[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

Vomoicuoi

Xe tăng
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,624
Động cơ
222,206 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Bố em bị phát hiện k phổi khá to hôm 11/7/2022. Qua xạ trị , hóa trị v.v. giờ thì thấy vẫn bình thường. Tóc ko rụng. Nhưng bác sỹ bảo đã di căn gan và thôi ko theo đuổi nữa , vì chuyền nó cũng ko nhận . Ko biết thế nào . Cầu mong có ngoại lệ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bố em bị phát hiện k phổi khá to hôm 11/7/2022. Qua xạ trị , hóa trị v.v. giờ thì thấy vẫn bình thường. Tóc ko rụng. Nhưng bác sỹ bảo đã di căn gan và thôi ko theo đuổi nữa , vì chuyền nó cũng ko nhận . Ko biết thế nào . Cầu mong có ngoại lệ
Cụ inbox em nhé. Chúng ta sẽ bàn sâu về trường hợp của cụ nhà.
 

1703

Xe đạp
Biển số
OF-411002
Ngày cấp bằng
17/3/16
Số km
19
Động cơ
224,170 Mã lực
Nhà em còn một hộp Xalkori 53 viên hạn 02/2024 trước mua bên Pháp cho bố dùng. Nếu gia đình nào có nhu cầu xin liên hệ ạ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 133: XẠ PHẪU DI CĂN NÃO ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ.



Đối với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ di căn não, xạ trị toàn não đã trở thành tiêu chuẩn trong việc điều trị. Với đặc điểm độ ác tính rất cao và di căn rất nhanh của ung thư phổi tế bào nhỏ, vai trò của xạ phẫu trong việc điều trị di căn não hiện nay vẫn chưa được rõ ràng.



+Xạ trị toàn não là thực hiện xạ trị đến toàn não bộ. Tất cả những tế bào ung thư lẫn những tế bào khoẻ mạnh đều được xạ trị. Đây là việc làm thà g.i.ết nhầm còn hơn bỏ sót.


+Xạ phẫu ngược lại vs xạ trị toàn não, nó chỉ tập trung vào các khối u cần xạ trị.



Vào hôm 8/4/2023 Chuyên gia Badal Juneja cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu đi sâu vào vai trò của Xạ Phẫu trong việc điều trị di căn não trên những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. Dữ liệu được thu thập trong 12 năm, kể từ năm 2008 cho tới năm 2019, 70 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ vs 337 ổ di căn não đã được đưa vào nghiên cứu. Trong 70 bệnh nhân thì có 45 người trước đó đã được xạ trị toàn não, 25 người còn lại chỉ thực hiện Xạ Phẫu mà không xạ trị toàn não. Trung vị của số ổ di căn não được điều trị là 4 ( 1-29). Trung vị của sống còn toàn bộ là 4.9 tháng ( 0.70-23.9).



Bệnh nhân có số ổ di căn não ít hơn đi kèm với cải thiện sống còn toàn bộ tốt hơn (p<0.021). Bệnh nhân có 1-2 ổ di căn não có trung vị sống còn toàn bộ là 9.5 tháng. Bệnh nhân có 3-5 ổ di căn não có trung vị sống còn toàn bộ là 4.2 tháng và Bệnh nhân có lớn hơn 5 ổ di căn não thì có trung vị sống còn toàn bộ là 3.3 tháng.


Tại mốc 1 năm, tỷ lệ kiểm soát bệnh trên não đối với các bệnh nhân có 1-2 ổ, 3-5 ổ và trên 5 ổ di căn lần lượt là 39.2%, 27.6%, và 0%.



Nhóm nghiên cứu kết luận, Xạ Phẫu đơn độc là lựa chọn điều trị tốt đối với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có ít hơn hoặc bằng 5 ổ di căn não. Còn với những bệnh nhân có trên 5 ổ di căn não, xạ trị toàn não sẽ là lựa chọn tốt hơn.





without-mask-1.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 134: HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN ĐẦU NHƯNG KHÔNG THỂ MỔ.



HỎI
: Chào anh! Bố em mắc ung thư phổi giai đoạn 2. Bác sĩ khuyên mổ vì đây là giai đoạn sớm, nhưng Bố em không muốn mổ, hiện gia đình em đang thuyết phục Ông nhưng Ông ko nghe, Ông bảo thà c.hết chứ ko muốn lên bàn mổ. Anh cho em hỏi trong trường hợp Bố em nhất quyết ko chịu mổ thì còn phương pháp điều trị nào tốt cho Bố em ko ạ? Em cám ơn anh.



TRẢ LỜI:



1
.Trước đi vào câu hỏi của em, chúng ta hãy điểm qua một nghiên cứu lớn được công bố ở Đức vào cuối tháng 1/2023 của nhóm Chuyên gia Dirk Vordermark. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh giữa Xạ trị lập thể định vị thân với phẫu thuật trong việc điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu.



Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 16 năm, kể từ năm 2000 cho đến năm 2015 trên 558 bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I và II. Trong các mô hình phân tích sống sót đơn biến, Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống còn là tương tự nhau giữa bệnh nhân điều trị bằng Xạ trị lập thể định vị thân và phẫu thuật ( HR 1.2, 95% CI 0.92-1.56; P=0.2 ). Ở phân nhóm bệnh nhân trên 75 tuổi, việc điều trị bằng Xạ trị lập thể định vị thân có chút lợi ích sống còn TỐT HƠN so với phẫu thuật nhưng chút lợi ích sống còn này KO có ý nghĩa thống kê ( HR 0.86, 95% CI 0.54-1.35;P=0.5 ). Việc sẵn có của dữ liệu mô học có một chút lợi ích về sống còn ( HR 0.89, 95% CI 0.68-1.15; P=0.4) nhưng chút lợi ích sống còn này là KO đáng kể.




=>> Nhóm nghiên cứu kết luận: Sống còn là gần như ngang nhau giữa phẫu thuật và Xạ trị lập thể định vị thân khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I và II. Tình trạng mô học không quyết định trong việc lên kế hoạch điều trị. Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I và II, Xạ trị lập thể định vị thân có thể so sánh với phẫu thuật về mặt sống còn.




2.Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm, phẫu thuật LUÔN LUÔN ĐƯỢC ƯU TIÊN CAO NHẤT, vì mục tiêu của phẫu thuật hướng đến là triệt căn nhằm chữa khỏi bệnh. Tuy vậy, một số bệnh nhân cao tuổi có nhiều yếu tố bệnh nền như tim mạch, ốm yếu, gầy gò…KO đủ điều kiện cho một cuộc đại phẫu. Đối với những bệnh nhân này, Xạ trị lập thể định vị thân là một phương pháp có thể thay thế cho phẫu thuật mà vẫn đạt được lợi ích sống còn tương tự.



=>> Tất cả- từ Bệnh viện, Bác sĩ cho tới gia đình và người thân. KO một ai có quyền quyết định thay người bệnh. Chúng ta luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với người bệnh, nhưng sau khi đã phân tích kĩ, quyền quyết định cuối cùng sẽ là của bệnh nhân. Em hãy thuyết phục Bố về lợi ích của Phẫu thuật ở giai đoạn sớm, nếu Bố vẫn cương quyết ko phẫu thuật thì khi đó em hãy bàn vs Bs về việc Xạ trị lập thể định vị thân cho Bố. Phương pháp này sẽ là một lựa chọn tốt cho Bố em trong trường hợp ko thể thuyết phục được Ông phẫu thuật, em nhé!






Radiotherapy-2.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 135: NGƯỜI MƠ MỘNG.



Sáng nay mình nhận được tin từ gia đình một người Chị nổi tiếng trong cộng đồng ung thư. Không có gì bất ngờ, điều này đã được Chị, Gia đình Chị và mình xác định khi kết quả xn gen phổ rộng 2 lần gửi từ Mỹ về khi được điều trị bằng các phác đồ off-label đã không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Chị!...Tạm biệt và Hẹn gặp lại.



1.Hồi còn bé, khi đọc các câu chuyện về các vị Vua Chúa hồi xưa cất công đi tìm các phương thuốc trường sinh, tôi thấy thú vị lắm. Sống mà sướng thế thì ai chả muốn sống mãi để hưởng thụ. Hồi bé- Tôi cũng ước mình được trường sinh…



Muốn có nhiều hơn thời gian cho một vấn đề đã lên lịch là mong muốn của hầu hết chúng ta. Chúng ta muốn có nhiều thời gian hơn cho một bài thi 180 phút, chúng ta muốn có một ngày sẽ dài hơn 24 tiếng, chúng ta muốn thời gian bên cạnh người thân yêu sẽ là con số tiến ra vô cùng chứ không phải một con số cố định…Những mong muốn này sẽ giúp làm tăng thêm giá trị hay chỉ làm giảm giá trị??? Giá trị của 1 kỳ thi liệu sẽ còn nếu nó được kéo dài ra chỉ vì người tham dự muốn vậy? Mọi việc sẽ còn tôn nghiêm hay rơi vào hỗn độn khi người ta có hơn 24 tiếng để xử lý công việc trong 1 ngày? Những việc cần làm cho nhau, những lời cần nói với nhau, những nụ hôn liệu có còn đáng quý nếu thời gian chúng ta ở bên nhau là vô hạn??? Giá trị liệu có còn nếu như tất cả đều có thể làm lại, ko lúc này thì lúc khác??


