[Funland] Xin thông tin 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô kháng chiến chống Pháp

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,543
Động cơ
502,631 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Quay ngược lại, nhỡ mà a Mao không giành chiến thắng thì không biết số phận nước Việt như thế nào nhỉ?
Mao không thắng thì VN khó giành thắng lợi trước Pháp.
Số phận VN chắc lại nửa thuộc Tàu, nửa thuộc Pháp.
 

nhatthang

Xe tăng
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,486
Động cơ
-54,416 Mã lực
Mao không thắng thì VN khó giành thắng lợi trước Pháp.
Số phận VN chắc lại nửa thuộc Tàu, nửa thuộc Pháp.
Thật sự thì em rất không thích bàn về những chuyện sau chữ "nếu" đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lịch sử. Tuy nhiên, "nếu" xấy ra thì có lẽ nhận định bên trên của cụ là chuẩn xác.
 

huuhuy

Xe tăng
Biển số
OF-95207
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
1,901
Động cơ
429,921 Mã lực
Nơi ở
"Hà Lội Phố"
Giai đoạn CM tháng 8 đến sau ngày toàn quốc kháng chiến, Việt Minh không có sự giúp đỡ nào của Mao cả. Đến 1950 mới mở chiến dịch Biên giới mở cửa với TQ cụ ạ.
Bởi vậy giai đoạn từ 1945-1950 thực sự rất rổi ren, chính sử cũng ít nhắc đến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Lúc đó lực lượng ta rất... rất yếu, tài chính trống rỗng, nên phải nín nhịn bọn cướp
Pháp với Tưởng đi đêm với nhau. tưởng sẽ nhường cho Pháp đưa quân ra Bắc Kỳ, đổi lại Pháp sẽ trao trả đất cho Tưởng
Biết tình thế không cưỡng được. Ta và Pháp ký Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 để Pháp đưa quân ra Bắc. Cụ Hồ đã để Vũ Hoàng Khanh (phe Quốc Dân Đảng) với tư cách Phó Chủ tịch nước ký. Nhiều người không hiểu cho là hiệp ước bán nước, nhưng do Vũ Hồng Khanh ký vào nên bọn Quốc Dân Đảng không cớ gì phản đối.
Cụ Hồ biết chắc là cuộc chiến Pháp - Việt sẽ xảy ra, không tránh được, nhưng chậm được ngày nào hay ngày đó để ta chuẩn bị lực lượng
Vấn đề Nam Bộ được thảo luận ở Hội nghị Đà Lạt. Tất nhiên là chẳng đi đến đâu vì quan điểm hai bên khác biệt
Hai bên quyết định sẽ sang Pháp để bàn
Tháng 5/1946, phái đoàn Quốc Hội Việt Nam do Ông Phạm Văn Đồng cầm đầu (thành viên Tôn Đức Thắng và những người khác) sang Pháp thăm xã giao
Sau đó về nước và tháng 9/1946, ông Phạm Văn Đồng lại sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau để thảo luận vấn đề Việt Nam. Dĩ nhiên là thất bại vì quan điểm khác nhau
Trong sách lịch sử Việt Nam, không nói rõ ràng, nên ai cũng tưởng là ông Phạm Văn Đồng sang Pháp chỉ một lần từ tháng 5/1946 để dự Hội nghị Fontainebleau
Cuối tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với tư cách thượng khách mời. Do Pháp không công nhận chính phủ VNDCCH nên họ gọi là "Chủ tịch tự xưng"
Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy Hội nghi Fontainebleau tan vớ, nghĩa là cuộc chiến có thể xảy ra ngay, nên cố gắng kéo thêm được ngày nào háy ngày đó
Cụ Hồ thương lượng với Moutte, Bộ trưởng thuộc địa Pháp, nhưng dã tâm người Pháp muốn bóp chết quân đội ta lập tức nên cụ Hồ đành phải thoả thuận với Moutte một TẠM ƯỚC (chứ không phải HIỆP ƯỚC), đại để như bản ghi nhớ, Cụ Hồ khi ký xong Tạm ước đã phải gạt nước mắt vì bị o ép. Thật ra tạm ước này cũng chẳng có ý nghĩa với Pháp, vì họ sẵn sàng vi phạm, nhưng có ý nghĩa với ta. Chừng nào cụ Hồ Chí Minh chưa về Việt Nam thì súng chưa nổ
Lẽ ra sau khi ký, cụ Hồ rời Pháp bằng máy bay C-47 Dakota để về Việt Nam, nhưng không, cụ chọn đi tàu thuỷ để kéo dài thêm một tháng
Cụ Hồ về Hà Nội giữa tháng 10/1946, thì Pháp đã bắt đầu khiêu khích. Ngày 17/11/1946 (trước khi Toàn quốc kháng chiến một tháng) Pháp đã bắt Vệ quốc đoàn Hải Phòng hạ vũ khí. Tất nhiên người Hải Phòng không chịu.. Thế là người Pháp tấn công sát hại dân chúng ở rạp phim Vĩnh Lợi (nay là rạp 1/5) phố Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng. Tấn công Nhà Hát Lớn, Hải Phòng bị 34 chiến sĩ tự vệ đánh trả, hy sinh hết nhưng đã gây cho Pháp thiệt hại, để họ biết rằng, không dễ dàng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Đầu tháng 12/1946, ta xây dựng chiến luỹ, hầm hố ở Hà Nội . Pháp ức hiếp quân đội ta bắt phải phá bỏ đi. Họ tàn sát dân chúng phố Yên Ninh, Hàng Bún.... rồi ngang ngược đòi quân đội ta hạ vũ khí.
Đến nước này, ta không nhịn được nữa, chủ động ra đòn trước vào lúc 8 giờ tối ngày 19/12/1946.
Pháp nghĩ rằng chỉ 2 ngày là họ lập lại trật tự ở Hà Nội, nhưng nhân dân Hà Nội đã chiến đấu "quyết tử vì tổ quốc quyết sinh" kéo dài 47 ngày đêm
 

