- Biển số
- OF-643753
- Ngày cấp bằng
- 28/4/19
- Số km
- 2,763
- Động cơ
- 716,604 Mã lực
Thái Cam xung đột và hành động của chúng ta
Lịch sử:
Đế chế Khmer rộng lớn đã từng bao trùm cả phần phía bắc Thai Lan và phía nam Việt Nam. Các di tích đền chùa Khmer còn rất nhiều ở phía đông bắc Thái. Nếu Cam cứ căn cứ vào di tích đền chùa mà đòi đất thì khéo diện tích Cam thành lớn nhất Đông Dương. Nhưng Đế chế nào cũng chỉ là nhất thời. Cam cũng đã bị vả bởi dân Miến từ phía bắc xuống, Malay từ phía nam lên, và dĩ nhiên là cả Thái. Dân Việt vả ít thôi, có đâu 1-2 lần, nhưng thời Nguyễn vả xong thì chuyển khẩu ở luôn phần phía nam VN bây giờ.
Sau thời diệt chủng, liên quân Cam Việt phải đối phó với 4 phái Khmer du kích chiến. Năm 1989, quân tình nguyện VN về nước, hội quốc liên mà đứng sau là Trung Mỹ Âu nhảy vào xào xáo chính trường Cam. VN đang phải lo thoát nghèo, không đỡ được cho Hun Sen như trước - Muốn làm đại ca trong ao hồ, ngoài chuyện có số má thì cũng phải có tiền nuôi mấy thằng đệ. Có số có má nhưng không có tiền thì chẳng thằng nào ôm bụng đói đi theo được. Hunsen tứ bề thọ địch, nhưng cũng là kẻ gian hùng, ban đầu cũng chịu chia sẻ chính trường cho 3 bề 4 bên, nhưng sau 30 năm bóp chết gần hết phường chống đối. Đất Cam nghèo, không có nền tảng công nghiệp, dân thưa, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Để xoay trở sống sót được, Hunsen hết ngả bên này, lại theo bên kia, tới nay lại ngả dần về Trung, nước đã hậu thuẫn xây dựng nên chế độ diệt chủng một thời. Cũng chính vì đất nghèo dân nghèo, chả có cái vẹo gì cho các anh tài thi thố chính sách với nhau, nên biên giới với láng giềng thành chủ đề duy nhất để các phái thi đấu mị dân.
Nếu Hunsen không phải kẻ gian hùng, chính trường Cam đã thành 5 bè 7 mảng. Thành quả tiêu diệt Pôn pốt sẽ tiêu tan. Các đảng phái đối lập để lấy lòng dân sẽ lại lấy vấn đề biên giới với VN ra để thi thố - Những năm 90 và đầu 2000 đám đảng đối lập tổ chức mít tính tiểu bình ở Nam Vang và ở biên giới với VN ầm ầm, xuyên tạc cả bản đồ, đổ cho Hunsen bán đất, VN cướp đất, mà rồi lại một tay Hunsen dẹp. Nếu cứ để loạn như vậy, Cam sẽ lại trở thành mối nguy ở biên giới tây nam của VN.
Hunsen ở vào hoàn cảnh phải sinh tồn. Khi đằng đông không nhờ được thì phải quay sang đằng tây. Hết đằng tây lại sang nam sang bắc. Vậy nên trách Hunsen trở mặt là thiển cận. Không chỉ vậy mà còn phải để ý là phe đối lập Cam khi lấy số thì toàn quậy biên giới với VN. Cha con Hunsen trước giờ cần mị dân thì toàn quậy khu đền Preah Vihear trên biên giới với Thái.
Nguy cơ từ xung đột Thái Cam
Vị thế của VN:
Bình thường thì thôi, chứ cứ khi nào có chuyện là Cam lại quay sang VN, như thể chuyện anh em giúp nhau là việc hiển nhiên tất lẽ dĩ ngẫu. Đối với Cam, nếu VN không giúp Cam thì còn nói gì chuyện anh em tình cảm nữa. Cam càng có lý do để thoát khỏi ảnh hưởng của VN, trở mặt hoàn toàn và ngả sang phe khác, mà cụ thể hiện giờ là Trung.
