[Funland] Định cư ở nước ngoài, các cụ có thích không?

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,593
Động cơ
429,047 Mã lực
Vâng , thưa cụ thóc vàng khu Cháy , em không đồng hương huyện với cụ, nhưng mà có đồng hương tỉnh , nơi em cất bước tha phương là cái thị xã Hà Đông cửa ngõ.
Với em thì không quan tâm lắm cái chuyện đáng thương hay đáng trách vì. Mình là cái gì mà dám nghĩ họ đáng thương, họ nghe thấy được ở đây có khi lại chưởi mình chít. Vả lại đã định cư ở Đức lâu dài thì ai cũng có giai đoạn phải như vậy. Không ai nắm tay được cả ngày ạ. Còn đáng trách ư ? Họ lừa cp Đức chứ có lừa mình đâu cụ nhỉ ?

Cụ nhắc đến hai chữ gia đình lại làm em sốt hết cả ruột lên đây. Tết này bạn bè không có ai về để mà gửi cầm tay . Đang lo kiếm ngân hàng nào phí chuyển rẻ rẻ tí để gởi tí ti quà cho hai bên nội, ngoại đón xuân đây . Hai nhà chẳng ai đòi quà vì biết mình cũng còn vất vả , dưng mà không gửi thì cảm thấy áy náy lắm vì bất hiếu tha phương không chăm sóc các cụ khi trái gió , trở giời được .
Cụ gởi xèng xong thì yêu cầu họ xóa hoặc đảm bảo datei khách hàng của cụ đi nhé , tránh bị lạm dụng . Nhắc cụ có lẽ thừa nhưng có lần vô tình em hiểu ra chuyện.

Tình cảm gia đình nó là thế cụ nhỉ , em về cả nhà xúm lại bảo mày ở nhà đi có chị có em tối lửa tắt đèn có nhau vv . Em thì lại mong cả nhà sang bên ấy cho em đỡ lo lắng về sức khỏe , xã hội môi trường sống vv . Thế nhưng có ai muốn sang cùng đâu và em cũng chẳng có ý nghĩ về .

Quay lại chuyện trốn thuế , tụi Đức nó quản lý điều tra thuế thì cao thủ và tinh vi cụ đã biết . Mấy ông bà buôn bán trốn thuế nó biết hết cả vì nó sinh ra cái trò ấy mà , có điều nó chưa thèm sờ đến thôi vì quá nhỏ cho một hệ thống theo dõi hành pháp . Nó để cho mấy năm béo béo như là mở thêm của hàng theo hệ thống hay có tài sản gì đó khuất tất để đặt dấu hỏi nó đập một phát truy thu từ ngày đầu thế là ói ra sạch. Còn lúc gầy gò ốm yếu chưa đủ nộp phạt nó để yên bởi nếu có bắt thì lại thêm một nhà thất nghiệp thêm gánh nặng . Chắc cụ cũng thấy nhà nào có chút tiếng trong vùng hầu như dính hoặc lằng nhằng với chính quyền .
 

trang khai

Xe đạp
Biển số
OF-295953
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
26
Động cơ
312,160 Mã lực
Em cũng hơi tò mò cuộc sống bên châu Âu. Bên ấy đất chật người đông, người Việt mình lại hay tập trung về thành phố lớn để làm ăn sinh sống, vậy có phải sẽ rất khó mua nhà dưới mặt đất và cs ngột ngạt lắm hay sao?. Giá nhà có chát lắm ở Đức, ở Séc hay Ukraine ko ạ?. Mọi sự so sánh chỉ là tương đối, nhưng em cũng muốn nghe một chút ý kiến của các cụ bên châu Âu.
 
