[Funland] Ngừng tim trước vạch đích.

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
5,698
Động cơ
536,575 Mã lực
Em phải vote ngay cho cụ vì nói quá đúng ạ.
Phải có nền tảng, tập từ bé và liên tục thì cơ thể mới chịu được món nặng đô như MRT này.
Em thấy mấy cụ cả đời chạ thể dục thể thao gì, đến gần 50t mới thấy post ZL, FB tham gia giải race lọ chai mà hãi.
Nhà em ở quê trồng cau nên em biết, cây cau non khi bứng ra trồng ở chỗ mới thì phải đánh dấu trên thân hướng nào là hướng Tây. Quên không đánh dấu, để lệch là khi lớn thân cau bị nắng táp cháy ngay.
Người cũng vậy, phải tham gia từ bé để các gene định hình, cơ thể phân bổ từ sớm mới được ạ.
Vâng, e may mắn vì được ông cụ nhà e rèn luyện và bắt tập từ khi còn bé tí,hàng ngày 5h sáng vào trong sân Bách Khoa chạy với đá bóng nên e hiểu cái nền tảng thể dục nó quan trọng thế nào. Đang tập liên tục mà mấy hôm vì mưa bão to quá ko đi tập được mà đến lúc quay lại tập còn thấy nhịp tim thay đổi hẳn. Huống chi nhiều ng ko có nền tảng từ trước cứ hì hục ko lắng nghe cơ thể mình thì nguy hiểm lắm và phản tác dụng luôn ạ.
 

minhdqtt

Xe hơi
Biển số
OF-381597
Ngày cấp bằng
8/9/15
Số km
138
Động cơ
243,597 Mã lực
Tóm lại một câu là phải biết tự lượng sức mình ko thì đi sớm.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,413
Động cơ
486,368 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Cái này là không may thôi cụ. Nói chung rèn luyện sức khỏe là tốt, nhưng quan trọng nhất vẫn là phù hợp với thể trạng của mình. Ban tổ chức họ không thể biết rõ về tình trạng cơ thể của mình bằng chính mình được. Đăng kí cự li vừa sức và không cố quá khi có dấu hiệu mệt sẽ giảm nguy cơ.
Ban tổ chức: tức là họ phải kiểm soát được sức khoẻ người tham gia. Lẽ ra cần kiểm soát điều kiện thi đấu của vận động viên thay vì chỉ thu tiền và tạo trend.




Khi việc xảy ra chuyện thì lại bào chữa "bỏ cuộc hơn bỏ mạng" thế thì đừng lấy tinh thần Marathon nữa . Ghi luôn là "Giải chạy Hồ Tây, bỏ cuộc hơn bỏ mạng".
Tinh thần Marathon là không bỏ cuộc, bởi vậy thay vì chuẩn bị kiểm tra sức khoẻ của người thi đấu để sắp xếp cự ly thích hợp, không tuỳ tiện như bây giờ
 

Dr Thanh Bùi

Xe container
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
9,293
Động cơ
58,106 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Ban tổ chức: tức là họ phải kiểm soát được sức khoẻ người tham gia. Lẽ ra cần kiểm soát điều kiện thi đấu của vận động viên thay vì chỉ thu tiền và tạo trend.




Khi việc xảy ra chuyện thì lại bào chữa "bỏ cuộc hơn bỏ mạng" thế thì đừng lấy tinh thần Marathon nữa . Ghi luôn là "Giải chạy Hồ Tây, bỏ cuộc hơn bỏ mạng".
Tinh thần Marathon là không bỏ cuộc, bởi vậy thay vì chuẩn bị kiểm tra sức khoẻ của người thi đấu để sắp xếp cự ly thích hợp, không tuỳ tiện như bây giờ
Vụ trước ở Hòa Bình e cũng bảo btc nên yêu cầu người tham gia phải kiểm tra sức khỏe trước khi chạy giải và thuê đội cấp cứu chuyên nghiệp hơn.
1000013375.png
 

NHA-MINH

Xe tăng
Biển số
OF-28960
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,065
Động cơ
491,445 Mã lực
Trường hợp này là không may và chủ quan, chứ chạy dài nó có cái hay và lợi ích rất lớn không thể bàn cãi,
 

Mc Bia

Xì hơi lốp
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
1,780
Động cơ
14,478 Mã lực
Đơn giản là không biết kiểm soát nhịp thở. Lại cố quá thì quá cố thôi. Người nó khác máy là ở chỗ đấy, máy chạy cứ hết lại đổ xăng dầu vào chứ người thiếu tí thì toạch ngay.
 