Với Thái lan, Thái Việt lại vừa ký hiệp định ĐTCLTD. Nếu VN giúp Cam thì coi như sổ toẹt vào cái hiệp định này. Mặc dù hiệp định không liên quan tới quân sự chính trị, nhưng việc một mặt ký hiệp định, một mặt giúp kẻ thù của Thái là việc không thể chấp nhận được. Nếu làm vậy, độ tin cậy của các cam kết của VN trong các hiệp định quốc tế có nguy cơ bị đánh giá thấp và trong khu vực thì có nguy cơ về gần hướng số 0.
Nhưng nếu ngồi yên mặc kệ hai bên tẩn nhau, quy kết sẽ tới dưới dạng VN không quan tâm đóng góp vào hòa bình ổn định mà chỉ ích kỷ ôm thân lo kiếm tiền.
Ảnh hưởng của Trung với Cam Thái Việt:
Khi có cớ để đổ tại VN không giúp, Cam sẽ càng ngang nhiên đàng hoàng nhảy vào vòng tay anh Trung mà không cần phải để ý đến VN. Nếu xung đột leo cao tới mức các hoạt động quân sự, với tiềm lực của Cam so với Thái thì nguy cơ về mặt quân sự đối với Hunsen càng trở nên rõ ràng, trở thành lý do để Cam trở thành đồng minh khăng khít hơn nữa của Trung về mặt quân sự. Điều này đặt ra nguy cơ của việc mở rộng quân cảng hiện có của Trung ở Cam, thậm chí thiết lập các căn cứ quân sự của Trung ở trên đất liền của Cam, uy hiếp an ninh của Thái, VN, và thậm chí ĐNA.
Ảnh hưởng của Trung với ASEAN:
Nếu ASEAN không giúp hòa giải và dập tắt xung đột, Trung có thể sẽ đóng vai trò hòa giải, đem lại hòa bình trong khu vực. Với tiềm lực về kinh tế và quân sự, khả năng ảnh hưởng của Trung đối với cả Thái và Cam là rõ ràng. Việc này sẽ giúp Trung đặt thêm chân thêm vòi vào khối ASEAN, gây nguy cơ phân tách, chia rẽ khối, mở rộng ảnh hưởng của Trung trong khu vực này.
Cơ hội và hành động của chúng ta
Trung gian hòa giải, kiến tạo hòa bình:
Đường lối đúng đắn nhất cho triều đình VN lúc này là đóng vai trò hòa giải. Cả Thái cả Cam đều đang cương, đều không muốn cương quá cứng quá to và quá lâu, nhưng vì lý do chính trị nên không bên nào muốn xì trước. Họ đều cần một nấc thang chính trị hợp lý để đi xuống. Thực hiện vai trò hòa giải lúc này là hợp lý nhất, và cần bắt đầu ngay và luôn. Việc này không chỉ giúp đảm bảo vai trò anh em hàng xóm hữu nghị thân ái với cả hai nước, mà còn đảm bảo xung đột không tăng lên quá cao tới mức phải chọn phe hoặc bị đổ tại là không chọn phe, duy trì chiến lược ngoại giao cây tre, ngăn cản sự can thiệp của bên thứ 3 vào ASEAN, nêu cao vai trò trung lập và kiến tạo hòa bình trong khu vực. Trong khi thực hiện hòa giải phải duy trì và mở rộng giao thương để cung cấp hàng hóa cần thiết cho thị trường Cam, đồng thời duy trì thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế với Thái. Vậy nên cấp cho hai bên một nấc thang để đi xuống là hợp lý và đúng đắn.
Tranh thủ hoàn tất phân định biên giới Cam Việt:
Tuần thứ 2 của tháng 7 này, hai nước sẽ tiếp tục họp bàn về việc phân định cắm mốc biên giới cho 16% đường biên còn lại. Trong khi Thái Cam đóng biên, Cam cấm vận hàng Thái, thì đây cũng là cơ hội để Cam Việt thúc đẩy hoàn tất phân định biên giới. Tất nhiên là không được cán bộ nào nói chuyện kiểu nếu không hoàn tất chúng tôi không xuất xăng dầu hàng hóa qua Cam nữa. Và hết sức cảnh giác đề phòng cán bộ Cam ghi âm. Nhưng Cam đang có nhu cầu hàng hóa để ổn định dân tình cho bố con Hunsen có thời gian để lên gân với Thái, Việt đang có nhu cầu cắm mốc biên giới nốt cho xong, thì đây là lúc để chốt.
