[Funland] Tình hình Nga - Ukraine Vol.169 (số đặc biệt: xung đột Nga và Ukraine)

Trạng thái
Thớt đang đóng

khungcuaso

Xe đạp
Biển số
OF-862236
Ngày cấp bằng
26/6/24
Số km
43
Động cơ
810 Mã lực
Tuổi
39
E đọc thoáng qua, thấy vấn đề có vẻ còn căng hơn ở vấn đề đầu tư và tái thiết. Hình như Mỹ được quyền chủ quết phải ko các cụ, nếu vậy thì căng. Tái thiết đồng nghĩa với các nhà thầu, chi phí này nọ là do Mỹ quyết. Vậy là ko những mất 50% lại còn chi trả thêm cả chi phí đầu tư, tái thiết. Mà mấy cái này Mỹ noa chuyển giá thì ghê rồi. Pha này dân UK ngàn năm tăm tối, đúng nghĩa trở thành đám nô lệ thời 4.0
bao năm mở mồm ra là Dân chủ, Nhân quyền, Bình đẳng, Bác ái, vì an ninh cho Châu Âu, vì người dân Ucr... bla bla, giờ cướp trắng 50% Doanh thu ( không chỉ chia trên Lợi nhuận) của toàn bộ tài nguyên và lợi thế địa lý trong tương lai vô hạn!
trắng trợn hơn thực Dân thế kỉ 19

Ucr quá đau!
mất đất, mất dân, mất hết tài nguyên, mất nốt cả an ninh!
quyết định tệ nhất lịch sử loài người
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,446
Động cơ
507,614 Mã lực
E đọc thoáng qua, thấy vấn đề có vẻ còn căng hơn ở vấn đề đầu tư và tái thiết. Hình như Mỹ được quyền chủ quết phải ko các cụ, nếu vậy thì căng. Tái thiết đồng nghĩa với các nhà thầu, chi phí này nọ là do Mỹ quyết. Vậy là ko những mất 50% lại còn chi trả thêm cả chi phí đầu tư, tái thiết. Mà mấy cái này Mỹ noa chuyển giá thì ghê rồi. Pha này dân UK ngàn năm tăm tối, đúng nghĩa trở thành đám nô lệ thời 4.0
Chắc dân Mẽo ăn cơm thì dân u cà có út cháo còn có sứ mà đào mỏ chứ nhể
 

langtulanhlung

Xe điện
Biển số
OF-117674
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
2,574
Động cơ
405,218 Mã lực
Nơi ở
Bốn phương trời
E đọc thoáng qua, thấy vấn đề có vẻ còn căng hơn ở vấn đề đầu tư và tái thiết. Hình như Mỹ được quyền chủ quết phải ko các cụ, nếu vậy thì căng. Tái thiết đồng nghĩa với các nhà thầu, chi phí này nọ là do Mỹ quyết. Vậy là ko những mất 50% lại còn chi trả thêm cả chi phí đầu tư, tái thiết. Mà mấy cái này Mỹ noa chuyển giá thì ghê rồi. Pha này dân UK ngàn năm tăm tối, đúng nghĩa trở thành đám nô lệ thời 4.0
Ký xong cái này thì EU còn tý vụn nào để chia không các cụ? Hay EU chấp nhận để được Mỹ bảo kê để dùng Uka đấu Nga.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,860
Động cơ
793,435 Mã lực
E đọc thoáng qua, thấy vấn đề có vẻ còn căng hơn ở vấn đề đầu tư và tái thiết. Hình như Mỹ được quyền chủ quết phải ko các cụ, nếu vậy thì căng. Tái thiết đồng nghĩa với các nhà thầu, chi phí này nọ là do Mỹ quyết. Vậy là ko những mất 50% lại còn chi trả thêm cả chi phí đầu tư, tái thiết. Mà mấy cái này Mỹ noa chuyển giá thì ghê rồi. Pha này dân UK ngàn năm tăm tối, đúng nghĩa trở thành đám nô lệ thời 4.0
Một dạng thực dân kiểu mới thôi. Bọn mẽo có bao giờ ăn mỏng đâu.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,860
Động cơ
793,435 Mã lực
Vẫn là thoả thuận, uca mà cứ đầu óc trên mây như anh Zê và tay thủ tướng thì dân kéo cày trả nợ ngàn năm chưa hết.
DC34DC28-2BE0-4A7B-8EC7-B9BB5242DC1B.png
 

