Học thuyết hạt nhân của Nga "mõm" rằng, nếu Nga bị tấn công vào các cơ sở, căn cứ chiến lược hạt nhân thì Nga sẽ đáp trả lại ngay bằng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên em bảo đảm Nga sẽ không dám dùng hạt nhân ngoài việc chỉ tiếp tục mõm và vẽ thêm lằn ranh đỏ. Nguyên nhân vì năng lực sẵn sàng hạt nhân của Nga hiện nay chỉ ngang bằng Israel, thua xa cả Pháp lẫn Anh. Do dù vẫn có, nhưng quá yếu nên nếu sử dụng Nga sẽ ăn đòn hủy diệt cả trên thực địa lẫn chính trị. Nhất là với đồng minh thân ai nấy lo như TQ, khi Nga đã tạo tiền lệ sử dụng hạt nhân để đi chiếm đất. Thì với năng lực sẵn sàng hạt nhân hiện nay yếu hơn TQ, TQ sẽ không lưỡng lự dùng hạt nhân trong tương lai, đánh phủ đầu nếu có xích mích ở vùng Viễn Đông (Bảo vệ người nói tiếng TQ ở vùng đất lịch sử thuộc về TQ).
Lý do vì sao năng lực sẵn sàng hạt nhân của Nga yếu như vậy ? Em đã nói rất nhiều lần, nên tóm tắt lại như sau:
- Chi phí bảo trì bomb và tên lửa rất cao. Quy mô nền kinh tế Nga chỉ ngang nước Ý.
- Qua bao năm nắm quyền lực độc quyền, đẫn đến kết quả Nga sẽ trọng người trung thành hơn người tài. Cuối cùng là toàn 1 đám trung thành ngồi ở vị trí cao, người tài cực ít. Đây là lý do KGB nổi tiếng một thời, hiện nay hậu duệ của nó liên tục bị Ukraine xỏ mũi. Các ngành, lĩnh vực khác cũng sẽ như thế.
- Tham nhũng cao
- Chảy máu chất xám.
- Tuyên truyền quá lố.
View attachment 9161699
Có bác nói Mỹ thiếu Tritium để làm lõi kích nổ cho Bomb hạt nhân, Do Mỹ nó không làm thôi, vì Canada hiện nay là quốc gia sản xuất Tritium lớn nhất thế giới. Không phải khi không tự nhiên Tritium rất mắc, do sản xuất ra nó rất cầu kỳ, phức tạp và lượng sản xuất ra rất thấp. Do đó ko cứ có nhà máy là muốn có Tritium bao nhiêu là có bấy nhiêu. Tritium có chu kỳ bán rã chỉ 12 năm, do đó sau mỗi 12 năm phải làm mới lại các ngòi nổ này, dẫn đến chi phí khổng lồ.
View attachment 9161741
Những lý lẽ trong bài này đã bị bác bỏ rõ ràng mà vẫn cố lặp lại.
1) Trong bài viết trước, bạn còn không phân biệt nổi bom hạt nhân, đầu đạn hạt nhân, lại còn cho cả tên lửa ICBM làm phương tiện mang bom hạt nhân, rồi tên của tên lửa còn không nắm vững, mà vẫn cứ phát biểu
2) Như đã nói ở bài trích phía dưới, Mỹ không chỉ thiếu nguồn lithium-6 , mà còn không có công nghệ làm giàu nó (là nguyên liệu đầu vào để làm tritium), thì làm sao làm cho nó hiệu quả kinh tế được. Đắt đỏ là với nước khác, chứ với Nga thì rẻ hơn nhiều do nguồn nguyên liệu dồi dào và công nghệ làm chủ. Các lò chuyên dụng vẫn giữ nguyên. Đối với Nga hạt nhân luôn là nguồn cùng giá rẻ và phải chăng. Cả quốc hội Mỹ và hội đồng an ninh Mỹ đều lo sợ vì thiếu tritium (link ở bài trích lại) do chỉ còn một lò thương mại phải kiêm nhiệm sản xuất tritium cho quân sự, và tìm mọi cách khôi phục mà còn chưa được, làm gì có chuyện không muốn. Mỹ có rất nhiều vấn đề về công nghệ nhiên liệu nói chung chứ không phải chỉ tritium.
3) Còn cái lý lẽ nền kinh tế dựa trên GDP, thì đã nói rõ ở bài viết về GDP rồi.
