Về giải phẫu học thì chân người bản năng là tối ưu cho việc đi/chạy vài chục km/ngày để săn bắn, hái lượm từ thời tiền sử! Có điều sự tiến hóa đã mang lại quá nhiều tiện nghi nên bản năng gốc ngày một mất đi, đến nỗi giờ lại phải đẻ ra ba cái trò chạy nhảy, marathon vốn là cơm ăn nước uống của các cụ thời tiền sử (em vui thôi nhé

).
Nói vậy để thấy rằng giày dép thể thao nó chỉ là phụ trợ, mà nhiều khi phụ trợ quá cũng gây tranh cãi (một số loại giày chạy mới do dùng vật liệu mới nên có độ nảy, độ bật rất cao, tạo đk cho vận động viên gia tăng tốc độ và comfort một cách quá mức!).
Em cũng dân thể thao amateur, từ đá bóng tới tennis rồi chạy, đi giày thể thao gần như cả đời

bắt đầu từ những đôi bata màu xanh công nhân những năm 7x cho tới giờ thì thấy một số điều như sau:
- Giày thể thao do dùng keo dán nên chắc chắn bị lão hóa, kể cả chưa bán để kho vẫn bị khoảng sau 3 đến 4 năm kể từ ngày sản xuất (phụ thuộc môi trường nơi bán hàng). Vậy nên em không bao giờ mua hàng sale off với các mẫu đã ra cách đó tầm 3 năm. Ví dụ như tầm này ko nên mua các mẫu năm 21, 22 vì tuổi thọ sẽ rất ngắn, nhất là hoạt động với tần suất cao.
- Giày pha-ke: các cụ chắc cũng từng nghe câu chuyện cười: vào quán nhậu ven đường, cháu gái phục vụ ra hồn nhiên hỏi khách: Các chú uống bia gì để cháu bảo mẹ cháu dán nhãn ạ...

Giày thể thao cũng vậy thôi ạ, tại nơi "công xưởng của thế giới" hầu như các hãng đều có dây chuyền sx giày ở đó. Mà giờ công nghệ ko có gì đặc biệt, nguyên liệu cũng không khó mua, dây chuyền thiết bị may giầy cũng ko khó mua, mẫu mã thì nha'i thậm chí mua trộm cũng có... Vậy thì cơ bản nó về bản chất cũng chả khác hàng thật là mấy, rất khó để phân biệt.
- Giày cho chân bản thân mình: chuẩn nhất là đôi giày đóng riêng cho chân mình, cơ mà mình ko phải top 10, top 50 vđv thế giới nên chịu!

Do vậy, theo em cố gắng chọn giày phù hợp với đặc điểm chân mình: bàn chân cong hay bẹt, toàn chân vòng kiềng hay thẳng ( giầy vẹt gót cạnh ngoài hay cạnh trong), bàn chân bè ngang hay thuôn dài, phong cách chạy tiếp mũi chân hay tiếp gót hay tiếp giữa bàn chân. Cái này là quan trọng nhất rồi sau mới đến nhãn mác!