cocken

Xe tải
Biển số
OF-872023
Ngày cấp bằng
23/11/24
Số km
256
Động cơ
18,448 Mã lực
Tóm tắt sơ bộ ràng buộc kinh tế.
Mai mốt ko chỉ chia doanh thu mà phân phối, đầu tư cũng sẽ ưu tiên Mỹ hưởng.

Tỷ lệ phần trăm tối đa về quyền sở hữu cổ phần và lợi ích tài chính của Quỹ được nắm giữ bởi Chính phủ Hoa Kỳ và quyền ra quyết định của đại diện Chính phủ Hoa Kỳ sẽ trong phạm vi cho phép theo luật pháp Hoa Kỳ hiện hành.

Chính phủ Ukraine sẽ đóng góp vào Quỹ 50 phần trăm tất cả doanh thu kiếm được từ việc chuyển đổi thành tiền trong tương lai của tất cả tài sản tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của Chính phủ Ukraine có liên quan. Không bao gồm các nguồn doanh thu hiện tại vốn đã là một phần của doanh thu ngân sách chung của Ukraine

Các khoản đóng góp vào Quỹ sẽ được tái đầu tư ít nhất hàng năm vào Ukraine để thúc đẩy an toàn, an ninh và thịnh vượng của Ukraine, sẽ được định nghĩa chi tiết hơn trong Thỏa thuận Quỹ. Thỏa thuận Quỹ cũng sẽ quy định về các khoản phân phối trong tương lai.
Vậy là Ukraine sắp phất lên rồi.Mỹ mà chịu đầu tư thì tương lai rực rỡ. Slave Ukraine!
 

Finew

Xe tăng
Biển số
OF-740882
Ngày cấp bằng
27/8/20
Số km
1,230
Động cơ
187,065 Mã lực
Vẫn là thoả thuận, uca mà cứ đầu óc trên mây như anh Zê và tay thủ tướng thì dân kéo cày trả nợ ngàn năm chưa hết.
DC34DC28-2BE0-4A7B-8EC7-B9BB5242DC1B.png
Một thỏa thuận nô lệ quốc gia dân tộc Ukr vài trăm năm.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,353
Động cơ
1,056,713 Mã lực
E đọc thoáng qua, thấy vấn đề có vẻ còn căng hơn ở vấn đề đầu tư và tái thiết. Hình như Mỹ được quyền chủ quết phải ko các cụ, nếu vậy thì căng. Tái thiết đồng nghĩa với các nhà thầu, chi phí này nọ là do Mỹ quyết. Vậy là ko những mất 50% lại còn chi trả thêm cả chi phí đầu tư, tái thiết. Mà mấy cái này Mỹ noa chuyển giá thì ghê rồi. Pha này dân UK ngàn năm tăm tối, đúng nghĩa trở thành đám nô lệ thời 4.0
Đúng là văn vở.
Không có văn bản pháp lý nào để cướp , vẽ ngay ra trò Quỹ!
về pháp lý, là quỹ tái thiết của Ucr, nhưng Mỹ lại có cổ phần 50%, và hoạt động theo luật Mỹ!
 