GDP của Mỹ cao, vì Mỹ (cũng như EU, Anh) đều tính GDP dựa trên tiêu thụ, chi tiêu. Có 3 cách tính GDP: dựa trên sản xuất, dựa trên tiêu thụ, dựa trên thu nhập. Lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển nói 3 cách tính này cho kết quả như nhau nếu số liệu đầy đủ hết, nhưng bây giờ điều này không còn đúng nữa, do kinh tế đã toàn cầu hoá, có những nước sản xuất nhiều và tiêu thụ ít và ngược lại, kết quả là 3 cách tính này sẽ cho ra số liêu rất khác nhau. Vĩ các nước phương Tây (Mỹ, EU, Anh, etc.) đều tính GDP theo tiêu thụ, và đặc biệt vay nợ rất nhiều để tiêu thụ, nhất là Mỹ, cả xã hội Mỹ, cả toàn dân Mỹ, cả pháp nhân Mỹ đều vay nợ rất ác, tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong các nước phương Tây, tỷ lệ nợ cao nhất, tiêu thụ kinh, nên tính GDP theo tiêu thụ thì các nước phương Tây cao, nếu tính theo sản xuất thì thấp tè.
Nên đối với phương Tây, GDP danh nghĩa, hay thậm chí cả GDP PPP cũng không nói lên được gì về sức sản xuất hay quy mô nền kinh tế cả. GDP danh nghĩa hay phổ biến trên media vì nó dùng để phục vụ cho tính toán vay nợ, đầu tư của giới tài chính thôi.
Chỉ có Trung Quốc, Nga mới tính GDP danh nghĩa theo sản xuất. Thậm chí ở phương Tây, sở hữu nhà cũng tính vào GDP, do họ quy đổi ra nếu cho thuê thì được bao nhiêu, gọi là Ttền thuê nhà ước tính, trong khi ở TQ và Nga không đưa những thứ này vào GDP
GDP của TQ, Nga (chính xác phải là GDP theo giá đồng tiền nội địa của họ, chứ không phải theo dollar, trong tương quan với giá cả mặt hàng của họ, tức GDP PPP một cách gần đúng) mới phản ánh sức mạnh sản xuất và quy mô kinh tế của họ, còn GDP, GDP PPP của phương Tây chỉ phản ánh sức mua, quy mô sức mạnh thị trường tức khả năng tiêu thụ của họ thôi, không liên quan gì đến năng lực sản xuất làm ra của cải vật chất thực (hiện đang thấp tè) của họ. Mỹ là thị trường quan trọng nhất, lớn nhất
4) Sản xuất Triitum của Canada
Canada sản xuất tritium từ lò phản ứng CANDU. Họ làm bằng cách cho tritium được tạo ra khi neutron tương tác với deuterium trong nước nặng (D₂O) dùng làm chất làm chậm và làm mát.
Cơ sở tách tritium của Canada là Darlington Tritium Removal Facility (DTRF)
Tuy nhiên, cần phải hiểu Tritium của Canada thu được chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch (ví dụ: ITER), ứng dụng dân sự như sản xuất đồng hồ phát quang, thiết bị đo lường, xuất khẩu cho các chương trình nghiên cứu quốc tế.
Tritium của Canada được làm từ lò thương mại, và nó chỉ là sản phẩm phụ thu được, đó không phải là mục tiêu chính của lò phản ứng, sản lượng và khả năng mở rộng sản xuất của Canada bị giới hạn.
Trong khi, như đã nói ở đoạn trich, Nga có các cơ sở sản xuất tritium chuyên dụng cho vũ khí hạt nhân Mayak Production Association ở Ozersk và plutonium-238 cho các chương trình không gian. Đây là mục tiêu chính của họ, còn cho dân sự và nghiên cứu chỉ là mụ tiêu phụ. Chúng được tối ưu hóa để sản xuất tritium phục vụ cho việc duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Khác với Canada, Nga có khả năng điều chỉnh sản lượng tritium theo nhu cầu quân sự và có thể sản xuất với quy mô lớn hơn nhiều.
5. Mỹ cũng không mua tritium từ Canada để sử dụng cho mục đích quân sự.
Tritium được sử dụng trong chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ chỉ được sản xuất trong nước, do yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh quốc gia và kiểm soát không phổ biến vũ khí hạt nhân (non-proliferation).
a) Theo hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT), Tritium không bị cấm thương mại quốc tế như uranium-235 hoặc plutonium, nhưng nếu dùng cho vũ khí hạt nhân, nó thuộc phạm vi kiểm soát rất chặt.