Chỉnh sửa cuối:

santhanhcong

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-187524
Ngày cấp bằng
30/3/13
Số km
206
Động cơ
355,495 Mã lực
Nơi ở
Số 27 ngõ 111/1 Nguyễn Xiển, HN.
Website
thanhcongauto.vn
Em ở khu mỗ lao tiếp xúc với khá nhiều bác có thời gian dài làm việc và định cư tại đông âu: e hỏi sao ko ở lại trời âu mà về vn các bác ấy đều lắc đầu, lý do thì nhiều nhưng túm lại là do: khí hậu, tâm lý về già và khổ quá.
 

iphone3g

Xe hơi
Biển số
OF-29140
Ngày cấp bằng
14/2/09
Số km
185
Động cơ
484,680 Mã lực
Túm lại là ở xứ sở thiên đường cụ nhể...
 

bomnhoem1102

Xe máy
Biển số
OF-351693
Ngày cấp bằng
21/1/15
Số km
82
Động cơ
267,020 Mã lực
yêu vn nhưng nhìn quyền con người ở châu âu thì chán + muốn dc như tây .hixxx :((
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Em ở khu mỗ lao tiếp xúc với khá nhiều bác có thời gian dài làm việc và định cư tại đông âu: e hỏi sao ko ở lại trời âu mà về vn các bác ấy đều lắc đầu, lý do thì nhiều nhưng túm lại là do: khí hậu, tâm lý về già và khổ quá.
Lông cánh không đủ thì:
- 1 là mất xác trên biển rộng bao la!
-2 là phải quay về đất liền thôi!

Em thật, cứ 100 VN ra đi thì không tới 10% bay được ra biển & thời gian càng gần hiện tại thì tỉ lệ này ngày càng thấp vì chạy theo số đông/chả chuẩn bị gì/cứ nghĩ có $ là có tất cả...trong khi đó muốn bay được thì phải đầu tư cho học hành, học giỏi không $ vẫn cứ VIP!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,631
Động cơ
595,641 Mã lực
Thực ra người Việt mình ở bển cũng chẳng mấy thành công các cụ nhỉ, nếu so sánh với các tộc người khác như người Hoa, người Ấn, người Triểu tiên hay Nhật bổn
 

Ngakien2002

Xe hơi
Biển số
OF-331276
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
117
Động cơ
283,270 Mã lực
Định cư cũng thích nhưng phải có cộng đồng người việt và có bạn Việt bên đó . Thỉnh thoảng vẫn nhớ VN , thịt chó chẳng hạn
 

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,315
Động cơ
498,127 Mã lực
Em ở khu mỗ lao tiếp xúc với khá nhiều bác có thời gian dài làm việc và định cư tại đông âu: e hỏi sao ko ở lại trời âu mà về vn các bác ấy đều lắc đầu, lý do thì nhiều nhưng túm lại là do: khí hậu, tâm lý về già và khổ quá.
Lạc lõng, tự ti, bị kỳ thị
Không thuộc diện có trình độ và quyết tâm cho con cái thì nản và bỏ cuộc ngay
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,068
Động cơ
415,286 Mã lực
Nơi ở
BE
Các cụ nói nhiều và cũng đầy đủ thông tin về nước Đức rồi. Em cũng cố biên một bài về Bỉ, nơi em đang sống. Em sẽ trình bày từng phần một. Trước hết là về cộng đồng mình ở bên đấy.

So với Đức thì cộng đồng mình ở Bỉ bé hơn nhiều, chỉ khoảng 12 – 13.000 người Việt. Đặc điểm của nước Bỉ là chia làm 3 vùng , vùng nói tiếng Hà Lan khoảng 60% dân số, vùng nói tiếng Pháp với 35% dân số và vùng nói tiếng Đức 5% dân số. Các cụ lưu ý là không có tiếng Bỉ nhé. Ngôn ngữ chính thức của nó là 3 thứ tiếng luôn nên các văn bản, giấy tờ pháp lý đều có 3 phiên bản hết. Người Viêt mình đa số sống ở vùng nói tiếng Pháp mà tập trung nhiều rất ở Brussels, chỉ một số ở vùng tiếng HL còn vùng tiếng Đức gần như không có. Tuy nhiên, dân Bỉ tiếng Anh rất ngon và quan trọng vì là ngã tư châu Âu tập trung đủ mọi quôc tịch nên rất vui vẻ giao tiếp bằng tiếng Anh (không như Pháp hoặc Đức, có vẻ không thấy thoải mái khi mình nói tiếng Anh).