Sự hữu hạn làm nên giá trị. Chúng ta yêu hết thảy mọi thứ vì chúng ta hiểu: MỌI THỨ-TRONG ĐÓ CÓ CẢ TA ĐỀU LÀ HỮU HẠN.




2
.Có những ngày đi ngủ chỉ mong trời sáng thật nhanh để đến ngày mai, nhưng lại cũng có những ngày đi ngủ chỉ mong đó sẽ là giấc ngủ cuối- một giấc ngủ không bao giờ tỉnh…


An tử hay Quyền được chết là một khái niệm gây tranh cãi.


=>>Phe ủng hộ thì cho rằng Quyền được chết nên là một Quyền-mỗi người tuy không đủ toàn năng để quyết định mình sẽ sống bao lâu nhưng hoàn toàn có thể quyết định mình sẽ ra đi khi nào. Cuộc đời là của họ, sinh mạng là của họ-KO ai ngoài họ có Quyền quyết định. Khi một cá nhân muốn An tử, vs tiến bộ của khoa học ngày nay- một sự ra đi êm ái hoàn toàn nằm trong tầm tay của những người có chuyên môn.



=>>Phe phản đối thì cho rằng hành vi An tử là một hành vi trái đạo đức, tuy ko ai có quyền quyết định sinh mạng người khác, nhưng cũng ko ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác. Liệu pháp An tử dù được làm theo yêu cầu thì cũng ko thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Về phía người ra yêu cầu, đó sẽ là một sự ban ơn, nhưng về phía người thực hiện yêu cầu, đó sẽ là một sự huỷ hoại về nhân tính. Một tay đao phủ đi tích phúc bằng số lượng cái chết do y gây ra- Điều này nghe có vẻ trái với luân thường đạo lý???




3.Lớn hơn một chút nữa, khi xem phim Hong Kong, Tôi nhớ 1 cảnh trong bộ phim mà tôi ko còn nhớ tên.



Một linh hồn mãi không thể siêu thoát khi cơ thể đang phải nằm sống thực vật trong Viện nhiều năm. Linh hồn đó giao tiếp với một Thầy cúng có khả năng giao tiếp với Cõi Âm. Linh hồn nhờ Thầy Cúng hãy đi nói vs con cái họ rằng hãy để họ được ra đi, họ muốn được giải thoát. Ông Thầy cúng nghe xong liền tới Viện, hiện ra trước mắt Ông là cảnh một gia đình ko lấy làm khá giả cả ngày đi làm quần quật- tiền Viện phí chi trả cho người bệnh sống thực vật luôn trong tình trạng quá tải. Nhưng ko ai thấy mệt mỏi cả, buổi tối là lúc tất cả thành viên đều mang cơm đến bên giường bệnh chằng chịt những dây đang quấn quanh người bệnh- Họ kể cho nhau nghe về công việc của một ngày đã qua. Cảnh tượng và cơm, tiếng nói, tiếng cười đùa của các thành viên gia đình xoay quanh người bệnh là tất cả những gì Tôi có thể nhớ. Tôi ko nhớ lựa chọn của ông Thầy cúng, Tôi cũng ko nhớ cách xử lý của đạo diễn phim, nhưng Tôi nhớ câu trả lời của chính mình.



Trong hành trình chiến đấu ung thư cho người nhà. Hãy tự hỏi là bạn đang níu kéo người bệnh, hay bạn đang níu kéo chính bạn? Bạn muốn tốt cho họ hay bạn muốn tốt cho chính bạn? Bạn muốn họ tiếp tục ở lại hay chỉ là bạn đang sợ cảm giác bị bỏ rơi? Bạn chấp nhận Thần Chết lướt qua gia đình bạn như một chân lý, nhưng bạn lại ko thể chấp nhận được việc người còn sót lại là bạn?


Bạn ko sợ nỗi đau, bạn chỉ sợ là người chứng kiến nỗi đau???

Cố Gắng và Chấp Nhận là 2 đầu của cuộc chiến ung thư. Cuộc chiến ung thư- Một cuộc chiến thật khốn nạn- nó đem đến quá nhiều câu hỏi.





sheet-nhac-let-it-be-the-beatles-2.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 136: CỤC MÁU ĐÔNG HAY HUYẾT KHỐI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ.



1.Cục máu đông là gì?



Khi bạn bị thương, mạch máu sẽ thu hẹp lại nhằm làm giảm lưu lượng máu tới mô bị thương, vì vậy sẽ hạn chế được sự mất máu. Tiếp đó, Tiểu Cầu và Protein trong huyết tương sẽ gắn vào vùng mạch máu bị tổn thương, chúng tụ lại với nhau để hình thành nên các cục máu đông nhằm ngăn chặn việc bị chảy máu thêm. Trong trường hợp này, cục máu đông là yếu tố có lợi-nó giúp cơ thể cầm máu.


Khi vết thương lành lại, nhiệm vụ của các cục máu đông đã hoàn thành- chúng sẽ được cơ thể hoà tan và biến mất. Tuy vậy, đôi khi các cục máu đông này ko thể bị hoà tan hoặc chúng tự dưng xuất hiện mà cơ thể ko hề có thương tích gì cả. Điều này sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ cho cơ thể có thể dẫn đến t.ử vong như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…


Những bệnh nhân ung thư có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn người thường ( Ung thư tạo ra những thay đổi di truyền kích hoạt các yếu tố đông máu ). Khoảng 15% bệnh nhân ung thư sẽ bị huyết khối tĩnh mạch.



2.Triệu chứng và dấu hiệu của cục máu đông.



Khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, chúng có thể chặn lưu lượng máu bình thường. Bệnh nhân có thể bị đỏ, sưng, nóng hoặc đau khi cục máu đông hình thành ở cánh tay hoặc chân. Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi, bệnh nhân có thể bị khó thở, nồng độ oxy thấp, đau ngực hoặc nhịp tim nhanh.

Tuy vậy, không phải lúc nào cục máu đông cũng gây ra triệu chứng sớm. Chúng có thể xuất hiện mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ được tìm thấy khi chụp chiếu.


3.Làm thế nào để phát hiện ra cục máu đông.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ huyết khối hình thành, Bs điều trị sẽ sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch của chân, tay. Nếu nghi ngờ việc huyết khối đã gây nên tình trạng thuyên tắc phổi, Bs sẽ chụp CT để đánh giá lưu lượng máu trong phổi…



4.Điều trị và phòng ngừa cục máu đông.



Các cục máu đông được điều trị bằng thuốc chống đông máu. Thuốc chống đông máu có cả ở dạng viên lẫn dạng tiêm. Thông thường sau 3 đến 6 tháng điều trị, các cục máu đông sẽ hết, nhưng hầu như tgian điều trị sẽ được kéo dài hơn nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát.


Tác dụng của thuốc chống đông máu là làm tan các cục máu đông. Đây là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của nó luôn- khi nó sẽ gây ra các nguy cơ dễ chảy máu, đặc biệt là trên các bệnh nhân ung thư. Vì vậy, Ai dùng? Dùng thế nào và Dùng trong tgian bao lâu là bệnh cảnh của riêng mỗi người. Mỗi người với bệnh cảnh của riêng mình sẽ có chiến lược điều trị riêng sao cho phù hợp.





Thrombosis-and-Heart-Banner.jpeg
 

Z90

Xe tăng
Biển số
OF-817712
Ngày cấp bằng
18/8/22
Số km
1,046
Động cơ
15,889 Mã lực
E lưu thớt này lại! Ông nhà e có hạch ở cổ bác sỹ viện ĐH Y hẹn cứ 6 tháng ktra lai 1 lần. Hiện chưa có kết luận gì
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 137: TRỊ KHÁNG ĐÍCH. MỘT GÓC NHÌN VỀ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ.



1
.Ở trong các bài trước, thi thoảng mình có nhắc đến ý rất nhiều người LẦM TƯỞNG rằng một bệnh nhân có gen A thì phải dùng thuốc A, bệnh nhân có gen B thì phải dùng thuốc B, còn nếu bệnh nhân có gen A+B thì phải dùng thuốc A+B. Điều này dẫn đến có những kẻ vì động cơ không tốt- đi chộp được bất cứ cái ảnh A+B nào trên mạng về rồi đem đi khuyên người bệnh. Cực kỳ liều lĩnh!!!


Mạng người ko rẻ như thế và Y học cũng không hoạt động theo cách cơ học đơn giản như vậy. Hôm nay mình sẽ nói qua 1 ví dụ về trường hợp Bệnh nhân có gen A nhưng lại được điều trị hiệu quả bởi thuốc cho gen B, trong đó A và B hoàn toàn ko liên quan với nhau!!!




2
.Nghiên cứu mà chúng ta m.ổ xẻ hôm nay là nghiên cứu NCT03260491 và Thuốc được đề cập đến trong nghiên cứu là thuốc Patritumab deruxtecan.



