[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

quanganhoto

Xe máy
Biển số
OF-12467
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
62
Động cơ
524,020 Mã lực
Cảm ơn bác quang1970 đã góp ý trong topic này từ đầu tới giờ. Những chia sẻ của bác giúp em mở mang được kiến thức rất nhiều và tự tin hơn với quyết định mua 1 cây đàn piano của mình (dù kiến thức âm nhạc là gần như 0, chỉ biết đọc kí xướng âm cơ bản)
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
696
Động cơ
475,017 Mã lực
Bẩm bác!

Vâng! Ra Hanoi lần này, mà không "ăn, nằm" được với bác một phen thì em không phải giống người! :P
Được bác quan tâm như thế thì còn gì bằng. Thế để em chuẩn bị tắm rửa, chay tịnh sạch sẽ đặng tiếp đón cho chu đáo. Khi nào có kế hoạch cụ thể bác ib trước cho em nhá. Đa tạ :)
 

piano

Xe điện
Biển số
OF-140664
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
2,805
Động cơ
423,033 Mã lực
Nơi ở
HCM
Hình như bác đọc không kịp những gì tôi nói!
Bác vui lòng coi lại còm # 656 tôi viết nhé!

Còn chuyện Nguyễn Ánh 9, Xin lỗi bác vì ông Nguyễn Ánh 9 này là một người đàn (hay chơi) dòng nhạc moderne. Ông chơi tốt do ông có cảm âm và năng khiếu pha trộn các kỹ xảo cơ bản của piano còn nếu bảo ông là người đàn piano với kỹ thuật kỹ xảo điêu luyện thì xin thưa, là chính vì Nguyễn Ánh 9 học piano chậm khi đã lớn, cũng như thiếu đàn để tập luyện lúc ban đầu và cũng như thiếu thời gian luyện tập khiến cho Nguyễn Ánh 9 chỉ có thể dừng ở mức là đánh nhạc Moderne "dặt dìu" theo kiểu phòng trà, và phục vụ đại chúng dễ tính chứ không phải là biểu diễn âm nhạc Hàn lâm!

Ở trường phái học piano nhạc cổ điển cơ bản, một cây đàn với lối 3 cấp độ "nặng" (tạm gọi là nuance) là đủ có thể xử lý một bài nhạc ta không bàn về tốc độ nhanh nhạy của phím nhé!
Còn tới học nhạc piano cổ điển ở trình độ trung cấp thì chí ít cũng phải đạt được 5 cấp độ nuance ( một cây U3 chuẩn)
Và khi học nhạc piano cổ điển ở trình độ đại học thì chí ít cũng phải đạt được 7 cấp độ nuance và tốc độ nhanh nhạy của phím là 5 lần đánh liên tiếp/ giây!
Riêng nhưng cây Grand tốt cực chuẩn thì tốc độ nhanh nhạy của phím là 6 tới 7 lần đánh liên tiếp/ giây!!! hay 400 lần/ phút. Hiên nay cây Kawai Shigeru may nhựa ABS là cây đã đạt tới mức này!
Chắc cụ cũng chưa đọc kĩ bài của em lắm. Ở diễn đàn otofun, cụ thể là topic này thì em không bàn tới piano đỉnh cao vì em biết đa phần các cụ vào đây là tay ngang.

Ngón đàn của cụ Nguyễn Ánh 9 đối với một dân chuyên nghiệp ăn tập từ nhỏ thì quả là quá yếu, âm thanh đôi lúc không đều, nhưng kỹ năng như cụ 9 thì vẫn là cả một giấc mơ với dân nghiêp dư cụ ạ.

Em chỉ muốn nhấn mạnh ý không nhất thiết phải cố sống cố chết mua cho bằng được một cây đàn đắt tiền khi không có điều kiện vì lý do sợ hỏng tay hỏng tai mà các giáo viên hay hù dọa. Em nhận thấy chỉ cần có niềm đam mê yêu thích với cây đàn thì sớm muộn cũng sẽ có tiếng đàn đẹp, bất kể xuất phát điểm từ cây đàn nào.
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,695
Động cơ
455,799 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Cụ lại văn rồi. Thầy cô nào ở nhạc viện ko biết giáo án về nhạc cổ điển đã được biên tập lại sao cho ko quá phụ thuộc vào dòng grand rồi ... muốn hiểu sâu hơn thì gg hay đi hỏi mấy thày cô cụ hay tham khảo ý
Chắc cụ chưa rõ về casio CDP120, đàn này thích hợp cho người mới tập chơi piano với chi phí không cao, diện tích không lớn. Điểm nổi bật mà rất ít đàn có đc là độ nhạy của phím đàn đc mô phỏng chính xác như dòng grand và up right. Có thể với cụ thì điều này khg quan trọng nhưng với em lại là hết sức cần thiết.
 