Utopia79

Xe buýt
Biển số
OF-8070
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
832
Động cơ
546,834 Mã lực
Em hơi cực đoan là chơi thể thao chỉ thích chơi một mình mà không muốn tham gia hội nhóm gì. Đành rằng đu theo hội có thể phá vỡ giới hạn bản thân, nhưng cũng có thể phá luôn cả sức khoẻ do phải gồng theo team. Vậy nên, em cứ tèng tèng đeo giầy tư kỷ, chạy mệt là em nghỉ :D
 

Lelong1411

Xe tăng
Biển số
OF-90356
Ngày cấp bằng
31/3/11
Số km
1,400
Động cơ
439,588 Mã lực
Chưa hiểu cụ bảo BTC thay đổi công tác tổ chức là ntn. Chắc h phải cho các VĐV xếp hàng từ hôm trước để khám sức khoẻ xong mới cho chạy quá :)).Vấn đề này là vấn đề các cá nhân tham gia phải tự lo lấy chứ.
 

tranthanhhaist

Xe buýt
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
573
Động cơ
139,813 Mã lực

Ở giải chạy trên Hòa Bình đã có người chết nhưng công tác tổ chức có vẻ như không thay đổi được bao nhiêu khi tiếp tục có người nguy kịch.
Công tác tổ chức tốt thì cứu được ca này hả cụ, sợ cũng k đc á. Em thấy chủ yếu là ở người chạy chứ nhỉ, họ phải biết giới hạn và nội tình của mình, và quan trọng là phải lắng nghe cơ thể mình nữa, lúc đó mình là người hiểu rõ nhất sắp tới hạn hay chưa.
 

Killer13

Xe tăng
Biển số
OF-302643
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,304
Động cơ
322,282 Mã lực
Toàn kiểu thích là chạy thôi chú cũng không tìm hiểu kỹ, không biết đc giới hạn sức khỏe của bản thân. Rất nguy hiểm các cụ à.
Hồi học sinh, tiết thể dục thầy giáo cho chạy mấy vòng quanh trường, em chạy về cảm giác không thở nổi, làm gì cũng thấy mệt, chỉ muốn nằm gục xuống mà vẫn mệt. Sau này khôn khôn tí thì vẫn chạy nhưng vừa chạy vừa nghỉ, coi như đi bộ, về đến nơi chậm nhất nhưng được cái khỏe.
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,583
Động cơ
271,751 Mã lực
Năm 2016, một đánh giá y tế có hệ thống cho thấy nguy cơ đột tử do tim trong hoặc ngay sau khi chạy marathon là từ 0,6 đến 1,9 ca tử vong trên 100.000 người tham gia.

Nguy cơ lớn thứ hai phát sinh từ tình trạng mất cân bằng chất lỏng hoặc chất điện giải, đặc biệt là hạ natri máu (thiếu natri, thừa nước hoặc nhiễm độc nước ). Như một giám đốc y tế môn chạy marathon đã mô tả về nguy cơ phản trực giác và chưa được công bố rộng rãi vào năm 2005: "Không có trường hợp mất nước nào gây tử vong được báo cáo trong lịch sử chạy bộ thế giới, nhưng có rất nhiều trường hợp người chết vì hạ natri máu."

Đột quỵ do nhiệt là một tình trạng khẩn cấp, trong đó việc điều chỉnh nhiệt không thành công và nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 104 ° F (40 ° C). Nó trở thành một nguy cơ lớn hơn trong thời tiết ấm áp và ẩm ướt.
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,184
Động cơ
518,183 Mã lực
Thể thao là cần thiết nhưng em thấy nhiều người hơi thái quá theo trào lưu hội nhóm.., điển hình là môn đạp xe, có người dậy từ 3-4h sáng để đạp xe thể dục thì em cũng đến ạ ;))
Chết thật sáng em vừa đạp lúc 4 rưỡi, cơ mà em đạp kiểu thông đái ngon cơm thoai
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,003
Động cơ
427,788 Mã lực
Vụ trước ở Hòa Bình e cũng bảo btc nên yêu cầu người tham gia phải kiểm tra sức khỏe trước khi chạy giải và thuê đội cấp cứu chuyên nghiệp hơn.
Dần dần chắc phải siết chặt việc tổ chức chạy.
Yc bTC phải phát tb định vị, theo dõi thông số sk truyền về trung tâm, vđv nào có vấn đề là biết sớm để can thiệp.
Quy định bao nhiêu km phải có trạm cấp cứu.
Quy định phải có các tình huống cấp cứu xảy ra và pa xử lí.
.....
Và quy định cho chính quyền, 1 năm ở 1 khu vực được tổ chức bao lần để k ah đến dân cư khác.
Nhưng mà làm được pro thế thì hết lãi :))
H đẩy hết trách nhiệm về vđv, bị sao tự chịu. Chạy trail giữa đồng không mông quoạch, ngất ra đấy chả ai biết. Biết cũng loay hoay để đưa ra đường cái cấp cứu.
 