Dữ liệu từ phase1 của nghiên cứu NCT0491 cho thấy khi sử dụng Patritumab deruxtecan ở liều 5.6mg/kg đã cho tỷ lệ đáp ứng khách quan 39% ( 95%CI, 26%-52% ) trên những bệnh nhân trước đó đã sử dụng thuốc đích và đã từng dùng hoặc chưa từng dùng hoá trị platinum. Đối với phân nhóm bệnh nhân trước đó đã sử dụng thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib và kháng thuốc, Patritumab deruxtecan cho tỷ lệ đáp ứng khách quan cũng là 39% ( 95%CI, 24%-55%). Tỷ lệ kiểm soát bệnh ở cả 2 nhánh lần lượt là 72% ( 95%CI, 79%-83%) và 68%( 95%CI, 52%-81%). Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 8.2 tháng ở cả 2 nhánh.




=>> Kết quả này THỰC SỰ ẤN TƯỢNG. Nên nhớ những bệnh nhân trong phân nhóm trên là những bệnh nhân đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị trước đó và họ đều đã kháng thuốc. Trung vị của số phác đồ trị liệu toàn thân mà bệnh nhân đã trải qua là 4!!! Họ đã từng được điều trị bằng thuốc đích, hoá trị và có tới 40% trong số họ đã từng dùng miễn dịch. Khi đã kháng thuốc và rơi vào cảnh hết bài, Việc Patritumab deruxtecan cho ra tỷ lệ đáp ứng khách quan lên đến 39% trên phân nhóm bệnh nhân này mà ko cần quan tâm tới nguyên nhân kháng thuốc thực sự là một điều cực kỳ hứa hẹn.



=>> Là dòng thuốc kháng thể đơn dòng có tác dụng ức chế HER3 nhưng Patritumab deruxtecan lại có hiệu quả trên những bệnh nhân đã kháng thuốc đích, hoá trị, miễn dịch mà KO HỀ YÊU CẦU những bệnh nhân này phải có đột biến gen HER3!!! Chúng ta ko đi sâu vào hoạt động cơ chế phân tử của Patritumab deruxtecan, nhưng qua ví dụ này nhằm nói lên rằng ko phải cứ có gen A là phải dùng thuốc A, hay cứ có gen B là phải dùng thuốc B…Y học KHÔNG HOẠT ĐỘNG THEO CÁCH CƠ HỌC MÁY MÓC NHƯ VẬY.




3
. Patritumab deruxtecan hiện chưa được thương mại hoá trên thị trường, nó vẫn đang được nghiên cứu và dùng ở các trung tâm lớn. Nó là thuốc dạng truyền, được phát triển và nghiên cứu bởi Tập Đoàn dược phẩm Nhật Bản Daiichi Sankyo.



Nếu ai để ý sẽ thấy quen thuộc vs cái tên Daiichi Sankyo. Vâng! Ở trong bài 57, Tập đoàn Daiichi Sankyo đã từng được mình nhắc đến 1 lần- khi đây chính là công ty phát minh ra thuốc Enhertu dùng để trị đột biến HER2 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Một phát minh đột phá trong năm 2022.






HER3-DXd-safety.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 138: LƯU Ý XUẤT HUYẾT PHỔI TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CHỐNG TĂNG SINH MẠCH VEGF VÀ XẠ TRỊ LẬP THỂ ĐỊNH VỊ THÂN VÙNG NGỰC.




Vào cuối tháng 4/2023 Chuyên gia Alexander L. Chin cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu về tác dụng phụ xuất huyết phổi khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư bằng thuốc chống tăng sinh mạch và Xạ trị lập thể định vị thân vùng ngực.



Nghiên cứu được lấy dữ liệu trong 12 năm, kể từ năm 2007 cho đến năm 2018 trên 690 bệnh nhân với 818 khối u phổi đã được điều trị bằng Xạ trị lập thể định vị thân. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ gộp là thuốc chống tăng sinh mạch+ Xạ trị lập thể định vị thân sẽ có tỷ lệ tác dụng phụ xuất huyết phổi từ cấp độ 3 trở lên CAO HƠN so với những bệnh nhân được điều trị bằng Xạ trị lập thể định vị thân đơn độc ( 7.9% vs 0.6%, p<0.01 ). Tỷ lệ xuất huyết cấp độ 3 trở lên ở những bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ gộp thuốc chống tăng sinh mạch+ Xạ trị lập thể định vị thân cũng CAO HƠN so với khi điều trị bằng thuốc chống tăng sinh mạch đơn độc ( 9.6% vs 1.3%, p=0.04).



Khi khối u trung tâm được phân thành ko sát trung tâm và siêu trung tâm thì kết quả cho thấy thuốc chống tăng sinh mạch gây ra tỷ lệ độc tính cao hơn đáng kể đối với các khối u siêu trung tâm (9.0% vs 45.0%, p=0.044 ), còn đối với các khối u ko sát trung tâm thì tỷ lệ độc tính này là không khác biệt ( 0.0% vs 1.3%, p=0.69).



Nhóm nghiên cứu kết luận :” Sự kết hợp giữa liệu pháp chống tăng sinh mạch và liệu pháp Xạ trị định vị thân sẽ gây ra tác dụng phụ xuất huyết phổi CAO HƠN so với việc chỉ điều trị bằng 1 trong 2 liệu pháp. Các Bs cần THẬN TRỌNG khi sử dụng kết hợp hoặc tuần tự 2 liệu pháp này. Đối với các khối u ở vị trí siêu trung tâm thì cần lưu ý độc tính khi theo dõi bệnh cảnh của từng người bệnh.”






037e4b4a-184f-45b8-90a3-342b6e5114f6__t.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 139: HỘI THẢO BÀN TRÒN THÁNG 5 CỦA CÁC BẬC THẦY-NHỮNG CHUYÊN GIA NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI- PHẦN 1.


CHỦ ĐỀ THÁNG 5: CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG TIẾN GẦN HƠN ĐẾN VIỆC CHỮA KHỎI UNG THƯ PHỔI? CẬP NHẬT NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT VÀ CÁC HƯỚNG ĐI TRONG TƯƠNG LAI TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN ĐẦU.




1
.Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1B ( kích thước u >= 4cm ) cho đến giai đoạn 3A đủ điều kiện phẫu thuật, phác đồ bổ trợ truyền thống sau mổ vẫn là phác đồ có chứa Cisplatin. Tuy vậy, lợi ích của việc bổ trợ hoá trị đơn độc là RẤT NHỎ, khi mà HẦU HẾT những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm rồi sẽ bị tái phát. Điều này dấy lên một thực tế là các phác đồ điều trị truyền thống hiện chưa đủ tốt- nó cần phải làm được tốt hơn thế.



Trong số những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm này, sẽ có những bệnh nhân cần được điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, nhưng cũng có những bệnh nhân sẽ được chữa khỏi chỉ với duy nhất biện pháp phẫu thuật mà ko cần điều trị gì thêm. Vậy câu hỏi đặt ra là khi đánh đồng những bệnh nhân ở giai đoạn sớm này bằng cùng một phương pháp điều trị, thì việc điều trị nhiều hơn sẽ ngăn ngừa được tái phát nhiều hơn nhưng cũng đi kèm với đó là bệnh nhân sẽ phải gánh chịu độc tố nhiều hơn.




Đối với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao- việc điều trị nhiều hơn rõ ràng là sẽ đem lại lợi ích cho họ. Còn đối với những bệnh nhân đáng lẽ chỉ cần phẫu thuật là được chữa khỏi, thì việc điều trị nhiều hơn này sẽ khiến bệnh nhân phải chịu những độc tố không đáng có cũng như thiệt hại về mặt tiền bạc, công sức. Bởi vậy, cần phân nhóm bệnh nhân thật triệt để, nhằm tìm ra liệu pháp điều trị tối ưu đối với từng người bệnh.





2.Điều trị quá mức là điều trị với số thuốc NHIỀU HƠN số thuốc mà bệnh nhân thực sự cần, hoặc bệnh nhân bị điều trị với số thời gian DÀI HƠN số thời gian mà bệnh nhân thực sự cần. Một cách để cá nhân hoá việc điều trị và tránh được việc điều trị quá mức là đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do ( ctDNA ) trước và sau khi phẫu thuật. Nồng độ ctDNA sẽ là một dữ liệu tham khảo RẤT TỐT trong việc có nên quyết định điều trị bổ trợ cho bệnh nhân hay ko và nếu có thì nên bổ trợ trong thời gian bao lâu??? Như mình đã từng đề cập vài lần về vấn đề này, Khối u ung thư thường nó sẽ thải một thứ gì đó vô máu hoặc dịch cơ thể. Một trong những thứ bị thải ra là ctDNA. Các nhà khoa học sẽ dùng công nghệ để tìm kiếm và đo nồng độ ctDNA nhằm hiểu hơn về ung thư. Đây như kiểu là tao ko cần phải chạm vào mày nhưng tao dùng chó đánh hơi thì tao sẽ biết là mày đang ở đâu, mày đang xịt nước hoa hay 1 tuần rồi mày ko tắm-kiểu vậy.





