Không nhân đạo với tội phạm thì sẽ rất khó để cải tạo, giáo dục được họ. Và hà khắc với họ thì chỉ tạo ra tâm lý tiêu cực cho không chỉ tội phạm mà cho toàn xã hội sẽ xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống theo xu hướng hà khắc, bạo lực, thiếu tinh tế. Nhân đạo cho nạn nhân là cần giúp cho xã hội tiến bộ, nhân văn hơn để tránh va lại lối cũ.
Thứ nhất, nếu định trao đổi về luật thì cụ cần dùng câu cú đúng ngữ pháp, ngắn gọn, rõ ràng. Cách diễn giải như cái câu đỏ đỏ của cụ không thể dùng để diễn giải về luật được.
Đi vào ý chính, cơ sở nào để nói hà khắc với tội phạm lại làm cho xã hội xử lý mọi vấn đề theo xu hướng hà khắc, bạo lực, thiếu tinh tế? Luật nghiêm khắc (không phải hà khắc) sẽ có tính răn đe cao, buộc mọi người phải tuân thủ pháp luật. Như vậy xã hội sẽ ngày càng văn minh, mỗi cá thể khi hành động sẽ phải cân nhắc xem mình hành động có đúng luật hay không, nếu mình vi phạm pháp luật sẽ bị phạt như thế nào, mình có gánh chịu nổi hậu quả hay không ... Qua đó sẽ giảm số người phạm tội. Đương nhiên, vẫn có những kẻ vẫn sẽ phạm tội dù hình phạt có nặng đến đâu, ví dụ bọn buôn ma túy chẳng hạn, thì bọn này càng không đáng được pháp luật nương nhẹ, khoan hồng.
Đơn cử việc nhỏ, người Việt trong nước rất bừa bãi về việc hút thuốc, xả rác, sang đường ... nhưng khi sang Sing, Đài ... được phổ biến về các mức phạt của họ đối với các hành vi hút thuốc, xả rác, sang đường không đúng nơi quy định .... thì ai cũng răm rắp tuân thủ, kể cả các ông bà có chức sắc, vai vế ở VN.