất nhiên không quên cái bút chì dùng lại của chị tôi. Nó dài khoảng 10 phân, được chị tôi gọt cẩn thận bằng dao sắc.
Đồ lề đi học vỡ lòng của tôi chỉ là như vậy đó. Hồi ấy ai cũng chỉ có vậy mà!

Cô giáo vỡ lòng của tôi tên là Lan, nhà hồi ấy ở phía gần bưu điện tỉnh. (Tôi nhớ mang máng vậy vì hồi đó không hề giống bây giờ.)

Hai chị tôi, một chị học lớp 5, một chị học lớp 7 đưa tôi sang trường cùng cái giấy khai sinh và có lẽ là quyển hộ khẩu. Cũng xếp hàng, cũng điểm danh, gọi tên gì đó nhưng tôi dường như mất hồn, vừa câm, vừa điếc… Tất cả như một con rối do 2 chị tôi giật dây…
Và tôi đi học…vỡ lòng. Những ai học qua vỡ lòng mới được học lớp 1 tại trường cấp 1+2 sau này.
Sáng sáng, 7h30 là vào lớp.
Học chữ cái.
Tập viết.
Học tính.
Chép chính tả.
Những thứ mà tôi đã biết trước đó một năm…
Thế thì tại sao ta lại phải nhai lại nhỉ?
Cô giáo nói gì, kệ cô.

Thế thì tại sao ta lại không vênh váo nhỉ?
Trong lúc lũ “đần” đang loay hoay tập viết, mình đã xong từ tám hoánh.

Thế thì tại sao ta lại không nghịch ngợm nhỉ?
Đá dép bọn bên cạnh, giật tóc đứa bàn trên. Đứa nào đứng lên phát biểu thì… thôi rồi… Kiểu gì cũng ngồi phải cái thước kẻ ông dựng lên… Chỉ biết ôm *** mà la oai oái!!! (Độc ác quá!)

Thế thì tại sao ta lại không trêu chọc bọn con gái nhỉ?
Cầm đầu một lũ 14 đứa con trai trong lớp, lùa lũ con gái để “(*** ****)!!! (vì hồi ấy tất cả đều mặc quần dây chun hết!)

Thế thì tại sao ta lại không bắt nạt những đứa… có thể bắt nạt được nhỉ?
Không hiểu tại sao, hồi ấy tôi gần như lớn nhất lớp. (Sau này mới bị ảnh hưởng việc chiếu tia tử ngoại nên không to cao lên – như đã nói ở phần trước). Và thấy đứa nào có gì hay hay là bắt nộp cho mình. Mà bọn đó, hồi ấy, cũng ngu ngu sao ấy, không nghĩ ra việc mách cô giáo… cho đến một hôm, có đứa nó nghĩ ra…
- Mi lấy của tau, tau thưa cô!


(Còn tiếp...)
 

Vizung

Đi bộ
Biển số
OF-320242
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
0
Động cơ
290,800 Mã lực
Em hay nghe mẹ kể về chuyện ngày xưa.thật sự giờ k hiểu hết được những cơ cực khốn khó! Thương mẹ nhìu e mong sớm trưởng thành để chăm sóc mẹ quá! Sẽ cố gắng hết sức! !!
 

thuandd

Xe buýt
Biển số
OF-418
Ngày cấp bằng
20/6/06
Số km
693
Động cơ
586,773 Mã lực
Có cụ nào đi học chuyên nghiệp thời đó không...Thấy bảng tin thông báo phát tiền "Vệ sinh" mấy thằng mới vào éo biết gì xuống KTX lĩnh toàn thấy chị em, mấy con mệ kế toán bịt mồm cười nói chỉ Chị em mới có tiền này, mấy thằng léo hiểu gì mặt thộn ra, về sau mấy chị nó Tiền để mua vải màn để lót...Xấu hổ quá éo có cái lỗ nào để chui...
 

0fer

Xe tăng
Biển số
OF-303067
Ngày cấp bằng
27/12/13
Số km
1,483
Động cơ
320,845 Mã lực
Ng lớn mới phải xếp hàng vào đó thôi, trẻ con bọn em toàn rủ nhau đi bậy. Thằng bạn hàng xóm nhà em như thành thói quen, mỗi lần ra vườn chuối phía sau dãy bếp tập thể ngồi "ấy" là nó lại hát vang bài Anh Vẫn Hành Quân... Lần nào cũng chỉ bài đó!