Người mình sang Bỉ trong 3 thời kỳ khác nhau. Trước năm 75, bao gồm các bác Việt kiều, tầng lớp trí thức sang đây học hành rồi ở lại. Những bác này phần lớn là con nhà quý tộc, đại gia hồi xưa, kiến thức chuyên môn, ngôn ngữ quá tốt nên hòa nhập với cuộc sống ở bên này ko có trở ngại gì. Nhiều bác bây giờ là giáo sư, luật sư, bác sỹ có tiếng…F1,F2 các cụ kiều đời đầu này thì Bỉ hóa hoàn toàn, gần như không còn ý niêm gì về VN nữa rồi.(giống em gì hát Bonjour Viet Nam)

Sau 75 đến trước 90, bao gồm các cụ đi theo đường biển, sang Sing hoăc Thái, ở trại vài năm rồi được Bỉ nhận. Thời kỳ đó, cụ nào sang đây cũng sẽ được chính phủ Bỉ cho người bảo trợ, người bảo trợ sẽ lo cho ăn ở, đào tạo nghề, học ngoại ngữ trong thời gian đầu. Thời gian đầu thì quá vất vả, tiếng tăm không biết, đi làm việc chân tay thì không lại với bọn Tây vì chúng nó quá khỏe. Phần lớn các cụ này một là làm công nhân trong xưởng, những công việc đòi hỏi khéo léo 1 chút như thợ hàn, lắp ráp máy cơ khí… hoăc khi có tí vốn rồi thì mở nhà hàng. Mấy năm gần đây,nhà hàng bên này không kiếm được như trước nữa. Kinh tế châu Âu mấy năm nay đi xuống, dân nó thắt chặt chi tiêu kinh quá nên ít khách. Với lại nhà hàng bây giờ cũng nhiều quá, của dân Tàu, Thái, rệp nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cụ nào chăm chỉ, chắt chiu thì cuộc sống đều ổn cả nhưng gần như không thể hòa nhập hoàn toàn vào xã hội ở đây. Sinh hoạt vẫn chủ yếu ở trong cộng đồng và lúc nào có cơ hội là đầu tư về VN mua nhà, đất tìm chỗ dưỡng già với lại ăn chơi nhảy múa. Một số cụ xuất phát điểm cũng như vậy nhưng giờ vẫn lay lắt là vì dính quá sâu vào casino, bóng bánh. Mà số này không phải là ít. Em biết một cụ cách đây khoảng chục năm đã có 2 nhà hàng tương đối lớn, nhưng dính vào trò đấy một cái giờ mất hết. Vợ bỏ, con cái đi làm thỉnh thoảng mới ngó đến. Cụ ý bây giờ lại quay lại như đợt mới sang, thuê nhà ở một mình, đi làm phục vụ trong nhà hàng. Nhưng có một điểm em thấy rất thích, đó là F1, F2 của các cụ sang đợt này tuy đều sinh ra, lớn lên ở đây nhưng tiếng Việt rất ngon lành, rất ngoan ngoãn, lễ phép. Có vẻ ở đây trẻ con khó hư hơn ở nhà.

Thời gian gần đây cũng có một đợt nữa đó là các cụ sang đây du học, kiếm được việc làm rồi ở lại luôn. Những cụ này thì có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ nên không găp trở ngại gì trong cuộc sống. Tất nhiên, phần lớn các cụ sang đây là học thạc sỹ, tiến sỹ nên cả thời tuổi trẻ tiêu hết ở Việt Nam rồi, tính cách cũng đã định hình từ Việt Nam. Vì thế cũng không thể hòa nhập 100% vào xã hôi bên này. Bạn bè, đồng nghiệp Bỉ cũng có nhiều nhưng để thật sự than thiết thì rất khó. Các cụ ấy vẫn thích tụ tập đàn đúm với anh em nhà mình hơn.