hahoi518

Xe buýt
Biển số
OF-416244
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
635
Động cơ
229,897 Mã lực
Tuổi
39
Cụ mợ nào thông thái cho em hỏi vụ Việt Minh giải phóng vùng thập vạn đại sơn bên Quảng Tây, TQ. Đó vốn là đất Việt bị Pháp cắt nhượng cho nhà Thanh. Sau khi chiếm xong vùng đó lại trả lại cho quân Mao. E nghĩ Mao đề nghị mình giải phóng khu đó, chắc cũng có ý muốn trả lại hoặc muốn thử mình. Rồi còn mấy tỉnh nam Lào nữa.
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
12,948
Động cơ
322,889 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhân sự kiện film "Đào, phở và Piano" đang hot. Em xin phép mở thớt để hỏi thêm cụ thể những câu chuyện xung quanh những tháng ngày bảo vệ thủ đô ạ.
Kính cụ Ngao5
FB_IMG_1708442893687.jpg
FB_IMG_1708442891874.jpg
FB_IMG_1708442889064.jpg
FB_IMG_1708442885214.jpg
FB_IMG_1708442883458.jpg
FB_IMG_1708442879729.jpg
FB_IMG_1708442877892.jpg
Chú đọc cuốn Sống mãi với Thủ Đô của Nguyễn Huy Tưởng, sẽ rất hợp với film mới ra này.
 
  • Vodka
Reactions: dpl

nadushop

Xe điện
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
3,346
Động cơ
384,446 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Đầu tháng 12/1946, ta xây dựng chiến luỹ, hầm hố ở Hà Nội . Pháp ức hiếp quân đội ta bắt phải phá bỏ đi. Họ tàn sát dân chúng phố Yên Ninh, Hàng Bún.... rồi ngang ngược đòi quân đội ta hạ vũ khí.
Đến nước này, ta không nhịn được nữa, chủ động ra đòn trước vào lúc 8 giờ tối ngày 19/12/1946.
Pháp nghĩ rằng chỉ 2 ngày là họ lập lại trật tự ở Hà Nội, nhưng nhân dân Hà Nội đã chiến đấu "quyết tử vì tổ quốc quyết sinh" kéo dài 47 ngày đêm
Đọc đi đọc lại em vẫn bị cuốn.
Cụ kể thêm đi ạ.
 