Mỹ là quốc gia có chính sách rõ ràng: vật liệu cho vũ khí hạt nhân phải được sản xuất nội địa để đảm bảo An toàn, Chủ quyền chiến lược
b) Luật nội địa Mỹ
Luật Mỹ (Atomic Energy Act) yêu cầu (link phía dưới):
“Vật liệu hạt nhân đặc biệt và các sản phẩm phụ liên quan dùng cho quân sự phải được sản xuất dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ.”
Tritium được sử dụng trong loại đầu đạn được phân loại là “sản phẩm phụ của vật liệu hạt nhân đặc biệt” nên họ không thể nhập khẩu.
c) Niềm tin chiến lược
Mỹ không thể phụ thuộc nước ngoài, dù thân thiện như Canada, cho chuỗi cung ứng nguyên liệu duy trì răn đe hạt nhân.
Tương tự, Mỹ cũng không xuất tritium cho bất kỳ quốc gia nào dùng vào mục đích quân sự.
6. Mỹ cũng rất ít mua tritium từ Canada cho dân sự
Như đã nói, Canada (thông qua công ty Ontario Power Generation) có chương trình sản xuất và xuất khẩu tritium phục vụ dân sự như
Dụng cụ phát sáng (exit signs, đồng hồ), Thí nghiệm nghiên cứu vật lý hạt nhân, Y tế hạt nhân (theo dõi lưu lượng máu, v.v.),
Một số công ty Mỹ có thể mua tritium cấp thấp cho mục đích phi quân sự từ Canada.
Tuy nhiên, DOE (Bộ Năng lượng Mỹ) và NNSA không sử dụng nguồn nhập khẩu này cho bất kỳ chương trình quân sự nào.
Tóm lại, như bài trích đã nói,
Tritium quân sự Mỹ hiện được lấy duy nhất tại Watts Bar Unit 1, một lò phản ứng thương mại nhưng đã được sửa đổi để cung cấp tritium cho NNSA (dưới thỏa thuận với TVA – Tennessee Valley Authority).
Tritium thu được được xử lý tại Savannah River Site (South Carolina), nơi có cơ sở Tritium Extraction Facility (TEF).
Special Nuclear Material
Special Nuclear Material
www.nrc.gov
Chém gió, bài viết này có nhiều thông tin không chỉ sai lệch, mà còn tỏ ra không hiểu về kỹ thuật
1) Đầu đạn hạt nhân với bom hạt nhân là những thứ rất khác nhau. Bài viết này lẫn lộn.
Nga có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Mỹ, nhưng ít bom hạt nhân hơn, thậm chí là ít hơn nhiều. Tức cười nhất là bài này lại nói dùng ICBM để phóng "bom hạt nhân"
2) Tên lửa SATAN và Sarmat.
- Cái tên SATAN là NATO gọi, Nga không bao giờ gọi là SATAN như bài viết này viết cả
- Tên lửa SARMAT của Nga không liên quan gì đến Ukraine hết, và cũng không có chuyện thử nghiệm 5 thất bại 4 như bài viết chém.
- Tên lửa SATAN thời Liên Xô và Sarmat thời nay là khác nhau. Thông tin chi tiết
+ Tên lửa R-36M (NATO gọi là SATAN) là thế hệ ICBM cũ của Liên Xô, bắt đầu triển khai từ thập niên 1970–80, được Ukraine (Yuzhmash, Dnipro) sản xuất.
+ Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga phụ thuộc vào Ukraine để bảo trì loại tên lửa này trong thời gian ngắn. Sau 2014, điều này dừng lại hoàn toàn.
+ RS-28 SARMAT là ICBM thế hệ mới, do Nga tự thiết kế và sản xuất hoàn toàn, thay thế R-36M. Không liên quan gì đến Ukraine.
NATO đặt biệt danh cho Sarmat là SATAN II, nhưng đó chỉ là quy ước đặt tên. Nga chưa bao giờ gọi Sarmat là "Satan".
+ Sarmat đã được thử nghiệm thành công lần đầu vào 2022, có tin rằng đã triển khai thực chiến ở mức giới hạn từ cuối 2023 hoặc 2024.