Theo em , bài đó có nhịp điệu rất rộn giã , thúc giục . Bạn cụ tìm đc 1 bài tâm huyết dư vậy, chứng tỏ cũng lao tâm khổ tứ rất nhiều cho cái công cuộc đào thải. Bởi chưng,điều ấy là nhẽ tự nhiên ,nhiều khi chẳng có nhu cầu ( bởi có ăn đâu để mà có m.ứt ) nhưng theo phản xạ thành ra cứ phải cố thực hiện cho nó yên tâm.

Ấy thế , có những khu tập thể đông dân cư ( khu nhà em chẳng hạn - 7 phòng ) việc mỗi sáng có hẳn 1 dàn hợp ca là điều chẳng hiếm gặp . Ai hợp bài nào ca bài đó, có bác lại chỉ hợp với nhạc không lời nên đành véo von huýt sáo.Tinh thần tập thể cứ cao ngùn ngụt, ngay cả trong việc đi ị thanh tao như thế.
 

huyluong

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-164663
Ngày cấp bằng
31/10/12
Số km
7,104
Động cơ
417,897 Mã lực
Nơi ở
Số 72 Đường Bờ Kênh, Xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội
Website
thanglongglass.vn
Thời em ra đời đỡ khổ hơn thoeif của cụ. Nhưng vẫn thỉnh thoảng bị đói
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,897
Động cơ
387,370 Mã lực
Theo em , bài đó có nhịp điệu rất rộn giã , thúc giục . Bạn cụ tìm đc 1 bài tâm huyết dư vậy, chứng tỏ cũng lao tâm khổ tứ rất nhiều cho cái công cuộc đào thải. Bởi chưng,điều ấy là nhẽ tự nhiên ,nhiều khi chẳng có nhu cầu ( bởi có ăn đâu để mà có m.ứt ) nhưng theo phản xạ thành ra cứ phải cố thực hiện cho nó yên tâm.

Ấy thế , có những khu tập thể đông dân cư ( khu nhà em chẳng hạn - 7 phòng ) việc mỗi sáng có hẳn 1 dàn hợp ca là điều chẳng hiếm gặp . Ai hợp bài nào ca bài đó, có bác lại chỉ hợp với nhạc không lời nên đành véo von huýt sáo.Tinh thần tập thể cứ cao ngùn ngụt, ngay cả trong việc đi ị thanh tao như thế.
Nhắc đến chuyện "đào thải" hồi xưa bọn nhóc chúng em ở miền nam hay dùng từ lóng là "bắn nai". Không nhớ những năm đó là năm nào, chỉ biết lúc đó TP. Sài Gòn có phong trào trồng khoai lang, khoai mì các bác ạ. Vỉa hè, sân nhà được đào lên để trồng. Mặc dù chỗ chúng em có nhiều cầu tiêu (hố xí) công cộng nhưng công việc "bắn nai" mà bọn nhóc chúng em thích nhất vẫn là ngoài thiên nhiên. Và địa điểm chúng em chọn lại là khu đất trước trụ sở CA phường mới chết chứ :)) Đơn giản bởi vì cây cối chỗ ấy là tốt nhất, um tùm nhất (chắc do bọn em bón phân thường xuyên :)) ) Kỷ niệm vui nhất là có lần em bị ông Phó CA Phường bắt quả tang đang "hành sự" (ông ấy cố tình theo dõi nhiều ngày liền) thế là lôi em vào phòng ông ấy quát tháo đòi nhốt em vào toilet. Em sợ khóc thét. Bác Trưởng CA phường thấy thế ra hỏi nguyên nhân thì ông Phó bảo rằng "Bọn này mất dậy lắm anh à, chúng nó ị đầy ngoài kia làm em dẫm phải" Ông trưởng cười ha hả sau đấy thì bắt em phải cam kết (bằng mồm) không được ị ngoài đấy nữa rồi thả cho về. Ra khỏi cổng CA Phường, em phi nhanh như 1 con nai con :))
 
Chỉnh sửa cuối:

mount

Xe buýt
Biển số
OF-29161
Ngày cấp bằng
15/2/09
Số km
713
Động cơ
489,000 Mã lực
Nơi ở
...có giàn hoa giấy, có người tôi thương...
Hầu tiếp các cụ:

