Cụ Ngao ơi? Những vụ nổ bom nguyên tử này thì khoảng bao lâu thì nồng độ phóng xạ xuống đến mức an toàn?
Câu hỏi của cụ rất thú vị. Những gì em được học, những gì em được đọc, những gì em biết em trình bày dưới đây, cũng chỉ để tham khảo, mong các cụ biết rõ sửa lại cho đùng
Trước hết nói về chu kỳ bán rã
Chu kỳ bán rã của U235 là 713 triệu năm (7,04 x 10 mũ 8 năm).
Chu kỳ bán rã của U238 là 4,500 triệu năm
Quả bom nguyên tử Hiroshíma với 64 kg nhiên liệu U235, khi phát nổ sẽ tạo ra nhiệt độ, áp suất và sóng xung kích phá huỷ những gì ở mặt đất (thiệt hại tuý vào khoảng cách với tâm nổ) đó là sự kinh khủng của nó. Nhưng khi bom nổ, trong vòng 1/1000 giây nó cũng phóng ra tứ phía không gian những tia cứng, mạnh hơn tia X và đâm vào nhà cửa, mắt đất, con người. Những tia này cứ gọi là tia phóng xạ nhưng chỉ chiếu 1/1.000 giây vào cơ thể người thì không rõ có gây được đột biến gene không. Phim
"Moskva - Tình yêu của tôi" làm người xem xúc động vì cô gái Nhật Bản xinh đẹp mắc bệnh máu trắng do phóng xạ. Đó là phim. Ở nước ta nhiều người máu trắng đâu dính gì đến phóng xạ. Mà tia cứng Gamma đâm xuyên mạnh nhưng lại giảm dần năng lượng theo bình phương của khoảng cách, cho nên ở xa tâm chấn thì lượng tia chiếu vào người cũng không thể gây nguy hiểm. Những nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật Bản phần lớn bị cháy bỏng gần tâm chấn, còn về ung thư cũng có thể tăng hơn nhưng chưa ai thống kê đối chứng với ung thư trước khi bị ném bom
Ở vụ nổ lò phản ứng số 4 Chernobyl (Ukraina) thì lại khác. Nổ đêm 26/4/1986 nhưng chính quyền Liên Xô giấu nhẹm mãi tới 2/5 mới thông báo cho dân chúng. Thêm nữa lò phản ứng chứa khoảng 6000 thanh nhiên liệu chừng 60 tấn (con số này em phải xem lại), một phần nhiên liệu thoát lên không trung theo gió bay về lãnh thổ một số nước như Belarus... Đó là những chất phóng xạ còn mạnh, nhưng rồi cũng trôii đi theo nước, theo thời gian hoà loãng vào nước, vì là bụi phóng xạ nhưng chu kỳ bán huỷ lớn 700 trăm triệu năm , tức là hàng ngày hàng có phóng ra tia cũng không nhiều, con người chịu đựng được.
Nhưng những người cứu nhà máy Chernobyl lại khác. Họ làm việc nhiều thời gian khi lò đang phát xạ, họ bị phơi nhiễm phóng xạ và tất nhiên là mắc bệnh rồi. Chuyện những con chuột ở Chernobyl đột biến gene to bằng con mèo là chuyện ba xu.
Các cụ thấy ở Hiroshima người dân hoạt động sinh sống ngay có việc gì đâu. Đất đá bị nhiễm phóng xạ? Không có chuyện đó đâu. các tia phóng xạ chưa đủ sức phá vỡ hạt nhân những nguyên tố trên mặt đất như Silic, nhôm, sắt ... thì sao có phát xạ thứ cấp? Cùng lắm là đụng vành ngoài lớp điện tử thi sinh nhiệt và nóng chảy thành khối silicát thôi hoặc phát sáng
Nhưng, em phải nói rõ, bụi phóng xạ vào người có sao không?
1. Bui phóng xạ kể cả U235 qua mồm miệng vào hệ tiêu hoá rồi cũng thải qua phân vì lòng non không hấp thụ chất bột, bụi
2. Tuy nhiên nếu khới phóng xạ (dạng khí) hít qua phổti thì lại là chuyện khác. Nếu hít nhiều, sẽ thấm dần vào máu qua trao đổi oxy ở phổi. Nhưng phải hít nhiều cơ. Các cụ ở Hà Nội hít lớp bụi min, từ bụi xây dựng và khói thải từ xe, thì thấm vào người qua phổi nhanh hơn, hiệu quả hơn là cụ ăn thức ăn có bụi