[Funland] Lều báo hay là thật???

huydu90

Xe hơi
Biển số
OF-169627
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
199
Động cơ
346,393 Mã lực
Nó ảnh hưởng đến dòng tiền của ngân hàng nếu ồ ạt các khoản gửi tiết kiệm bị tất toán trước thời hạn.
Em tạm giải thích thể này: khi sổ đó bị cầm cố để vay 1 khoản tiền thì khi khoản tiền đó ko trả được, nó sẽ trích cái khoản tiền trong sổ tiết kiệm để trả :D :D Kiểu này khoản vay tối đa nó chỉ bằng tiền trong cái sổ thôi. Vậy thì khi tất toán một loạt nó ảnh hưởng cái gì vậy cụ?
Có thể cụ lầm cái rủi ro thanh khoản khi rút tiền ồ ạt như ACB năm nảo năm nào thì chả liên quan gì đến trường hợp này.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,837
Động cơ
596,484 Mã lực
"Ông Tín ví dụ, giả sử một doanh nghiệp nhỏ đang có nhu cầu vay vốn của ngân hàng khoảng 500 triệu đồng. Để được phê duyệt khoản vay này, họ sẽ phải trải qua rất nhiều bước trong quy trình cấp tín dụng. Nhưng họ gần như biết chắc mình không phải đối tượng để ngân hàng chấp thuận khoản vay do không thể cung cấp đủ các giấy tờ như ngân hàng yêu cầu; phương án kinh doanh không tốt; phương án trả nợ không tốt…

Đứng trước tình thế trên, doanh nghiệp này thuê một dịch vụ hoặc một ai đó mở sổ tiết kiệm với khoản tiền tương ứng 500 triệu đồng. Sau thời gian ngắn, người thuê, dịch vụ thuê tiến hành làm thủ tục cầm cố sổ tiết kiệm. Với cách này, doanh nghiệp vừa được hưởng lãi suất vay thấp hơn nhiều so với đi vay tín dụng đen, đồng thời không phải chứng minh bất cứ thủ tục nào trong toàn bộ quy trình kiểm duyệt khắt khe khi phê duyệt khoản vay của ngân hàng."

Đúng là lều báo, nó có 500 tr rồi thì nó đi vay làm gì nữa
Vãi cả doanh nghiệp thuê ai đó mở số tk. Nếu thuê được thế thì sai không vay bên đó luôn đi
Các cụ suy nghĩ đơn giản nhỉ? đây chỉ là 1 ví dụ về vay tiền thôi, thực tế có nhiều kiểu khác nhưng tương đương. 1 ví dụ nhé: Giám đốc thấu chi thẻ tín dụng 500tr rồi chuyển cho cty sử dụng.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,160
Động cơ
470,544 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Cụ nên lắc lư cái đầu vài lần nữa :P
Thuê hoặc nhờ dịch vụ thì sao không vay và trả lãi cho người đấy luôn đi, trả bằng lãi vay cầm cố sổ, thông qua NH để làm gì, để NH hưởng lãi chênh sổ và sổ 500 thì cũng không vay được hết sổ 500.
 

hieuitst

Xe hơi
Biển số
OF-3699
Ngày cấp bằng
9/3/07
Số km
178
Động cơ
340,003 Mã lực
Tuổi
51
Cụ nên lắc lư cái đầu vài lần nữa :P
Giả sử cụ có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng 1 tỷ, kỳ hạn 12 tháng, trả lãi + gốc cuối cùng. Lãi suất 8% năm.

Giờ gửi đến tháng thứ 11, đột nhiên vợ cụ làm doanh nghiệp, cần 1tỷ để đảo nợ trong vòng 3 ngày. Hỏi cụ tiền, cụ tính toán: Nếu rút sổ tk thì sẽ mất 80tr - 0.1% ( lãi không kỳ hạn ) x 1tỷ -> số tiền mất gần 80tr

Nếu vay cầm cố sổ trong vòng 3 ngày, thì cụ chỉ mất lãi suất vay là : 12%x 1tỷ x 3 /360 = 1tr.