Câu nói “xuất thần” của thằng bạn học đã làm bủn rủn trái tim chuột nhắt của con hổ rởm kia.
Nó ngây ra…
Nó sờ sợ…
Nó vẫn không trả cái ô tô nhựa…
Nó lẩn…
Nó lẩn ra khỏi lớp…
Nó rời khỏi trường…
Nó không dám về nhà vì chưa đến giờ tan học.
Nó nhắt qua tường để sang trường Ba Đình ( hồi đó chỉ có 1 bức tường ngăn cách, cao khoảng mét rưỡi).
Nó lang thang trong trường Ba đình, chờ đến giờ tan học bên kia bức tường…
Rồi nó về nhà.
Từ hôm ấy, nó “học” qua cửa sổ. Nó vẫn biết cô giáo dạy gì, căn dặn gì… Bài vở nó vẫn đầy đủ, chỉn chu, nhưng tuyệt nhiên, nó không dám vào lớp. Nó sợ cô phạt vì thằng kia đã mách cô.
Khoảng 2, 3 tháng gì đó trôi qua như vậy. ( Xin lưu ý là chuyện đi học hồi đó không ghê gớm như bây giờ).

Cho đến một ngày…
Mẹ nó, như thường ngày, đã mua sẵn cho nó 1 cái bánh sắn 2 hào. (Bánh làm bằng bột sắn củ, bên trong có nhân đậu xanh, vài sợi dừa nạo và hình như có 1 miếng thịt mỡ nho nhỏ - thứ nó toàn vứt đi vì không bao giờ ăn thịt mỡ).
Nó làm như không có chuyện gì xảy ra. Nó vồn vã reo lên như mọi ngày được ăn bánh sắn…
Nhưng khi nó bóc bánh ra xong, cắn một miếng to như bản năng của một kẻ luôn đói, và tự nhiên, rất tự nhiên, không nghĩ ngợi gì cả, nước mắt nó trào ra. (Đến giờ, 37 tuổi, vẫn bị chứng này : khóc thầm vì một cái gì đó không thể gọi tên…)
Nó không biết, không biết giải thích, tại sao nó khóc. Nhớ một lần sau này, khi làm cháy cái quạt máy duy nhất trong nhà (hồi lớp 4), khi bố nó đạp xe từ trường ông dạy về, mồ hôi đầm đìa, bật quạt lên, khói bốc mù mịt, mùi khét lẹt, ông hốt hoảng rút điện, lẩm bẩm “Cháy mất cái quạt rồi!” Ông nghĩ là chính ông đã làm hỏng nó, chứ không hề biết thằng con trai láo toét đã gây nên chuyện…
Và nó chạy ra sau vườn, chỗ không ai có thể thấy, khóc nghẹn… Cho đến giờ, bố tôi ra đi hơn 13 năm rồi, ông vẫn không biết chính nó đã làm cháy quạt… ( Vì cũng chẳng phải chuyện to tát lắm. Sau đó, bố tôi bảo người quen sửa lại ngay.)
Trở lại chuyện cái bánh sắn. Nó không ăn hết cái bánh, lén vứt đi. Nó cảm thấy nhục. Nó cảm thấy sợ. Đó là lần đầu tiên nó làm một việc trái với gia giáo… Nó cảm thấy nó làm cả nhà nhục nhã… và linh cảm hay cái gì đó đại loại như vậy của nó đã đúng.
Khoảng thời gian tôi có thể ăn hết cái bánh trôi qua. Mẹ tôi gọi : “Sơn, vào đây tao bảo!”

Xong rồi !!!

“ Chú nằm trên lúa (giường)
Tay nắm chặt bông (mông)
Lúa thơm mùi lúa (vị mặn)
Hồn bay…khắp nhà!”