Các kỹ thuật cổ chưa thể đạt được độ nhạy cần thiết khi mà có những nghiên cứu chỉ ra có tới 2/3 số bệnh nhân đã bị tái phát mặc dù nồng độ ctDNA cho ra kết quả âm tính!!! ( âm tính giả ). Tuy vậy, các kỹ thuật mới đang được phát triển với độ nhạy gấp HÀNG TRĂM LẦN kỹ thuật cũ, tiêu biểu như kỹ thuật Phas-ED-Seq MRD. Hiện có 4 nghiên cứu đang diễn ra dùng để đánh giá kỹ thuật Phas-ED-Seq MRD, bao gồm 2 nghiên cứu ở Stanford Mỹ là NCT04585477 và NCT04585490, 2 nghiên cứu ở bên ngoài Mỹ là NCT04966663 và NCT05536505. Tương lai dùng ctDNA để theo dõi bệnh nhân là một tương lai ko thể tránh khỏi. Tất cả chúng ta đều hiểu điều đó và cùng kỳ vọng vào nhiều những kỹ thuật mới sẽ tiếp tục được ra đời như kỹ thuật Phas-ED-Seq MRD.





3.Mặc dù kết quả thành công từ phase3 của nghiên cứu Impower010 và KEYNOTE-091 đã dẫn đến việc thông qua gần đây của FDA dành cho việc dùng bổ trợ thuốc miễn dịch sau mổ, nhưng cần lưu ý là KO phải tất cả bệnh nhân đều nhận được lợi ích từ việc điều trị bổ trợ lên đến 1 năm bằng thuốc miễn dịch.




Nghiên cứu ADAURA sau một thời gian dài gây tranh cãi trong giới chuyên môn về việc có nên kê Osimertinib làm liệu pháp bổ trợ ko thì cuối cùng đã đi đến 1 cái kết có hậu là bổ trợ Osimertinib sau mổ làm tăng thời gian sống còn toàn bộ đối với những bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR. Việc dùng Osimertinib làm liệu pháp bổ trợ từ nay đã trở thành tiêu chuẩn. Osimertinib đã mở đường thành công và các thuốc cho đột biến gen ALK, RET cũng đang rầm rộ đi sau theo con đường này. Dù vậy, thành công nào cũng có 2 mặt. Dữ liệu từ nghiên cứu ADAURA cho thấy, tỷ lệ sống thêm không bệnh của Osimertinib bắt đầu GIẢM so với giả dược khi bệnh nhân hoàn thành thời gian điều trị bổ trợ 3 năm. Từ đây, đặt ra câu hỏi liệu thời gian dùng bổ trợ 3 năm đã phải là tối ưu? cần dùng 5 năm hay dùng mãi? Và việc bệnh nhân bị tái phát như vậy cũng đặt ra một câu hỏi là cách tiếp cận của đích sau mổ hiện chỉ dừng lại ở việc làm chậm tiến triển của bệnh hay đích thực sự có khả năng loại bỏ bệnh còn sót lại sau phẫu thuật???




=>> Ở trong bối cảnh dùng bổ trợ cho bệnh nhân giai đoạn sớm, cả đích EGFR và miễn dịch đều phát huy vai trò rất tốt của nó. Vì vậy, để tránh lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan- đi sửa sai cho việc đã lỡ dùng miễn dịch đối với những bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR, chúng ta cần khuyến cáo các đồng nghiệp xét nghiệm gen phổ rộng cho bệnh nhân trước khi tính tới liệu pháp miễn dịch.






buc-anh-nhieu-iq-giaoduc.net.vn.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 140: HỘI THẢO BÀN TRÒN THÁNG 5 CỦA CÁC BẬC THẦY-NHỮNG CHUYÊN GIA NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI- PHẦN 2.


CHỦ ĐỀ THÁNG 5: CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG TIẾN GẦN HƠN ĐẾN VIỆC CHỮA KHỎI UNG THƯ PHỔI? CẬP NHẬT NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT VÀ CÁC HƯỚNG ĐI TRONG TƯƠNG LAI TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN ĐẦU.


1.
Sau khi bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen phổ rộng và cho ra kết quả âm tính. Khi ấy, bộc lộ miễn dịch PDL1 CÓ THỂ là một yếu tố dự đoán khả năng đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc miễn dịch.



Trong nghiên cứu Impower010, những bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=50% đạt được lợi ích hiệu quả điều trị tốt nhất khi dùng bổ trợ sau mổ bằng thuốc miễn dịch Atezolizumab. Nghiên cứu Impower010 cũng phù hợp vs những dữ liệu chúng ta có trước đây về việc dùng thuốc miễn dịch đơn độc tỏ ra có hiệu quả trên phân nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1>=50%.




Tuy vậy, nghiên cứu KEYNOTE-091 lại cho thấy KO có lợi ích rõ ràng của việc dùng thuốc miễn dịch Pembrolizumab so với giả dược trên những bệnh nhân sở hữu PDL1>=50%. Rất có thể những bệnh nhân trong nhánh giả dược đã có tiến triển bệnh tốt hơn so với mong đợi và gây ra yếu tố nhiễu. Dù vậy, kết quả từ nghiên cứu KEYNOTE-091 vẫn tỏ ra KO phù hợp với những kiến thức mà chúng ta có được cho đến nay ( 5/2023) về việc dùng thuốc miễn dịch cho nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1 cao.




=>> FDA đã phê duyệt Pembrolizumab làm bổ trợ sau mổ và hoá trị platinum cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bảo nhỏ giai đoạn 1B-3A bất kể tình trạng bộc lộ miễn dịch PDL1 ( chủ đề này mình đã đề cập cách đây 2 tháng ). Việc thông qua này của FDA đã gặp phải phản đối rất lớn trong cộng đồng Y khoa. Trong bối cảnh bổ trợ, đa số chúng ta ko đồng ý việc dùng Pembrolizumab cho bệnh nhân âm tính với bộc lộ PDL1. Đứng trước vấn đề tranh cãi này, chúng ta nên bàn bạc với bệnh nhân và nói cho họ rõ những mặt hạn chế của mỗi lựa chọn điều trị. Quyết định điều trị khi ấy sẽ bao gồm cả yếu tố thuần chuyên môn lẫn mong muốn của bệnh nhân.





2. Có nhiều lựa chọn dùng thuốc miễn dịch làm tân bổ trợ hoặc bổ trợ đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ âm tính với xét nghiệm đột biến gen phổ rộng. Bệnh nhân nào cần tân bổ trợ? bệnh nhân nào cần bổ trợ? Và bệnh nhân nào thì cần cả tân bổ trợ lẫn bổ trợ là một chủ đề cần được hội chẩn đa ngành giữa các bs với nhau. ( Tân bổ trợ hoặc bổ trợ là 2 liệu pháp được dùng để đi kèm với 1 liệu pháp điều trị chính. Trong đó, tân bổ trợ là liệu pháp điều trị TRƯỚC liệu pháp điều trị chính còn bổ trợ là liệu pháp điều trị SAU liệu pháp điều trị chính. Mục tiêu của cả 2 liệu pháp này đều là DỌN DẸP ung thư nhằm giúp liệu pháp điều trị chính tăng cường hiệu quả điều trị. Kiểu như bạn muốn lau nhà thì việc dùng giẻ lau sẽ không thể sạch hết bụi được. Trước khi lau bạn đổ nước ra nhà rồi mới lau hoặc là lau xong rồi bạn mới đổ nước thì sẽ tốt hơn là chỉ mỗi việc lau…Việc dùng giẻ lau nhà là liệu pháp chính, còn đổ nước trước khi lau là tân bổ trợ, còn đổ nước sau khi lau là bổ trợ ).





Trong nghiên cứu Checkmate816, phân nhóm bệnh nhân giai đoạn 3A ( HR 0.54 ) và PDL1>=1% ( HR 0.41 ) đạt được lợi ích tốt nhất về sống thêm không sự kiện khi dùng tân bổ trợ bằng phác đồ hoá trị gộp thuốc miễn dịch Nivolumab. Hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng đối với những bệnh nhân giai đoạn 3-những người không đủ điều kiện phẫu thuật ( bao gồm cả những bệnh nhân N2 trong hệ thống phân chia giai đoạn ung thư phổi theo TNM ) thì KO NÊN áp dụng hoá trị tân bổ trợ để biến họ từ KO đủ điều kiện trở thành đủ điều kiện phẫu thuật.




=>> Đối với những bệnh nhân giai đoạn 3 ko thể phẫu thuật, Chúng ta hiện có dữ liệu từ nghiên cứu PACIFIC, cho thấy khi điều trị cho phân nhóm bệnh nhân này bằng thuốc miễn dịch Durvalumab lên đến 1 năm sau hoá xạ trị thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm đạt được là 42.9% so với 33.4% của nhánh giả dược. Đây thực sự là một con số ấn tượng.




