- Biển số
- OF-66
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 3,189
- Động cơ
- 595,441 Mã lực
- Nơi ở
- OTOFUN
- Website
- www.ofnews.vn
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS điện tử: Cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi
Theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm được phép cấp giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới dưới dạng điện tử, có giá trị pháp lý tương đương bản giấy. Nắm rõ quy định mới là cách quan trọng để chủ xe không bị mất quyền lợi khi xảy ra tai nạn.
Việc sử dụng bản điện tử của bảo hiểm bắt buộc TNDS mang lại sự tiện lợi cho người dân
Giấy chứng nhận điện tử: Hợp pháp, dễ tra cứu
Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận bảo hiểm, trường hợp cấp bản điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe cơ giới; Biển số xe và số khung, số máy; Loại xe, trọng tải, số chỗ, mục đích sử dụng đối với xe ô tô; Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm; Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba; Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn; Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm; Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm; Mã số, mã vạch được đăng ký ...
Trước đó, ngay từ khi quy định về giấy chứng nhận điện tử được triển khai trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP (tiền thân của Nghị định 67/2023), cơ quan chức năng đã có hướng dẫn thống nhất để đảm bảo tính pháp lý. Cụ thể, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an đã ban hành Công văn số 813/BCA-C08 ngày 22/03/2021, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp nhận cả giấy chứng nhận bản điện tử và bản giấy còn hiệu lực khi người dân xuất trình. Văn bản này khẳng định rõ: việc mang theo và sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS - dù ở dạng bản cứng hay bản điện tử – đều là hợp lệ, nếu đảm bảo thông tin và thời hạn hiệu lực. Đây là một trong những bước đi đầu tiên cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính, Bộ Công an và các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc số hóa và minh bạch hóa quy trình quản lý bảo hiểm xe cơ giới.
Xem chi tiết bài viết tại đây
Theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm được phép cấp giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới dưới dạng điện tử, có giá trị pháp lý tương đương bản giấy. Nắm rõ quy định mới là cách quan trọng để chủ xe không bị mất quyền lợi khi xảy ra tai nạn.

Việc sử dụng bản điện tử của bảo hiểm bắt buộc TNDS mang lại sự tiện lợi cho người dân
Giấy chứng nhận điện tử: Hợp pháp, dễ tra cứu
Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận bảo hiểm, trường hợp cấp bản điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử. Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, gồm: Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe cơ giới; Biển số xe và số khung, số máy; Loại xe, trọng tải, số chỗ, mục đích sử dụng đối với xe ô tô; Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm; Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba; Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn; Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm; Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm; Mã số, mã vạch được đăng ký ...
Trước đó, ngay từ khi quy định về giấy chứng nhận điện tử được triển khai trong Nghị định 03/2021/NĐ-CP (tiền thân của Nghị định 67/2023), cơ quan chức năng đã có hướng dẫn thống nhất để đảm bảo tính pháp lý. Cụ thể, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an đã ban hành Công văn số 813/BCA-C08 ngày 22/03/2021, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp nhận cả giấy chứng nhận bản điện tử và bản giấy còn hiệu lực khi người dân xuất trình. Văn bản này khẳng định rõ: việc mang theo và sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS - dù ở dạng bản cứng hay bản điện tử – đều là hợp lệ, nếu đảm bảo thông tin và thời hạn hiệu lực. Đây là một trong những bước đi đầu tiên cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính, Bộ Công an và các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc số hóa và minh bạch hóa quy trình quản lý bảo hiểm xe cơ giới.
Xem chi tiết bài viết tại đây