Theo cụ nên rút sổ hay vay cầm cố sổ?
Các cụ suy nghĩ đơn giản nhỉ? đây chỉ là 1 ví dụ về vay tiền thôi, thực tế có nhiều kiểu khác nhưng tương đương. 1 ví dụ nhé: Giám đốc thấu chi thẻ tín dụng 500tr rồi chuyển cho cty sử dụng.
Trong ví dụ của bọn lều báo, công ty đó ko đủ tiêu chuẩn để dc vây ngân hàng nên tìm hình thức thế chấp sổ TK bằng cách thuê một cá nhân/công ty gửi sổ TK khoản tiền 500 tr sau đó dùng sổ TK đó để vay. Do vậy nó phải có 500 tr để gửi vào ngân hàng nên em mới bảo đúng là bọn lều báo. Người ta có dc 500tr rồi thì dở hơi mà gửi vào xong lại thế chấp ra để chịu ls cao hơn. Còn như cụ trên nói là đúng, người ta chỉ vay dạng này khi cần tiền trong khoảng thời gian ngắn nếu rút ra thì mất hết lãi.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,837
Động cơ
596,484 Mã lực
Trong ví dụ của bọn lều báo, công ty đó ko đủ tiêu chuẩn để dc vây ngân hàng nên tìm hình thức thế chấp sổ TK bằng cách thuê một cá nhân/công ty gửi sổ TK khoản tiền 500 tr sau đó dùng sổ TK đó để vay. Do vậy nó phải có 500 tr để gửi vào ngân hàng nên em mới bảo đúng là bọn lều báo. Người ta có dc 500tr rồi thì dở hơi mà gửi vào xong lại thế chấp ra để chịu ls cao hơn. Còn như cụ trên nói là đúng, người ta chỉ vay dạng này khi cần tiền trong khoảng thời gian ngắn nếu rút ra thì mất hết lãi.
Cái người mà có sổ 500tr ấy họ không thể cho cty vay vì nếu cho vay thì phải rút tiền ra và mất lãi. Cho nên báo đưa tin là mượn sổ thế chấp vay là đúng. Còn nhiều khi cty cũng có tiền nhưng 500tr đó lại dưới dạng số TK có kỳ hạn nên họ dùng chính sổ thế chấp để vay, đến kỳ hạn là lấy tiền về trả NH.
Cái chính là vay đuới dạng thế chấp sổ này thủ tục đơn giản hơn vay bình thường.
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,410
Động cơ
588,163 Mã lực
khi sổ đó bị cầm cố để vay 1 khoản tiền thì khi khoản tiền đó ko trả được, nó sẽ trích cái khoản tiền trong sổ tiết kiệm để trả :D :D
Cụ nghĩ đơn giản thế? Khi cụ ôm 1 tỷ ra ngân hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, thì ngân hàng nó ôm 1 tỷ đấy để vào két giữ cho cụ đúng 12 tháng à? Nó làm thế thì lấy tiền đâu mà trả lãi cho cụ???

Nôm na thế này: Cụ biết thằng B có nhu cầu vay 1 tỷ trong vòng 1 năm, cụ vay thằng A 1 tỷ trong 1 năm, lãi 8%, cho thằng B vay 1 năm lãi 12%. Cụ đứng giữa ăn 4%. Giờ thằng A có nhu cầu vay đúng 1 tỷ trong 3 tháng để làm ăn, nó đến năn nỉ cụ cho vay 1tỷ, nếu không trả được coi như mất khoản tiền gửi kia. Cụ ok. Vì 1 tỷ của thằng A cụ cho thằng B vay 1 năm mất rồi ( 1năm sau cụ mới thu hồi được nợ) nên cụ phải đi vay thằng C 1 tỷ trong vòng 3 tháng để đưa cho thằng A. Đến tháng thứ 3 thằng A không trả được nợ, mà hạn trả nợ của thằng C đã đến, cụ phải đi vay thằng D 1 tỷ trong vòng 9 tháng để trả cho thằng C.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu không vay được thằng D, thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để trả cho thằng C??? Cái này gọi là mất thanh khoản tạm thời trong ngắn hạn. Rất nguy hiểm. Về bản chất nó cũng không khác gì vụ ACB đâu.

Thông thường ngân hàng họ luôn tính toán kỳ hạn tiền gửi và tiền vay một cách sát nhất để tránh xảy ra tình trạng mất cân đối về mặt kỳ hạn như vậy.
 