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
942
Động cơ
346,388 Mã lực
em có mong muốn: cụ mợ nào có điều kiện hay kinh nghiệm set up 1 club piano tại hà nội cho các cháu và phụ huynh sinh hoạt thường xuyên thì hay quá, việc đóng phí để duy trì cũng cần thiết. em thấy trẻ học đàn ở nhà hay ở lớp với cô và mấy bạn có vẻ hơi nhàm chán
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
Được bác quan tâm như thế thì còn gì bằng. Thế để em chuẩn bị tắm rửa, chay tịnh sạch sẽ đặng tiếp đón cho chu đáo. Khi nào có kế hoạch cụ thể bác ib trước cho em nhá. Đa tạ :)
Nghe mùi như thế này là bác định đãi em ăn chay phỏng?
 
Biển số
OF-329481
Ngày cấp bằng
1/8/14
Số km
196
Động cơ
285,415 Mã lực
Nơi ở
Ninh Bình
Chào cccm, em cũng đang tìm mua đàn cho bé nhà e 6t, mới học tầm 1 tháng. Vào thớt này kiếm đc nhiều thông tin quá . Hai vợ chồng e thì mù nhạc, k biết tí nào luôn nhưng muốn con tiếp cận sớm, còn học được đến mức nào thì tuỳ năng khiếu và mong muốn của con . Lội hết hơn 35 trang xong thì e xác định mua đàn cơ r, nhưng mua tnao thì nhờ các cụ tư vấn giùm. E xem trên mạng thấy nhiều quá, k biết đường nào mà lần.
Mong bác QUANG1970 tư vấn e chút,
- E thấy giờ có loại đàn cơ đời từ tầm 89-90-91 có chức năng tự đánh, nhét cái đĩa mềm vào nó tự chạy phím như người chơi thì có nên mua không ạ. E thì nghĩ bé mới tập chơi, lúc nào k tập nhét đĩa vào nghe thay cho việc chơi Ipad điện thoại (kiểu mưa dầm thấm lâu ấy ạ, e tự suy luận vậy nếu k đúng các bác đừng cười ). Máy móc mấy cái đàn kiểu này có ổn k ạ, vì e thấy các bác khác hỏi mấy loại cũ hơn nhiều toàn n năm 60-70.
- Em nhớ bác có nói những năm đầu các hãng đàn của Nhật đa phần dùng máy đàn của Đức. Vậy mốc mà các hãng đàn Nhật tự làm máy (tuỳ từng hãng) là năm nào bác.
- Em hỏi ngoài lề chút F1 nhà bác QUANG1970 có chơi đàn k ạ. Bác cho F1 bắt đầu học từ khi nào ạ
Cảm ơn bác vì những kiến thức bác đã chia sẻ (Mặc dù các bác khác đã cảm ơn nhiều lắm lắm rồi)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
Chào cccm, em cũng đang tìm mua đàn cho bé nhà e 6t, mới học tầm 1 tháng. Vào thớt này kiếm đc nhiều thông tin quá . Hai vợ chồng e thì mù nhạc, k biết tí nào luôn nhưng muốn con tiếp cận sớm, còn học được đến mức nào thì tuỳ năng khiếu và mong muốn của con . Lội hết hơn 35 trang xong thì e xác định mua đàn cơ r, nhưng mua tnao thì nhờ các cụ tư vấn giùm. E xem trên mạng thấy nhiều quá, k biết đường nào mà lần.
Mong bác QUANG1970 tư vấn e chút,
- E thấy giờ có loại đàn cơ đời từ tầm 89-90-91 có chức năng tự đánh, nhét cái đĩa mềm vào nó tự chạy phím như người chơi thì có nên mua không ạ. E thì nghĩ bé mới tập chơi, lúc nào k tập konhét đĩa vào nghe thay cho việc chơi Ipad điện thoại (kiểu mưa dầm thấm lâu ấy ạ, e tự suy luận vậy nếu k đúng các bác đừng cười ). Máy móc mấy cái đàn kiểu này có ổn k ạ, vì e thấy các bác khác hỏi mấy loại cũ hơn nhiều toàn n năm 60-70.
Trước hết xin cảm ơn bác đã tin mà hỏi ý kiến tư vấn và hỏi ý kiến với một cách nói chuyện hết sức dễ thương và chân thật. Em thật sự vui và xúc động khi đọc những dòng Bác viết. Cảm ơn bác!