Cũng như ở Đức, việc nhập cư vào Bỉ càng ngày càng khó. Xin theo dạng tị nạn thì bây giờ Việt Nam không nằm trong danh sách nữa rồi, nên chỉ còn 1 số đường sau (chính sách nhập cư của Bỉ thay đổi hàng năm nên một số thông tin có thể không chính xác nữa. Em chỉ viết theo trí nhớ, không có thời gian kiểm tra lại)

(1)Theo dạng thu hút nhân tài của Bỉ, cái này cho cụ nào kiểu chứng minh bổ đề như cụ Ngô Bảo Châu hoặc chạy 100m dưới 9s như cụ Usal Bolt thì xin phát chắc được ngay.
(2)Kết hôn với người Bỉ: sau khi kết hôn thì cụ chỉ được cấp thẻ 1 cư trú năm, sau 1 năm nếu cụ/mợ chứng minh được là vẫn sống chung với nhau (hóa đơn điện, điện thoại, hợp đồng thuê nhà…) thì được thẻ 5 năm. Sau 3 năm mà cụ mợ chứng minh được là vẫn sống với nhau thì mới đủ điều kiện để nôp đơn xin quốc tịch
(3)Sống liên tục hợp pháp ở Bỉ 5 năm trong đó 4 năm (3 năm nếu có vợ con sống cùng) đi làm liên tục có đóng thuế . Nhưng việc xin giấy phép lao động ở EU càng ngày càng khó. Dân mình bao giờ cũng xếp chót trong thứ tự ưu tiên sau dân Bỉ, dân EU, dân châu Âu ngoài EU. Tuy dân Bỉ tiếng Anh tốt và khả thoải mái trong giao tiếp tiếng Anh, nhưng nếu không biết tiếng Hà Lan hoặc tiếng Pháp thì việc xin việc bên này phải nói là quá khó và nhiều khi phải rất may mắn. Nếu cụ mợ có blue card (dành cho công việc với mức lương trên ~50k EU/năm) thì thời gian sẽ ngắn hơn.

Ngoài ra trước khi nộp đơn xin quốc tịch, cụ phải có chứng chỉ tiếng Hà Lan hoặc tiếng Pháp và qua được bài thi về khả năng hòa nhập với nước Bỉ. Nội dung bài thi thì chủ yếu là các kiến thức chung về địa lý, xã hội, hê thống chính trị, an sinh xã hội… của Bỉ. Dễ nhưng cũng phải bỏ thời gian ra học. Đủ điều kiện nộp đơn không có nghĩa là đương nhiên cụ được quốc tịch. Rất nhiều người bị từ chối mà không hiểu vì sao. Từ lúc nộp đơn đến lúc có thông báo quốc tịch cũng mất 8 tháng đến 3 năm.

So với cộng đồng như ở Pháp hoặc Đức thì cộng đồng Việt mình ở Bỉ theo em có vẻ lành hơn (chắc tại do ít người hơn) cả về mặt cạnh tranh và chống +. Tuy nhiên, hình như cũng bi tiêm nhiễm từ dân Bỉ nên người Việt ở vùng tiếng Pháp và tiếng Hà Lan cũng không ưa nhau lắm. Cái này em nghe kể lại thôi, ko khẳng định, trước đây khi có biểu diễn văn nghệ là hội trường gần như phải chia đôi, 1 bên vùng Pháp, 1 bên vùng Hà Lan. Các cụ chửi nhau ác liệt, ném cả giày dép, chai nước vào nhau như CAHN gặp CAHP sân Hàng Đẫy nên bây giờ mấy ông bầu ca nhạc là cạch Bỉ luôn.

