[Funland] Kể chuyện tết thời bao cấp xưa

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,264
Động cơ
245,913 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Screenshot_2024-02-05-15-09-47-747_com.android.chrome~2.jpg

Đây là cảnh xếp hàng gửi xe đạp để vào xem ca nhạc tại Nhà hát Lớn (có thể là xuất diễn ban ngày). Hồi đó khi đi xem ca nhạc, phim, bóng đá... đều gửi xe kiểu này. Trông xe rất nhàn nhưng cũng dễ hỏng xe. Chưa thấy ai chụp ảnh lại được các dây xe đạp dài hàng trăm mét. Khi xem xong ai nấy đứng cạnh xe mình chờ đến lượt lấy.
Xe đạp thời xưa nhiều xe còn không có chân chống tự đứng được nên trên vỉa hè các con phố lớn đặc biệt trước các cửa hàng bách hóa hay có các giá bằng sắt uốn cong tạo thành khe đủ để nhét cái bánh trước vào giữ cho xe không bị đổ
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,592
Động cơ
496,497 Mã lực
Tết xưa thời bao cấp, nghèo lắm và cũng buồn lắm, lấy đâu ra mà vui khi cái nghèo cái đói nó quấn quanh người ta.
Nhà em bố bộ đội xa nhà, mẹ tần tảo lo ăn cho 2 thằng lúc nào cũng đói trố mắt, tết đến tận chiều 30 vẫn miệt mài cuốc đất trồng rau, vớt bèo băm rau lợn.. Ông nội biết năm nào cũng khó khăn nên sai mấy anh lớn con nhà bác đạp xe xuống đèo 2 anh em nhà em về ăn với ông bà, cũng chỉ vài ngày rồi quay lại nhà mình đỡ đần cho mẹ, vì nhà chật lại phải nuôi lợn... đổi mùa nồm ẩm đông xuân lợn hay ốm.
Mỗi năm đến tết nhớ ngày xưa mà thấy thương thấy khổ, đâu có vui gì.
 

nguyen.dat.752

Xe hơi
Biển số
OF-485994
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
135
Động cơ
217,846 Mã lực
Bao giờ cho đến ngày xưa.
Nhớ tết xưa là nhớ tới cái tình cảm trong những lúc khó khăn, thiếu thốn.
 

Laceti2010

Xe tăng
Biển số
OF-36569
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,288
Động cơ
774,609 Mã lực
Em tìm chỗ bán củi luộc bánh chưng, các cụ biết ở đâu bán không ạ
 

Politeboy

Xe buýt
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
582
Động cơ
12,271 Mã lực
Tuổi
36
Screenshot_2024-02-05-15-09-47-747_com.android.chrome~2.jpg

Đây là cảnh xếp hàng gửi xe đạp để vào xem ca nhạc tại Nhà hát Lớn (có thể là xuất diễn ban ngày). Hồi đó khi đi xem ca nhạc, phim, bóng đá... đều gửi xe kiểu này. Trông xe rất nhàn nhưng cũng dễ hỏng xe. Chưa thấy ai chụp ảnh lại được các dây xe đạp dài hàng trăm mét. Khi xem xong ai nấy đứng cạnh xe mình chờ đến lượt lấy.
Đúng rồi
"Tông Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là của thương nhân,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng."
Cửa hàng tem phiếu phố Tông Đản cách Nhà Hát Lớn một đoạn
Và các lệnh bà không phải lam lũ xếp hàng như thế này.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,525
Động cơ
431,160 Mã lực
Tết xưa thời bao cấp, nghèo lắm và cũng buồn lắm, lấy đâu ra mà vui khi cái nghèo cái đói nó quấn quanh người ta.
Nhà em bố bộ đội xa nhà, mẹ tần tảo lo ăn cho 2 thằng lúc nào cũng đói trố mắt, tết đến tận chiều 30 vẫn miệt mài cuốc đất trồng rau, vớt bèo băm rau lợn.. Ông nội biết năm nào cũng khó khăn nên sai mấy anh lớn con nhà bác đạp xe xuống đèo 2 anh em nhà em về ăn với ông bà, cũng chỉ vài ngày rồi quay lại nhà mình đỡ đần cho mẹ, vì nhà chật lại phải nuôi lợn... đổi mùa nồm ẩm đông xuân lợn hay ốm.
Mỗi năm đến tết nhớ ngày xưa mà thấy thương thấy khổ, đâu có vui gì.
lợn ốm thì có khi còn ....lo hơn là người ốm ấy chứ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,174
Động cơ
532,782 Mã lực
lợn ốm thì có khi còn ....lo hơn là người ốm ấy chứ.
Nói đến lơn, em hãi nhất vụ nuôi lợn lai F1, cứ chiều sau khi em cho nó ăn xong, là phải tắm cho nó. Nó tắm mát xong thì phởn chí nhảy một phát vượt ra khỏi cửa chuồng ra vườn chơi. Lúc nó chơi chán nó mới về, thì nó không nhảy vào được, cả nhà phải ra đủn mít nó.:))
Mà lơn nhai sống rắn là có thật các cụ nhé, lợn ta , lợn tây đều có bản năng nhai rắn như nhai rau vậy.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,174
Động cơ
532,782 Mã lực
HOÀI NIỆM VỀ TẾT THỜI BAO CẤP Ở HÀ NỘI