Việc mua những cây đàn piano có Disklavier xét cho cùng cũng là một điều hay, bởi vì trong lúc trẻ em chưa đánh được ra bài trong nhà có đàn mà lại thiếu tiếng đàn! Thì không có người đàn, nghe máy đàn cũng đỡ "vả".

Tuy nhiên em xin lưu ý bác, những cây đàn có Disklavier nghĩa là có cơ phận và phần mềm điện tử, mà nếu dùng hàng đã qua sử dụng thì em e không bền cũng như cấu trúc khá phức tạp. Ngoài ra giá tiền chắc chắn sẽ không rẻ mà lại mắc hơn một cây đàn bình thường từ 5 tới 10 triệu đồng.

Máy móc của đàn (Action) thì đương nhiên phải tốt rồi nhưng cái đáng quan ngại là bằng do sử dụng điện tử nên khi hư là coi như bỏ toàn bộ bộ phận đện tử này.
Trong thực tế, trước đây khi chưa phát minh ra điện tử thì vẫn có những đàn piano mà tự đánh bằng hệ thống giấy đục lỗ, cuốn trục và chạy bằng môtơ. Loại máy này tuy cũ kỹ nhưng khá bền dễ sửa. Cái hạn chế của nó, là những trục cuốn các tác phẩm là những cuộn giấy được đục lỗ khá đồ sộ và khó bảo quản.

Một điểm "hay" của cái đàn Disklavier là khi có nó, chủ nhân hay người nghe đàn sẽ sáng mắt ra, khi thấy được rằng một tác phẩm đánh bằng máy cho dù có hay đến đâu chăng nữa, song suất như thế nào chăng nữa, vẫn chỉ là máy trong khi một tác phẩm tương tự đánh có thể vấp, có thể sai, nhưng vẫn là người đành và có cái hồn trong bài nhạc!

Nên tóm lại em khuyên bác nên cẩn trọng trước quyết định này.

- Em nhớ bác có nói những năm đầu các hãng đàn của Nhật đa phần dùng máy đàn của Đức. Vậy mốc mà các hãng đàn Nhật tự làm máy (tuỳ từng hãng) là năm nào bác.
Về các thương hiệu đàn khác ngoài Yamaha, dùng máy Renner của Đức, thì theo kinh nghiệm của em, chỉ trong giai đoạn đầu là gì vào những năm trước 1960 còn sau 1960 thì các công ty Nhật đã tự túc, tự cường hoặc chia sẻ với nhau phần máy đàn (Action).
Máy của Renner Đức nhưng vẫn chỉ là một máy cho cây đàn upright! Do đó, độ nhanh nhạy của phím cũng không thể nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng bằng một máy (Action) bình thường của Nhật mà là cây đàn Grand piano!


- Em hỏi ngoài lề chút F1 nhà bác QUANG1970 có chơi đàn k ạ. Bác cho F1 bắt đầu học từ khi nào ạ
Cảm ơn bác vì những kiến thức bác đã chia sẻ (Mặc dù các bác khác đã cảm ơn nhiều lắm lắm rồi)

Riêng về cháu nhà em thì rất cảm ơn bác đã quan tâm. Điều đáng tiếc hay đáng vui? Là cháu nhà em không thích học piano mà cháu thích thể thao.

Em hoàn toàn không ép, hay khuyến khích cháu học piano, bởi vì với kinh nghiệm chính bản thân mình: Học piano mà không yêu thích say mê, thì đúng là một cực hình và đứa trẻ sẽ phí mất tuổi xuân của nó!

Ngoài ra nếu con Bác là nữ thì tôi không có ý kiến còn nếu con bác là nam và bác lại muốn cho cháu đi theo con đường chuyên nghiệp cũng như cháu có tố chất tốt cho âm nhac thì em thật lòng khuyên bác, không nên cho cháu học piano mà hướng vào những môn thể thao cộng đồng vì như người ta đã nói: " Trên đời chỉ có ba loại pianist : Pianist người Do Thái, pianist đồng tính, và pianist tồi".