hung521707

Xe tải
Biển số
OF-793828
Ngày cấp bằng
16/10/21
Số km
236
Động cơ
38,296 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Thành phố Ninh Bình
có cụ nào có link web nước ngoài nói về cuộc chiến này không, em muốn tìm hiểu thêm về góc nhìn của người nước ngoài thời đấy xem nó thế nào
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Cụ Hồ viết Lời kêu gọi kháng chiến ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Sau đó cụ lên Hoà Binh trú một ngày ở chỗ nhà máy in tiền ở Chi Nê, Lạc Thuỷ, Hoà Binh. Đây là cơ sở in tiền mà nhà tư sản Đỗ Đình Thiện bỏ tiền ra mua để in tiền. Riếng đồn điền, ông bỏ ra 2.000 lạng vàng mua lại đồn điền của một người Tây. Máy móc để in không rõ bao nhiêu tiền nữa. Cụ Hồ bàn với ông Thiện, di chuyển nhà máy in tiền lên Chợ Mới, Bắc Cạn. Sau đó Cụ Hồ lên Thái Nguyên
Bộ trưởng thuộc địa Pháp (đảng viên Đảng Dân Chủ) uỷ nhiệm cho một phái viên thân tín gặp bí mật Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Nguyên. Cụ Hồ đồng ý. Buổi gặp bí mật có ông Hoàng Minh Giám. Ông phái viên khuyên cụ Hồ đầu hàng. Cụ Hồ hỏi rằng các ông từng chống Đức, Hitler, nếu ai đó khuyên ông đầu hàng Hitler thì các ông nghĩ sao.
Lúc đó chính phủ ta yếu cả về kinh tế lẫn quân sự, bị quân Pháp dồn đuổi. Thoạt đầu Chính phủ chạy về Chợ Mới, Bắc Cạn, thì Pháp dò biết được cho lính Dù nhảy xuống hòng bắt sống đầu não chính phủ ta. Cụ và ông Trường Chinh thoát hiểm trong gang tấc. Pháp bắt được cụ Nguyễn Văn Tố, tưởng nhầm cụ Hồ, sau đó bắn cụ Nguyễn Văn Tố
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Cụ quay về ATK (An toàn khu) Tỉn Kheo, Định Hoá Thái Nguyên. Nơi này giáp với Tân Trào, Tuyên Quang, cách nhau một con đèo tên là Đèo Re, đi bộ không xa
Chính phủ đóng ở Tân Trào. Nha Công An đóng ở gần đó trên Quốc lộ 37 ngày nay, Pháp không biết được vị trí của nơi Cụ và chính phủ ở
Trong thời gian đó ta chỉ chống đỡ những cuộc tấn công của Pháp mà ta gọi là "cầm cự"
Pháp mạnh hơn ta thì rõ, nhưng cũng chỉ chiếm đất đồng bằng sông Hồng. Chiếm đến Ninh Bình, chỗ Ghềnh bây giờ là dừng lại. Phía bắc Hà Nội thì đến cầu Đa Phúc. Mạn Bắc Giang thì Pháp chịu luôn. Đường 6 thì Pháp làm chủ, nhưng chỉ làm chủ được ven trục đường và đến bờ sông Đà, Sơn Tây và bên Thanh Sơn, Thanh Thuỷ là hết
Thực lực của Pháp chưa đủ sức bình định được Bắc Kỳ
Việt Minh theo cách gọi của người Pháp và đa số dân chúng Việt Nam khi đó, chiến đấu câu dầm và tìm mua vũ khí ở Thái Lan. Phải thu gom thuốc phiện mang sang đó bán lấy tiền mua vũ khí. Đó cũng là chuyện bình thường
Tướng Marshall, sau này làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đã nghiêng về phía Mao Trạch Đông trong cuộc Nội chiến Quốc Cộng. Có thể ông ta thấy chính quyền Tưởng Giới Thạch tham nhũng thối nát chăng.
Biết Mao sẽ thắng thế, Mỹ thúc Pháp xây dựng chính quyền người Việt để đương đầu với chính quyền VNDCCH, coi như nội chiến. Chứ quân đội Pháp lúc đó xưng danh là Quân đội Viễn chinh Pháp thì tính pháp lý không ổn
