V. Điều trị hóa chất (tiếp)
2. Kiểm soát tác dụng phụ
Dưới đây chỉ là các tác dụng phụ mà bà nhà em gặp phải và cách xử lý em đã áp dụng và thấy có hiệu quả:
- Buồn nôn: Hầu hết các bệnh nhân điều trị hóa chất đều ít nhiều có cảm giác buồn nôn, mức độ tùy từng loại thuốc và từng cơ thể người bệnh. Để hạn chế cảm giác này, thường bác sỹ sẽ cho tiêm một liều thuốc chống nôn trước khi truyền hóa chất. Nhà em thì giã thêm gừng ngâm vào nước sôi, lấy nước cho bà uống nhấm nháp trước và trong ngày truyền hóa chất thì thấy cảm giác buồn nôn có giảm.
- Tăng huyết áp: Do trong phác đồ điều trị của bà nhà em có Bevacizumab (Avastin) là loại thuốc chống tăng sinh mạch máu mới, làm co mạch nên tác dụng phụ lớn nhất của nó là tăng huyết áp. Bà nhà em đã có tiền sử huyết áp cao, nên bác sỹ đã rất cân nhắc khi kê thuốc này. Tuy nhiên do em cứ đề xuất (vì nghĩ có thêm thuốc thì tác dụng sẽ tốt hơn) nên bác sỹ đồng ý với phác đồ TC + Bevacizumab. Truyền được đến đợt thứ 2 thì có vấn đề, huyết áp tăng lên rất cao, 180-110. Thuốc huyết áp bà em vẫn uống không ăn thua. Bổ sung thuốc hạ huyết áp khẩn cấp, nhưng h/a hạ xuống chậm. Việc truyền hóa chất cứ phải dừng liên tục, cứ h/a tăng thì dưng, h/a giải thì truyền tiếp. Sau đợt đó bác sỹ điều trị chỉ định (i) đưa bà sang khám chuyên khoa tim mạch --> đổi thuốc huyết áp; (ii) giảm liều avastin còn ½ liều tiêu chuẩn cho các đợt tiếp theo
Nói thêm về Avastin, tác dụng của nó là hạn chế tăng sinh mạch máu mới, co mạch nên có tác dụng hạn chế vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi khối u. Tuy nhiên cũng có một số quan điểm cho rằng nó hạn chế được dinh dưỡng nuôi khối u thì nó cũng hạn chế luôn đường vận chuyển các loại thuốc tấn công khối u khác. Vì vậy nhiều bác sỹ không sử dụng thuốc này trong phác đồ điều trị của mình.
- Táo bón: Trước ngày truyền hóa chất khoảng 3 ngày, em cho bà uống bổ sung thuốc làm mềm phân Duphalac (hoạt chất lactulose), mối ngày 1 gói. Uống khoảng 5-6 ngày thì dừng. Cho bệnh nhân uống nhiều nước (khổ nỗi đi vệ sinh suốt vì vừa uống nước vừa truyền các loại dung dịch khác).
- Giảm bạch cầu: Lần nào truyền bà em cũng bị giảm hồng cầu và bạch cầu, thường xuyên phải tiêm thuốc kích. Thuốc nhà em sử dụng là Neupogen, thường tiêm từ 1-3 mũi. Cứ tiêm một mũi thì hôm sau thử máu, nếu bạch cầu không tăng lại tiêm phát nữa, rồi hôm sau lại thử máu. Khi tiêm thì có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau ở phần ức trước ngực hoặc đau trong tủy xương, đau khoảng ½ ngày thì hết. Tiêm thuốc này nhiều không tốt nhưng nếu không kích thì không đủ bạch cầu để được tiếp tục truyền thuốc. Thường bạch cầu sẽ giảm thấp nhất vào 9-12 ngày sau khi truyền hóa chất. Khi bạch cầu giảm, cần hết sức cẩn thận phòng tránh không để bệnh nhân bị nhiễm bệnh (cảm, cúm, bị thương chảy máu…) vì lúc này hệ miễn dịch của cơ thể không có đủ chiến binh để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng các đồ dùng thường xuyên, tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người, ra đường bịt khẩu trang… Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cần gọi ngay bác sỹ để được kê thuốc kháng sinh liều cao (tiêm, uống).