=>> Đối với những bệnh nhân giai đoạn 1 và 2, việc áp dụng tân bổ trợ bằng phác đồ hoá trị+ thuốc miễn dịch Nivolumab cho ra lợi ích ko rõ ràng- với con số sống thêm ko sự kiện ít ấn tượng ( HR 0.87).





Ngoài dữ liệu về thuốc miễn dịch Nivolumab trong nghiên cứu Checkmate816, gần đây cũng xuất hiện nhiều báo cáo cho thấy lợi ích đáng kể của sống thêm ko sự kiện khi áp dụng phác đồ tân bổ trợ trước phẫu thuật bằng thuốc miễn dịch+ hoá trị hoặc thuốc miễn dịch đơn độc. Tiêu biểu là các báo cáo TẠM THỜI từ nghiên cứu AEGEAN và nghiên cứu KEYNOTE-671.




Sắp tới chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để làm sáng tỏ một số câu hỏi còn đang thắc mắc. Số chu kỳ điều trị tối ưu là bao nhiêu khi áp dụng liệu pháp tân bổ trợ hoặc liệu pháp bổ trợ?? Những bệnh nhân ko đạt được đáp ứng hoàn toàn liệu có cần dùng thêm liệu pháp bổ trợ sau khi đã dùng liệu pháp tân bổ trợ??? Thời gian dùng 1 năm liệu đã phải là tối ưu đối với thuốc miễn dịch khi dùng làm liệu pháp bổ trợ- chúng ta có thể rút ngắn thời gian điều trị ko?...





3. Sẽ ko có một phác đồ điều trị nào áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân. Việc điều trị cần cá nhân hoá đến từng người bệnh. Việc áp dụng liệu pháp tân bổ trợ hay bổ trợ cần được hội chẩn đa ngành, nhằm cân nhắc giữa những rủi ro của việc điều trị bổ sung cũng như nguy cơ tái phát bệnh. Mặc dù thuốc miễn dịch vẫn là liệu pháp tiếp tục mang lại nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân, nhưng những tác dụng phụ mà nó đem đến cho bệnh nhân là KO THỂ ĐOÁN TRƯỚC- chúng ta hiện vẫn chưa hiểu đủ rõ về các nguy cơ tiềm ẩn này. Bởi vậy, bên cạnh mặt lợi ích, chúng ta cần nhận thức rõ khả năng gây hại của thuốc miễn dịch đối với bệnh nhân, đặc biệt là trên phân nhóm bệnh nhân nằm trong diện có thể chữa khỏi.







main-qimg-8dc3315b2d14e5a688930ba65f415125-lq.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

teppys2

Xe máy
Biển số
OF-809627
Ngày cấp bằng
28/3/22
Số km
53
Động cơ
4,135 Mã lực
Tuổi
31
Cảm ơn cụ thớt, mẹ e vừa chuẩn đoán UT phổi giai đoạn 3 ở bv Phổi TW

Hqua vừa xét nghiệm xem có di căn xương ko thì may mắn ko bị, bs hnay kê thuốc đích 1 Iressa.

Có gì k hiểu phải làm phiền cụ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Cảm ơn cụ thớt, mẹ e vừa chuẩn đoán UT phổi giai đoạn 3 ở bv Phổi TW

Hqua vừa xét nghiệm xem có di căn xương ko thì may mắn ko bị, bs hnay kê thuốc đích 1 Iressa.

Có gì k hiểu phải làm phiền cụ
Cụ inbox cho em nhé. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về trường hợp của Bà.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 141: NHIỄM ĐỘC GAN NGHIÊM TRỌNG DO DÙNG ĐÍCH NGAY SAU KHI TRUYỀN MIỄN DỊCH.




1
.Vào hôm 19/5/2023 Chuyên gia Julie Denis cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ nhiễm gộc gan nghiêm trọng đã xảy ra đối với những bệnh nhân dùng đích Sotorasib ngay sau khi truyền miễn dịch.



Nghiên cứu được thực hiện trên 102 bệnh nhân tại 16 trung tâm y tế trên toàn nước Pháp. Nghiên cứu được chia ra làm 2 nhánh:


+Nhánh 1 bao gồm 48 bệnh nhân ( chiếm 47%) dùng thuốc miễn dịch PDL1 là phác đồ điều trị cuối cùng trước khi chuyển sang dùng đích Sotorasib.


+ Nhánh 2 là nhánh đối chứng, bao gồm 54 bệnh nhân ( chiếm 53%) KO dùng thuốc miễn dịch PDL1 làm phác đồ điều trị cuối cùng trước khi chuyển sang dùng đích Sotorasib. Có 87% bệnh nhân trong nhánh này đã từng dùng thuốc miễn dịch PDL1 trong suốt quá trình điều trị, 13% còn lại thì chưa dùng thuốc miễn dịch PDL1 bao giờ cả.


Tác dụng phụ nghiêm trọng được định nghĩa là những tác dụng phụ từ cấp độ 3 trở lên.




2. Kết quả cho thấy, Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên nhánh 1 cao hơn rất nhiều so với nhánh 2 khi mà con số lần lượt là 50% và 13% ( p<0.001). Trong số những bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng ở nhánh 1 ( 24 người) thì có đến 67% ( 16 người ) gặp phải tình trạng nhiễm độc gan nghiêm trọng. Tỷ lệ nhiễm độc gan nghiêm trọng xảy ra ở nhánh 1 cao hơn gấp 3 lần so với nhánh 2 ( 33% so với 11%, p=0.006). Không có trường hợp t.ử v.o.ng nào do tác dụng phụ được ghi nhận từ nghiên cứu. Các tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận thường xảy ra trên những bệnh nhân có truyền miễn dịch PDL1 trong khoảng thời gian 30 ngày trước khi dùng đích Sotorasib.




Nhóm nghiên cứu kết luận:” Việc dùng đích Sotorasib ngay sau khi dùng miễn dịch PDL1 sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng trên bệnh nhân. Bởi vậy, chúng tôi khuyến cáo chỉ nên dùng đích Sotorasib sau khi đã kết thúc lần truyền miễn dịch PDL1 cuối ít nhất là 30 ngày”.




3.Quan điểm của các chuyên gia:



+Dùng Đích ngay sau khi truyền miễn dịch vẫn luôn đem đến những tác dụng phụ khó lường. Tôi đã từng có những trải nghiệm tồi tệ y hệt trên bệnh nhân sở hữu đột biến gen BRAF. Dữ liệu hiện nay chưa đủ để chúng ta ước lượng theo con số phần trăm cho mọi loại đích nhưng việc công nhau giữa miễn dịch và đích đã xảy ra trên một số bệnh nhân là chắc chắn.



+Tôi nghĩ bối cảnh này cần được chia nhỏ ra nữa. Một cách khôn ngoan-chúng ta có thể áp dụng các chiến lược khác như chỉnh liều dùng sotorasib, dùng steroids hay tối ưu hoá thời gian nghỉ giữa Miễn dịch và đích. Tôi không nghĩ tất cả các dòng thuốc đích đều gây ra tương tác nguy hiểm này với miễn dịch, nhưng tôi đồng ý việc nhận thức rõ nguy cơ này là chính xác trong lúc mọi việc vẫn còn đang được làm sáng tỏ.



+ Tôi nghĩ đích Adagrasib có thể là một lựa chọn an toàn hơn đối với những bệnh nhân ko đợi kịp 30 ngày. Những dữ liệu về phác đồ gộp miễn dịch+ đích Adagrasib trong nghiên cứu KRYSTAL-7 hiện chưa cho thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng. Mặc dù dữ liệu về sự an toàn của nghiên cứu KRYSTAL-7 còn chưa đầy đủ nhưng tại thời điểm này đó có thể là một nguồn tham khảo tốt.





conceptual-image-drug-induced-liver-damage-106150538.jpeg
 

tungford

Xe buýt
Biển số
OF-728
Ngày cấp bằng
11/7/06
Số km
826
Động cơ
585,959 Mã lực
Tuổi
50
Em nhắn messenger cho cụ , xem giúp em trường hợp này nhé , cảm ơn cụ nhiều !
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 142: HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ PHÁC ĐỒ GỘP HOÁ TRỊ+ ĐÍCH. PHẦN 1.



HỎI:
Chào anh! Mẹ em mới bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm đột biến gen. Bs điều trị có trao đổi với gia đình em rằng nếu có đột biến gen thì sẽ dùng thuốc đích và có tiên lượng tốt, ít tác dụng phụ. Còn nếu ko có đột biến gen thì sẽ truyền hoá trị cho Mẹ em, tác dụng phụ nhiều và tiên lượng ko tốt ở giai đoạn này. Anh cho em hỏi là Mẹ em có cơ địa rất tốt, trước khi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi thì Mẹ em ko có bệnh nền gì, ko ốm đau bao h cả. Vậy em có thể đề xuất xin bs cho Mẹ em gộp cả hoá trị với thuốc đích được ko ạ? Em nghĩ dùng nhiều thuốc thì sẽ trị ung thư được tốt hơn. Rất mong anh trả lời em. Gia đình em cám ơn anh.




