[Funland] Iran- Ít xà en, liệu lần này có tất tay?

Nhận đinh hiệp 1: I ran hay Ít xà thắng?


  • Tổng bình chọn
    155
  • Thời gian đóng: .

transg1997

Xe hơi
Biển số
OF-808115
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
186
Động cơ
27,520 Mã lực
Ít xà có 4 lớp phòng thủ nhưng vẫn bung và toang trước tên lửa Iran. Haiz.


Hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) có lẽ quen thuộc với giới thạo tin về vũ khí, song, tấm “áo giáp” phòng không của Israel không chỉ có hệ thống nổi tiếng này.

Hình ảnh mô phỏng hệ thống phòng không Vòm Sắt đánh chặn một vụ tấn công. (Nguồn: ABC News)
Hình ảnh mô phỏng hệ thống phòng không Vòm Sắt đánh chặn một vụ tấn công. (Nguồn: ABC News)
Sau chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” do Israel phát động ngày 13/6, nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran khiến nhiều nhà khoa học và thành viên chủ chốt trong lực lượng vũ trang Iran thiệt mạng, Tehran đã đáp trả bằng loạt tấn công tên lửa đạn đạo và UAV vào nhiều thành phố của Israel.

Theo báo Times of Israel, đến ngày 16/6, Iran đã phóng khoảng 350 tên lửa đạn đạo và hơn 200 UAV, song hệ thống phòng không của Israel đánh chặn được 80-90% số đạn, chỉ khoảng 5-10% rơi xuống lãnh thổ. Theo giảng viên James Dwyer của khoa Khoa học xã hội, Đại học Tasmania (Australia), xung đột tiếp tục leo thang, trong khi hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel vẫn phát huy hiệu quả vượt trội.

Vòm Sắt (Iron Dome)
Ông Dwyer và nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá, Israel sở hữu một trong những hệ thống phòng không hiệu quả và thực chiến nhất hiện nay - Vòm Sắt. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của mạng lưới phòng thủ đa tầng của quốc gia này.
Vòm Sắt là hệ thống đánh chặn tầm ngắn do Israel phát triển nhằm đối phó với các loại đạn phản lực, pháo và súng cối trong phạm vi từ 4-70 km. Cấu trúc của hệ thống bao gồm radar phát hiện mục tiêu, trung tâm chỉ huy lựa chọn mục tiêu ưu tiên và tên lửa đánh chặn để vô hiệu hóa các mối đe dọa đang bay tới. Chỉ những đạn có nguy cơ gây thiệt hại mới bị đánh chặn, trong khi đạn hướng về khu vực trống được bỏ qua nhằm tiết kiệm chi phí.
Mỗi tổ hợp Vòm Sắt gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ chứa 20 tên lửa đánh chặn Tamir. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), hệ thống này có tỷ lệ đánh chặn lên đến 90%. Dù ban đầu mỗi tên lửa Tamir có giá khoảng 100.000 USD, chi phí hiện đã giảm xuống còn 40.000-50.000 USD.
Vòm Sắt được phát triển sau cuộc xung đột năm 2006 với Hezbollah và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, do hai công ty Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries thiết kế, với sự hỗ trợ của Mỹ. Tính đến nay, hệ thống này đã đánh chặn khoảng 5.000 quả đạn phản lực.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống này phải đối mặt với thách thức lớn hơn. Vốn được thiết kế để xử lý các đợt tấn công ngắn, Vòm Sắt trở nên quá tải trước các đòn oanh tạc dồn dập và kéo dài, điển hình là vụ nhóm Hamas phóng hàng nghìn quả đạn phản lực chỉ trong 20 phút vào ngày 7/10/2023.
Người sáng lập kiêm Giám đốc tổ chức Phân tích chiến lược Australia Michael Shoebridge cho rằng, ngay cả hệ thống hiệu quả nhất cũng có thể bị quá tải, vì vậy ông không coi sự cố này là một thất bại. Tuy nhiên, sau đó, một vụ tập kích bằng loạt UAV ở phía Bắc thành phố Tel Aviv vào tháng 10/2024 của Hezbollah một lần nữa thử thách các điểm yếu của hệ thống này. Chuyên gia Matthew Levitt, thành viên cao cấp tại Viện Washington, nhận định: “Không còn cách nào khác để diễn giải… Đây là một thất bại của hệ thống phòng thủ Israel”.