- Giảm tiểu cầu: Theo bác sỹ không có thuốc nào có thể hỗ trợ tăng tiểu cầu, do vậy nếu bệnh nhân bị hạ tiểu cầu cần phải đợi cho đến khi cơ thể phục hồi, số lượng tiểu cầu đạt mức tối thiểu thì mới được truyền tiếp. Trường hợp nặng thì phải truyền tiểu cầu. Tiểu cầu giúp đông máu, nên tiểu cầu xuống thấp thì phải tránh nguy cơ bị chảy máu (cả trong và ngoài). Bà em bị hạ tiểu cầu nhẹ trong 1-2 lần điều trị, em cho ăn bổ sung lòng trắng trứng gà, măng tây+rau bina xay lấy nước uống, cá chép nhỏ/cá bớp nhỏ nguyên con (chỉ rửa sạch, không mổ xẻ gì) nấu súp thì thấy cũng có tăng lên, chả biết có phải do tác dụng của thức ăn hay do cơ thể bà tự điều chỉnh được.
- Nhiệt miệng: Nhiều loại hóa chất có thể gây lở loét niêm mạc miện, bệnh nhân rất đau, khô miệng, ăn uống khó khăn Vì vậy giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất cần thiết tránh nhiễm trùng. Em được bác sỹ bên Sing kê cho nước súc miệng Biotene của pháp, kiểu như một loại nước sát trùng miệng dịu nhẹ không cay, có thành phần cấu tạo gần giống nước bọt tự nhiên. Bà nhà em dùng thì không khỏi ngay, nhưng cũng giúp làm dịu nhẹ, giảm đau. Cái này em mua ở hiệu thuốc bệnh viện hoặc trong các shop dược mỹ phẩm, ở VN thì chưa thấy có.
- Rụng tóc: bệnh nhân chỉ ê đầu mấy ngày, rụng xong là hết, tác động chủ yếu về mặt ngoại hình. nếu là bệnh nhân nam thì cứ để đầu trọc cho nó ngầu. Bệnh nhân nữ thì các cụ sắm cho em cái khăn, mũ bằng vải mỏng để đội trong nhà, ra ngoài đường nếu thích thì làm thêm một bộ tóc giả là ngon.
- Run chân tay: thường là biểu hiện tổn thương tế bào thần kinh hoạc tế bào cơ do tác dụng phụ của hóa chất. Khi biểu hiện nặng thì cần thong báo cho bác sỹ để điều chỉnh lại liều lượng thuốc hóa trị. Em cho bà uống bổ sung L-arginine để hạn chế tác dụng phụ này (sẽ trình bày kỹ hơn trong phần sau)
- Mẩn ngứa: khả năng gan, thận bị tổn thương. Bổ sung các loại nước mát, hỗ trợ giải độc gan thận (nha đam, linh chi…). Uống thêm Milk Thrist, Artichoke, Bitter Melon (sẽ nói ở phần sau).
- Chán ăn: hóa chất vào là nhai cái gì cũng thành rơm hết, chưa kể ăn vào là nôn. Vì vậy phải chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn chế biến chủ yếu hấp, luộc, hầm, băm nhỏ và nấu kỹ, để nguội để hạn chế mùi. Truyền bổ sung vitamin (Cernavit), uống men tiêu hóa (enteregomina), thuốc kích thích ăn uống (em quên xừ tên rồi,nhưng thuốc này do bác sỹ Sing chỉ định, mua theo đơn bên đó, về đây em tìm mua không có)