Mở rộng hoạt động kinh tế của VN tại Cam:
Cam cấm vận Thái là cơ hội để doanh nghiệp và hàng hóa Việt chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở Cam. Nhưng họ chỉ có tiền để mua hàng hóa nếu họ không đánh nhau. Nếu đánh nhau thì tiền để mua súng mua đạn, lấy đâu ra tiền mua hàng tiêu dùng nữa. Vậy nên nhất thiết phải đóng vai trò hòa giải xung đột trong khi mở rộng hoạt động giao thương.
Khó khăn
Hunsen: không nắm bắt được mục đích thực sự của Hunsen hay ông ta muốn cương tới mức nào. Nếu ông ta muốn ngả hẳn vào TQ thì khả năng xung đột vũ trang là hoàn toàn có thể xảy ra.
Thái lan: Chính trường Thái bị chia tách khối dân sự và quân sự. Các hoạt động ngoại giao chỉ tác động được tới chính phủ Thái, nhưng chính phủ Thái lại không điều khiển được khối quân sự. (Đề nghị triều đình làm mạnh vụ thực phẩm bẩn CP và các hoạt động kinh tài xấu của các tập đoàn Thái, qua đó để các tỉ phú Thái tác động tới khối quân sự
)
Trung quốc: đang căng với Mẽo vấn đề Đài Loan. Trung hoàn toàn có thể lợi dụng vụ xung đột Thái Cam, cắm chốt ở đất Cam, để buộc Mỹ phải dàn trải hoạt động ở tây Thái Bình Dương. Nhưng liệu Trung có sẵn sàng tạo căng thẳng với khối ASEAN vào lúc này hay chưa?
Tóm lại, cơ hội cho VN lúc này là hoàn toàn rõ ràng. Việc cần làm là giang cư mận VN, nhất là hội ọp phờ lắm chuyện bớt hô hào khích bác Thái Cam oánh nhau đi, mà lên các còm các tút cổ vũ thương thảo, hòa giải, hòa bình, thể hiện dân trí và tấm lòng yêu chuộng hòa bình của dân ta.
Lịch sử:
Đế chế Khmer rộng lớn đã từng bao trùm cả phần phía bắc Thai Lan và phía nam Việt Nam. Các di tích đền chùa Khmer còn rất nhiều ở phía đông bắc Thái. Nếu Cam cứ căn cứ vào di tích đền chùa mà đòi đất thì khéo diện tích Cam thành lớn nhất Đông Dương. Nhưng Đế chế nào cũng chỉ là nhất thời. Cam cũng đã bị vả bởi dân Miến từ phía bắc xuống, Malay từ phía nam lên, và dĩ nhiên là cả Thái. Dân Việt vả ít thôi, có đâu 1-2 lần, nhưng thời Nguyễn vả xong thì chuyển khẩu ở luôn phần phía nam VN bây giờ.
Sau thời diệt chủng, liên quân Cam Việt phải đối phó với 4 phái Khmer du kích chiến. Năm 1989, quân tình nguyện VN về nước, hội quốc liên mà đứng sau là Trung Mỹ Âu nhảy vào xào xáo chính trường Cam. VN đang phải lo thoát nghèo, không đỡ được cho Hun Sen như trước - Muốn làm đại ca trong ao hồ, ngoài chuyện có số má thì cũng phải có tiền nuôi mấy thằng đệ. Có số có má nhưng không có tiền thì chẳng thằng nào ôm bụng đói đi theo được. Hunsen tứ bề thọ địch, nhưng cũng là kẻ gian hùng, ban đầu cũng chịu chia sẻ chính trường cho 3 bề 4 bên, nhưng sau 30 năm bóp chết gần hết phường chống đối. Đất Cam nghèo, không có nền tảng công nghiệp, dân thưa, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Để xoay trở sống sót được, Hunsen hết ngả bên này, lại theo bên kia, tới nay lại ngả dần về Trung, nước đã hậu thuẫn xây dựng nên chế độ diệt chủng một thời. Cũng chính vì đất nghèo dân nghèo, chả có cái vẹo gì cho các anh tài thi thố chính sách với nhau, nên biên giới với láng giềng thành chủ đề duy nhất để các phái thi đấu mị dân.
