Các cụ đã đọc cuốn Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường, chưa ạ
Em đang đọc cuốn này trên Kindle, một cuốn sách có ý tưởng hay, và khá "đụng chạm" chính vì vậy nó đã bị thu hồi chỉ sau 2 ngày phát hành.
Nôm na cuốn sách nói về 1 thời kì lịch sử hào hùng nhất của dân tộc từ những năm 1940 đến những năm 2000, thông qua 1 gia đình điển hình.
Gia tộc Nguyễn Kỳ được xây dựng gắn liền với lịch sử dân tộc, với 4 người con trai theo 4 hướng khác nhau.
- Kỳ Khôi là 1 đảng viên, cán bộ thời kháng chiến điển hình
- Kỳ Vỹ là 1 nhà văn điển hình của Nhân văn - Giai phẩm
- Kỳ Vọng 1 người điển hình của người theo chế độ VNCH bỏ Bắc di tản đi Nam
- Kỳ Cục là 1 nông dân điển hình của làng xã
Dựa trên cuộc đời của các con người trong gia tộc Nguyễn Kỳ, tác giả đã nói lên 1 loạt sự kiện của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó, từ kháng chiến chống Pháp, Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Di tản theo Chúa vào Nam, cải tạo công thương nghiệp, cho đến hàn gắn sau chiến tranh và manh nha kinh tế thị trường sau Đổi mới.
Tuy nhiên, cuốn sách có nhược điểm là cấu trúc không được chặt chẽ lắm, sự xuất hiện của các nhân vật, tính cách nhân vật được xây dựng gượng ép theo ý đồ của tác giả. Đặc biệt tác giả cố gắng và lựa chọn điển hình là những cái xấu của lịch sử Dân tộc trong giai đoạn từ 1940-2000 như CCRĐ, cải tạo công thương nghiệp, rồi NV-GP... mà không có những trang văn hùng hồn, những khúc tráng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng - đây mới chính là tư tưởng chủ đạo, sự kiện chi phối lịch sử dân tộc giai đoạn này. Trong khi đó, tác giả chỉ xoáy sâu, tập trung vào những sự kiện đen tối đó, dựng lên 1 giai đoạn như 1 chương đen tối trong lịch sử dân tộc.
Có lẽ cũng chính vì thế cuốn sách đã bị cấm phát hành và thu hồi sau 2 ngày lên kệ.
Tất nhiên, bỏ qua những cái đó, thì sách là tiểu thuyết hay, đồ sộ và mang tính khái quát hóa cao.
Nhân nói về cuốn sách này em thấy có 1 cuốn khác cũng là 1 tập Đại thành về lịch sử dân tộc cả 1 giai đoạn dài đó là cuốn Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, viết suốt về lịch sử từ giai đoạn 1930-1975, cuốn sách rất đồ sộ và rất hay. Cá nhân em thấy cuốn cụ Khánh viết hay hơn, chắc tay hơn, chặt chẽ về cấu trúc và văn chương hơn. Đặc biệt cụ có 1 nguồn tư tưởng rất đồ sộ về văn hóa, lịch sử và tư tưởng của dân tộc và Phật giáo nên viết hay hơn hẳn.
Sách của Hoàng Minh Tưởng thì nông hơn, nhiều câu thoại như kiểu đọc nghị quyết ấy, không có tầng sâu bằng.