DUCHOPHE

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-50755
Ngày cấp bằng
12/11/09
Số km
2,430
Động cơ
479,626 Mã lực
Tôi thấy bài báo này mang tính giải trí cao thật...Cái đoạn nhà báo trích lời ông Hiếu nào đó ý. Tôi không dám nói gì vì nếu nói ra lại mang tiếng nói xấu nhà báo...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,410
Động cơ
588,163 Mã lực
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp, đội đáo hạn ngân hàng rất ưu chuộng hình thức này. Team này gồm có : A. Nhân viên tín dụng+ B. doanh nghiệp , cá nhân vay vốn, C. khách hàng gửi tiền. Hình thức: A thỏa thuận với C vay số tiền x cho B đảo nợ, bù lại B trả cho C 1 khoản chi phí hợp lý để C đồng ý phối hợp.

Cái người mà có sổ 500tr ấy họ không thể cho cty vay vì nếu cho vay thì phải rút tiền ra và mất lãi. Cho nên báo đưa tin là mượn sổ thế chấp vay là đúng. Còn nhiều khi cty cũng có tiền nhưng 500tr đó lại dưới dạng số TK có kỳ hạn nên họ dùng chính sổ thế chấp để vay, đến kỳ hạn là lấy tiền về trả NH.
Cái chính là vay đuới dạng thế chấp sổ này thủ tục đơn giản hơn vay bình thường.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,609
Động cơ
202,025 Mã lực
Tất cả các cụ trên này đều dốt hết. Nghe tiến sĩ nói đây này (đừng nghe lều báo):

1. Việc cầm cố sổ tiết kiệm vẫn có. Lý do chủ yếu là do sổ tk chưa đến hạn, trong khi cần tiền mặt ngay (để thanh toán gì đó chẳng hạn). Nếu tất toán sổ trước hạn thì mất rất nhiều lãi (do NH chỉ trả lãi không kì hạn), vậy thì vay cầm cố với LS thấp còn lợi hơn.

2. Vay thế này là phi rủi ro (gần như), do sổ tiết kiệm đã bị cầm cố. VD: Anh X gửi tiền vào VCB; sau đó anh X cầm cố sổ tk đó cũng chính tại VCB. Nếu Anh X không trả được nợ, VCB chỉ việc thu hồi sổ tiết kiệm (xoá sổ tiết kiệm) coi như VCB không nợ tiền gửi của anh X. Vậy là không có rủi ro gì cho NH, do vậy lãi suất vay cầm cố cũng thấp, thậm chí thu luôn lãi và tất toán sổ TK luôn.

3. Lợi dụng: Có mấy cái có thể lợi dụng như sau:

- Lừa đảo chiếm đoạt: Mặc dù tất toán sổ đòi hỏi chữ ký chuẩn của người gửi, cầm cố sổ tk lại không (tuỳ thuộc NH). Có một số trường hợp rải rác lừa đảo lấy sổ tk của người thân, hoặc nhân viên ngân hàng lừa lấy sổ tk của khách hàng rồi cầm cố. Khách hàng chủ quan cứ nghĩ là mình chưa ký gì thì không rút ra được. Thế là mất tiền.

- Kích tăng trưởng tín dụng: Hiện tại NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NH, mỗi NH khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, độ ổn định v.v.. Nếu tăng năm nay quá thấp thì sang năm sau có thể NHNN sẽ điều chỉnh giao hạn mức ít hơn. Đối với các NH không đạt mức tăng trưởng tín dụng của NHNN thì họ sẽ tìm cách đưa tiền cho nhân viên để nhân viên lấy danh nghĩa cá nhân gửi vào, rồi cầm cố sổ rút ra. Mỗi lần cầm cố sổ như vậy làm tăng doanh số tín dụng một cách giả tạo, nếu thực hiện ở quy mô lớn có thể gây rối loạn các biến số vĩ mô, và đó là điều mà NHNN không muốn.