Cuộc tra khảo kéo dài gần 2 tiếng :
Bắt đầu là màn tuyên bố lý do…(Tình cờ cô giáo gặp mẹ ngoài chợ, nhân tiên cô hỏi han - 5 phút.)
(Đét! Đét! Đét!)…
Tiếp theo là phần nhà trai phát biểu… (To gan bỏ học, lừa dối tất cả - 15 phút.)
(Đét! Đét! Đét!)…
Rồi kế tiếp là phần căn dặn của nhà gái… ( Làm xấu hổ cả nhà, làm mất gia phong, lễ giáo – 20 phút)
(Đét! Đét! Đét!)…
Phần hai cơ quan, các đoàn thể phát biểu cảm tưởng…( Hồi ông còn nhỏ… Hồi bà còn nhỏ… Hồi chị tôi còn nhỏ… Hồi anh tôi còn nhỏ… Rồi ông lấy bà… Chị tôi đi học… Anh tôi đi học… - cả tiếng!)
(Đét! Đét! Đét!) … (Đét! Đét! Đét!)…
Cuối cùng là phần “Lời hứa quyết tâm” :
- Từ rày…. Có … nữa không?
- Không ạ.
- Từ rày…. Có … nữa không?
- Không ạ.
- Từ rày…. Có … nữa không?
- Không ạ.
Cả căn nhà tràn ngập không khí quyết tâm, hừng hực khí thế…
Và cuổi năm học đó, tên tôi đứng đầu danh sách học sinh giỏi toàn trường “vỡ lòng”. Dược vinh dự đón sang trường cấp 1 – 2 Ba đình hồi ấy…



 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
6,841
Động cơ
602,450 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Tóp mỡ bi giờ hôi xì, không ngon như xưa
Ngày xưa, chen lấn xếp hàng bục mặt mới mua được 1 cân thịt có nhiều mỡ. Thịt và bì đem kho, mỡ mang rán, mỡ nước cho vào liễn sành dùng tiết kiệm cả tháng. Tóp mỡ nóng ngâm nước mắm ăn với cháy cơm... ngon bá cháy
Thế mà gấu nhà em bây giờ nó cũng chê: thế có gì mà ngon
Chúc mừng cụ có gấu trẻ tuổi (vì khồng biết tóp mỡ thời đó - em suy luận vậy). G nhà em 76, là chị cả của 4 đứa em nữa, nên chia sẻ được nhiều hơn.
 

NIEM_KHUC_CUOI

Xe hơi
Biển số
OF-320892
Ngày cấp bằng
24/5/14
Số km
198
Động cơ
292,380 Mã lực
Nhắc đến chuyện "đào thải" hồi xưa bọn nhóc chúng em ở miền nam hay dùng từ lóng là "bắn nai". Không nhớ những năm đó là năm nào, chỉ biết lúc đó TP. Sài Gòn có phong trào trồng khoai lang, khoai mì các bác ạ. Vỉa hè, sân nhà được đào lên để trồng. Mặc dù chỗ chúng em có nhiều cầu tiêu (hố xí) công cộng nhưng công việc "bắn nai" mà bọn nhóc chúng em thích nhất vẫn là ngoài thiên nhiên. Và địa điểm chúng em chọn lại là khu đất trước trụ sở CA phường mới chết chứ :)) Đơn giản bởi vì cây cối chỗ ấy là tốt nhất, um tùm nhất (chắc do bọn em bón phân thường xuyên :)) ) Kỷ niệm vui nhất là có lần em bị ông Phó CA Phường bắt quả tang đang "hành sự" (ông ấy cố tình theo dõi nhiều ngày liền) thế là lôi em vào phòng ông ấy quát tháo đòi nhốt em vào toilet. Em sợ khóc thét. Bác Trưởng CA phường thấy thế ra hỏi nguyên nhân thì ông Phó bảo rằng "Bọn này mất dậy lắm anh à, chúng nó ị đầy ngoài kia làm em dẫm phải" Ông trưởng cười ha hả sau đấy thì bắt em phải cam kết (bằng mồm) không được ị ngoài đấy nữa rồi thả cho về. Ra khỏi cổng CA Phường, em phi nhanh như 1 con nai con :))
Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng mà cụ. VN là nước mắc bệnh tiểu đường nhiều nhất thế giới đấy cụ, cụ votka cho em đê.
 

Hakipack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-157401
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
741
Động cơ
359,070 Mã lực
Chuyện thời bao cấp hay quá nhỉ
 

ThaiBala

Xe buýt
Biển số
OF-161961
Ngày cấp bằng
22/10/12
Số km
574
Động cơ
353,964 Mã lực
Năm 78 em học vỡ lòng, 79 đi học phải đeo túi cứu thương, cơ quan nhà máy toàn súng, pháo, công nhân cũng là Dân quân tự vệ, khí thế oánh Tàu ác. Cái đói thì không quên được, sau này đọc sách báo Lề trái mới mới thấy hết cái ấu trĩ của các lờ đờ nhà mềnh. Mà bây giờ cũng chưa hết ấu trĩ..
Năm 79, khi đó tôi chỉ 6 tuổi, học lớp 1.

