Giờ ván bài lật ngửa cả rồi. Các tính toán địa chính trị hầu hết đều bị đối phương đọc vị hết và chiến thắng đều quyết định ở tiềm lực và chiến trường.Giả Thuyết Về Bàn Cờ Địa Chính Trị Sau Xung Đột Thái Lan-Campuchia
Cuộc xung đột vũ trang hiện tại giữa Thái Lan và Campuchia, nếu nhìn dưới lăng kính địa chính trị, có thể không đơn thuần là một tranh chấp biên giới. Một kịch bản giả định cho rằng đây là bước đi đầu tiên trong một kế hoạch đa tầng do một thế lực bên ngoài đạo diễn.
Theo giả thuyết này, Campuchia được hậu thuẫn để trở thành "phép thử", buộc quân đội Thái Lan phải bộc lộ toàn bộ năng lực và phản ứng của mình. Nếu quân đội Thái Lan tỏ ra yếu kém, thiếu quyết đoán và dễ bị tổn thương, đó sẽ là tín hiệu then chốt cho giai đoạn hai.
Khi sự nhu nhược của Bangkok đã được xác thực, thế lực đó sẽ chuyển sự chú ý sang miền Nam Thái Lan, nơi các nhóm ly khai vốn đã âm ỉ. Bằng cách cung cấp tài chính, vũ khí và sự ủng hộ chính trị, họ có thể kích động một cuộc nổi dậy quy mô lớn, với mục tiêu thành lập một chính quyền tự trị.
Mục tiêu cuối cùng và lớn nhất của ván cờ này là kiểm soát một chính quyền mới ở miền Nam Thái Lan. Chính quyền này sau đó sẽ được hậu thuẫn để khởi động siêu dự án kênh đào Kra, tạo ra một tuyến đường hàng hải chiến lược mới, phá vỡ các tuyến đường hiện có và định hình lại hoàn toàn cán cân quyền lực kinh tế và quân sự trong khu vực.
Trong ván bài này thì chắc chắn các thế lực khác sẽ tập trung buff cho quân đội Thái dằn mặt cực mạnh quân Cam.