Nếu Hunsen không phải kẻ gian hùng, chính trường Cam đã thành 5 bè 7 mảng. Thành quả tiêu diệt Pôn pốt sẽ tiêu tan. Các đảng phái đối lập để lấy lòng dân sẽ lại lấy vấn đề biên giới với VN ra để thi thố - Những năm 90 và đầu 2000 đám đảng đối lập tổ chức mít tính tiểu bình ở Nam Vang và ở biên giới với VN ầm ầm, xuyên tạc cả bản đồ, đổ cho Hunsen bán đất, VN cướp đất, mà rồi lại một tay Hunsen dẹp. Nếu cứ để loạn như vậy, Cam sẽ lại trở thành mối nguy ở biên giới tây nam của VN.
Hunsen ở vào hoàn cảnh phải sinh tồn. Khi đằng đông không nhờ được thì phải quay sang đằng tây. Hết đằng tây lại sang nam sang bắc. Vậy nên trách Hunsen trở mặt là thiển cận. Không chỉ vậy mà còn phải để ý là phe đối lập Cam khi lấy số thì toàn quậy biên giới với VN. Cha con Hunsen trước giờ cần mị dân thì toàn quậy khu đền Preah Vihear trên biên giới với Thái.
Nguy cơ từ xung đột Thái Cam
Vị thế của VN:
Bình thường thì thôi, chứ cứ khi nào có chuyện là Cam lại quay sang VN, như thể chuyện anh em giúp nhau là việc hiển nhiên tất lẽ dĩ ngẫu. Đối với Cam, nếu VN không giúp Cam thì còn nói gì chuyện anh em tình cảm nữa. Cam càng có lý do để thoát khỏi ảnh hưởng của VN, trở mặt hoàn toàn và ngả sang phe khác, mà cụ thể hiện giờ là Trung.
Với Thái lan, Thái Việt lại vừa ký hiệp định ĐTCLTD. Nếu VN giúp Cam thì coi như sổ toẹt vào cái hiệp định này. Mặc dù hiệp định không liên quan tới quân sự chính trị, nhưng việc một mặt ký hiệp định, một mặt giúp kẻ thù của Thái là việc không thể chấp nhận được. Nếu làm vậy, độ tin cậy của các cam kết của VN trong các hiệp định quốc tế có nguy cơ bị đánh giá thấp và trong khu vực thì có nguy cơ về gần hướng số 0.
Nhưng nếu ngồi yên mặc kệ hai bên tẩn nhau, quy kết sẽ tới dưới dạng VN không quan tâm đóng góp vào hòa bình ổn định mà chỉ ích kỷ ôm thân lo kiếm tiền.
Ảnh hưởng của Trung với Cam Thái Việt:
Khi có cớ để đổ tại VN không giúp, Cam sẽ càng ngang nhiên đàng hoàng nhảy vào vòng tay anh Trung mà không cần phải để ý đến VN. Nếu xung đột leo cao tới mức các hoạt động quân sự, với tiềm lực của Cam so với Thái thì nguy cơ về mặt quân sự đối với Hunsen càng trở nên rõ ràng, trở thành lý do để Cam trở thành đồng minh khăng khít hơn nữa của Trung về mặt quân sự. Điều này đặt ra nguy cơ của việc mở rộng quân cảng hiện có của Trung ở Cam, thậm chí thiết lập các căn cứ quân sự của Trung ở trên đất liền của Cam, uy hiếp an ninh của Thái, VN, và thậm chí ĐNA.
Ảnh hưởng của Trung với ASEAN:
Nếu ASEAN không giúp hòa giải và dập tắt xung đột, Trung có thể sẽ đóng vai trò hòa giải, đem lại hòa bình trong khu vực. Với tiềm lực về kinh tế và quân sự, khả năng ảnh hưởng của Trung đối với cả Thái và Cam là rõ ràng. Việc này sẽ giúp Trung đặt thêm chân thêm vòi vào khối ASEAN, gây nguy cơ phân tách, chia rẽ khối, mở rộng ảnh hưởng của Trung trong khu vực này.