godauyuh

Xe tăng
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
1,044
Động cơ
141,683 Mã lực
Kỳ này mà Zelenskyi quay xe nữa thì coi như cắt đứt luôn với Mỹ nhỉ, chắc chờ 28.2 xem :D Các cụ đừng gạch đá em nhé, thấy vụ này drama ngộ ngộ nên em share về cho xôm tụ.
Link từ Reuters, không ký thì thôi đừng gặp nỮa :D và sau đó sẽ có nhiều tin leak cho báo chí về các hồ sơ tham nhũng :D

IMG_1711.jpeg


#
Nguồn tin của chúng tôi trong OP đưa tin rằng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine đã cảnh báo Andriy Yermak về hậu quả nếu Zelensky không ký một văn bản với Trump về khoáng sản đất hiếm. Người đứng đầu OP đã nhận được một "thư mục" với các chương trình tham nhũng và việc rút tiền vào các tài khoản kỹ thuật số kể từ năm 2020, trong đó chỉ ra tất cả các ví và giao dịch mà tiền đã đi, bắt đầu từ Quỹ Covid / Xây dựng lớn / mua vũ khí, tổng cộng gần 50 tỷ đô la. Bankova hiện đang quyết định cách hành động trong tình hình hiện tại và phối hợp các vị trí với Anh, nước đã nhận một phần tài sản ở Ukraine theo một thỏa thuận bí mật.

 

godauyuh

Xe tăng
Biển số
OF-873690
Ngày cấp bằng
24/12/24
Số km
1,044
Động cơ
141,683 Mã lực
Tình hình hôm qua máy giặt hiệu Iskander của Nga có ghé thăm hai vị trí của quân U, thiệt hại khá nặng.

- 1 vị trí của hệ thống tên lửa phòng không (SAM) S-300PS của Ukraine và tiêu diệt tới 25 binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) tại khu vực thành phố Sumy.

IMG_1720.jpeg



- 1 thao trường huấn luyện uav drone của U ở miền nam Zaporozhye quân U.
Đoạn phim cho thấy một cuộc tấn công tên lửa của Iskander OTRK (với đầu đạn chùm) vào địa điểm huấn luyện uav Ukraine tại một sân bay bỏ hoang (cách thành phố Zaporozhye không xa). Theo thông tin từ một nguồn 🥷🏻, những thứ sau đây đã bị phá hủy sơ bộ:
🟠 Bệ phóng khi vận chuyển - 8 chiếc.
🟠 Binh sĩ - ít nhất 85 người chết và bị thương.
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,852
Động cơ
325,786 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Tks cụ, Isw mà xác nhận thì xong rồi, chỗ đó còn 2 làng làm thành tam giác thủ của U, em nghi chắc cũng xong luôn.
Còn chỗ Sumy thì có thêm một mũi tiến vào từ hướng Darino, 2 mũi tiến về kiểm soát cái cao tốc. Xem trên kênh Nga thì họ bảo giờ U chỉ dám đi đường đó ban đêm qua Kursk mà một ngày có khi thiệt hại tới 18 xe do drone, không biết có chém gió không :D
Đường vào Sudzha ngổn ngang xe cộ bị diệt .

 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,099
Động cơ
877,836 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Anh Ze quay sang sát nhập vào liên bằng Nga. Như là 1 nước cộng hòa thuộc Nga. Sẽ giữ được chủ quyền và tài nguyên
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
35,150
Động cơ
1,418,967 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Kỳ này mà Zelenskyi quay xe nữa thì coi như cắt đứt luôn với Mỹ nhỉ, chắc chờ 28.2 xem :D Các cụ đừng gạch đá em nhé, thấy vụ này drama ngộ ngộ nên em share về cho xôm tụ.
Link từ Reuters, không ký thì thôi đừng gặp nỮa :D và sau đó sẽ có nhiều tin leak cho báo chí về các hồ sơ tham nhũng :D