Bác chắc là người Việt Nam nên ta loại yếu tố đầu tiên. Vấn đề còn lại là bác muốn có một đứa con học piano tồi nhưng là một người đàn ông bình thường hay bất muốn có một đứa con là một pianist giỏi thậm chí xuất sắc nhưng lại là người đồng tính?

Vài dòng chia sẻ thẳng thắn với bác vì em thấy bác đã chân Thành em nên nghĩ, sự chân thành đáng được đáp lại bằng một câu trả lời thật thành thực!

Nếu có gì còn thắc mắc bác cứ tự nhiên hỏi đừng ngại nhé!

Trân kính,
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
em biết vỡ lòng âm nhạc nên ko dám chém, nhưng em đồng ý với ý của cụ :).
có đk thì nên cố gắng mua cái đàn tử tế, chuẩn ngay từ đầu đề học nó tốt hơn nhiều. bước đầu mà sai sau này sửa mệt lắm.
chẳng hạn, mới học mua cái guitar đểu, oánh nốt la nó thành nốt si, rê nó lại xuống thành đô #....rồi thì phím rè, âm lởm thì sau này cảm âm sai bét :D (lại cứ nghĩ cái mình là chuẩn, âm chuẩn là sai, thế mới nguy hiểm :D).
còn đúng là khi biết chơi rồi thì 1 thằng giỏi chơi đàn lởm vẫn hay hơn 1 thằng gà mờ chơi đàn xịn :D :D
Bác này đúng là ..... Chỉ được cái nói đúng!

Nhất là câu cuối cùng: "khi biết chơi rồi thì 1 thằng giỏi chơi đàn lởm vẫn hay hơn 1 thằng gà mờ chơi đàn xịn :D:D"
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
Ngay cả nhạc cổ điển cũng được các nhà nghiên cứu giảng dạy viết lại pp dạy và học cho phù hợp với độ nặng độ ngân độ sâu để ko phụ thuộc vào dòng grand . Kiến thức các cụ chắp vá quá .
Trong dòng nhạc cổ điển cái mà người ta (người viết, người đàn, người nghe, người dạy, và người học) quý nhất và tôn trọng là tính Nghiêm cách nghĩa là phải đảm bảo chính xác từng nốt từng chấm từng phảy trong tác phẩm đã được viết ra. Tuy nhiên do tác giả viết và ghi lại bằng những kí hiệu, do đó người ta còn gọi đến đàn là Interpretation nghĩa là giải mã, và người đàn tức là người đang dùng những ngón tay và bàn chân để lý giải những ký hiệu trên trang sách.

Tính nghiêm khắc của nhạc cổ điển được tôn trọng cũng như bảo vệ nên thực tế trong rất nhiều cuộc thi có những thí sinh đánh rất giỏi nhưng do phá cách và bị loại

Pogorelich học trò của Martha Argerich, địch thủ của Đặng Thái Sơn trong kỳ thi Chopin 1980 cũng bị loại vi phạm quy! Mặc dù anh ta đánh rất giỏi và chính vì vụ loại Pogorelich mà Martha Argerich giám khảo kỳ thi đã bỏ về không chấm bi tiếp, dẫn tới sau này những người không biết nói rằng kỳ thi Chopin năm 1980 có yếu tố chinh trị và đổ tội cho Đặng Thái Sơn!

Còn việc "nhạc cổ điển cũng được các nhà nghiên cứu giảng dạy viết lại pp dạy và học cho phù hợp với ..... " là hoàn toàn đúng trong thực tế nhưng không đúng trong tinh thần nhạc cổ điển! Ngoài ra, những tác phẩm viết lại kiểu này hầu như không được những người chơi nhạc, nghe nhạc hưởng ứng trừ những người bỏm bẻm, không đủ kỹ thuật: học piano, muốn đánh một tác phẩm hay nhưng không đủ khả năng, lực bất tòng tâm, nên ở một số dòng, hay đoạn, thậm chí cả tác phẩm phải dùng "phương pháp giản lược hóa" (Piano Transcription) .

Bên cạnh phương pháp giản lược hóa, cũng có một số tác phẩm nổi tiếng được "phức điệu hóa" để trở thành một tác phẩm khác có giai điệu tương tự nhưng nhiều màu sắc và nhiều giai điệu cũng như sự phong phú về màu sắc rất nhiều làm nổi bật tác phẩm gốc ví dụ: Bản Serenate hay Ave Maria cùa Schubert đã nổi tiếng lại được F. Lizt viết lại khó hơn, hay hơn và hầu như các pianist khi biểu diễn chỉ Bản Serenate cũng như Ave Maria được F. Lizt viết lại chứ ít pianist nào chịu đánh bản gốc của Schubert!