Với những ai đã từng sống ở miền Bắc, đặc biệt là giai đoạn 1976- 1986 (tức là sau khi đất nước thống nhất cho tới trước đổi mới), thì sẽ thấm thía cuộc sống thường nhật cũng như Tết thời bao cấp. Có thể nói đó là những cái Tết nghèo, thiếu thốn, chứa đựng ở đó bao lo toan, vất vả của người lớn và sự mong chờ, háo hức của con trẻ. Quanh năm vất vả, thiếu thốn đến đâu cũng sẽ được giải tỏa trong 3 ngày Tết...
Tết của thời bao cấp, khi cuộc sống vật chất chưa thật đủ đầy mà đầy ắp tình người và mang đúng ý nghĩa ngày đầu năm theo truyền thống dân tộc.
Người Hà Nội, nhất là những người có tuổi, đã sống qua thời bao cấp thì luôn luôn nhớ về những kỷ niệm xưa. Trong khung cảnh Tết mới ngày nay luôn có hình ảnh của Tết xưa thật sự khó quên về một thời kỳ cho dù lúc đó còn khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng không kém phần đáng nhớ. Nhất là những cái Tết đi mua hàng hóa theo chế độ phân phối bằng tem phiếu.
Lúc bấy giờ chỉ cần vài chiếc bánh chưng, hộp mứt Tết, dăm ba lạng thịt là cũng có thể thành Tết - những cái Tết đơn sơ nhưng ấm áp, tràn đầy kí ức...
Lũ trẻ con ngày đó chờ đón Tết rất vô tư và háo hức. Chúng được nghỉ học cả tuần lễ trước Tết. Thời bao cấp, chế độ cung cấp theo tem phiếu, ăn uống đạm bạc nhưng ngày Tết sẽ có thêm một vài tiêu chuẩn về hàng hóa mà ngày thường không có. Có nhiều thứ ngày Tết mới được mua như: Túi hàng Tết gồm có ít bóng bì, măng khô, miến, bánh đa nem, mì chính, hạt tiêu, lá dong... rồi hộp mứt Hà Nội, gói chè Ba Đình, chai rượu chanh, rượu mơ hay thanh mai, gói kẹo mềm (mà rất cứng) và có cả một bánh pháo Trúc Bạch. Không phải mua một lúc, một nơi mà có ngay tất cả. Phải xếp hàng để mua từng thứ từ cả chục ngày trước Tết, khi những quầy hàng Tết của mậu dịch được mở ra. Nhà đông con thì mỗi đứa một việc, giúp cha mẹ được nhiều nhất là việc đi xếp hàng. Có khi phải dậy sớm đi xếp hàng từ 5 giờ sáng, chờ tới lúc mở cửa để mẹ ra mua hàng vì trẻ con không được cầm tiền và tem phiếu, nhỡ đánh mất là cả nhà năm đó không có Tết. Xếp hàng là sự bận rộn, nhưng cũng là niềm vui của bọn trẻ. Không chỉ hàng Tết mà còn nhiều thứ khác cần mua như gạo nếp, thịt, rau... Đủ mọi thứ mà thứ nào cũng phải xếp hàng. Tháng giáp Tết, các gia đình thường phải dành phiếu để dồn mua thịt gói bánh chưng hay nấu nồi măng chân giò. Có năm, những người lớn đi làm cơ quan thì được chia thêm ít thịt hay cá do công đoàn cơ quan liên hệ mua thêm được từ ngoại thành...
Ở Hà Nội, hầu như ngõ nào, phố nào cũng có máy nước công cộng. Đây là nơi tụ tập đông vui suốt ngày đêm của các ông bố bà mẹ, các chị hay đám thanh niên để xếp hàng lấy nước về đổ đầy vào xô, chậu dùng cho nấu ăn ngày Tết, hoặc rửa lá dong, đãi đỗ và vo gạo nếp. Thời bao cấp hầu như các nhà phải tự gói bánh chưng dù chỉ chưa tới chục chiếc. Luộc bánh chưng cũng phải mượn nồi của nhau nấu quay vòng, hoặc nhờ Tổ phục vụ luộc hộ vì không phải nhà nào cũng luộc bánh đêm Giao thừa. Nhất là còn vì củi cũng phải mua định lượng theo phiếu, mỗi gia đình cả tháng có vài chục cân và đun thêm than.
Thời bao cấp không phải nhà nào cũng biết đến việc cúng ông Công, ông Táo và đốt vàng mã. Đơn giản vì vật chất nghèo nàn, mọi thứ phải dành cho ngày Tết. Trẻ con đứa nào cũng mong ngày Tết có quần áo mới nhưng vì vải may phải mua theo phiếu nên Tết đến, nhà đông con, mỗi đứa chỉ được may thêm cái áo hoặc cái quần, còn thường thì các ông bố bà mẹ đem nhuộm lại quần áo cũ cho con cái. Riêng người lớn thì chủ yếu là ăn mặc lịch sự. Đàn ông cũng có người có bộ comple dùng đi công tác nước ngoài (trước đó đi công tác nước ngoài thường mượn quần áo của Bộ Tài chính, sau khi quay vòng vài lượt thì bán hoá giá) ngày Tết mới đem ra mặc. Phụ nữ thường cũng chỉ có một bộ áo dài để diện trong dịp này.
Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người Hà Nội đã đi qua thời gian.
Vẫn là hoa đào, quất Nhật Tân, Quảng Bá, vẫn chợ hoa Hàng Lược, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày tháng đã qua.