IMG_1711.jpeg


#
Nguồn tin của chúng tôi trong OP đưa tin rằng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine đã cảnh báo Andriy Yermak về hậu quả nếu Zelensky không ký một văn bản với Trump về khoáng sản đất hiếm. Người đứng đầu OP đã nhận được một "thư mục" với các chương trình tham nhũng và việc rút tiền vào các tài khoản kỹ thuật số kể từ năm 2020, trong đó chỉ ra tất cả các ví và giao dịch mà tiền đã đi, bắt đầu từ Quỹ Covid / Xây dựng lớn / mua vũ khí, tổng cộng gần 50 tỷ đô la. Bankova hiện đang quyết định cách hành động trong tình hình hiện tại và phối hợp các vị trí với Anh, nước đã nhận một phần tài sản ở Ukraine theo một thỏa thuận bí mật.

đúng là ‘huge drama’
Nếu không ‘ngoan’ là bung bét cả
 

mocphatdan

Xe tải
Biển số
OF-850917
Ngày cấp bằng
12/3/24
Số km
236
Động cơ
15,220 Mã lực
Tuổi
53
Kỳ này mà Zelenskyi quay xe nữa thì coi như cắt đứt luôn với Mỹ nhỉ, chắc chờ 28.2 xem :D Các cụ đừng gạch đá em nhé, thấy vụ này drama ngộ ngộ nên em share về cho xôm tụ.
Link từ Reuters, không ký thì thôi đừng gặp nỮa :D và sau đó sẽ có nhiều tin leak cho báo chí về các hồ sơ tham nhũng :D

IMG_1711.jpeg


#
Nguồn tin của chúng tôi trong OP đưa tin rằng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ukraine đã cảnh báo Andriy Yermak về hậu quả nếu Zelensky không ký một văn bản với Trump về khoáng sản đất hiếm. Người đứng đầu OP đã nhận được một "thư mục" với các chương trình tham nhũng và việc rút tiền vào các tài khoản kỹ thuật số kể từ năm 2020, trong đó chỉ ra tất cả các ví và giao dịch mà tiền đã đi, bắt đầu từ Quỹ Covid / Xây dựng lớn / mua vũ khí, tổng cộng gần 50 tỷ đô la. Bankova hiện đang quyết định cách hành động trong tình hình hiện tại và phối hợp các vị trí với Anh, nước đã nhận một phần tài sản ở Ukraine theo một thỏa thuận bí mật.

Anh Zê qua đó không ký thì Mỹ nó sẽ bắt anh thôi, tội ám sát nhà báo Mỹ như Musk đưa tin chẳng hạn, hoặc tham nhũng ...
Nếu anh ký thì dân Ukraine gánh nợ 10 đời như anh nói, anh về tới nhà cũng khó tránh khỏi họa sát thân.
.... lần này khó cho anh rồi.
 

Tung Anh 1401

Xe tải
Biển số
OF-856102
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
254
Động cơ
6,400 Mã lực
Tuổi
39
NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "lỗi thời" vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Nhưng nay khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng lần thứ 2, viễn cảnh này đang dần trở thành thực tế. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Washington buộc phải tái định hình chiến lược toàn cầu, và NATO – vốn được thiết kế để chống lại một kẻ thù khác, xây dựng một thế giới khác – ngày càng tỏ ra không còn phù hợp.

Từ lá chắn phòng thủ trở thành gánh nặng chiến lược
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO là biểu tượng của sự đoàn kết phương Tây, một lá chắn vững chắc bảo vệ châu Âu khỏi "mối đe dọa" từ Liên Xô. Tuy nhiên, khi thế giới bước vào thế kỷ XXI với những thách thức mới, NATO dường như không còn phù hợp với các ưu tiên chiến lược của Mỹ. Từ một liên minh quân sự mạnh mẽ, NATO dần trở thành gánh nặng tài chính và chính trị đối với Washington dưới thời "Trump 2.0".

Được thành lập với mục tiêu ngăn chặn sự mở rộng của Liên Xô tại châu Âu. Nhưng khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc nổi lên như đối thủ chính của Mỹ, vai trò của NATO bắt đầu bị đặt dấu hỏi.