Đương nhiên với những tác phẩm này đều được viết lại bởi một số những nhạc sĩ nổi tiếng lừng danh và có uy tín. Do đó chất lượng của tác phẩm hay "Đứa Con bản sao" này không phải là vấn đề phải bàn và đương nhiên chúng được công chúng hoan nghênh chào đón lắng nghe song song với bản gốc!

Xin nhắc lại một lần nữa sự khác nhau, ngoài chất lương âm thanh, độ nhanh nhạy của máy (Action), cái khác nhau căn bản giữa đàn đại dương cầm và dương cầm là do cấu trúc máy nằm và máy đứng. Chính vì cái cấu trúc này dẫn tới đại dương cầm có khả năng làm nhiều cấp độ âm thanh hơn đàn dương cầm điều này giúp cho người đàn có thể xử lý một câu nhạc trong tác phẩm với nhiều mức độ sắc thái (nuance) khác nhau đó là lý do mặc tất cả những ai học piano chuyên nghiệp hoặc có thể là không chuyên nghiệp nhưng ở mức trung cấp đều được khuyến khích thậm chí bắt buộc phải tập trên đàn Đại dương cầm!

Minh họa: Xin mời các bác nghe và hiểu vì sao : "Đứa Con bản sao" lại được công chúng hoan nghênh chào đón lắng nghe song song thậm chi hơn bản gốc!

Serenate cùa Schubert bản gốc :

Serenate cùa Schubert F. Lizt viết lại (trên màn hình có bản gốc song song để đối chiếu) :

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-329481
Ngày cấp bằng
1/8/14
Số km
196
Động cơ
285,415 Mã lực
Nơi ở
Ninh Bình
Ngoài ra nếu con Bác là nữ thì tôi không có ý kiến còn nếu con bác là nam và bác lại muốn cho cháu đi theo con đường chuyên nghiệp cũng như cháu có tố chất tốt cho âm nhac thì em thật lòng khuyên bác, không nên cho cháu học piano mà hướng vào những môn thể thao cộng đồng vì như người ta đã nói: " Trên đời chỉ có ba loại pianist : Pianist người Do Thái, pianist đồng tính, và pianist tồi"
em cảm ơn bác. Bé nhà em là con gái, may quá he he. Quan điểm nhà e hiện tại cũng k gò ép cháu, trước khi học môn j ngoại khoá mẹ cháu đều hỏi ý kiến cháu trước. Nếu học vài buổi cháu muốn nghỉ nhà e sẽ cho nghỉ luôn ạ. Kiểu nhà e để cháu tự nhiên và chủ động về những thứ cháu thích học ấy ạ.
Lạc đề quá, hôm trước em có đi vòng quanh mấy cửa hàng đàn ở Đà Nẵng (cháu đang ở Đà Nẵng cùng mẹ), cũng nhìn qua mấy cái mà quên k chụp lại ảnh. Chỉ chụp lại 1 cây U3. E thấy búa đàn xộc xệch, đặc biệt dãy búa cuối (e k biết gọi là j đâu ạ) cuối có cái đầu với cái cuối lệch hàng hẳn. Nhưng ít ra a bán đàn còn nói đúng về năm sản xuất, còn chỗ khác họ ( cố tình hay vô tình) nói năm sản xuất muộn hơn 10-15 năm cơ ạ. Bác QUANG1970 thấy sao ạ.
Cảm ơn bác lần nữa

 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
Bác QUANG1970 có thấy gì lạ ở cây Bosendorfer này không ạ?
Bẩm bác,

1/ Màu vàng hồng (rose gold thay vỉ Metal gold như Steinway) :x

2/ Dây treble Invidual coil loop (mỗi dây treble mắc vào một pin hitch thay vì một pin hitch mắc 2 dây (Buthner cũng vây bác ạ!) Điều hày giúp cho sự ổn định của tuning. =D>

Bosendorfer nào mà chả thế !?