THAAD
Sau vụ tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel trong tháng 10/2024, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ triển khai một Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới hỗ trợ Israel.
Các tên lửa THAAD được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương trong giai đoạn cuối của hành trình, ở độ cao và khoảng cách lớn (từ 150-200 km). Hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa địch cả trong và ngoài khí quyển. Mỗi tổ hợp THAAD điển hình gồm sáu bệ phóng, mỗi bệ chứa tám tên lửa.
Mỹ đã triển khai khoảng 100 binh sĩ để vận hành hệ thống THAAD tại Israel. Một phần hệ thống và nhân sự đã có mặt tại quốc gia Trung Đông. Theo quân đội Israel, trong đợt tấn công tên lửa đêm 17/10 mới đây của Iran nhằm vào các khu vực của Israel, THAAD đã tham gia đánh chặn. Lầu Năm Góc bắt đầu sử dụng THAAD từ năm 2015 và đến nay đã bán hệ thống này cho Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

David’s Sling
Như đã nói ở trên, Vòm Sắt không hoạt động độc lập, mặc dù nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không đa tầng của Israel. Lớp tiếp theo phía trên Vòm Sắt và THAAD, bao phủ lớp bảo vệ ở giữa, là hệ thống David's Slings - còn được gọi là Magic Wand (cây đũa thần).
David’s Sling là hệ thống phòng không được thiết kế để đánh chặn các loại đạn phản lực tầm trung, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung đến tầm xa, với phạm vi lên tới 300 km. David’s Sling sử dụng tên lửa Stunner. Mỗi tên lửa Stunner trong hệ thống David’s Sling có giá ước tính khoảng 1 triệu USD.
Tương tự như Vòm Sắt, David’s Sling chỉ đánh chặn những đạn phản lực có khả năng đe dọa khu dân cư. Cả hai hệ thống – David’s Sling và Vòm Sắt – đều có khả năng đánh chặn máy bay, UAV và tên lửa hành trình.

Hệ thống này là sản phẩm hợp tác giữa Rafael Advanced Defense Systems (Israel) và Raytheon (Mỹ), bắt đầu hoạt động từ năm 2017.

Hệ thống phòng thủ đa tầng của Israel. (Nguồn: CSIS Missile Threat)
Hệ thống phòng thủ đa tầng của Israel. (Nguồn: CSIS Missile Threat)
Arrow 2 và Arrow 3

Arrow 2 được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung khi chúng bay trong tầng bình lưu, ở độ cao khoảng 50 km so với mặt đất. Arrow 2 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng 500 km và đánh chặn chúng ở khoảng cách tối đa 100 km tính từ điểm phóng. Tên lửa trong Arrow 2 bay với tốc độ gấp chín lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công đồng thời 14 mục tiêu.
Hệ thống này bắt đầu được phát triển sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, khi Iraq phóng hàng chục tên lửa Scud do Liên Xô sản xuất vào Israel. Arrow 2 chính thức đi vào hoạt động năm 2000 nhưng được sử dụng trong thực chiến lần đầu tiên vào năm 2017, khi đánh chặn một tên lửa đất đối không do Syria phóng.
Trong khi đó, Arrow 3 được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm xa khi chúng đạt đỉnh quỹ đạo bay, ngoài bầu khí quyển Trái đất. Hệ thống này có tầm bắn lên tới 2.400 km.
Arrow 3 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu vào năm 2023, khi đánh chặn một tên lửa đạn đạo được Houthi phóng từ Yemen, nhằm vào thành phố ven biển Eilat, miền Nam Israel. Hệ thống do Israel Aerospace Industries phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ công ty Boeing (Mỹ).