Thứ nhất, NATO không thể hỗ trợ Mỹ hiệu quả trong cuộc đối đầu với Trung Quốc – mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Washington hiện nay. Trong khi liên minh này tập trung vào châu Âu và Bắc Đại Tây Dương, thì Mỹ lại "xoay trục" sáng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng qua Sáng kiến Vành đai và Con đường cùng việc mở rộng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông. NATO, với cấu trúc và mục tiêu cũ, không có khả năng thích nghi với cuộc cạnh tranh địa - chính trị mới này.

Thứ hai, các thành viên NATO, đặc biệt là các nước châu Âu lớn như Đức, không có động lực để đối đầu với Trung Quốc. Với kim ngạch thương mại hai chiều giữa EU và Trung Quốc đạt khoảng 900 tỷ USD mỗi năm, các nền kinh tế châu Âu phụ thuộc lớn vào quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, xuất khẩu tới 45% xe ô tô sang Trung Quốc – một con số đủ lớn để khiến Berlin ngần ngại tham gia bất kỳ chiến dịch nào chống lại Bắc Kinh. Điều này buộc Mỹ phải tìm kiếm các liên minh thay thế như nhóm Bộ tứ (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và AUKUS (Mỹ, Anh, Australia), vốn phù hợp hơn với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc.

Thứ ba, NATO đang trở thành gánh nặng tài chính cho Mỹ. Washington hiện đóng góp khoảng 70% ngân sách quốc phòng của liên minh, trong khi nhiều thành viên không đạt cam kết chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng. Đến năm 2024, chỉ 23 trong số 32 quốc gia thành viên NATO đáp ứng mức này, còn Đức và Pháp vẫn chậm chạp trong việc tăng ngân sách quân sự. Tổng thống Trump, cả trong nhiệm kỳ đầu và hiện nay, đã gọi NATO là “lỗi thời” và đe dọa rút Mỹ khỏi liên minh nếu châu Âu không chia sẻ gánh nặng tài chính. Sự bất mãn này phản ánh xu hướng lớn hơn: Mỹ muốn cắt giảm cam kết với châu Âu để dồn nguồn lực cho các khu vực chiến lược quan trọng hơn.

Cuối cùng, mối quan hệ Mỹ - Nga đã thay đổi, làm giảm tính cần thiết của NATO. Dù cuộc xung đột Ukraine làm căng thẳng leo thang, Nga không còn là siêu cường như thời Chiến tranh Lạnh. Với GDP chỉ bằng 7% của Mỹ và 1/10 của Trung Quốc, Nga khó có thể cạnh tranh với Washington trên quy mô toàn cầu.

Thay vì đối đầu trực diện, nước Mỹ dưới thời "Trump 2.0" có thể tìm cách lôi kéo Nga để ngăn Moscow xích lại gần Trung Quốc – một kịch bản bất lợi cho chiến lược cô lập Bắc Kinh. Việc NATO mở rộng về phía Đông, với sự gia nhập của các nước như Ba Lan và các quốc gia Baltic, không mang lại lợi ích chiến lược lớn cho Mỹ, mà chỉ đẩy Nga vào "vòng tay" của Trung Quốc.

Tất cả những điều trên cho thấy NATO dường như đã trở thành một công cụ lỗi thời, không còn phù hợp để phục vụ lợi ích dài hạn của Washington.

Châu Âu không còn là trung tâm của cạnh tranh toàn cầu
Trong nhiều thập kỷ, châu Âu là trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ, từ việc đối phó Liên Xô đến duy trì trật tự hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng khi Trung Quốc trỗi dậy và Đông Bắc Á trở thành "chiến trường" địa - chính trị mới, thì vai trò của châu Âu đang trở nên mờ nhạt dưới góc nhìn từ Washington. Chính quyền "Trump 2.0" dường như xem EU, NATO như một đối tác phụ, không còn là ưu tiên hàng đầu và vì vậy liên tục gửi tín hiệu về việc áp đặt thuế quan nặng nề hoặc rút quân khỏi châu Âu nếu Mỹ không được "đối xử công bằng".