TRẢ LỜI: Câu hỏi của em là 1 câu hỏi nghe qua thì TƯỞNG vu vơ, nhưng kỳ thực nó rất rộng và để trả lời một cách đầy đủ thì KO hề đơn giản chút nào. Với câu hỏi này anh sẽ chia câu trả lời ra làm 3 phần và sau khi tổng hợp 3 phần này lại thì chúng ta sẽ cùng đi làm rõ câu trả lời cho câu hỏi của em nhé!





PHẦN 1: BÁO CÁO MỚI NHẤT TỪ NGHIÊN CỨU FLAURA2.




Vào hôm 17/5/2023, Tập đoàn Astrazeneca đã cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu FLAURA2. Dữ liệu cho thấy Hoá trị gộp Osimertinib cho ra thời gian sống không bệnh tiến triển cải thiện hơn đáng kể so với việc chỉ dùng đơn độc Osimertinib trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn tiến triển cục bộ ( 3B-3C) hoặc di căn ( 4) sở hữu đột biến gen EGFR. Tác dụng phụ của phác đồ gộp hoá trị và đích cho thấy phù hợp với các tác dụng phụ đã được báo cáo trên những bệnh nhân dùng đơn độc đích hoặc hoá trị. Dữ liệu về thời gian sống còn toàn bộ hiện chưa có và dự định sẽ được cập nhật ở lần công bố tiếp theo.





=>> Chuyên gia Pasi A. Janne ( một trong những trụ cột thiết kế lên nghiên cứu FLAURA2 ) phát biểu:” Nghiên cứu FLAURA2 cung cấp bằng chứng thuyết phục về việc bổ sung Hoá trị vô Osimertinib sẽ giúp cải thiện đầu ra sống còn so với việc chỉ dùng một mình Osimertinib. Đây rất có thể sẽ là một lựa chọn mới cho các bác sĩ trong việc giúp bệnh nhân trì hoãn việc kháng thuốc cũng như tiến triển của bệnh “.



=>> Susan Galbraith, Phó chủ tịch điều hành của Tập Đoàn Astrazeneca cho biết :” Với kết quả này từ nghiên cứu FLAURA2, Tagrisso ( Osimertinib) có thể cung cấp cho những bệnh nhân ở điều trị bước đầu thêm 1 lựa chọn mới- Lựa chọn này có thể giúp họ trong việc tăng thời gian sống không bệnh tiến triển”.



Đây là kết quả và phát biểu của những người trong cuộc-kiểu Mẹ hát con khen. Sự thật là gì và sự thật đến đâu? Chúng ta sẽ cùng làm sáng tỏ vấn đề ở các phần sau.





AstraZeneca-logo-blue-sky-scaled.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 143: HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ PHÁC ĐỒ GỘP HOÁ TRỊ+ ĐÍCH. PHẦN 2.


Vào đầu tháng 3/2023 Chuyên gia Ryota Saito cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả phase 2 của nghiên cứu OPAL

Nghiên cứu OPAL được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của phác đồ gộp đích Osimertinib + Hoá trị platinum trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ko tế bào vảy giai đoạn tiến triển có đột biến gen EGFR và trước đó chưa trải qua phác đồ điều trị nào. Tổng số 67 bệnh nhân trong nghiên cứu đã được chia ra làm 2 nhánh:


+Nhánh A gồm 34 bệnh nhân được kê phác đồ gộp bao gồm đích Osimertinib 80mg uống hằng ngày cộng với truyền Hoá trị tấn công bằng Cisplatin 75mg/m2 + pemetrexed 500mg/m2 trong 4 chu kỳ rồi chuyển sang duy trì bằng Osimertinib 80m hằng ngày và truyền pemetrexed 500mg/m2 mỗi 3 tuần một.


+Nhánh B gồm 33 bệnh nhân được kê phác đồ gộp bao gồm đích Osimertinib 80mg uống hằng ngày cộng với truyền Hoá trị tấn công bằng Carboplatin ( AUC=5) + pemetrexed 500mg/m2 trong 4 chu kỳ rồi chuyển sang duy trì bằng Osimertinib 80m hằng ngày và truyền pemetrexed 500mg/m2 mỗi 3 tuần một.



Tại thời điểm cut-off 28/2/2022, có 35 bệnh nhân ( chiếm 52.2%) dừng điều trị- trong đó có 10 bệnh nhân ( chiếm 14.9%) dừng điều trị do tác dụng phụ. Không có ca nào tử vong liên quan đến phác đồ điều trị. Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 90.9% ( 95%CI, 84.0-97.8). Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn đạt 3.0% (0.0-7.2). Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 97.0% ( 92.8-100.0). Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 31.0 tháng ( 95%CI, 26.8- chưa đạt được NR ) và trung vị của thời gian sống còn toàn bộ chưa đạt được.



Nhóm nghiên cứu kết luận :” Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy phác đồ gộp đích Osimertinib+ Hoá trị tỏ ra có hiệu quả XUẤT SẮC với độc tố ở mức chấp nhận được khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không tế bào vảy giai đoạn tiến triển sở hữu đột biến gen EGFR và trước đó chưa trải qua phác đồ điều trị nào. “


=>> Để hiểu tại sao nhóm nghiên cứu lại dùng từ XUẤT SẮC cho kết quả của nghiên cứu OPAL thì chúng ta cùng làm một phép so sánh.



1.Theo dữ liệu từ nghiên cứu FLAURA trên phân nhóm bệnh nhân chủng tộc Nhật Bản thì Osimertinib cho trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 19.1 tháng và tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 75%.


2.Theo dữ liệu từ nghiên cứu OPAL ( Nghiên cứu OPAL được thực hiện trên những bệnh nhân người Nhật Bản ) thì khi gộp Hoá trị vô Osimertinib, con số trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển sẽ vọt lên 31 tháng và tỷ lệ đáp ứng khách quan sẽ vọt lên 90.9% !!!



31 tháng so với 19.1 tháng và 90.9% so với 75%. Đây đều là các con số CỰC KỲ ẤN TƯỢNG!



Chúng ta sẽ cùng bàn sâu tiếp rồi đưa ra kết luận ở phần 3!






Japan-2107x1406.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 144: BÀN TIẾP VỀ BRIGATINIB. VIÊN THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2+ CHO GEN ALK.




Các dòng thuốc đích ALK được phê duyệt và sử dụng rộng rãi cho đến nay bao gồm:
Thuốc đích thế hệ 1 Crizotinib
Thuốc đích thế hệ 2 Alectinib, Brigatinib, Ceritinib
Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib.


+Với sự ra đời của nhiều dòng thuốc đích ALK thì thế hệ 1 Crizotinib hiện nay GẦN NHƯ ko còn được sử dụng làm điều trị bước đầu cho bệnh nhân. Bản chất Crizotinib lên não kém và cho thời gian đáp ứng rất ngắn so với các thuốc thế hệ 2,3.


+Thuốc đích thế hệ 3 Lorlatinib hiện đã được phê duyệt dùng cho cả điều trị bước đầu, bước 2 và bước 3. Ở điều trị bước 3, Lorlatinib hiện là thuốc duy nhất được phê duyệt.


+Vì Lorlatinib là thuốc duy nhất hiện nay được phê duyệt dùng cho bước 3 nên xét trong 1 chiến lược dài hơi, ta sẽ để dành nó và KO CHỌN Lorlatinib cho điều trị bước đầu. Vì vậy, trong điều trị bước đầu, hiện chỉ còn phân vân giữa các loại thuốc đích thế hệ 2 là Alectinib, Brigatinib và Ceritinib.


+Trong 3 loại thuốc đích thế hệ 2 thì Ceritinib là thằng yếu nhất và độc nhất. Ta bỏ qua, ko chọn Ceritinib. Bởi vậy, còn sót lại Alectinib với Brigatinib.


GIỮA ALECTINIB VÀ BRIGATINIB, TA NÊN CHỌN THUỐC NÀO LÀM ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU?


+
Theo dữ liệu từ những NGHIÊN CỨU RIÊNG thì Alectinib cho ra thời gian hợp thuốc dài hơn so với Brigatinib. Một số bs CHỈ dựa vô dữ liệu này để kê Alectinib cho bệnh nhân-nhưng làm vậy là KO CÔNG BẰNG với Brigatinib, thậm chí là có phần thiệt thòi cho viên đích thế hệ 2 cực kỳ dũng mãnh này. Như có lần mình đã từng nói, nghiên cứu riêng chỉ để tham khảo, còn để kết luận thì phải có ĐỐI ĐẦU. Kiểu như bạn xếp hạng số 1 ở lớp của bạn, và bạn lên mặt với một thằng xếp hạng số 50 ở lớp của nó. Xếp số 1 thì hiển nhiên là tốt hơn xếp số 50??? Đâu phải thế!!! Lớp bạn học là lớp ở trường làng thôi, còn lớp nó học là lớp ở trường MIT!!! Mà ở MIT thì một thằng kém nhất cái trường đó nó cũng xuất sắc hơn học sinh giỏi nhất Việt Nam. Lấy qua ví dụ vậy để chúng ta hiểu hơn về khái niệm đối đầu.