Khả năng phòng thủ vô hạn?
Theo ông James Dwyer, hệ thống phòng thủ tên lửa là hữu hạn. Cả bên phòng thủ lẫn phía tấn công đều bị giới hạn bởi số lượng tên lửa mỗi bên sở hữu. Tuy nhiên, bên phòng thủ thường phải phóng nhiều hơn một tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa tấn công, đề phòng trường hợp quả đầu tiên bị trượt hoặc thất bại về kỹ thuật. Với tên lửa đạn đạo, lợi thế nghiêng về bên tấn công. Một số lượng nhỏ tên lửa lọt qua vẫn có thể gây ra thiệt hại lớn, bởi chúng có thể mang đầu đạn lớn, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.
Hôm 17/4, báo The Washington Post trích dẫn nguồn tin nắm rõ thông tin tình báo về Mỹ và Israel cho biết, theo “một số đánh giá”, với tốc độ tấn công hiện tại của Iran, vốn đã giảm bớt so với khi bắt đầu cuộc giao tranh từ hôm 13/6, Israel có thể duy trì hệ thống phòng không của mình trong 10-12 ngày nữa trước khi yêu cầu Washington phải bổ sung kho dự trữ hoặc tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột. Nguồn tin này cũng cho biết, vào cuối tuần này, Israel “sẽ cần phải lựa chọn những gì họ muốn chặn”, nói thêm: “Hệ thống đã bị quá tải”.
Trong khi đó, phía IDF ước tính, trước khi bước vào xung đột với Israel, Iran có tới 2.000 tên lửa trong kho vũ khí và Tehran đang hy vọng sẽ chế tạo được 300 tên lửa mỗi tháng, tức là sẽ có 20.000 tên lửa trong sáu năm. Đến ngày 17/6, IDF thông báo, khoảng 40% bệ phóng tên lửa đạn đạo của Iran đã bị phá hủy trong chiến dịch “Sư tử trỗi dậy”.
Theo báo The Guardian, có dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Israel chống lại Iran đang chuyển sang hình thái một cuộc chiến tiêu hao nếu xung đột kéo dài. Liệu Iran sẽ cạn kiệt tên lửa đạn đạo và UAV trước, hay Israel – cùng Mỹ và các đồng minh – sẽ cạn kiệt tên lửa đánh chặn và đạn dược phòng không trước trong cuộc chiến tiêu hao? Không thể biết trước bên nào sẽ chiến thắng, song, cộng đồng quốc tế nên hy vọng cuộc chạy đua tiêu hao sẽ không xảy ra.
Tuy nhiên, cuộc xung đột giữa Israel và Iran hiện nay đang có nguy cơ bùng phát rộng hơn. Nếu không được giải quyết sớm và nếu Mỹ bị lôi kéo vào một cách trực tiếp hơn, khu vực Trung Đông có thể đối mặt với một cuộc chiến với quy mô lớn.
Thế là danh tiếng của "chiến thắng" này không có chỉ mỗi vòm sắt hả bác ; ))
 

ndung.vne

Xe hơi
Biển số
OF-568144
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
192
Động cơ
146,627 Mã lực
Tuổi
36
Nhà ngoại giao Iran - Đại sứ Iran tại Hội đồng bảo an LHQ Amir Saeid Iravani- nói thêm: “Israel dường như đã tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục cuộc tấn công này trong nhiều ngày tùy theo nhu cầu. Chúng tôi lo ngại về các báo cáo đáng tin cậy rằng Mỹ có thể tham gia cuộc chiến này”.