Hoa ngày Tết cũng thế, mấy chục gia đình trong dãy nhà tập thể thì chỉ có đôi nhà mua được cành đào phai. Ngày ấy rất hiếm đào cây và cũng có rất ít cây quất. Cũng có những gia đình xin được một cành đào cũ từ năm trước, thế là buổi tối, mấy mẹ con làm những bông hoa đào bằng giấy pơ-luya tô màu gắn vào, nhưng trông cành đào giả rất đẹp. Có Tết không làm được cành đào giấy, nhưng dù có làm hay không, ở nhà nào dứt khoát cũng phải có một bó hoa thập cẩm (mua lẻ những bông hoa lay-ơn, thược dược và violet đem cắm lẫn, làm thành một lọ hoa đẹp) để trên bàn trong mấy ngày Tết. Tết sang nhà hàng xóm chúc tết, thì thấy hầu như nhà ai cũng có một lọ hoa như thế. Hình như đấy là kiểu trang trí hoa Tết truyền thống của người Hà Nội, khi hoa tết cũng bán phân phối, nhiều khi xếp hàng đến lượt chỉ còn ít hoa bị dập nát.
Nửa tháng cuối năm, nhà nước thỉnh thoảng cho quét vôi lại một số nhà được cho thuê. Một màu vàng nhạt phủ lên khiến cho tòa nhà hay căn hộ như khoác áo mới. Các cửa sổ xanh cũng được cho sơn lại. Còn nhân dân thì tổ chức tổng vệ sinh toàn khu phố hay khu nhà tập thể. Nhà nào cũng quét mạng nhện, dọn vệ sinh và lau chùi bàn, tủ (ngày ấy rất ít nhà có bàn thờ như ngày nay).
Dù giúp bố mẹ những việc lặt vặt, nhưng lũ trẻ vẫn có nhiều thời gian và thích tụ tập nhau chơi đủ thứ trò trẻ con. Các gia đình trên phố thường dành bánh pháo độc nhất để đốt đêm Giao thừa. Cũng có nhà lại xé lẻ ra chia cho trẻ con đốt chơi từ trước Tết cả tuần. Bánh pháo Trúc Bạch có 180 quả pháo tép và 5 quả pháo đùng chỉ to bằng ngón tay út. Trẻ con đứa nào cũng xin bố mẹ một que hương và đem pháo ra hè phố hay đem xuống sân tập thể đốt. Đứa này đốt thì những đứa khác đứng xem. Mấy anh lớn hơn thì được đốt pháo đùng, có anh tai quái chặn cái ống bơ sữa bò lên quả pháo để khi nổ, cái ống bơ văng cao lên trời. Đám con gái thường được mua pháo dây đốt, hay pháo đập nhỏ như viên bi. Tiếng pháo nổ lẹt đẹt kèm theo những làn khói xám và mùi thuốc pháo lúc nào cũng lan tỏa trong không gian gây niềm phấn khích rất đặc trưng của ngày Tết. Không khí Tết đến sớm là vì thế.
Đêm Ba mươi ít người đi chơi ngoài đường, đường phố hay dưới sân các khu nhà tập thể vắng ngắt. Mọi người thường quây quần trong gia đình, bóc hộp mứt hay mở chai rượu chanh/ rượu mơ/ rượu thanh mai để cả nhà cùng thưởng thức.
Tết là ngày sum họp gia đình trong cả một năm. Ngày Tết, nhà nào cũng đông đủ và quây quần nhất. Các gia đình đều cố gắng có hai bữa cơm chung là chiều Ba mươi và sáng mùng Một Tết. Thời gian còn lại đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, và sang chúc Tết nhà hàng xóm xung quanh. Hà Nội thời bao cấp người không thật đông, phương tiện đi lại ít nên trong mấy ngày Tết, đường phố thường vắng vẻ, không khí thoáng đãng. Người lớn nói với nhau rất nhẹ nhàng và trẻ con cũng phải như vậy.
Ngày ấy, người ta chỉ mừng tuổi chủ yếu cho con cháu trong nhà và các cụ già, số tiền chỉ là ước lệ. Nhiều khi là mừng tuổi bằng mấy quả pháo tép cho trẻ.
Ngày mùng Một, cũng hay có lệ đại diện tổ dân phố và các đoàn thể thường tập trung đi chúc Tết các gia đình có các cụ cao tuổi, rồi sau đó mới về nhà lo việc riêng. Tiếp khách ngày xuân cũng chỉ có nước chè, thêm ít hạt dưa, hạt bí, một ít mứt thập cẩm hay bánh kẹo.
Thời bao cấp khi vẫn còn chiến tranh, vật chất ít nhưng mọi người trọng tinh thần và luôn tôn trọng, nhường nhịn nhau, nhất là trong mấy ngày Tết. Vì thế, ai cũng mong Tết và nhớ Tết khi mỗi độ xuân về.
Ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên thì việc lo cho cái Tết đủ đầy không còn là gánh nặng của mỗi gia đình. Hàng hóa tràn ngập khắp nơi, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dân từ thành thị tới nông thôn. Nhiều người nói vui chỉ cần có tiền đi một lúc là sắm đủ Tết, thậm chí chỉ vài cuộc điện thoại là người ta ship đến tận nhà. Niềm vui của con trẻ giờ đây cũng khác, chúng háo hức với điện thoại, Internet hơn là áo mới. Nói như vậy để thấy, mới mấy chục năm mà xã hội đã biến chuyển nhanh thế nào, theo đó nhiều tiêu chí, quan niệm về ăn Tết, chơi Tết cũng có thay đổi. Nhớ về ngày hôm qua cũng để trân quý hơn những gì mình đang có, để có thêm động lực, phấn đấu để ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay.
Xin mời quý vị cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn lại những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương ở Hà Nội nhé ạ.