Sự suy giảm tầm quan trọng của châu Âu bắt nguồn từ việc khu vực này không còn là trung tâm của cạnh tranh toàn cầu.

Một là, châu Âu thiếu khả năng đối trọng với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ – một mặt trận quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Không có công ty công nghệ châu Âu nào lọt top 10 toàn cầu, trong khi Trung Quốc sở hữu những gã khổng lồ như Huawei và Tencent, dẫn đầu trong AI, 5G và chất bán dẫn. Mỹ, vì vậy, không thể dựa vào EU để đối phó với Bắc Kinh trong cuộc chiến công nghệ đang định hình tương lai.

Hai là, sự phụ thuộc kinh tế của EU vào Trung Quốc làm suy yếu vị thế của họ như một đồng minh chiến lược của Mỹ. Đức và Pháp, hai trụ cột của EU, duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như ô tô, điện tử và năng lượng tái tạo. Với lợi ích kinh tế lớn như vậy, châu Âu khó có thể ủng hộ các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc theo cách Mỹ mong muốn. Điều này khiến Washington phải chuyển sang các đối tác ở châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn sẵn sàng hơn trong việc đối đầu với Bắc Kinh.

Ba là, Nga không còn là mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây, ít nhất trong mắt chính quyền "Trump 2.0". Dù chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp diễn, nền kinh tế Nga với GDP khoảng 1,7 nghìn tỷ USD (năm 2023) không thể sánh với Trung Quốc. Nga phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và dễ tổn thương trước các lệnh trừng phạt, khiến nước này không đủ sức làm đối thủ ngang tầm của Mỹ. Trong bối cảnh này, Mỹ có thể giảm mức độ can dự vào châu Âu để tập trung đối phó với Trung Quốc – mối đe dọa thực sự đối với vị thế siêu cường của Washington.

Hơn nữa, theo góc nhìn của chính quyền Trump, một khi hòa đàm Nga - Ukraine đạt được thì khả năng duy trì hòa bình lâu dài cho Ukraine cũng như toàn châu Âu là khá khả thi nếu NATO dừng quá trình “Đông tiến”. Về cơ bản, châu Âu không có cường quốc “xét lại”, hoặc “bá quyền” có sức mạnh bao trùm tìm cách thay đổi đường biên giới có lợi cho mình. Với trên 17 triệu km2, và dân số hơn 140 triệu người nhưng đang trên đà suy giảm, Nga đang phải chật vật để quản lý đường biên giới và lãnh thổ hiện tại. Đức tuy mạnh hơn, nhưng không còn ở thế mạnh áp đảo so với các cường quốc khác như Anh và Pháp do tương quan kinh tế và quy mô dân số của ba quốc gia này cơ bản cân bằng vào năm 2050.

Ngoài ra, Mỹ đang thúc đẩy EU tự chủ hơn trong quốc phòng. Thay vì duy trì sự hiện diện quân sự lớn tại châu Âu, Washington gây áp lực để các nước NATO tăng chi tiêu quân sự và tự đảm bảo an ninh. Điều này không chỉ xuất phát từ Trump mà còn là xu hướng chung dưới thời Biden, cho thấy sự thay đổi chiến lược dài hạn. Với Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm mới, châu Âu không còn giữ vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

"Trump 2.0" và số phận của NATO
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện nay không chỉ tiếp tục mà còn đẩy nhanh xu hướng xa rời NATO và châu Âu, vốn đã manh nha từ nhiệm kỳ đầu tiên. Với trọng tâm chiến lược đặt vào Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự lỗi thời của NATO dường như là kết cục không thể tránh khỏi trong mắt Washington.