Có thể có những lần thất bại, nhưng không phải "5 lần tạch 4 lần" như bài viết chém, thực tế không có thông tin chính thức gì
3) Về Tritium và năng lực nhiên liệu hạt nhân của Nga và Mỹ
3.1) Tritium với Nga
- Đầu đạn hạt nhân có chứ thành phần chính là plutonium và có cả tritium , nhưng Nga sản xuất nó không khó, vì Nga không thiếu nhà máy điện hạt nhân. Tritium không có nhiều trong tự nhiên, nên phải tạo ra nhân tạo qua các phản ứng hạt nhân. Nó có thể được tạo ra trong các lò phản ứng thương mại đang hoạt động, và trong nhiều lò nghiên cứu/quân sự.
- Ngoài ra,
Nga còn có các lò phản ứng chuyên dụng để sản xuất tritium (Mỹ đã không còn các lò này). Một trong những cơ sở chính là Mayak Production Association tại Ozersk (trước đây gọi là Chelyabinsk-65). Đến năm 2025, Mayak vẫn hoạt động với hai lò phản ứng công suất 1.900 MWth, chủ yếu sản xuất tritium để bảo trì kho vũ khí hạt nhân trong nước và plutonium-238 cho các chương trình không gian.
Ngoài ra, Nga còn vận hành các lò phản ứng khác như Ludmila (lò phản ứng nước nặng) và Ruslan (lò phản ứng nước nhẹ) để sản xuất tritium.
- Nói trắng ra, Nga là nước có khả năng sản xuất tốt cái tritium này, do Nga có trữ lượng lithium lớn, đặc biệt tại Siberia.
Nga cũng có công nghệ làm giàu lithium-6 (Mỹ không còn năng lực này), vốn là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất tritium.Và việc tạo tritium chính là dựa vào lithium trong lò với cơ chế Lithium-6 + neutron => Tritium + Helium-4. Sản xuất Tritium chính là đặt lithium-6 vào vùng hoạt neutron. Đi sâu nữa thì là về kỹ thuật nên sẽ lạc đề.
3.2) Tritium với Mỹ
Trong thực tế, Mỹ mới thực sự gặp nhiều vấn đề hơn Nga trong việc duy trì chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân nói chung, và sản xuất tritium nói riêng. Đây là một điểm yếu chiến lược đang được Quốc hội và Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đặc biệt chú ý trong những năm gần đây. Một số vấn đề nêu ra
- Mỹ không còn lò phản ứng chuyên dụng, trong khi Nga vẫn có đầy đủ. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ dùng các lò chuyên tại Savannah River Site (SRS) để sản xuất tritium. Các lò này đều đã ngừng hoạt động vào những năm 1980–90.
- Mỹ hiện chỉ sản xuất tritium tại một lò phản ứng duy nhất: Watts Bar Unit 1 (Tennessee). Lò này thuộc sở hữu của TVA (Tennessee Valley Authority) – một công ty điện lực dân sự. Bộ Năng lượng Mỹ phải đặt các thanh lithium-6 đặc biệt vào vùng hoạt của lò để tạo tritium. Quá trình này rất hạn chế về sản lượng, vì không thể làm ảnh hưởng đến an toàn dân sự.
- Mỹ thiếu năng lực làm giàu Lithium-6. Tritium sản xuất từ lithium-6, nhưng Mỹ không còn nhà máy làm giàu lithium-6 thương mại. Trong khi Nga vẫn sở hữu năng lực này
- Dự án rebuild lại năng lực làm giàu Li-6 của Mỹ (thông qua Oak Ridge) đang tiến hành chậm và đắt đỏ.
- Tritium bị phân rã dần. Các đầu đạn hạt nhân cần nạp lại tritium định kỳ mỗi 10–12 năm. Vì sản xuất bị hạn chế, Mỹ có nguy cơ thiếu tritium trong vài thập niên tới, nếu không tăng tốc năng lực sản xuất.
Theo Báo cáo Quốc hội Mỹ (Congressional Research Service, 2023) (link phía dưới):
“Hoa Kỳ hiện đang thiếu một chuỗi cung ứng tritium có thể mở rộng và độc lập. Nếu không có đủ năng lực sản xuất, khả năng tồn tại lâu dài của lực lượng răn đe hạt nhân sẽ bị đe dọa.”
Và theo NNSA (National Nuclear Security Administration) năm 2024 (link phía dưới):
“Nguồn cung cấp tritium duy nhất là Watts Bar 1. Bất kỳ sự cố hoặc quy định nào ảnh hưởng đến nó đều có thể làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình bổ sung tritium của chúng ta.”