Em thử tranh luận Anh một tí, bên Iran:Trong các cuộc chiến sẽ có hai dạng chiến thắng, đó là chiến thắng về mặt chiến thuật và chiến thắng về mặt chiến lược. Ở cương vị các tướng lĩnh và chính khách thực thụ, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến chiến thắng về mặt chiến lược. Còn chú trọng và vui mừng với các chiến thắng về mặt chiến thuật thì chỉ là đầu óc của các chỉ huy quân sự cấp tiểu đoàn trở xuống.
Trên thực tế, đã từng có những cuộc chiến mà một bên với tàu to súng lớn, luôn khoe khoang thành tích tiêu diệt nhân lực đối phương bằng cách đếm số người thiệt mạng (nhiều khi phóng đại), hoặc phá hủy được các cơ sở hạ tầng của đối phương (ví dụ ném bom rải thảm), đó chỉ là chiến thắng về chiến thuật mà thất bại về chiến lược, buộc phải rút quân, tan rã hoặc sụp đổ một chế độ.
Trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày giữa Israel, Mỹ và Iran, đánh giá như sau:
1. Thắng lợi về mặt chiến thuật:
Israel và Mỹ đã liên tục tiến hành các cuộc không kích sâu vào Iran, gồm cả tấn công ba cơ sở hạt nhân lớn (Fordow, Natanz, Isfahan) bằng bom bunker-buster và phối hợp hoạt động tác chiến đặc nhiệm sâu bên trong lãnh thổ Iran.
Nhờ vậy họ đã: phá hủy hệ thống phòng không, kho vũ khí, hạ sát chuyên gia và chỉ huy quân sự Iran. Iran cũng đáp trả bằng tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Qatar và các mục tiêu tại Israel, phá hủy một số cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự. Đây là chiến thắng về mặt chiến thuật. Như vậy, Israel và Mỹ rõ ràng giành chiến thắng ở cấp độ chiến thuật, đạt nhiều mục tiêu quân sự cụ thể, gây thiệt hại đáng kể cho Iran trong ngắn hạn.
2. Thắng lợi về mặt chiến lược:
Iran, mặc dù chịu thiệt hại về hạ tầng và nhân sự có thể cao hơn so với Israel, nhưng về chiến lược vẫn giữ được chủ quyền:
- Họ không bị lật đổ, không mất mát lãnh thổ.
- Đáp trả bằng tên lửa làm Mỹ và Israel phải kiềm chế, thể hiện khả năng ngăn chặn.
- Tiếp tục duy trì chương trình hạt nhân và đình chỉ hợp tác với IAEA, tránh được việc để lộ các cơ sở quan trọng trong các cuộc tấn công tương lai, chuyển trọng tâm sang an ninh nội bộ.
- Chấm dứt ảo tưởng về việc không bị tổn thương trong các cuộc chiến mà Israel nắm giữ trong hàng chục năm, cũng như ảo tưởng về hiệu quả của hệ thống vòm sắt.
- Đạt được sự ngừng bắn tạm thời để củng cố khả năng phòng thủ, loại bỏ hệ thống chân rết của Mosad trong nội bộ, chuẩn bị để đối phó với các đòn tập kích bất ngờ của đối phương trong tương lai.
Tuy nhiên, Israel và Mỹ cũng đạt được một số kết quả chiến lược, nhưng không nhiều:
- Củng cố lại vị thế liên minh Mỹ - Israel và tín nhiệm quốc tế, thông qua can thiệp quân sự và ngoại giao của Mỹ, dù không còn hết mình và có sự kiềm chế vì lợi ích của chính nước Mỹ.
- Ảnh hưởng một phần lên chương trình hạt nhân Iran, khiến Iran chịu áp lực ngưng hợp tác với IAEA, tuy đánh giá thiệt hại thực tế chỉ là chậm lại vài tháng.
- Dù Israel tuyên bố thắng lợi thứ hai là loại bỏ được hệ thống tên lửa của Iran và mối nguy bị Iran tấn công bằng tên lửa trong tương lai. Nhưng thắng lợi này không có cơ sở, vì ngay trước khi ngừng bắn, tên lửa của Iran vẫn trút vào căn cứ của Mỹ và lãnh thổ Israel.
Như vậy, nếu xét đến chiến thắng về mặt chiến lược thì Iran vẫn trên cơ Israel và Mỹ.
- Họ không bị lật đổ, không mất mát lãnh thổ.=> Khoan Anh cái này đâu đúng lúc đánh nhau, bên Israel/Mỹ đâu có làm được cái này và đâu có ý định làm cái này
- Đáp trả tên lửa Mỹ đâu phải lần đầu tiên Anh, xưa cũng chơi Mỹ vụ chết Tướng xịn rồi đó, còn vụ an ninh nội bộ thì e chả tin đâu
- Cái này Houthi nó còn bắn sân bay được Anh, mà vòm sắt sao chống được tên lửa đạn đạo Anh!
Như vậy, nếu xét đến chiến thắng về mặt chiến lược thì Iran vẫn trên cơ Israel và Mỹ => 04 cơ sở HN bị bắn phá, nhà máy điện HN bị bắn phá; chết cơ số Tướng, gãy 01 loạt nhà Khoa học HN; các hệ thống PK/KQ tan nát; không có đồng minh từ bé đến lớn trợ giúp mà Anh bảo trên cơ thì em cũng chịu!