Nói như thế này nghĩa là như thế nào?!
 

khuyếnh

Xe tăng
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,429
Động cơ
451,285 Mã lực
Các chuyên gia quốc tế có những góc nhìn đa chiều về chiến dịch. Perrihan Al-Riffai từ trang Atlantic Council nhận xét: “Cuộc tấn công của Iran mang tính biểu tượng nhiều hơn thực chất, trong khi Israel đã chứng minh ưu thế công nghệ vượt trội”. Ngược lại, Behnam Ben Taleblu từ Quỹ Bảo vệ Dân chủ cho rằng Iran vẫn còn khả năng phản công, với khoảng 700-1.300 tên lửa tầm trung có thể vươn tới Israel.
Công nghệ vòm mõm vượt trội đánh chặn bằng hạ tầng???
 

a_m_d

Xe tăng
Biển số
OF-5040
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
1,637
Động cơ
1,499,730 Mã lực
Từ 33 năm trước Netanyahu đã nói Iran sắp có bom nguyên tử, bắt đầu bằng tuyên bố chỉ 3-5 năm là Iran có bom.
Năm 2012 mang hẳn tranh cổ động lên LHQ và tuyên bố chỉ vài tuần - tháng nữa là Iran đủ uranium để làm quả bom đầu tiên.
Hơn 1 tháng trước, CIA thông báo Iran không có ý định làm bom nguyên tử. Anh Yahu vẫn cho quân tấn công.
1 nước không tham gia NPT, được cho là đã có bom nguyên tử lại đi tấn công giết các nhà khoa học nguyên tử và các tướng lĩnh của nước khác vì cho rằng họ đang định làm bom nguyên tử.
Thán phục cái độ trơ trẽn của đám này.

Đại ca cầm lọ muối đc thì hà cớ gì đàn em ko làm :))
Còn có cả vụ Vũ khí HH, SH Iraq nữa cơ :))
 

ndung.vne

Xe hơi
Biển số
OF-568144
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
192
Động cơ
146,627 Mã lực
Tuổi
36
"Chúng tôi sẽ không dừng lại. Cho đến khi mối đe dọa hạt nhân của Iran bị phá hủy, cho đến khi cỗ máy chiến tranh của họ bị giải giáp, cho đến khi người dân của chúng tôi và của các bạn được an toàn", Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc Danny Danon nói.

Ai sẽ là người thắng cả cuộc chiến?
 

a_m_d

Xe tăng
Biển số
OF-5040
Ngày cấp bằng
30/5/07
Số km
1,637
Động cơ
1,499,730 Mã lực

nhutwk

Xe buýt
Biển số
OF-862755
Ngày cấp bằng
3/7/24
Số km
560
Động cơ
38,019 Mã lực
Tuổi
23
Tại cuộc họp của Liên hợp quốc, Iran tuyên bố tiếp tục tự vệ trước Israel, trong khi đại diện Israel khẳng định sẽ không dừng các cuộc tấn công cho đến khi mối đe dọa hạt nhân bị xóa bỏ.

vẫn đấu vi lích mõm tại mafia war cup =))

 

khuyếnh

Xe tăng
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,429
Động cơ
451,285 Mã lực
Tổ lái sang vấn đề khác
Cấm viết bài trong thớt
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

QMintech

Xe điện
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
2,108
Động cơ
204,937 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Cầu Giấy
Trump rất muốn nobel Hòa Bình, hơn nữa khi tranh cử cũng hứa ko đưa US sa lầy vào các cuộc chiến tranh mà thắng cũng chả thay đổi nhiểu( Ly bi, Iraq, Afganistan...). Anh IS đang cố gạ anh Trump mà chưa xong.
 

ndung.vne

Xe hơi
Biển số
OF-568144
Ngày cấp bằng
9/5/18
Số km
192
Động cơ
146,627 Mã lực
Tuổi
36
Trước ngày 13/6, mọi chỉ dấu đều cho thấy sẽ không có chuyện xảy ra xung đột hay ai đó tấn công Iran. Nhưng sau đó thì mọi chuyện đã diễn ra bất ngờ.