(sưu tầm, tổng hợp và biên soạn.
Nguồn: Internet)
FB_IMG_1707114051915.jpg
FB_IMG_1707114054579.jpg
FB_IMG_1707114057233.jpg
FB_IMG_1707114059491.jpg
FB_IMG_1707114061876.jpg
FB_IMG_1707114064496.jpg
FB_IMG_1707114066891.jpg
FB_IMG_1707114069055.jpg
FB_IMG_1707114071625.jpg
FB_IMG_1707114074699.jpg
FB_IMG_1707114077071.jpg
FB_IMG_1707114079331.jpg
FB_IMG_1707114081465.jpg
FB_IMG_1707114088814.jpg
FB_IMG_1707114091178.jpg
FB_IMG_1707114095553.jpg
FB_IMG_1707114098474.jpg
FB_IMG_1707114101409.jpg
FB_IMG_1707114104892.jpg
FB_IMG_1707114108829.jpg
FB_IMG_1707114111915.jpg
FB_IMG_1707114114790.jpg
FB_IMG_1707114117329.jpg
Năm 1987 điều kỳ lạ nhất em chứng kiến đã xảy ra, đó là các cô mậu dịch viên oại phong một thời, chở than tổ ong đi bán rong, mặt ai cũng buồn.
 

Politeboy

Xe buýt
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
582
Động cơ
12,271 Mã lực
Tuổi
36
Năm 1987 điều kỳ lạ nhất em chứng kiến đã xảy ra, đó là các cô mậu dịch viên oại phong một thời, chở than tổ ong đi bán rong, mặt ai cũng buồn.
Hậu quả cấm vận của TQ, Mỹ, phương tây...
1989 chúng ta bị tụt xuống GDP đầu người thấp nhất TG (90 usd)
Cùng lúc đó LX sụp đổ
Không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải sang TQ nói lời tình nghĩa
2 năm sau chúng ta đã thoát đáy.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,409
Động cơ
561,406 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tết xưa thời bao cấp, nghèo lắm và cũng buồn lắm, lấy đâu ra mà vui khi cái nghèo cái đói nó quấn quanh người ta.
Nhà em bố bộ đội xa nhà, mẹ tần tảo lo ăn cho 2 thằng lúc nào cũng đói trố mắt, tết đến tận chiều 30 vẫn miệt mài cuốc đất trồng rau, vớt bèo băm rau lợn.. Ông nội biết năm nào cũng khó khăn nên sai mấy anh lớn con nhà bác đạp xe xuống đèo 2 anh em nhà em về ăn với ông bà, cũng chỉ vài ngày rồi quay lại nhà mình đỡ đần cho mẹ, vì nhà chật lại phải nuôi lợn... đổi mùa nồm ẩm đông xuân lợn hay ốm.
Mỗi năm đến tết nhớ ngày xưa mà thấy thương thấy khổ, đâu có vui gì.