- Rửa tiền: Giả sử anh X kiếm được 1 tỷ bất hợp pháp (buôn lậu chẳng hạn). Anh X gửi tiền vào VCB, 1 thời gian ngắn sau anh ấy cầm cố sổ, lấy ra 950tr, sổ tk do VCB giữ. Trong lúc chờ đáo hạn, nhà nước phát hiện ra anh X buôn lậu và tịch thu sổ tk của X (tại VCB) để điều tra. Sổ này vẫn là sổ hợp pháp (chưa đáo hạn) và VCB vẫn có nghĩa vụ trả tiền cho sổ, tuy nhiên, nếu như VCB giữ sổ thì VCB tự trả tiền cho chính mình (không mất gì), nhưng cơ quan nhà nước giữ sổ thì VCB phải trả tiền cho cơ quan nhà nước (tức là mất tiền = 950tr). Nếu như nhà nước tìm được anh X và thu hồi 950tr thì còn khá, cuối cùng VCB sẽ nhận lại 950tr; nếu không tìm được X thì khoản nợ của X trở thành nợ nhóm 5 (mất vốn). Đây chưa bàn đến việc gửi tiền - cầm cố có thể hoán đổi các tờ tiền bẩn/tiền sạch, xoá đánh dấu của CQĐT (ví dụ như CQĐT có thể đánh dấu tiền bằng mực đặc biệt chỉ có chó cảnh sát có thể ngửi ra, dùng để trà trộn vào mạng lưới buôn lậu chẳng hạn).

4. Mục đích của NH Nhà nước khi quy định như trên: Chủ yếu là lý do 2 và lý do 3.
 
Chỉnh sửa cuối:

longhai

Xe tăng
Biển số
OF-114151
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
1,098
Động cơ
398,248 Mã lực
Nơi ở
HN
https://www.24h.com.vn/ngan-hang/lo-tin-dung-ma-tu-cho-vay-cam-co-so-tiet-kiem-c850a1083962.html
Vậy giờ mình có sổ tiết kiệm là không được cầm cố để vay hoặc cũng phải chứng minh mục đích sử dụng vốn à?
Cụ thể hơn, theo ông Hiếu, việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm tiềm ẩn rủi ro. Giả sử khách hàng A gửi tiết kiệm 100 tỉ đồng vào ngân hàng, khi đó ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn này để cho vay và phục vụ các hoạt động khác. Trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng B vay 80 tỉ đồng, sau đó khách hàng A đến để vay lại trên chính sổ tiết kiệm 80 tỉ đồng, ngân hàng sẽ ghi trên tài sản có là 160 tỉ đồng, trong khi nguồn vốn chỉ 100 tỉ đồng. Điều này tạo rủi ro về thanh khoản.
Ông B cũng phải thế chấp một cái gì đó, NH thì làm để cho vay và đâu tư, không cho vạy lấy đâu ra lãi. Lại lý do cùn rồi cụ
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,328
Động cơ
636,543 Mã lực
Đúng là không hiểu gì thật.
"Ai đó" mở sổ tiết kiệm tức là thằng "Ai đó" có tiền tươi.
Thế tại sao nó lại không cho công ty kia vay luôn tiền tươi của nó mà lại phải làm sổ tiết kiệm?
Trường hợp "Ai đó" làm sổ tiết kiệm rồi thằng công ty kia bùng, không có tiền trả thì sổ tiết kiệm có bị ngân hàng siết nợ không?

 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,278
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
32
1. Nó không cho vay tiền tươi bởi tiền nó gửi ngân hàng, rút ra mất lãi. Nó cho doanh nghiệp vay thì nó ăn 2 mang: vừa ăn lãi ngân hàng vừa ăn được phí của doanh nghiệp. -> Cảnh báo dịch vụ đảo nợ ngân hàng thôi.

2. Công ty bùng thì " ai đó " mất tiền thôi, ngân hàng không bị mất tiền.

Thông thường " ai đó" với doanh nghiệp thường có mối quan hệ mật thiết như người thân, người quen hoặc chính nhân viên tín dụng, lấy tiền mình ra để cho doanh nghiệp vay kinh doanh.
Đúng là không hiểu gì thật.
"Ai đó" mở sổ tiết kiệm tức là thằng "Ai đó" có tiền tươi.
Thế tại sao nó lại không cho công ty kia vay luôn tiền tươi của nó mà lại phải làm sổ tiết kiệm?
Trường hợp "Ai đó" làm sổ tiết kiệm rồi thằng công ty kia bùng, không có tiền trả thì sổ tiết kiệm có bị ngân hàng siết nợ không?

 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,328
Động cơ
636,543 Mã lực
1. Nó không cho vay tiền tươi bởi tiền nó gửi ngân hàng, rút ra mất lãi. Nó cho doanh nghiệp vay thì nó ăn 2 mang: vừa ăn lãi ngân hàng vừa ăn được phí của doanh nghiệp. -> Cảnh báo dịch vụ đảo nợ ngân hàng thôi.