Dưới thời "Trump 2.0", NATO không chỉ bị xem là gánh nặng tài chính mà còn là một liên minh lạc hậu về mặt chiến lược. Tổng thống Trump từng gọi NATO là “lỗi thời” trong nhiệm kỳ đầu, và nay có thể biến lời nói thành hành động. Với 70% ngân sách NATO đến từ Mỹ, ông Trump có lý do để giảm cam kết với liên minh này. Ông chủ Nhà Trắng thứ 47 dường như có lý khi lập luận rằng Mỹ không nên tiếp tục “trả tiền” để bảo vệ châu Âu trong khi "mối đe dọa" lớn nhất lại nằm ở châu Á!

Hơn nữa, chính quyền "Trump 2.0" đang tích cực tìm cách đàm phán với Nga để "tách" Moscow ra khỏi "Quan hệ đối tác không giới hạn Nga - Trung Quốc. Tổng thống Trump tin rằng nếu sự "nhượng bộ" với Moscow đủ lớn và phù hợp với lợi ích của Mỹ thì mục tiêu này hoàn toàn khả thi. Các "lợi ích "mà Moscow đang nhắm tới và nhiều khả năng đạt được gồm: (i) Công nhận 4 tỉnh phía Đông thuộc lãnh thổ Ukraine trước kia thuộc lãnh thổ Nga; (ii) Ukraine không gia nhập NATO; (iii) Xóa bỏ hầu hết các lệnh cấm vận; (iv) Khôi phục lại các hệ ngoại giao và "đưa" Nga trở lại các cơ chế đối thoại với phương Tây mà Nga tham gia từ trước khi xảy ra xung đột.

Mục tiêu của ông Donald Trump là lôi kéo, hoặc ít nhất Nga cũng giữ vai trò "trung lập" trong bất kỳ cuộc đối đầu Mỹ - Trung nào trong tương lai. Nếu Mỹ đạt được thỏa thuận với Nga, căng thẳng ở châu Âu sẽ giảm mạnh, và nhu cầu duy trì NATO như một liên minh đối phó Nga sẽ không còn khả thi. Điều này phù hợp với chiến lược cô lập Trung Quốc, vốn là ưu tiên hàng đầu của Washington.

Cuối cùng, sự trỗi dậy của các liên minh mới như QUAD và AUKUS cho thấy Mỹ đang xây dựng một trật tự an ninh mới, không cần đến NATO hay EU. Những liên minh này tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi Mỹ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Trong bối cảnh này, NATO và châu Âu dần bị gạt ra rìa, trở thành tàn dư của một thời kỳ đã qua. "Cái chết" của NATO, nếu xảy ra, không phải là kết quả của một quyết định đột ngột, mà là sự kết thúc tất yếu của một liên minh không còn phù hợp với thế kỷ XXI.

Tóm lại, NATO và EU từng là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự thay đổi ưu tiên dưới thời "Trump 2.0" đang khiến khiến 2 thiết chế này trở nên lỗi thời. Từ gánh nặng tài chính đến sự thiếu phù hợp chiến lược, NATO đang đối mặt với một tương lai bất định hơn bao giờ hết – một sự tan rã được báo trước trong bối cảnh địa chính trị mới.

*Bài viết của ông Hoàng Anh Tuấn - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Mỹ.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,710
Động cơ
373,811 Mã lực
Tuổi
58
Anh Zê qua đó không ký thì Mỹ nó sẽ bắt anh thôi, tội ám sát nhà báo Mỹ như Musk đưa tin chẳng hạn, hoặc tham nhũng ...
Nếu anh ký thì dân Ukraine gánh nợ 10 đời như anh nói, anh về tới nhà cũng khó tránh khỏi họa sát thân.
.... lần này khó cho anh rồi.
U ám quá hehe.
Coi như Uc "thất bại" :P như Nhật War2. Vậy cho Mỹ quản lý điều hành nước Uc thời hậu chiến như Nhật đã từng, thì ra giăng cụ hỉ ?