Có một bài viết về cuộc sống của Bỉ http://vov.vn/blog/nen-den-vuong-quoc-bi-mot-lan-260447.vov, nhưng chỉ là từ cái nhìn của một người sang đây công tác trong thời gian ngắn nên toàn thấy mặt được. Cuộc sống không phải toàn màu hồng, em sẽ hẹn các cụ trong 1 bài khác.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,068
Động cơ
415,286 Mã lực
Nơi ở
BE
Em cũng hơi tò mò cuộc sống bên châu Âu. Bên ấy đất chật người đông, người Việt mình lại hay tập trung về thành phố lớn để làm ăn sinh sống, vậy có phải sẽ rất khó mua nhà dưới mặt đất và cs ngột ngạt lắm hay sao?. Giá nhà có chát lắm ở Đức, ở Séc hay Ukraine ko ạ?. Mọi sự so sánh chỉ là tương đối, nhưng em cũng muốn nghe một chút ý kiến của các cụ bên châu Âu.
Em gửi cụ một ví dụ ở Bỉ. Một căn chung cư tầm 90m, 2 phòng ngủ cách trung tâm thành phố khoảng 5-6km giá từ 100-120k e. Nhưng bên này ít ai mua nhà trả 1 cục lắm. Thông thường cụ chỉ phải trả 20-30%, còn lại là vay ngân hàng hết, lãi suất tầm 2-2.5%/năm.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,593
Động cơ
429,047 Mã lực
Em cũng hơi tò mò cuộc sống bên châu Âu. Bên ấy đất chật người đông, người Việt mình lại hay tập trung về thành phố lớn để làm ăn sinh sống, vậy có phải sẽ rất khó mua nhà dưới mặt đất và cs ngột ngạt lắm hay sao?. Giá nhà có chát lắm ở Đức, ở Séc hay Ukraine ko ạ?. Mọi sự so sánh chỉ là tương đối, nhưng em cũng muốn nghe một chút ý kiến của các cụ bên châu Âu.
Em tạm trả lời thắc mắc của cụ , còn chi tiết khi có tg em viết sau. Giá nhà thuê ở Đức trong thành phố lớn trung bình 8-10 e một mét . Một căn hộ bên Tây Đức 70-100 mét giá 200-400 k. Giá nhà riêng thì vô cùng , nơi vùng quê bò nhiều hơn dân trong huyện thì 100 k một căn cũng có và ngoại ô tp lớn khoảng 300- đến 500 tuỳ địa điểm và tiêu chí cụ ạ.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
5,931
Động cơ
381,638 Mã lực
đọc com men các cụ thì thấy định cứ ở Bỉ khó thật :(
 

giang son01

Xe máy
Biển số
OF-351910
Ngày cấp bằng
22/1/15
Số km
94
Động cơ
266,940 Mã lực
nên đi làm ăn 1 thời gian rồi về vn cụ a,,,,
 

hi_demo

Xe hơi
Biển số
OF-337375
Ngày cấp bằng
4/10/14
Số km
119
Động cơ
278,421 Mã lực
Không đâu bằng quê hương. Có bố mẹ, anh chị em,... có những người thương yêu
Em nghĩ nước ngoài chỉ nên là nơi ta trải nghiệm
 

khiemhty

Xe hơi
Biển số
OF-175878
Ngày cấp bằng
9/1/13
Số km
105
Động cơ
341,350 Mã lực
Có tiền thì ở đâu cũng sướng mà.
 

VipLand

Xe buýt
Biển số
OF-310114
Ngày cấp bằng
2/3/14
Số km
720
Động cơ
306,345 Mã lực
Khó nhất bây giờ chắc là Thụy Sỹ cụ ạ. Cứ xác định là từ 12 - 15 năm [-O<
Nếu mình xin quốc tịch ở nước dễ (ví dụ như Tiệp) rồi sang Thuỵ Sỹ ở và làm ăn có đc ko cụ? E vẫn ấn tượng với cảnh đẹp ở Thuỵ Sỹ.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
5,931
Động cơ
381,638 Mã lực
Khó nhất bây giờ chắc là Thụy Sỹ cụ ạ. Cứ xác định là từ 12 - 15 năm [-O<
xứ giẫy chết mà khó thế à? :( Mà sao nhiều cụ đi 20 năm lại quay về vn dưỡng già dù có hết quốc tịch và công việc ở bên đó :(
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,068
Động cơ
415,286 Mã lực
Nơi ở
BE
Nếu mình xin quốc tịch ở nước dễ (ví dụ như Tiệp) rồi sang Thuỵ Sỹ ở và làm ăn có đc ko cụ? E vẫn ấn tượng với cảnh đẹp ở Thuỵ Sỹ.
Nếu cụ có quốc tịch Tiệp thì có thể đi lại,làm việc thoải mái không cần giấy phép lao động ở các nước Schengen, nhưng rất tiếc Thụy Sỹ lại không nằm trong bọn này. Cụ có thể sang chơi, du lịch dưới 3 tháng thì ok còn nếu muốn làm việc thì vẫn phải xin giấy phép lao động như bình thường. Mà vụ giấy phép lao động này mới là khoai nhất :((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top