Cơ hội và hành động của chúng ta
Trung gian hòa giải, kiến tạo hòa bình:
Đường lối đúng đắn nhất cho triều đình VN lúc này là đóng vai trò hòa giải. Cả Thái cả Cam đều đang cương, đều không muốn cương quá cứng quá to và quá lâu, nhưng vì lý do chính trị nên không bên nào muốn xì trước. Họ đều cần một nấc thang chính trị hợp lý để đi xuống. Thực hiện vai trò hòa giải lúc này là hợp lý nhất, và cần bắt đầu ngay và luôn. Việc này không chỉ giúp đảm bảo vai trò anh em hàng xóm hữu nghị thân ái với cả hai nước, mà còn đảm bảo xung đột không tăng lên quá cao tới mức phải chọn phe hoặc bị đổ tại là không chọn phe, duy trì chiến lược ngoại giao cây tre, ngăn cản sự can thiệp của bên thứ 3 vào ASEAN, nêu cao vai trò trung lập và kiến tạo hòa bình trong khu vực. Trong khi thực hiện hòa giải phải duy trì và mở rộng giao thương để cung cấp hàng hóa cần thiết cho thị trường Cam, đồng thời duy trì thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế với Thái. Vậy nên cấp cho hai bên một nấc thang để đi xuống là hợp lý và đúng đắn.
Tranh thủ hoàn tất phân định biên giới Cam Việt:
Tuần thứ 2 của tháng 7 này, hai nước sẽ tiếp tục họp bàn về việc phân định cắm mốc biên giới cho 16% đường biên còn lại. Trong khi Thái Cam đóng biên, Cam cấm vận hàng Thái, thì đây cũng là cơ hội để Cam Việt thúc đẩy hoàn tất phân định biên giới. Tất nhiên là không được cán bộ nào nói chuyện kiểu nếu không hoàn tất chúng tôi không xuất xăng dầu hàng hóa qua Cam nữa. Và hết sức cảnh giác đề phòng cán bộ Cam ghi âm. Nhưng Cam đang có nhu cầu hàng hóa để ổn định dân tình cho bố con Hunsen có thời gian để lên gân với Thái, Việt đang có nhu cầu cắm mốc biên giới nốt cho xong, thì đây là lúc để chốt.
Mở rộng hoạt động kinh tế của VN tại Cam:
Cam cấm vận Thái là cơ hội để doanh nghiệp và hàng hóa Việt chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở Cam. Nhưng họ chỉ có tiền để mua hàng hóa nếu họ không đánh nhau. Nếu đánh nhau thì tiền để mua súng mua đạn, lấy đâu ra tiền mua hàng tiêu dùng nữa. Vậy nên nhất thiết phải đóng vai trò hòa giải xung đột trong khi mở rộng hoạt động giao thương.
Khó khăn
Hunsen: không nắm bắt được mục đích thực sự của Hunsen hay ông ta muốn cương tới mức nào. Nếu ông ta muốn ngả hẳn vào TQ thì khả năng xung đột vũ trang là hoàn toàn có thể xảy ra.
Thái lan: Chính trường Thái bị chia tách khối dân sự và quân sự. Các hoạt động ngoại giao chỉ tác động được tới chính phủ Thái, nhưng chính phủ Thái lại không điều khiển được khối quân sự. (Đề nghị triều đình làm mạnh vụ thực phẩm bẩn CP và các hoạt động kinh tài xấu của các tập đoàn Thái, qua đó để các tỉ phú Thái tác động tới khối quân sự

Trung quốc: đang căng với Mẽo vấn đề Đài Loan. Trung hoàn toàn có thể lợi dụng vụ xung đột Thái Cam, cắm chốt ở đất Cam, để buộc Mỹ phải dàn trải hoạt động ở tây Thái Bình Dương. Nhưng liệu Trung có sẵn sàng tạo căng thẳng với khối ASEAN vào lúc này hay chưa?
Tóm lại, cơ hội cho VN lúc này là hoàn toàn rõ ràng. Việc cần làm là giang cư mận VN, nhất là hội ọp phờ lắm chuyện bớt hô hào khích bác Thái Cam oánh nhau đi, mà lên các còm các tút cổ vũ thương thảo, hòa giải, hòa bình, thể hiện dân trí và tấm lòng yêu chuộng hòa bình của dân ta.