Vâng cũng có sao đâu cụ. Quan điểm khác nhau là bình thường, diễn đàn này là for fun chứ có phải viện nghiên cứu đâu mà nặng nề. Bác Chauthanh11 chắc cũng thoải mái thôi.
Theo em, anh Minh và anh Hủ là hai mưu sỹ kiệt xuất nhất trong truyện Tam Quốc. Một là hoa sỹ, một là độc sỹ. Nhân sinh quan có thể khác nhau nhưng khả năng đọc vị tình huống, thấu lòng người, mưu sâu, kế hiểm luôn là xuất sắc nhất. Chắc chỉ có anh Ý là pha trộn được tinh tuý của hai anh này...
Chiến đấu tay không thì người có sức khoẻ, có võ thắng gần 100% ngừoi thường. Có vũ khí lạnh, nóng thì tỷ lệ xanh cỏ về gần 50% tuỳ ai chủ động và ra đòn trước. Em đảm bảo với bác là cho phép sử dụng súng thì tỷ lệ cướp vặt giảm xuống rất nhiều. Tỷ lệ tử vong vì thù hận.. tăng trong ngắn hạn rồi...
Côn nhị khúc là thứ vớ vẩn nhất trong chiến đấu và tự vệ. Đối phương kém thì chả cần côn cũng thắng, đối phương liều và khoẻ thì hiệu quả thua cả đoạn gậy bằng cái côn. Côn nhị khúc cũng giống búa tạ, phải chuẩn bị sẵn sàng, đối phương phủ phục cho ta đánh.
Chuẩn cụ. Chiên đấu với đối phương có lưỡi lê, dao bầu thì bất cứ vũ khí gì có tầm với lớn hơn đều có thể đương cự được. Nhưng khả năng xanh cỏ mình vẫn nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên nó vẫn là vũ khí chuẩn của quân đội. Còn đánh nhau thì vẫn là nhất đảm, nhị lực, ba thì … lực sát thương thì...
Cái này nó bắt nguồn có lẽ từ sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng nước ngoài (Anh chẳng hạn). Vị trí tính từ, họ tên nó hơi ngược nhau. Nhưng sách giáo khoa toán Việt Nam từ trước giờ vẫn vậy cụ ạ.
Bốn lần hai là đúng sách giáo khoa ngày xưa cụ nhé. Tương tự 2 x 3 là 3 lần 2 bằng 6. Phép nhân có tính chất giao hoán nên cụ có thể thay đổi vị trí số nhân và số được nhân (các thừa số) mà không thay đổi kết quả. Nhưng quy ước đọc thì ngày xưa nó vậy.