Chỉnh sửa cuối:

NHA-MINH

Xe tăng
Biển số
OF-28960
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,065
Động cơ
491,445 Mã lực
khi đăng ký 21km , chắc chắn cậu ý cũng có thời gian tập chuẩn bị cho cự li này, chạy thường xuyên trên 15km- 21km, chuyện xẩy ra là không may thôi, ai chạy loanh qoanh dưới 10km , sẽ ko hiểu được quá trình chuẩn bị cho 21km, không nên nói nặng lời quá,
 

acac

Xe tải
Biển số
OF-465729
Ngày cấp bằng
27/10/16
Số km
398
Động cơ
305,731 Mã lực
Công thức này là nhịp tim tối đa chứ không phải trung bình cụ ạ ;) cụ kia hỏi nhịp tim trung bình cơ. Em thấy nhịp tim lý tưởng khi chạy nên là 85% nhịp tim tối đa.
cụ tham khảo bài này nhé

Nhịp tim tối đa = 220 - số tuổi
Ví dụ, nếu 25 tuổi, nhịp tim tối đa của bạn sẽ là 195 nhịp/phút. Khi luyện tập, bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên để nhịp tim vượt qua con số này.
Sau khi thực hiện khảo sát, các chuyên gia đã chia nhịp tim thành 5 vùng. Thông tin ở mỗi vùng sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhịp tim khi luyện tập.
  • Vùng 1: 50-60% nhịp tim tối đa. Lúc này, cơ thể thực hiện các hoạt động thông thường như đi bộ, làm việc nhà.
  • Vùng 2: 60-70% nhịp tim tối đa. Bạn có thể duy trì mức nhịp tim này bằng những động tác khởi động trước khi chạy và thư giãn sau khi chạy về.
  • Vùng 3: 70-80% nhịp tim tối đa. Khi rơi vào vùng này, cơ thể bạn sẽ hoạt động với cường độ vừa phải, vẫn đủ sức nói chuyện được trong khi tập.
  • Vùng 4: 80-90% nhịp tim tối đa. Tốc độ vận động khiến bạn phải cố gắng nhưng vẫn cảm thấy thoải mái, vẫn đủ sức nói những câu ngắn khi tập thể thao.
  • Vùng 5: 90-95% nhịp tim tối đa. Lúc này cơ thể đã tập trung “hết sức” khi vận động, ở tốc độ ổn định và thở đúng thì bạn chỉ đủ sức nói 1 vài từ. Tim hoạt động ở vùng này liên tục sẽ dễ đưa cơ thể đến trạng thái kiệt sức hay nguy hiểm hơn là có thể gây đột quỵ chết người.


5 vùng nhịp tim được tóm tắt qua sơ đồ
 

tran duc chi

Xe buýt
Biển số
OF-103304
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
753
Động cơ
388,839 Mã lực
Cụ nói chuẩn,khi mà tham gia phong trào rồi thì phấn khích lắm, không lượng được sức mình,năm 2021nhà em có 4 người tham gia giải chạy Hội An cự li 21km,khi về đến đích thì 2 người bị chấn thương phải đi cà nhắc.
giờ e thấy món này có vẻ như con dao 2 lưỡi. Lưỡi 1 thúc đẩy người người nhà nhà tập thể dục - rất tốt. Lưỡi 2 thì ngược lại làm cho con người ta cứ cố gắng, cố gắng mà quên mất đi mình ko hề có cái nền tảng thể dục - rất hại. Trước ở cái bài phong trào runner, sắm sửa trang bị mọi thứ cho runner từ giày,aos,quần,đồng hồ... e đã nói qua về nền tảng thể dục rồi.
Nền tảng ở đây là gì, là quá trình tích luỹ thói quen, nhịp tim, huyết áp của việc tập thể dục từ bé tí à. Ngta tập TD nên rèn luyện từ bé tí 4-5 tuổi cho đến hết cuộc đời, và phải thành thói quen thành tính liên tục hàng ngày,bất kể nắng mưa... chứ đừng kiểu hứng lên thì tập, hôm nay trời đẹp thì tập, mai trời mưa thì thôi nghỉ, hôm nay đi nhậu về mệt rồi,mai nghỉ thôi mệt lắm... Giờ em thấy, nhieuef người thấy bạn bè ng thân tham gia MRT nayf kia vậy là cũng cố gò ép mình theo phong trào mà ko chịu lắng nghe cơ thể mình. Mình chả có quá trình tích luỹ gì cả, chỉ thấy hay thì tập theo mọi người, mà tập cái này hay có trò cô thêm tí nữa, thêm tí nữa mỗi ngày cố thêm tí nữa. Mà ko để ý cơ thể mình đang phải tải, phải chịu tải mà ko có nền tảng gì cả. Cái này nguy hiểm lắm, giống như kiểu lâu ko vào sân đá bóng, tự dưng rủ nhau làm trận bóng cho khoẻ người, chạy thường ko sao nhưng chạy đá bóng nó khác lắm. Đuổi theo 1 lúc có ông ngất tại chỗ, hoặc nôn thốc nôn tháo, vì đá bóng nó phải tăng tốc đột ngột,hoặc dừng đột ngột. Với người ít thể thao hoặc chả bao giờ thể thao mà chạy thế ko gục mới là lạ.
Vậy nên thể dục phong trào bây giờ hãy lượng sức mình và đừng chạy theo phong trào quá, chỉ đơn giản hàng ngày hãy cố gắng cho bản thân mình tập chạy nhẹ hoặc đi bộ nhẹ nhàng 45'-1h, vậy là nhịp tim và huyết áp của mình cũng rất tốt rồi. Còn chuyện giải này giải nọ thì vận động viên chuyên nghiệp hoặc bán chuyên họ ăn tập hàng ngay thì họ mới trụ nổi. Nhìn nhiều người cố gắng hoàn thành quãng đường mà mặt tái mét, xám xịt lại,thở hồng hộc,e thấy lo ngại quá, đó ko còn là rèn luyện sức khoẻ nữa mà là tra tấn bản thân.
 