2. Công ty bùng thì " ai đó " mất tiền thôi, ngân hàng không bị mất tiền.

Thông thường " ai đó" với doanh nghiệp thường có mối quan hệ mật thiết như người thân, người quen hoặc chính nhân viên tín dụng, lấy tiền mình ra để cho doanh nghiệp vay kinh doanh.
Cụ không đọc kỹ:
"Thuê dịch vụ hoặc một ai đó mở sổ tiết kiệm. Sau thời gian ngắn ...." Tức là lúc công ty cần tiền thì "ai đó" mới mở sổ tk chứ ko phải sổ có từ trước mà bảo mất lãi.
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,278
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
32
Kích tăng trưởng tín dụng: Hiện tại NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NH, mỗi NH khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, độ ổn định v.v.. Nếu tăng năm nay quá thấp thì sang năm sau có thể NHNN sẽ điều chỉnh giao hạn mức ít hơn. Đối với các NH không đạt mức tăng trưởng tín dụng của NHNN thì họ sẽ tìm cách đưa tiền cho nhân viên để nhân viên lấy danh nghĩa cá nhân gửi vào, rồi cầm cố sổ rút ra. Mỗi lần cầm cố sổ như vậy làm tăng doanh số tín dụng một cách giả tạo, nếu thực hiện ở quy mô lớn có thể gây rối loạn các biến số vĩ mô, và đó là điều mà NHNN không muốn.

- Rửa tiền: Giả sử anh X kiếm được 1 tỷ bất hợp pháp (buôn lậu chẳng hạn). Anh X gửi tiền vào VCB, 1 thời gian ngắn sau anh ấy cầm cố sổ, lấy ra 950tr, sổ tk do VCB giữ. Trong lúc chờ đáo hạn, nhà nước phát hiện ra anh X buôn lậu và tịch thu sổ tk của X (tại VCB) để điều tra. Sổ này vẫn là sổ hợp pháp (chưa đáo hạn) và VCB vẫn có nghĩa vụ trả tiền cho sổ, tuy nhiên, nếu như VCB giữ sổ thì VCB tự trả tiền cho chính mình (không mất gì), nhưng cơ quan nhà nước giữ sổ thì VCB phải trả tiền cho cơ quan nhà nước (tức là mất tiền = 950tr). Nếu như nhà nước tìm được anh X và thu hồi 950tr thì còn khá, cuối cùng VCB sẽ nhận lại 950tr; nếu không tìm được X thì khoản nợ của X trở thành nợ nhóm 5 (mất vốn). Đây chưa bàn đến việc gửi tiền - cầm cố có thể hoán đổi các tờ tiền bẩn/tiền sạch, xoá đánh dấu của CQĐT (ví dụ như CQĐT có thể đánh dấu tiền bằng mực đặc biệt chỉ có chó cảnh sát có thể ngửi ra, dùng để trà trộn vào mạng lưới buôn lậu chẳng hạn).
Tiến xỉ này mua bằng hết bao nhiêu tiền thế?

*Tăng trưởng dư nợ: Tổng dư nợ bình quân 1 chi nhánh ngân hàng tầm 10-20 ngàn tỷ. Để tăng trưởng 10% thì ngân hàng phải cho vay thêm 2 ngàn tỷ:

1. Ngân hàng rút tiền của mình ra kiểu gì để đưa cho nhân viên 1-2 ngàn tỷ.

2. Một ngân hàng nhỏ mà có dư nợ cho vay nhân viên 10% có là bình thường không.

3. Nguồn tiền đưa cho nhân viên kiểu gì, có sợ nó cầm sổ xong nó đếu làm thủ tục vay để trả không? Nó bùng rồi xin thôi việc không ? ( sổ 1-2 tỷ thì cũng đáng bùng lắm)

4. Tiền của ngân hàng cứ như tiền của bà bán rau ấy nhỉ? Thích rút cho ai thì rút, thích nhận của ai cũng được?

* Rửa tiền: Thằng A gửi ngân hàng 1 tỷ. Sau đó vay lại 1 tỷ bằng sổ tiết kiệm. Khi nó vay cầm cố thì cái sổ tiết kiệm là TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG RỒI NHÉ, đíu phải thuộc thằng A nữa. Công an tịch thu được cái lol ấy :))
 

Civic_2010

Xe tải
Biển số
OF-103585
Ngày cấp bằng
20/6/11
Số km
429
Động cơ
399,916 Mã lực
Tất cả các cụ trên này đều dốt hết. Nghe tiến sĩ nói đây này (đừng nghe lều báo):