Hiện nay, Trump liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác biệt. Liệu đây có phải là chiến thuật đánh lạc hướng và gây nhiễu quen thuộc?
 

khuyếnh

Xe tăng
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
1,429
Động cơ
451,285 Mã lực
Mình nghĩ là hàng ngố trên hollywood toàn từ các bọn buộn lậu, mafia, chế đồ từ bãi rác lắp nối chứ làm gì đàng hoàng đâu.

Sao lại phải sợ mà cấm cụ nhỉ. Đồ cùi bắp thì phải cho nhập cho tốn tiền rồi đánh nhau phơi áo cho thiên hạ biết mà đừng mua nữa chứ nhỉ. Sao lại cấm.

Không lẽ sợ xung đột Ấn, Pakistan nổ ra thì Su57 lại vô tính tưới volka ăn may J TQ chợ đen. Rồi lúc đó bắc cầu Ngố bãi rác > J chợ đen > PT bóng bẩy.


Truyền thông Ấn Độ cho biết tổ hợp S-400 đã lập kỷ lục khi bắn rơi máy bay cảnh báo sớm Pakistan ở cách 314 km trong xung đột ngày 7-10/5.

Chủ yếu sợ nó phang cho F16 Par thì bỏ cmn. Thằng J nó đã ăn con Rafael Ấn rùi.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,420
Động cơ
1,515,430 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
1 quả bom 1 tấn thuốc, khi nổ sẽ tạo ra âm thanh trên 200 dexiben, trong khi tai của con người chỉ chịu đựng được mức 130-140 dexiben.
Trong trường hợp Iran phóng quả tên lửa cỡ 2 tấn thuốc nổ, sức công phá của tên lửa sẽ lớn hơn bom và đương nhiên âm thanh lẫn sóng xung kích của vụ nổ sẽ rất lớn hơn nhiều 200 dexiben.
Bởi vậy, nhà cháu nghĩ, nếu đứng cách xa 2-300 m thì cảm giác trong tai cồm cộm, nghiêng đầu rũ thì có khi ra cả đống vụn ráy tai. Tầm 150 m thì tai ù mất cả tháng, còn tầm bán kính 100m trở lại thì có thể phải đi cấp cứu ở viện TMH ngay vì điếc đặc rồi. :D
Có tím bảo đứng lệch 14m so với tâm nổ là không sao cụ nhé. :))
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
329
Động cơ
65,257 Mã lực
Tuổi
44
Từ 33 năm trước Netanyahu đã nói Iran sắp có bom nguyên tử, bắt đầu bằng tuyên bố chỉ 3-5 năm là Iran có bom.
Năm 2012 mang hẳn tranh cổ động lên LHQ và tuyên bố chỉ vài tuần - tháng nữa là Iran đủ uranium để làm quả bom đầu tiên.
Hơn 1 tháng trước, CIA thông báo Iran không có ý định làm bom nguyên tử. Anh Yahu vẫn cho quân tấn công.
1 nước không tham gia NPT, được cho là đã có bom nguyên tử lại đi tấn công giết các nhà khoa học nguyên tử và các tướng lĩnh của nước khác vì cho rằng họ đang định làm bom nguyên tử.
Thán phục cái độ trơ trẽn của đám này.

Thôi, thế này thì phải ủng hộ Iran làm vkhn xóa sổ bỏ anh Israel đúng theo mong muốn mấy chục năm nay của anh thủ tướng này. Đây là mong muốn của chính Israel.
 

transg1997

Xe hơi
Biển số
OF-808115
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
186
Động cơ
27,520 Mã lực
Chủ yếu sợ nó phang cho F16 Par thì bỏ cmn. Thằng J nó đã ăn con Rafael Ấn rùi.
Chắc vậy chứ không sao lại sợ cụ nhỉ ; ))

Hay là ép mua con... bắn 32 tên lửa lên mà không chặn được 1 tên lửa, bị tên lửa đó thịt ngay đội phòng không.
Lật được 1 ông thủ tướng ngoan lên chắc nó mới mua loại ... .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top