Cả Pháp lẫn Bảo Đại đều cán cá chuyện trả Nam Bộ. Pháp không muốn trả Nam Bộ, mà không trả Nam Bộ thì Bảo Đại không nhận đứng đầu chính phủ Quốc gia Việt Nam, mà không thành lập được chính phủ Quốc gia Việt Nam thì Mỹ không viện trợ cho Pháp
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Người Pháp tìm Bảo Đại để thành lập chính quyền bù nhìn. Nhưng người Pháp vừa đái vừa nhòm, không chịu trao trả độc lập cho Việt Nam (3 miền thống nhất) mà chỉ muốn Bảo Đại đứng tên thôi
Bảo Đại không chịu. Pháp cũng chẳng thể ép được Bảo Đại
Cuộc chiến Việt Nam tiêu tốn ngân sách Pháp. Sau WW2 nước Pháp cũng kiệt quệ, mà bỏ Việt Nam thì tiếc
Muốn chiến tranh tiếp phải có tiền.
Người Mỹ đã chìa tay ra cho Pháp vay, nhưng không phải bằng tiền mặt mà bằng vũ khí theo hiệp ước Lend-Lease (vay-mượn)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Nhưng vay được của Mỹ đâu dễ dàng thế
Để vay được tiền, Pháp phải thành lập được một chính phủ người Việt Nam
Tại sao Mỹ muốn có một chính phủ người Việt Nam?
1. đầu tiên là đánh nhau với Việt Minh không thể để những ông tây mũi lõ chiến đấu vì người Việt Nam, nghe khó lọt tai. Phải có một chính quyền người Việt để đương đầu với Việt Minh, coi như hai phe đánh nhau, mà chính quyền Bẩo Đại có vẻ hợp pháp hơn khi được những nước thân Mỹ công nhận
2. Quân đội Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, sẽ được Mỹ đài thọ toàn bộ từ vũ khí lẫn lương lậu
Sách báo ta không đề cập đến vấn đề này khiến mọi người nhầm là quân đội Quốc gia Việt Nam là "của Pháp"
Nói là "của Pháp" cũng không sai, vì Quân đội Quốc gia Việt Nam lúc này ngang phân với Quân đội Viễn chinh Pháp, vì thế ngang phân nhau nên Quân đội Quốc gia Việt Nam nằm trong cái gọi là "Quân đội liên hiệp Pháp"
Pháp huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam, nhưng người Mỹ trả tiền. Tiền đó trừ luôn vào tiền vay mượn vũ khí. Mỹ không phải bỏ tiền tươi ra
Bảo Đại biết được thâm ý này nên bắt bí Pháp về vấn đề Nam Bộ. Cuối cùng thì Pháp phải nhả Nam Bộ để Bảo Đại thành lập chính quyền ba miền, chấm dứt 80 năm Pháp chiếm Nam Bộ. Nước ta thành một giải thống nhất từ tháng 7/1949. Lúc này Mao đã gần tống cổ Tưởng Giới Thạch ra khỏi Đại Lục
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,225
Động cơ
1,074,842 Mã lực
Người Mỹ nhìn xa, họ đã thâm ý xé bỏ Hiệp định Geneva, quy định hai miền Tổng tuyển cử năm ngày 20/7/1956
Mỹ không sử dụng Bảo Đại cho việc này rồi, chắc chắn như thế. Lúc này Mỹ có phái đoàn MAAG cung cấp viện trợ quân sự cho chính quyền Bảo Đại (sau là Ngô Đình Diệm)
vậy Mỹ chọn ai
Mỹ biết Ngô Đình Diệm là quan lại cũ, bảo thủ, gia đình trị.... nhưng vào lúc này xây dựng con đê ngăn làn sóng cộng-sản thì không còn ai hơn ông ta
Bảo Đại bị gạt ra khỏi guồng lịch sử, để Ngô Đình Diệm cầm quyền, người đã theo lệnh Mỹ xé bỏ cam kết Tổng Tuyển Cử
Đó là nguồn cơn cuộc chiến đẫm máu của thế kỷ 20
Ghi chú: thời kỳ 1950-1955, Quân đội Quốc gia Việt Nam sử dụng toàn đồ Mỹ, quấn phục cũng khác quân đội Pháp, tất cả đều do Mỹ cung cấp
 