...
- Kích tăng trưởng tín dụng: Hiện tại NHNN quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NH, mỗi NH khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, độ ổn định v.v.. Nếu tăng năm nay quá thấp thì sang năm sau có thể NHNN sẽ điều chỉnh giao hạn mức ít hơn. Đối với các NH không đạt mức tăng trưởng tín dụng của NHNN thì họ sẽ tìm cách đưa tiền cho nhân viên để nhân viên lấy danh nghĩa cá nhân gửi vào, rồi cầm cố sổ rút ra. Mỗi lần cầm cố sổ như vậy làm tăng doanh số tín dụng một cách giả tạo, nếu thực hiện ở quy mô lớn có thể gây rối loạn các biến số vĩ mô, và đó là điều mà NHNN không muốn.
...
Đoạn này của cụ là phổ biến nhất, hay còn gọi là tăng tổng tài sản ảo
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,075
Động cơ
385,053 Mã lực
Lý luận như cụ thì ngân hàng nó sợ vãi đ.ái khi dân ra gửi tiền, vì phải kiểm tra và xác minh nguồn gốc tiền đó của dân là tiền sạch hay tiền bẩn. Phải có xác nhận đóng dấu của công an phường đây là tiền sạch thì ngân hàng nó mới dám nhận. Làm như thế thì có mà huy động được cái kặc mốc của dân ý :))

Giả sử anh X kiếm được 1 tỷ bất hợp pháp (buôn lậu chẳng hạn). Anh X gửi tiền vào VCB, 1 thời gian ngắn sau anh ấy cầm cố sổ, lấy ra 950tr, sổ tk do VCB giữ. Trong lúc chờ đáo hạn, nhà nước phát hiện ra anh X buôn lậu và tịch thu sổ tk của X (tại VCB) để điều tra. Sổ này vẫn là sổ hợp pháp (chưa đáo hạn) và VCB vẫn có nghĩa vụ trả tiền cho sổ, tuy nhiên, nếu như VCB giữ sổ thì VCB tự trả tiền cho chính mình (không mất gì), nhưng cơ quan nhà nước giữ sổ thì VCB phải trả tiền cho cơ quan nhà nước (tức là mất tiền = 950tr). Nếu như nhà nước tìm được anh X và thu hồi 950tr thì còn khá, cuối cùng VCB sẽ nhận lại 950tr; nếu không tìm được X thì khoản nợ của X trở thành nợ nhóm 5 (mất vốn). Đây chưa bàn đến việc gửi tiền - cầm cố có thể hoán đổi các tờ tiền bẩn/tiền sạch, xoá đánh dấu của CQĐT (ví dụ như CQĐT có thể đánh dấu tiền bằng mực đặc biệt chỉ có chó cảnh sát có thể ngửi ra, dùng để trà trộn vào mạng lưới buôn lậu chẳng hạn).
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,609
Động cơ
202,025 Mã lực
Lý luận như cụ thì ngân hàng nó sợ vãi đ.ái khi dân ra gửi tiền, vì phải kiểm tra và xác minh nguồn gốc tiền đó của dân là tiền sạch hay tiền bẩn. Phải có xác nhận đóng dấu của công an phường đây là tiền sạch thì ngân hàng nó mới dám nhận. Làm như thế thì có mà huy động được cái kặc mốc của dân ý :))
Chán cụ éo chịu được. Nếu như X gửi 1 tỏi vào NH, NH cầm tiền mặt. Nếu như công an bắt giữ X, tịch thu sổ TK của X thì NH chỉ việc nộp 1 tỏi cho công an mà thôi, NH chả mất gì vì đây là tiền mà X đã gửi vào NH (cùng lắm phải mất chút công làm thủ tục).
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,609
Động cơ
202,025 Mã lực
Tiến xỉ này mua bằng hết bao nhiêu tiền thế?