Gọi là ôn nghèo kể khổ thôi, những lúc như thế thì cái cảm xúc tuổi thơ nó ùa về khó tả. Giống như giờ đầu hoa râm đi Mẹc thì ngồi nhớ nhung hoài liệm con Rim hai thuở thanh xuân đi chim gái. Chứ hoàn cảnh xô đẩy mà giờ ghếch ấm chén lên con Rim hai quẩy đôi thùng nước gạo thì ứa nước mắt ngay chứ lậy chả hoài liệm.
 

tazan_90

Xe tăng
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
1,814
Động cơ
238,818 Mã lực
Tuổi
42
em không nhớ là bắt đầu từ năm nào bị cấm đốt pháo ??? tuy nhiên thì có khả năng đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ, thương vong lớn rồi chứ các cụ nhỉ :(
em cũng hay đi nhặt pháo xịt ở đám cưới, lễ tết về quấn giấy vào ngòi đốt lại, nghĩ lại cũng may mà không bị què cụt gì :D , nhét bãi cứt trâu cũng ko dám.
Nhơ hồi cấp 2 cứ mong tết rồi đi mua 1 lạng thuốc pháo về quấn mấy quả to đợi đến tết tối đi chơi ngoài đường rồi đốt,có lần ném cả vào sân nhà cô giáo,nghĩ mà dại.em cũn đi nhặt pháo nhưng phải đợi 1 lúc sau đốt thôi,thằng bạn cùng lớp đi nhặt nổ nát bàn tay,sợ thật.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
5,665
Động cơ
431,092 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Hậu quả cấm vận của TQ, Mỹ, phương tây...
1989 chúng ta bị tụt xuống GDP đầu người thấp nhất TG (90 usd)
Cùng lúc đó LX sụp đổ
Không còn cách nào khác, chúng ta buộc phải sang TQ nói lời tình nghĩa
2 năm sau chúng ta đã thoát đáy.
mấy cả lúc đó làn sóng các công nhân vn đi xkld trở về. đem theo " thùng " hàng.
nhà em nếu không có tí lộc ấy khéo chết đói ạ.
klq nhưng cụ văn hay phết ạ.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
5,665
Động cơ
431,092 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Nhơ hồi cấp 2 cứ mong tết rồi đi mua 1 lạng thuốc pháo về quấn mấy quả to đợi đến tết tối đi chơi ngoài đường rồi đốt,có lần ném cả vào sân nhà cô giáo,nghĩ mà dại.em cũn đi nhặt pháo nhưng phải đợi 1 lúc sau đốt thôi,thằng bạn cùng lớp đi nhặt nổ nát bàn tay,sợ thật.
ông ấy còn hoài niệm phếu giống mấy cụ trên này không ạ. em nghĩ là không đâu !
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
5,665
Động cơ
431,092 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Gọi là ôn nghèo kể khổ thôi, những lúc như thế thì cái cảm xúc tuổi thơ nó ùa về khó tả. Giống như giờ đầu hoa râm đi Mẹc thì ngồi nhớ nhung hoài liệm con Rim hai thuở thanh xuân đi chim gái. Chứ hoàn cảnh xô đẩy mà giờ ghếch ấm chén lên con Rim hai quẩy đôi thùng nước gạo thì ứa nước mắt ngay chứ lậy chả hoài liệm.
từ mai em thủ con sam sung ghẻ túi quần. rình bọn trở lước gạo trong làng em bắn mấy tấm. thậm chí có tay còn đạp con xe xanh cánh chả forever từ hùi mở cửa cơ.
ấy cơ mà lúc rảnh các anh ấy flex đất nọ vườn kia ngàn mét rất kinh. em cứ nghĩ sao không pán pà đi. chắc chưa được giá chăng
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
5,665
Động cơ
431,092 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Năm 1987 điều kỳ lạ nhất em chứng kiến đã xảy ra, đó là các cô mậu dịch viên oại phong một thời, chở than tổ ong đi bán rong, mặt ai cũng buồn.
phố em có cái ch rau mdqd. sau đổi mới .đúng là các phú bà hết vẹo. phải đi đủn xe bán linh tinh. xe bằng sắt . 3 bánh. nặng trịch.
mặt ai cũng buồn !!!
nhưng nước ta từ đó thoát khỏi đêm trường bao cấp.
 

tazan_90

Xe tăng
Biển số
OF-423578
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
1,814
Động cơ
238,818 Mã lực
Tuổi
42