*** biết cái gì, chỉ thấy, ở cơ quan bố mẹ tôi, chả ai làm ăn gì, mọi người tập bò và ngắm bắn bằng vài khẩu súng trường, giao thông hào được đào khắp nơi.

Ở lớp tôi, trong giờ nghỉ giữa giờ, con quản ca luôn bắt nhịp bài : "tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". chúng tôi học thuộc rất nhanh vì đài hát bài này suốt ngày.

Bố tôi thì thầm, thời đó, dân nói cái *** gì cũng thì thầm: Tầu nó đánh ta rồi.
Tôi lớn lên trong thời gian đó, đói là thường xuyên, chiều chiều, cơn đói cồn lên khi ngửi khói bếp nhà thằng khác, nhà tôi có cái bếp dầu, nhưng nó hiếm khi đc hân hạnh dùng, vì *** có dầu. Bố tôi mua đâu bao mùn cưa, chọc cái chai vào 1 cái lò tôn, đổ mùn cưa vào rồi lèn chặt, sau đó rút nhẹ cái chai ra, thế là đc 1 cái bếp, đốt đc lâu lắm *** tàn.

Nhà tôi cũng nuôi 1 ông lợn, có dạo anh em tôi phải đi xin thân chuối về thái ra, sau đó nấu 1 nồi cám bàng thân chuối, nước gạo, và cọng rau. sau *** nuôi nữa, vì bọn thương nghiệp về thu mua, ông lợn phải bán cho chúng nó, *** đc bán cho bất kì bọn gian-thương, hay con-buôn ( từ thời đó dùng chỉ người buôn bán). bọn thương nghiêp. Không những trả rẻ, mà còn thản nhiên trả bằng cái khung xe đạp, từ đó nhà tôi gí *** vào lợn.

Tại sao có nước gạo, à vì phải vo gạo, xát thật kĩ cho bay hết mốc, nước đó sau đó đc dùng rửa rau, trước khi đổ vào vại nước gạo để nấu cám lợn. phải tích kiệm từng tý 1 như vậy hehe.

Do gạo rất xấu, khi gạo đến được tay nhân dân, chỉ nhìn loại sạn nhặt ra, ta biết nó qua mấy khâu.

Ví như anh lái xe chở 100 cân gạo, anh ăn cắp 1 cân, và đổ vào đó 1 cân đá vụn.
Khi gạo đến kho, chị thủ kho ăn cắp 1 cân nữa, đổ vào đó 1 cân gạch vụn.
Khi gạo đến từ kho tới cửa hàng, người chuyển lại đá 1 cân nữa, và đổ vào 1 cân sỏi nữa.

chị của hàng đá thêm cân nữa, và nếu lười, chị chỉ cần để gạo nơi ẩm mốc gạo sẽ hút ẩm và tự nặng hơn, tóm lại 100 cân gạo vẫn y nguyên 100 cân, nhưng nó không còn là gạo nữa, nhân dân anh hùng phải ngồi nhặt sạn, có hôm, chỉ 3 bơ gạo, tôi nhặt đc nửa bơ sạn *** nói phét, và khi ăn, vẫn ăn phải cục đá trắng, lại nhè ra, ném keng 1 cái xuống mâm nhôm.

Các nước anh em cũng viện trợ cho ta nhiều thứ, đó là món bo bo, nghe nói ở bên liên xô anh em, nó dùng để cho ngựa ăn. và món mỡ cừu hay *** gì là những cục mầu vàng vàng của anh em hung hay tiệp, mùi nồng lên, rất tởm.

Tóm lại anh xem khối XHCN cũng chả tử tế con cạc gì, viện trợ toàn đồ *** và quá hạn. À mà thời đó, không có khái niệm quá hạn hehe, đồ ăn thiu thối là bình thường.

Ấy là nhà tôi liệt hạng có của ăn của để, thịt lợn mua theo tem phiếm, mà cũng *** có, mẹ tôi thi thoảng mua đc những miếng bì lợn, cho vào kho với nước mắm, nó cong lên giống ông trăng khuyết, tôi hay thả vào bát cơm chan nước rau, và bảo với bố mẹ tôi : con thuyền nài bố mẹ ơi.