*Tăng trưởng dư nợ: Tổng dư nợ bình quân 1 chi nhánh ngân hàng tầm 10-20 ngàn tỷ. Để tăng trưởng 10% thì ngân hàng phải cho vay thêm 2 ngàn tỷ:

1. Ngân hàng rút tiền của mình ra kiểu gì để đưa cho nhân viên 1-2 ngàn tỷ.

2. Một ngân hàng nhỏ mà có dư nợ cho vay nhân viên 10% có là bình thường không.

3. Nguồn tiền đưa cho nhân viên kiểu gì, có sợ nó cầm sổ xong nó đếu làm thủ tục vay để trả không? Nó bùng rồi xin thôi việc không ? ( sổ 1-2 tỷ thì cũng đáng bùng lắm)

4. Tiền của ngân hàng cứ như tiền của bà bán rau ấy nhỉ? Thích rút cho ai thì rút, thích nhận của ai cũng được?

* Rửa tiền: Thằng A gửi ngân hàng 1 tỷ. Sau đó vay lại 1 tỷ bằng sổ tiết kiệm. Khi nó vay cầm cố thì cái sổ tiết kiệm là TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG RỒI NHÉ, đíu phải thuộc thằng A nữa. Công an tịch thu được cái lol ấy :))
Làm sao á, NH cho nhân viên/lãnh đạo vay tiền. Còn cụ thể thế nào thì thử tìm hiểu vụ án Nguyễn Đức Kiên và vụ Hà Văn Thắm xem họ rút tiền ra khỏi NH như thế nào nhé.

Còn nữa: Cụ có hiểu CẦM CỐ là gì không mà dám nói "SỔ TIẾT KIỆM LÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG"? Cụ đem cầm cố xe ô tô thì xe ô tô là tài sản cụ hay tài sản tiệm cầm đồ? Đối với tiệm cầm đồ thì xe vẫn của cụ, tiệm cầm đồ chỉ sở hữu GIẤY NHẬN NỢ. Ngân hàng nhận cầm cố sổ TK thì sổ TK vẫn đứng tên người gửi, là tài sản của người gửi, chỉ có NGÂN HÀNG SỞ HỮU HỢP ĐỒNG VAY VỐN mà thôi.

Nói thật cụ còn hỏi em câu này thì trình cụ còn chưa lên đến bậc đại học, căn bản chưa đủ tư cách thắc mắc về học vấn của em. Về học thêm 10 năm nữa rồi hẵng bi bô.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,075
Động cơ
385,053 Mã lực
Chán cụ éo chịu được. Nếu như X gửi 1 tỏi vào NH, NH cầm tiền mặt. Nếu như công an bắt giữ X, tịch thu sổ TK của X thì NH chỉ việc nộp 1 tỏi cho công an mà thôi, NH chả mất gì vì đây là tiền mà X đã gửi vào NH (cùng lắm phải mất chút công làm thủ tục).
câu trên với câu dưới của cụ đá nhau bôm bốp, đang nói thằng X vay cầm cố, xxx tịch thu sổ, ngân hàng nợ quá hạn nhóm 5 cơ mà :))
còn X chỉ gửi tiền thôi mà xxx phong tỏa hay tịch thu thì ngân hàng mất cái đếch gì đâu. Chuyện bình thường , và cũng nhiều trường hợp thế này rồi.

Giả sử anh X kiếm được 1 tỷ bất hợp pháp (buôn lậu chẳng hạn). Anh X gửi tiền vào VCB, 1 thời gian ngắn sau anh ấy cầm cố sổ, lấy ra 950tr, sổ tk do VCB giữ. Trong lúc chờ đáo hạn, nhà nước phát hiện ra anh X buôn lậu và tịch thu sổ tk của X (tại VCB) để điều tra. Sổ này vẫn là sổ hợp pháp (chưa đáo hạn) và VCB vẫn có nghĩa vụ trả tiền cho sổ, tuy nhiên, nếu như VCB giữ sổ thì VCB tự trả tiền cho chính mình (không mất gì), nhưng cơ quan nhà nước giữ sổ thì VCB phải trả tiền cho cơ quan nhà nước (tức là mất tiền = 950tr). Nếu như nhà nước tìm được anh X và thu hồi 950tr thì còn khá, cuối cùng VCB sẽ nhận lại 950tr; nếu không tìm được X thì khoản nợ của X trở thành nợ nhóm 5 (mất vốn). Đây chưa bàn đến việc gửi tiền - cầm cố có thể hoán đổi các tờ tiền bẩn/tiền sạch, xoá đánh dấu của CQĐT (ví dụ như CQĐT có thể đánh dấu tiền bằng mực đặc biệt chỉ có chó cảnh sát có thể ngửi ra, dùng để trà trộn vào mạng lưới buôn lậu chẳng hạn)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top