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Tết nguyên đán đang rập rình ngoài ngõ rồi. Lũ trẻ con ngày xưa là mong tết lắm. Được nghỉ học này, được may quần áo mới, được đi chơi tết, được đốt pháo, được mừng tuổi này, được ăn ngon nữa chứ. Em còn nhớ tầm này là chuẩn bị đạp xe vào Bình Đà mua thuốc pháo về cuốn dần. Sách vở là xé sạch cho cối với đùng. Giờ chuyển vào ở Hội An rồi, nhưng em vẫn nhớ tết Hà Nội thời bao cấp thế không biết. Nay chủ nhật, rỗi rãi, em lôi đồ ra kê kích cho bõ nhớ. Mời CCCM cùng bình luận, góp ý và chia sẻ những câu chuyện tết thời bao cấp xưa nhé và vào ăn tết Hội An cùng em thì càng quý ợ.

z5049014193826_e0c8983f7dc2e330a8da90f771163778.jpg
nhiều người cứ ước bao giờ đến ngày xưa. ....sao mà ngu thế

Tết xưa nghèo khổ, mồm bảo sướng. :D
Xuân tới phủ phê. mép rên phê! :P


Tết về nghèo khổ, sao mà sướng? :(
Xuân tới phủ phê. đố chẳng phê! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

xedep.com

Xe tải
Biển số
OF-319730
Ngày cấp bằng
15/5/14
Số km
329
Động cơ
295,981 Mã lực
Đụng lợn xong tranh nhau cái bong bóng để thổi ạ
 
Biển số
OF-831682
Ngày cấp bằng
1/4/23
Số km
369
Động cơ
7,826 Mã lực
Tuổi
72
HOÀI NIỆM VỀ TẾT THỜI BAO CẤP Ở HÀ NỘI