Chỉnh sửa cuối:

thunder

Xe tải
Biển số
OF-494
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
300
Động cơ
582,942 Mã lực
Nhân sự kiện film "Đào, phở và Piano" đang hot. Em xin phép mở thớt để hỏi thêm cụ thể những câu chuyện xung quanh những tháng ngày bảo vệ thủ đô ạ.
Kính cụ Ngao5
FB_IMG_1708442893687.jpg
FB_IMG_1708442891874.jpg
FB_IMG_1708442889064.jpg
FB_IMG_1708442885214.jpg
FB_IMG_1708442883458.jpg
FB_IMG_1708442879729.jpg
FB_IMG_1708442877892.jpg
Cụ dùng cụm từ "bảo vệ thủ đô", chắc ý cụ muốn tư liệu từ góc nhìn của những người kháng chiến?
Các cụ trên liệt kê khá nhiều, em chỉ xin bổ sung 2 quyển của cùng một tác giả Hữu Mai là tiểu thuyết Đất nước và tập hồi ức Chiến đấu trong vòng vây (hồi ức của Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện). Bản ebook của cả 2 đều có trên mạng.
Cả hai quyển đều cùng mô tả những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, nhưng với những góc nhìn khác nhau: của một lãnh đạo quân đội và của một thanh niên Hà Thành.
Điều thú vị là trong lúc hoàn tất quyển hồi ức và chờ được xuất bản, có lẽ hơn hai chục năm, Hữu Mai đã kịp ra mắt tiểu thuyết.
Đọc tiểu thuyết, ta thấy được phần nào tâm trạng của lớp thanh niên tiểu tư sản hào hoa, lãng mạn và có phần ngây thơ khi bước vào cuộc chiến và bị nó đập cho tơi tả. Nhân vật chính, tên Phong, sau những ngày chiến đấu tại thủ đô đã bị thương nặng, phải khiêng ra khỏi vùng chiến sự và bị bỏ lại trơ trọi ở bãi giữa sông Hồng. Khi được cứu và ra vùng tự do, anh đứng giữa 2 lựa chọn là quay về Hà Nội cùng gia đình người yêu giàu có hay tiếp tục theo kháng chiến. Đó thật sự là một quyết định quá khó khăn giữa hạnh phúc của bản thân và lòng yêu nước, giữa những lãng mạn vô tư và thực tế trần trụi, khắc nghiệt. Với lớp những độc giả của thập niên 80, vẫn còn "khao khát lý tưởng với tình yêu" nhưng đã thừa trải nghiệm thực tế cuộc sống thời bao cấp, tâm trạng của Phong trong tiểu thuyết được đồng cảm một cách đầy... day dứt.
Đương nhiên sẽ có những góc nhìn khác về cuộc kháng chiến, từ đó sẽ có những cách mô tả khác. Lãng mạn kiểu như trong Đào, phở...mấy anh tự vệ cùng nhau xúm lại khiêng chiếc piano cho người đẹp chẳng hạn. Có điều không rõ họ có vác nó ra được đến bãi giữa sông Hồng không? :)
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
11,359
Động cơ
420,644 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ dùng cụm từ "bảo vệ thủ đô", chắc ý cụ muốn tư liệu từ góc nhìn của những người kháng chiến?
Các cụ trên liệt kê khá nhiều, em chỉ xin bổ sung 2 quyển của cùng một tác giả Hữu Mai là tiểu thuyết Đất nước và tập hồi ức Chiến đấu trong vòng vây (hồi ức của Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện). Bản ebook của cả 2 đều có trên mạng.
Cả hai quyển đều cùng mô tả những sự kiện diễn ra trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, nhưng với những góc nhìn khác nhau: của một lãnh đạo quân đội và của một thanh niên Hà Thành.
Điều thú vị là trong lúc hoàn tất quyển hồi ức và chờ được xuất bản, có lẽ hơn hai chục năm, Hữu Mai đã kịp ra mắt tiểu thuyết.