Trên quan điểm vì dân giàu nước mạnh.
:D :D:D
 

NeverSayNeverAgain

Xe điện
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
2,331
Động cơ
373,960 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Cụ Rov này nói hơi nhiều.
Em cho rằng cụ chỉ cần nói :"Từ người lính NATO đầu tiên đến người lính NATO cuối cùng bước chân vào Ucraina đều được đón tiếp nồng hậu" là họ hiểu hết ấy mà.

Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng các nước châu Âu đang thúc đẩy xung đột, khi kích động Ukraine và đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình.

"Họ kích động Ukraine tiếp tục thù địch khi khẳng định rằng hòa bình trong tình hình hiện tại còn tệ hơn chiến tranh, như những gì Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã nói", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trong cuộc họp báo tại Qatar ngày 26/2.

Trước đó, Thủ tướng Frederiksen cho rằng giải pháp hòa bình và ngừng bắn ở Ukraine là ý tưởng tốt, nhưng Kiev đang đối mặt với nguy cơ về một thỏa thuận hòa bình "nguy hiểm hơn chiến tranh", khi Mỹ tạo ra "sự bất định lớn" trong đàm phán với Nga.

Ông Lavrov cho rằng cách tiếp cận của châu Âu đối với Ukraine là "cố đổ thêm dầu vào lửa" thay vì xem xét nguyên nhân gốc rễ của xung đột và giải quyết nó. Ông chỉ ra việc châu Âu bổ sung các gói viện trợ quân sự cho Ukraine, cũng như Anh và Pháp đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine là bằng chứng cho thấy điều đó.

"Chúng tôi tin rằng sự hỗ trợ hiệu quả nhất từ những người thực sự muốn giúp giải quyết xung đột là phải hiểu rõ nguyên nhân cơ bản của nó", ông nói.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Doha, Qatar ngày 26/2. Ảnh: BNG Nga

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Doha, Qatar ngày 26/2. Ảnh: BNG Nga

Ngoại trưởng Nga chỉ ra Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây nói rằng xu hướng mở rộng NATO và nỗ lực đưa Ukraine vào liên minh là sai lầm của chính quyền tiền nhiệm và là một trong những lý do chính dẫn tới xung đột.

Ông Lavrov chỉ trích châu Âu "nói dối" khi cáo buộc Nga từ chối các cuộc đàm phán liên quan tới xung đột Ukraine. Ông cho rằng cách tiếp cận của châu Âu đối với cuộc xung đột là "cực kỳ lỗi thời và thất bại".

Tuần trước, Politico đưa tin Liên minh châu Âu đang chuẩn bị gói viện trợ quân sự ít nhất 6 tỷ euro (khoảng 6,3 tỷ USD) cho Ukraine. Nguồn tin am hiểu vấn đề nói rằng gói này thậm chí có thể tăng lên 10 tỷ euro khi các thành viên khối "xem xét lại kho dự trữ của họ".

Nga từ lâu chỉ trích các gói viện trợ vũ khí của phương Tây dành cho Ukraine, cảnh báo rằng chúng chỉ làm kéo dài xung đột mà không thay đổi được kết quả.

Tổng thống Trump sau khi nhậm chức đã đẩy nhanh nỗ lực giải quyết xung đột Ukraine. Ông gần đây điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và thống nhất thúc đẩy "ngay lập tức" tiến trình đàm phán hòa bình. Các phái đoàn cấp cao Nga và Mỹ giữa tháng này nhóm họp tại Arab Saudi để thảo luận về quan hệ hai nước và xung đột Ukraine.

Động thái của chính quyền ông Trump đã khiến Ukraine và đồng minh châu Âu chấn động, khi giúp chấm dứt thế cô lập Nga mà phương Tây cố áp lên Moskva trong 3 năm qua.

Thùy Lâm (Theo Guardian, TASS, RT)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top