Anh em tôi hay tranh nhau tóp mỡ, đó là khi mẹ tôi may mắn mua đc miếng mỡ ( nạc hồi đó chỉ ngu và đần và bị mậu dịc viên ghét mới bị dúi cho), mỡ là vô địc, vì sau khi rán lên, mỡ để rang cơm, xào rau, rán cá ( nếu may mắn có cá) rán trứng (gà nhà đẻ đc).

Hễ gắp được miếng tóp mỡ lẫn trong bát canh rau ( rau hồi đó toàn tự trồng, nhà tôi có cái vườn nhỏ sau nhà trông su su, rau *** gì và mía) , tôi lại đưa miếng tóp mỡ 1 vòng quanh quanh mâm và khoe : " Tóp mỡ đây nài" ... anh tôi cũng làm tương tự.

Thịt bò thì chỉ có trong mơ, thời đó, tôi đoán bộ trưởng cũng *** có thịt bò mà ăn.

Tôi đi học, hay xách theo 1 lọ mực mầu tím, lọ mực là hỗn hợp nước và 1 thỏi mực mầu tím rất tởm bọc trong giấy mỏng và bẩn, tôi bẻ 1 cục nhỏ và cho vào lọ mực, đổ nước vào, thế là dùng bút cắm vào lọ mực và viết, khi ngòi bút khô, lại cắm vào, sau này VN có bước đột phá về công nghệ, phát minh động trời ra cái ngòi bút chửa, ngòi đó giữ đc nhiều mực hơn, do đó lâu phải cắm hơn.

Bàn học nào cũng khoét 1 cái lỗ để học sinh để lọ mực, và tay và mặt trẻ con lúc nào cũng lem nhem mực.

Thời khốn khó.
ST.
 

tcthegioioto

Xe điện
Biển số
OF-161249
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
2,246
Động cơ
371,120 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng
Thời khốn khổ nhất của em là những năm ở Trường Sơn, chả có giề ăn, toàn vào rừng tìm hóa quả, lá cây, ăn mãi xanh hết cả ruột.

Đạn pháo thì bay vèo vèo trên đầu cụ ạ !
 

Song Bé

Xe hơi
Biển số
OF-308563
Ngày cấp bằng
20/2/14
Số km
106
Động cơ
300,760 Mã lực
em cũng 7x đời giữa nè, thời đó khổ nhưng không nhục
thời này vừa khổ vừa nhucccccccccccccnnhhuu5ccccccccccccccccc lắm anh ah!
 

Ladyinred

Xe tải
Biển số
OF-315772
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
295
Động cơ
297,400 Mã lực
Em 8x đời cuối, nhưng vẫn thích tóp mỡ, đọc bài của cụ chủ hay quá, biết là khốn khó nh mà em vẫn muốn đc sống như xưa hơn r
 

U_OAT

Xe điện
Biển số
OF-27461
Ngày cấp bằng
14/1/09
Số km
3,211
Động cơ
517,757 Mã lực
Em 8x đời cuối, nhưng vẫn thích tóp mỡ, đọc bài của cụ chủ hay quá, biết là khốn khó nh mà em vẫn muốn đc sống như xưa hơn r
Nhóc ranh , biết cái rì. Xê ra kia nào .
 

Arizona

Xe tăng
Biển số
OF-65587
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
1,943
Động cơ
571,325 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
15 cưn gạo /tháng/người là thường, mà k béo nhỉ, cho nên em đang định giảm cân bằng chỉ ăn cơm và rau như thời đó.
Em đẹp giai nhứt lớp mà lại dc bầu làm quản ca mới vui chứ =)) lớp trưởng kiêm quản ca, nên giờ nhớ như in là đứng lên bát nhịp"tiêngbsungs đã vang trên bầu trời bg...mốt hai mốt" =)) rồi tối còn ra loa công công nữa chứ "quân xl bành trướng bắc kinh đã giầy xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp giải biên cương..." Gần 4 thọi năm roài mà vẫn nhớ như in
"Quân xâm lược bành trướng dã man.." chứ cụ nhể?
 

ronglon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-182025
Ngày cấp bằng
25/2/13
Số km
1,165
Động cơ
351,340 Mã lực
Bài này hình như cụ chủ cop từ voongngaupin ra mà kg trích dẫn. Như thế là kg được rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top