+Alectinib và Brigatinib hiện đã có nghiên cứu ĐỐI ĐẦU, nhưng là ở điều trị bước 2- tức là khi bệnh nhân đã kháng Crizotinib. Kết quả đối đầu ở điều trị bước 2 cho ra Brigatinib và Alectinib có hiệu quả tốt TƯƠNG ĐƯƠNG nhau về thời gian sống không bệnh tiến triển.



Chúng ta sẽ cùng đi làm rõ 2 chủ đề.

1.Bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ tan máu tự miễn khi dùng Alectinib và khi đổi qua Brigatinib thì dung nạp tốt.

2.Tại sao Brigatinib lại được gọi là thế hệ 2+.


-------------------



CHỦ ĐỀ 1: TÁC DỤNG PHỤ TAN MÁU TỰ MIỄN.


CA SỐ 1:




Một phụ nữ da trắng 45 tuổi, có tiền sử hút thuốc. Vào tháng 3/2020 Cô đến Viện khám do có hiện tượng khó thở và đau ngực. Các bs đã tiến hành chụp chiếu, kết quả cho thấy bệnh nhân có các khối u ác tính ở phổi, gan, xương. Kết quả giải phẫu tế bào học cho ra bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến giai đoạn 4. Xét nghiệm đột biến gen bệnh nhân dương tính với đột biến gen ALK. Bệnh nhân cũng có bộc lộ miễn dịch PDL1>50%.



Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 4/2020 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Kết quả tái khám cho thấy bệnh nhân đáp ứng xuất sắc với Alectinib trên cả lâm sàng lẫn phim chụp.


Sau 3 tháng dùng Alectinib, đến tháng 7/2020 bệnh nhân gặp phải tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Một số xét nghiệm cơ bản đã được thực hiện và cho ra kết quả:

Bilirubin 65 ( giới hạn bình thường là 7-23 )
AST 1309 ( giới hạn bình thường là 13-39)
ALT 1330 ( giới hạn bình thường là 8-31 )
ALP 144 ( giới hạn bình thường là 36-110 )
Các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác đã được thực hiện.

=>> Kết luận: Alectinib khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nhiễm độc gan mức độ 3 và tan máu tự miễn âm tính Coombs.


=>> Bệnh nhân đã được dừng điều trị Alectinib vào cuối tháng 8/2020. Các chỉ số máu sau đó đã dần trở về bình thường. Vào tháng 10/2020 Bệnh nhân được đổi sang dùng thuốc Brigatinib và cho hiệu quả dung nạp tốt.



CA SỐ 2:


Một phụ nữ 80 tuổi người Trung Đông, có tiền sử hút thuốc, mắc nhiều bệnh lý đi kèm như thiếu máu mãn tính ( Hb 106 g/l ), tim mạch ( đã thay van động mạch chủ ). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn 4 di căn não và hạch trung thất. Xét nghiệm đột biến gen bệnh nhân dương tính với đột biến gen ALK, Bệnh nhân cũng có bộc lộ miễn dịch PDL1> 50%.


Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 10/2019 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Sau 1 tháng dùng Alectinib, kết quả tái khám cho thấy hình ảnh u nốt ung thư được cải thiện đáng kể trên phim chụp. Dù vậy, bệnh nhân đã phải nhập viện ngay sau đó do tình trạng suy tim và thiếu máu nghiêm trọng khi Hb giảm xuống còn 67g/l. Một loạt các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu đã được thực hiện. Bệnh nhân đã được ngưng sử dụng Alectinib 1 tuần, trong thời gian này bệnh nhân được điều trị tối ưu hoá chức năng tim bên cạnh việc truyền máu, sắt và erythropoietin.



Sau 1 tuần ngưng sử dụng Alectinib, bệnh nhân tiếp tục dùng trở lại. Tình trạng thiếu máu tán huyết tiếp tục xuất hiện khi Hb giảm còn 80-90 g/l. Vì vậy, bs đã hạ liều Alectinib xuống còn 450mg uống 2 lần hằng ngày vào tháng 3/2020. Mặc dù vậy, tình hình ko được cải thiện. Đến đầu tháng 4/2020, bệnh nhân được ngừng sử dụng Alectinib, chỉ số Hb sau đó đã tăng lên 133g/l. Vào đầu tháng 6/2020 bệnh nhân được thay van động mạch chủ sinh học. Đến cuối tháng 6/2020 các bs đã cho bệnh nhân sử dụng lại Alectinib và tình trạng thiếu máu tán huyết lại xuất hiện trở lại.



=>> Vì vậy, bệnh nhân đã được ngưng sử dụng vĩnh viễn Alectinib và đổi qua dùng Brigatinib vào tháng 8/2020. Tình trạng thiếu máu tán huyết ko xuất hiện và bệnh nhân dung nạp tốt với Brigatinib.



CA SỐ 3:



Một phụ nữ da trắng 48 tuổi, không hút thuốc, có lối sống lành mạnh, năng động. Tiểu sử không có bệnh lý đi kèm nhưng gia đình trước đây có nhiều người đã từng mắc bệnh ung thư. Bệnh nhân nhập viện vào cuối tháng 10/2019 trong tình trạng ho khan, khó thở, chóng mặt và thỉnh thoảng mất thăng bằng. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn 4, dương tính với đột biến gen ALK và có bộc lộ miễn dịch PDL1 70%.



Bệnh nhân bắt đầu được điều trị vào tháng 11/2019 bằng thuốc đích thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần hằng ngày. Chỉ sau vài ngày điều trị, tình trạng lâm sàng đã cải thiện rõ rệt.



Vào cuối tháng 2/2020 bệnh nhân bị nghi ngờ mắc thiếu máu tán huyết, Alectinib được tạm ngừng sử dụng trong 2 tuần. Tình trạng bệnh nhân được cải thiện sau đó. Alectinib được tiếp tục kê trở lại, sau 3 tuần dùng trở lại Alectinib các dấu hiệu của bệnh thiếu máu tán huyết lại bắt đầu xuất hiện. Bệnh nhân đã được ngừng sử dụng Alectinib và đổi qua Brigatinib. Tình trạng thiếu máu tán huyết ko xuất hiện nữa và bệnh nhân dung nạp tốt với Brigatinib.




----------------




CHỦ ĐỀ 2: TẠI SAO BRIGATINIB ĐƯỢC GỌI LÀ THẾ HỆ 2+





Vào đầu tháng 9/2022 Chuyên gia Makoto Nishio cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase2 của nghiên cứu ALTA-2. Nghiên cứu ALTA-2 được thiết kế để đánh giá độ hiệu quả và an toàn của thuốc Brigatinib khi dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen ALK trước đó ĐÃ KHÁNG THUỐC ALECTINIB HOẶC CERITINIB. Tức là nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu Brigatinib có thể dùng làm thuốc trị kháng cho Alectinib hoặc Ceritinib được không???



Tổng số 103 bệnh nhân trong nghiên cứu cho tỷ lệ đáp ứng khách quan 26.2% ( 95%CI: 18-35.8 ), trung vị của thời gian đáp ứng 6.3 tháng ( 95% CI: 5.6- chưa đạt được NR ), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 3.8 tháng ( 95%CI : 3.5-5.8 ). Nhóm bệnh nhân trước đó đã kháng Alectinib ( 86 người ) khi đổi qua dùng Brigatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan 29.1% ( 95%CI :19.8-39.9), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển cũng là 3.8 tháng ( 95%CI : 1.9-5.4).



Cùng làm một phép so sánh với Lorlatinib-viên đích thế hệ 3 thường được lựa chọn để trị kháng cho những bệnh nhân kháng thế hệ 2, ta thấy Đối với những bệnh nhân trước đó đã kháng thế hệ 2, Lorlatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 40% ( 95%CI : 32-49), trung vị của thời gian đáp ứng là 7.1 tháng ( 95%CI : 5.6-24.4), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 6.9 tháng ( 95%CI: 5.4-8.2 ).



Tại Nhật Bản, một nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện. Đối với những bệnh nhân trước đó đã kháng thế hệ 2 Alectinib, khi dùng Brigatinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 34% (95%CI: 21-49), trung vị của thời gian đáp ứng là 11.8 tháng(95%CI: 5.5-16.4), trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 7.3 tháng ( 95%CI: 3.7-9.3).



=>>So sánh nghiên cứu Nhật Bản và nghiên cứu ALTA-2, ta thấy thời gian đáp ứng và thời gian sống không bệnh tiến triển ở nghiên cứu Nhật Bản TỐT HƠN nghiên cứu ALTA-2. Điều này có thể được giải thích rằng những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản CHỈ DÙNG LIỀU 300mg uống 2 lần hằng ngày- liều này bằng 1/2 liều tiêu chuẩn mà các bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 sử dụng. ( Mọi người đọc THẬT KĨ ý này. Chính vì dùng liều 1/2 so với liều tiêu chuẩn nên KHẢ NĂNG những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản vẫn có thể CÒN đáp ứng vs Alectinib nếu tăng cho họ lên liều tiêu chuẩn. Điều này đã gián tiếp khẳng định qua việc khi kháng Alectinib liều 1/2 và đổi qua Brigatinib- số bệnh nhân ổn định trở lại NHIỀU HƠN so với số bệnh nhân ổn định ổn định trở lại khi dùng Brigatinib mà trước đó đã kháng Alectinib liều full ).