Đàn "Top tier" mà bác! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,398
Động cơ
315,466 Mã lực
em cảm ơn bác. Bé nhà em là con gái, may quá he he. Quan điểm nhà e hiện tại cũng k gò ép cháu, trước khi học môn j ngoại khoá mẹ cháu đều hỏi ý kiến cháu trước. Nếu học vài buổi cháu muốn nghỉ nhà e sẽ cho nghỉ luôn ạ. Kiểu nhà e để cháu tự nhiên và chủ động về những thứ cháu thích học ấy ạ.
Lạc đề quá, hôm trước em có đi vòng quanh mấy cửa hàng đàn ở Đà Nẵng (cháu đang ở Đà Nẵng cùng mẹ), cũng nhìn qua mấy cái mà quên k chụp lại ảnh. Chỉ chụp lại 1 cây U3. E thấy búa đàn xộc xệch, đặc biệt dãy búa cuối (e k biết gọi là j đâu ạ) cuối có cái đầu với cái cuối lệch hàng hẳn. Nhưng ít ra a bán đàn còn nói đúng về năm sản xuất, còn chỗ khác họ ( cố tình hay vô tình) nói năm sản xuất muộn hơn 10-15 năm cơ ạ. Bác QUANG1970 thấy sao ạ.
Cảm ơn bác lần nữa

OMG! chỉ hai Pedal!

Không khéo cây này sản xuất năm bố đẻ ra em còn tắm truồng! :)) tiếng chắc sáng đến mức Metalic!

Bác có tấm nào chụp cận cảnh mà close up không? :-?
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,050
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Bẩm bác,

1/ Màu vàng hồng (roé gold thay vỉ Metalgold như Steinway) :x

2/ Dây treble Invidual coil loop (mỗi dây treble mắc vào một pin hitch thay vì một pin hitch mắc 2 dây (Buthner cũng vây bác ạ!) Điều hày giúp cho sự ổn định của tuning. =D>

Đàn "Top tier" mà bác! :P
Cảm ơn bác! Về piano sao hỏi gì bác cũng biết hết trơn hay quá vậy!
Cây đàn này tiếng rất hay, không biết có hay hơn Steinway không nhưng theo em là không thể kém. Đây là "công cụ" tập luyện hàng ngày của sinh viên nhạc viện Mozarteum, sinh viên của họ sướng quá!
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,360 Mã lực
QUANG1970 : thưa cụ, em không biết chơi Piano, nhưng rất thích vào thớt để đọc và hiểu thêm.
Thú thật là em không hiểu câu trích dẫn in đậm của cụ "Trên đời chỉ có ba loại pianist : Pianist người Do Thái, pianist đồng tính, và pianist tồi".
Nếu không phiền, cụ có thể giải thích cho em không ạ? Em xin lỗi vì làm loãng thớt ạ.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,050
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
QUANG1970 : thưa cụ, em không biết chơi Piano, nhưng rất thích vào thớt để đọc và hiểu thêm.
Thú thật là em không hiểu câu trích dẫn in đậm của cụ "Trên đời chỉ có ba loại pianist : Pianist người Do Thái, pianist đồng tính, và pianist tồi".
Nếu không phiền, cụ có thể giải thích cho em không ạ? Em xin lỗi vì làm loãng thớt ạ.
Câu đó cụ QUANG1970 trích dẫn lời ông pianist do thái Horowitz thôi mà. Ông do thái đó chơi piano hay không có nghĩa là ổng nói gì cũng đúng! Thiếu gì người không phải dó thái cũng không đồng tính nhưng vẫn chơi piano hay như thường.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,360 Mã lực
Câu đó cụ QUANG1970 trích dẫn lời ông pianist do thái Horowitz thôi mà. Ông do thái đó chơi piano hay không có nghĩa là ổng nói gì cũng đúng! Thiếu gì người không phải dó thái cũng không đồng tính nhưng vẫn chơi piano hay như thường.
Dạ, em thì lại hiểu là vì tập piano tốn nhiều thời gian quá, nên trừ trường hợp với người đại tài , thì để chơi tốt, người chơi không còn thời gian mà yêu đương nữa chăng? (Câu của ông pianist đó, em được đọc trong 1 bài viết về 1 thiên tài pianist, người chỉ dành có 3 tiếng tập piano mỗi ngày) .
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,050
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Dạ, em thì lại hiểu là vì tập piano tốn nhiều thời gian quá, nên trừ trường hợp với người đại tài , thì để chơi tốt, người chơi không còn thời gian mà yêu đương nữa chăng? (Câu của ông pianist đó, em được đọc trong 1 bài viết về 1 thiên tài pianist, người chỉ dành có 3 tiếng tập piano mỗi ngày) .
Thì đồng tính cũng vẫn là yêu đương, chỉ có điều là cùng giới thôi!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top