Với những ai đã từng sống ở miền Bắc, đặc biệt là giai đoạn 1976- 1986 (tức là sau khi đất nước thống nhất cho tới trước đổi mới), thì sẽ thấm thía cuộc sống thường nhật cũng như Tết thời bao cấp. Có thể nói đó là những cái Tết nghèo, thiếu thốn, chứa đựng ở đó bao lo toan, vất vả của người lớn và sự mong chờ, háo hức của con trẻ. Quanh năm vất vả, thiếu thốn đến đâu cũng sẽ được giải tỏa trong 3 ngày Tết...
Tết của thời bao cấp, khi cuộc sống vật chất chưa thật đủ đầy mà đầy ắp tình người và mang đúng ý nghĩa ngày đầu năm theo truyền thống dân tộc.
Người Hà Nội, nhất là những người có tuổi, đã sống qua thời bao cấp thì luôn luôn nhớ về những kỷ niệm xưa. Trong khung cảnh Tết mới ngày nay luôn có hình ảnh của Tết xưa thật sự khó quên về một thời kỳ cho dù lúc đó còn khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng không kém phần đáng nhớ. Nhất là những cái Tết đi mua hàng hóa theo chế độ phân phối bằng tem phiếu.
Lúc bấy giờ chỉ cần vài chiếc bánh chưng, hộp mứt Tết, dăm ba lạng thịt là cũng có thể thành Tết - những cái Tết đơn sơ nhưng ấm áp, tràn đầy kí ức...
Lũ trẻ con ngày đó chờ đón Tết rất vô tư và háo hức. Chúng được nghỉ học cả tuần lễ trước Tết. Thời bao cấp, chế độ cung cấp theo tem phiếu, ăn uống đạm bạc nhưng ngày Tết sẽ có thêm một vài tiêu chuẩn về hàng hóa mà ngày thường không có. Có nhiều thứ ngày Tết mới được mua như: Túi hàng Tết gồm có ít bóng bì, măng khô, miến, bánh đa nem, mì chính, hạt tiêu, lá dong... rồi hộp mứt Hà Nội, gói chè Ba Đình, chai rượu chanh, rượu mơ hay thanh mai, gói kẹo mềm (mà rất cứng) và có cả một bánh pháo Trúc Bạch. Không phải mua một lúc, một nơi mà có ngay tất cả. Phải xếp hàng để mua từng thứ từ cả chục ngày trước Tết, khi những quầy hàng Tết của mậu dịch được mở ra. Nhà đông con thì mỗi đứa một việc, giúp cha mẹ được nhiều nhất là việc đi xếp hàng. Có khi phải dậy sớm đi xếp hàng từ 5 giờ sáng, chờ tới lúc mở cửa để mẹ ra mua hàng vì trẻ con không được cầm tiền và tem phiếu, nhỡ đánh mất là cả nhà năm đó không có Tết. Xếp hàng là sự bận rộn, nhưng cũng là niềm vui của bọn trẻ. Không chỉ hàng Tết mà còn nhiều thứ khác cần mua như gạo nếp, thịt, rau... Đủ mọi thứ mà thứ nào cũng phải xếp hàng. Tháng giáp Tết, các gia đình thường phải dành phiếu để dồn mua thịt gói bánh chưng hay nấu nồi măng chân giò. Có năm, những người lớn đi làm cơ quan thì được chia thêm ít thịt hay cá do công đoàn cơ quan liên hệ mua thêm được từ ngoại thành...
Ở Hà Nội, hầu như ngõ nào, phố nào cũng có máy nước công cộng. Đây là nơi tụ tập đông vui suốt ngày đêm của các ông bố bà mẹ, các chị hay đám thanh niên để xếp hàng lấy nước về đổ đầy vào xô, chậu dùng cho nấu ăn ngày Tết, hoặc rửa lá dong, đãi đỗ và vo gạo nếp. Thời bao cấp hầu như các nhà phải tự gói bánh chưng dù chỉ chưa tới chục chiếc. Luộc bánh chưng cũng phải mượn nồi của nhau nấu quay vòng, hoặc nhờ Tổ phục vụ luộc hộ vì không phải nhà nào cũng luộc bánh đêm Giao thừa. Nhất là còn vì củi cũng phải mua định lượng theo phiếu, mỗi gia đình cả tháng có vài chục cân và đun thêm than.
Thời bao cấp không phải nhà nào cũng biết đến việc cúng ông Công, ông Táo và đốt vàng mã. Đơn giản vì vật chất nghèo nàn, mọi thứ phải dành cho ngày Tết. Trẻ con đứa nào cũng mong ngày Tết có quần áo mới nhưng vì vải may phải mua theo phiếu nên Tết đến, nhà đông con, mỗi đứa chỉ được may thêm cái áo hoặc cái quần, còn thường thì các ông bố bà mẹ đem nhuộm lại quần áo cũ cho con cái. Riêng người lớn thì chủ yếu là ăn mặc lịch sự. Đàn ông cũng có người có bộ comple dùng đi công tác nước ngoài (trước đó đi công tác nước ngoài thường mượn quần áo của Bộ Tài chính, sau khi quay vòng vài lượt thì bán hoá giá) ngày Tết mới đem ra mặc. Phụ nữ thường cũng chỉ có một bộ áo dài để diện trong dịp này.
Tết xưa đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỉ niệm về Tết thời bao cấp đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí những người Hà Nội đã đi qua thời gian.
Vẫn là hoa đào, quất Nhật Tân, Quảng Bá, vẫn chợ hoa Hàng Lược, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Và chắc hẳn, có những thứ ta chỉ có thể tìm lại trong ký ức, trong hình ảnh còn lưu lại về ngày tháng đã qua.
Hoa ngày Tết cũng thế, mấy chục gia đình trong dãy nhà tập thể thì chỉ có đôi nhà mua được cành đào phai. Ngày ấy rất hiếm đào cây và cũng có rất ít cây quất. Cũng có những gia đình xin được một cành đào cũ từ năm trước, thế là buổi tối, mấy mẹ con làm những bông hoa đào bằng giấy pơ-luya tô màu gắn vào, nhưng trông cành đào giả rất đẹp. Có Tết không làm được cành đào giấy, nhưng dù có làm hay không, ở nhà nào dứt khoát cũng phải có một bó hoa thập cẩm (mua lẻ những bông hoa lay-ơn, thược dược và violet đem cắm lẫn, làm thành một lọ hoa đẹp) để trên bàn trong mấy ngày Tết. Tết sang nhà hàng xóm chúc tết, thì thấy hầu như nhà ai cũng có một lọ hoa như thế. Hình như đấy là kiểu trang trí hoa Tết truyền thống của người Hà Nội, khi hoa tết cũng bán phân phối, nhiều khi xếp hàng đến lượt chỉ còn ít hoa bị dập nát.