Đọc tiểu thuyết, ta thấy được phần nào tâm trạng của lớp thanh niên tiểu tư sản hào hoa, lãng mạn và có phần ngây thơ khi bước vào cuộc chiến và bị nó đập cho tơi tả. Nhân vật chính, tên Phong, sau những ngày chiến đấu tại thủ đô đã bị thương nặng, phải khiêng ra khỏi vùng chiến sự và bị bỏ lại trơ trọi ở bãi giữa sông Hồng. Khi được cứu và ra vùng tự do, anh đứng giữa 2 lựa chọn là quay về Hà Nội cùng gia đình người yêu giàu có hay tiếp tục theo kháng chiến. Đó thật sự là một quyết định quá khó khăn giữa hạnh phúc của bản thân và lòng yêu nước, giữa những lãng mạn vô tư và thực tế trần trụi, khắc nghiệt. Với lớp những độc giả của thập niên 80, vẫn còn "khao khát lý tưởng với tình yêu" nhưng đã thừa trải nghiệm thực tế cuộc sống thời bao cấp, tâm trạng của Phong trong tiểu thuyết được đồng cảm một cách đầy... day dứt.
Đương nhiên sẽ có những góc nhìn khác về cuộc kháng chiến, từ đó sẽ có những cách mô tả khác. Lãng mạn kiểu như trong Đào, phở...mấy anh tự vệ cùng nhau xúm lại khiêng chiếc piano cho người đẹp chẳng hạn. Có điều không rõ họ có vác nó ra được đến bãi giữa sông Hồng không? :)
Thanks cụ ạ
E thích kiểu cầm truyện lên đọc hơn dán mắt vào màn hình tablet hoặc điện thoại. Cuối tuần cho bọn trẻ lên phố đi bộ rồi e tạt qua nguyễn xí tìm thử ạ
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,543
Động cơ
502,631 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Mấy ô tiểu tư sản ngây thơ bỏ mịa, đang sốt rét run người, ỉa chảy xanh như tàu lá mà vẫn mơ về dáng kiều thơm. Lúc đó phải sống đã
Đang ở phố xá yên ấm không biết hưởng, xung phong đi về mường cọp trêu người
Dại dột quá, ngây thơ quá
Các ông ấy yêu nước chứ không phải ngây thơ.
Họ sống trong cảnh là thuộc địa cả trăm năm nên muốn cùng dân tộc giành độc lập.
Và họ đã thực hiện được lý tưởng của họ dù rằng sau đó họ trả giá bằng tính mạng của họ.
Điều đó làm họ khác biệt với bọn bám gót chân Pháp, tiếp đến là Mỹ để dân tộc lầm than hơn 20 năm nữa sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,543
Động cơ
502,631 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Đổi lại, họ được gắn mác tiểu tư sản đó cụ
Cụ quang dũng sau này bị vùi dập tơi bời vì câu "mơ về Hà Nội dáng kiều thơm"
Thì họ là Tiểu Tư Sản, Địa Chủ.
Cái khác là họ là Tiểu Tư Sản, Địa Chủ ... Yêu nước.
Ngược lại với nhóm Tiểu Tư Sản, Địa Chủ ... bán nước.
PS: Việc ông Dũng bị vùi dập em chả quan tâm. Là 1 người lính ông ấy chấp nhận mệnh lệnh cấp trên. Ông ấy không phản đối & thắc mắc thì người ngoài sao phải phàn nàn làm gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,543
Động cơ
502,631 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Tôi chỉ nói sự thật, không gì ngoài sự thật???
Để tất cả cùng nhìn vào sự thật
Nếu họ nhờ tôi, cụ có biết????
Sự thật là họ chả kêu gì cả. Người nhà họ cũng chả kêu gì, nếu kêu họ nhờ luật sư, báo chí... chứ cần gì phải nhờ cụ vào OF kêu khóc.
Sự thật là cụ Hồ cũng đã đứng lên xin lỗi họ & người nhà họ ( dù rằng họ không còn nghe được nữa ).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top