red_dragon88

Xe buýt
Biển số
OF-710484
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
896
Động cơ
126,843 Mã lực
Thực ra 21 km sub 2 của phong trào bây giờ không quá hiếm đâu cụ - kể cả nam lẫn nữ . Ý em là phong trào real luôn ấy.
Không phải trá hình như một số ăn chạy từ bé đâu.
Với các Elite tiếng tăm hoặc ở đội tuyển hoặc đã nghỉ đội ở các nơi chỉ chắc chắn ăn phong trào ở cự li 42 km.
Từ 21 km trở xuống muốn ăn đứt phong trào cũng phải chạy hết sức của mình, không dám lơ là.
Hồng Lệ cũng từng tâm sự bị một chị vượt tới Km 18 mới vượt lại được.
Phong trào giờ rất mạnh nên các thành tích của người chạy phong trào đam mê cũng tốt ạ.
Trường hợp đột quỵ giải Hồ Tây vừa rồi cũng rất đáng tiếc. Hôm đó cũng ko quá nóng oi mà 21 chạy 4h đi xe máy còn lạnh. Nhưng ko hiểu sao có rất nhiều người phải dừng lại.
Nằm dài ở vỉa hè em thấy khá nhiều, có một trường hợp em biết chạy pace 5 con gái tới km 19 thì mệt quá nằm ngủ luôn 3 phút xong chạy tiếp ko đc sub 2. Nhân viên y tế phải chạy lẫn vào để care.
Chạy giờ đấy ko phải giờ tối ưu để cơ thể hoạt động, chưa kể buổi sáng sớm sương đêm còn nhiều ko tốt cho sức khỏe. Nên em nghĩ thể lực bình thường tốt, nhưng tại thời điểm thi đấu chưa phải tốt nhất cho trạng thái thi đấu nên việc nằm vỉa hè cũng ko lạ.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
2,968
Động cơ
534,517 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Em nghĩ khả năng hôm có giải chạy bạn này trong người cũng đã yếu mệt sẵn mà vẫn cố tham gia nên mới xảy ra đột quỵ.
Chứ bình thường đã tập luyện cường độ cao như vậy mà có bệnh nền thì không thể duy trì tập trong suốt thời gian dài được đâu các cụ ạ.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,055
Động cơ
223,829 Mã lực
Tuổi
48
Hình như vận động viên marathon của mình cả nam và nữ chưa ai đạt chuẩn để đi dự Olympic nhỉ
 

NHA-MINH

Xe tăng
Biển số
OF-28960
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
1,065
Động cơ
491,445 Mã lực
Chạy giờ đấy ko phải giờ tối ưu để cơ thể hoạt động, chưa kể buổi sáng sớm sương đêm còn nhiều ko tốt cho sức khỏe. Nên em nghĩ thể lực bình thường tốt, nhưng tại thời điểm thi đấu chưa phải tốt nhất cho trạng thái thi đấu nên việc nằm vỉa hè cũng ko lạ.
4h sáng là giờ chuẩn rồi cụ, nhiều giải chạy vậy, ở đây nhiều người bị vì số lượng tham gia cũng rất lớn, dân phong trào mới chạy đông vì giải chạy quanh hồ tây , ở hà nội nên cũng hấp dẫn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top