Nửa tháng cuối năm, nhà nước thỉnh thoảng cho quét vôi lại một số nhà được cho thuê. Một màu vàng nhạt phủ lên khiến cho tòa nhà hay căn hộ như khoác áo mới. Các cửa sổ xanh cũng được cho sơn lại. Còn nhân dân thì tổ chức tổng vệ sinh toàn khu phố hay khu nhà tập thể. Nhà nào cũng quét mạng nhện, dọn vệ sinh và lau chùi bàn, tủ (ngày ấy rất ít nhà có bàn thờ như ngày nay).
Dù giúp bố mẹ những việc lặt vặt, nhưng lũ trẻ vẫn có nhiều thời gian và thích tụ tập nhau chơi đủ thứ trò trẻ con. Các gia đình trên phố thường dành bánh pháo độc nhất để đốt đêm Giao thừa. Cũng có nhà lại xé lẻ ra chia cho trẻ con đốt chơi từ trước Tết cả tuần. Bánh pháo Trúc Bạch có 180 quả pháo tép và 5 quả pháo đùng chỉ to bằng ngón tay út. Trẻ con đứa nào cũng xin bố mẹ một que hương và đem pháo ra hè phố hay đem xuống sân tập thể đốt. Đứa này đốt thì những đứa khác đứng xem. Mấy anh lớn hơn thì được đốt pháo đùng, có anh tai quái chặn cái ống bơ sữa bò lên quả pháo để khi nổ, cái ống bơ văng cao lên trời. Đám con gái thường được mua pháo dây đốt, hay pháo đập nhỏ như viên bi. Tiếng pháo nổ lẹt đẹt kèm theo những làn khói xám và mùi thuốc pháo lúc nào cũng lan tỏa trong không gian gây niềm phấn khích rất đặc trưng của ngày Tết. Không khí Tết đến sớm là vì thế.
Đêm Ba mươi ít người đi chơi ngoài đường, đường phố hay dưới sân các khu nhà tập thể vắng ngắt. Mọi người thường quây quần trong gia đình, bóc hộp mứt hay mở chai rượu chanh/ rượu mơ/ rượu thanh mai để cả nhà cùng thưởng thức.
Tết là ngày sum họp gia đình trong cả một năm. Ngày Tết, nhà nào cũng đông đủ và quây quần nhất. Các gia đình đều cố gắng có hai bữa cơm chung là chiều Ba mươi và sáng mùng Một Tết. Thời gian còn lại đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, và sang chúc Tết nhà hàng xóm xung quanh. Hà Nội thời bao cấp người không thật đông, phương tiện đi lại ít nên trong mấy ngày Tết, đường phố thường vắng vẻ, không khí thoáng đãng. Người lớn nói với nhau rất nhẹ nhàng và trẻ con cũng phải như vậy.
Ngày ấy, người ta chỉ mừng tuổi chủ yếu cho con cháu trong nhà và các cụ già, số tiền chỉ là ước lệ. Nhiều khi là mừng tuổi bằng mấy quả pháo tép cho trẻ.
Ngày mùng Một, cũng hay có lệ đại diện tổ dân phố và các đoàn thể thường tập trung đi chúc Tết các gia đình có các cụ cao tuổi, rồi sau đó mới về nhà lo việc riêng. Tiếp khách ngày xuân cũng chỉ có nước chè, thêm ít hạt dưa, hạt bí, một ít mứt thập cẩm hay bánh kẹo.
Thời bao cấp khi vẫn còn chiến tranh, vật chất ít nhưng mọi người trọng tinh thần và luôn tôn trọng, nhường nhịn nhau, nhất là trong mấy ngày Tết. Vì thế, ai cũng mong Tết và nhớ Tết khi mỗi độ xuân về.
Ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên thì việc lo cho cái Tết đủ đầy không còn là gánh nặng của mỗi gia đình. Hàng hóa tràn ngập khắp nơi, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dân từ thành thị tới nông thôn. Nhiều người nói vui chỉ cần có tiền đi một lúc là sắm đủ Tết, thậm chí chỉ vài cuộc điện thoại là người ta ship đến tận nhà. Niềm vui của con trẻ giờ đây cũng khác, chúng háo hức với điện thoại, Internet hơn là áo mới. Nói như vậy để thấy, mới mấy chục năm mà xã hội đã biến chuyển nhanh thế nào, theo đó nhiều tiêu chí, quan niệm về ăn Tết, chơi Tết cũng có thay đổi. Nhớ về ngày hôm qua cũng để trân quý hơn những gì mình đang có, để có thêm động lực, phấn đấu để ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay.
Xin mời quý vị cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn lại những bức ảnh Tết thời bao cấp để hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương ở Hà Nội nhé ạ.

(sưu tầm, tổng hợp và biên soạn.
Nguồn: Internet)
FB_IMG_1707114051915.jpg
FB_IMG_1707114054579.jpg
FB_IMG_1707114057233.jpg
FB_IMG_1707114059491.jpg
FB_IMG_1707114061876.jpg
FB_IMG_1707114064496.jpg
FB_IMG_1707114066891.jpg
FB_IMG_1707114069055.jpg
FB_IMG_1707114071625.jpg
FB_IMG_1707114074699.jpg
FB_IMG_1707114077071.jpg
FB_IMG_1707114079331.jpg
FB_IMG_1707114081465.jpg
FB_IMG_1707114088814.jpg
FB_IMG_1707114091178.jpg
FB_IMG_1707114095553.jpg
FB_IMG_1707114098474.jpg
FB_IMG_1707114101409.jpg
FB_IMG_1707114104892.jpg
FB_IMG_1707114108829.jpg
FB_IMG_1707114111915.jpg
FB_IMG_1707114114790.jpg
FB_IMG_1707114117329.jpg
Thập niên 80 cái tết no bình yên thực sự, tuy thực phẩm khó khăn nhưng mọi người đoàn kết ấm cúng vô cùng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top