=>>Trước khi được kê Brigatinib, bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 có thời gian hợp với thuốc Alectinib ngắn hơn đáng kể so với bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản, cụ thể bệnh nhân trong nghiên cứu ALTA-2 có thời gian dùng Alectinib là 11.3 tháng so với 19.9 tháng của những bệnh nhân trong nghiên cứu Nhật Bản. Điều này cho thấy rằng nghiên cứu ALTA-2 RẤT CÓ THỂ đã được thực hiện trên những bệnh nhân có tiên lượng xấu và kháng thuốc sớm hơn những bệnh nhân khác. Vì vậy, điều này cũng có thể là 1 lý do lý giải việc dùng Brigatinib trên phân nhóm bệnh nhân này có hiệu quả kém hơn so với nhóm bệnh nhân Nhật Bản.


---------------


BÀI HỌC RÚT RA:


1
.Các báo cáo cho đến nay đều cho thấy Brigatinib tỏ ra có khả năng lên não TỐT HƠN so với Alectinib. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị di căn não và đang phân vân giữa các lựa chọn điều trị bước đầu thì Brigatinib là 1 lựa chọn tốt.


2.Nếu bệnh nhân kháng Alectinib mà chưa thể tiếp cận được thuốc thế hệ 3 Lorlatinib thì Brigatinib có thể là 1 lựa chọn được tính đến. Brigatinib có hiệu quả trên một nhóm bệnh nhân kháng Alectinib.


3. Khi đứng giữa lựa chọn Brigatinib hay Alectinib, cần tư vấn cho bệnh nhân rõ:

=>> Thời gian dùng Alectinib dài hơn Brigatinib là thời gian ở nghiên cứu riêng, KO PHẢI ĐỐI ĐẦU.


=>> Brigatinib và Alectinib đã có ĐỐI ĐẦU ở bước 2 và kết quả cho ra 2 thuốc có hiệu quả tốt NHƯ NHAU.


=>> Brigatinib lên não TỐT HƠN Alectinib


=>> Alectinib có tác dụng phụ êm hơn Brigatinib nhưng là kiểu một thằng êm 9, một thằng êm 8 chứ cả 2 thuốc đều KO có tác dụng phụ tởm lợm gì cả- cả 2 đều êm. So với hoá trị thì việc điều trị bằng 2 thuốc này chỉ như 1 cuộc dạo chơi.


=>> Cuối cùng, giá thuốc xách tay Brigatinib RẺ HƠN NHIỀU so với Alectinib ( Về vấn đề giá và sự phổ biến của thuốc mình đã đề cập trong bài cũ ).




vua-su-tu-339.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 145: HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ PHÁC ĐỒ GỘP HOÁ TRỊ+ ĐÍCH. PHẦN 3.




Bản chất ung thư là tạp- ko phải tế bào ung thư nào cũng giống nhau. Tuy cùng là tế bào ung thư phổi nhưng có thằng màu vàng, có thằng màu đen và có thằng còn màu tím. Cụ thể, đối với những bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR thì bên cạnh những tế bào ung thư nhạy với thuốc đích, sẽ còn có cả những tế bào ung thư KO nhạy với thuốc đích. Việc điều trị bằng thuốc đích sẽ CHỈ gi.ết được các tế bào ung thư nhạy kia thôi, còn lũ ung thư ko nhạy chúng sẽ ko hề hấn gì và mặc sức sinh sôi.



Xuất phát từ lý thuyết này mà người ta thiết kế ra 2 hướng nghiên cứu cho điều trị bước đầu:


+
Hướng 1: Dùng song song cả Hoá trị và Thuốc đích. Thuốc đích được phân công nhiệm vụ g.iết các tế bào ung thư nhạy với đích còn Hoá trị có nhiệm vụ gi.ết số tế bào ung thư KO nhạy. Sự kết hợp này mong muốn sẽ gi.ết được nhiều ung thư nhất có thể nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tiêu biểu cho hướng này là nghiên cứu OPAL và nghiên cứu FLAURA2 mà chúng ta đã nói đến ở phần1 và phần2.



+Hướng 2: Do lo ngại vấn đề độc tố và khả năng dung nạp nên sẽ KO dùng song song cả Hoá trị với Đích nữa mà dùng kiểu CHÈN. Tức là ban đầu để bệnh nhân dùng một mình đích thôi, thấy có đáp ứng rồi, ổn rồi. Lúc này, DỪNG đích và tiến hành Chèn hoá trị vô, dập hoá trị cho bệnh nhân khoảng vài đợt nhằm dọn sạch các tế bào ung thư KO nhạy đích. Dập hoá trị xong rồi thì lại cho bệnh nhân dùng đích đơn độc trở lại. Tiêu biểu cho hướng này là nghiên cứu AGAIN. Hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn về nghiên cứu AGAIN rồi tổng kết xem câu trả lời cho câu hỏi mà loạt bài 3 phần này đang đi tìm là gì.





Hội Nghị ASCO 2023 năm nay được diễn ra trong 5 ngày, kể từ ngày 2/6 cho đến ngày 6/6 tại Chicago, Mỹ. Vào hôm 3/6, phát biểu trước toàn thể Hội Nghị, Chuyên gia Shintaro Kanda đã công bố kết quả phase3 của nghiên cứu AGAIN (JCOG1404/WJOG8214L ).




Nghiên cứu AGAIN được thiết kế để trả lời cho câu hỏi:” Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sở hữu đột biến gen EGFR và đang được điều trị đơn độc bằng thuốc đích thì liệu việc CHÈN hoá trị vô GIỮA quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả sống còn dài hơn hay không???




Nghiên cứu AGAIN được bắt đầu vào năm 2015. Ban đầu nghiên cứu sử dụng thuốc đích thế hệ 1 Gefitinib, rồi đến tháng 10/2018 thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib được bổ sung thêm vào.




Nghiên cứu được thực hiện trên 501 bệnh nhân. Bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR sẽ được kê thuốc đích dùng trong 56 ngày ( từ ngày số 1 đến ngày số 56 ). Kết thúc 56 ngày, bệnh nhân được ngừng sử dụng đích trong 2 tuần. Sau khi kết thúc 2 tuần nghỉ ko dùng đích, bệnh nhân được kê 3 đợt hoá trị Cisplatin+Pemetrexed vào các ngày 71, 92 và 113. Đến ngày 134, Bệnh nhân được tiếp tục dùng đích trở lại cho tới khi bệnh tiến triển.





Kết quả cho thấy việc CHÈN hoá trị vô giữa quá trình điều trị đích sẽ giúp bệnh nhân cải thiện thời gian sống không bệnh tiến triển NHƯNG KO cải thiện thời gian sống còn toàn bộ!!!



Vậy là chúng ta đã đi qua 3 nghiên cứu lớn là nghiên cứu OPAL, nghiên cứu FLAURA2 và nghiên cứu AGAIN. Giờ chúng ta sẽ xem quan điểm của các chuyên gia hàng đầu về vấn đề này:



1.Có vẻ như vẫn CHƯA CÓ GÌ THAY ĐỔI trong thực hành lâm sàng. Cả 3 nghiên cứu đều cho thấy cải thiện về thời gian sống không bệnh tiến triển nhưng AGAIN đã là nghiên cứu đầu tiên cho thấy KO CÓ SỰ THAY ĐỔI NÀO VỀ SỐNG CÒN TOÀN BỘ ở đây cả. Với cách tiếp cận khác AGAIN ( dùng song song Hoá trị chứ ko dùng chèn ), liệu rằng OPAL và FLAURA2 sẽ mang đến một kết quả có hậu??? chúng ta cùng chờ xem.




2.Tuy dữ liệu về sống còn toàn bộ ở nghiên cứu OPAL và nghiên cứu FLAURA2 chưa có. Nhưng với các con số ấn tượng về tỷ lệ đáp ứng cũng như thời gian sống không bệnh tiến triển, Tôi nghĩ hướng tiếp cận này hiện CÓ THỂ áp dụng đối với những bệnh nhân có RỦI RO TÁI PHÁT CAO. Công cụ ctDNA ( đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do ) sẽ giúp chúng ta trong việc phân loại nhóm bệnh nhân nào có rủi ro tái phát cao và cần được tiếp cận bằng hướng đi này.




3.Tôi đồng ý dữ liệu sống còn toàn bộ là YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH trước khi tính đến chuyện thay đổi thực hành trong lâm sàng. Nhưng tại thời điểm này, đối với những bệnh nhân cơ địa tốt, và được tiên lượng có rủi ro tái phát cao thì việc tiếp cận cho họ bằng hướng đi này là hợp lý.






bai-van-phan-tich-bai-tho-anh-trang-cua-nguyen-duy-so-3-336893.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top