[Funland] Bàn về thi trắc nghiệm toán

KhongSoToan

Xe đạp
Biển số
OF-705814
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
23
Động cơ
92,230 Mã lực
Tuổi
44
Đây là bức thư của ông viện trưởng viện toán Phùng Hồ Hải gửi ông Phó thủ về vấn đề thi toán tốt nghiệp PTTH.

Kính gửi anh Vũ Đức Đam,

Tôi viết thư này gửi anh như một lời kêu cứu khẩn thiết của một nhà khoa học đối với tương lai của nền khoa học nước nhà. Trong vòng hai năm qua, những lo lắng của tôi về mô hình thi trắc nghiệm đối với môn Toán tại kỳ thi THPT ngày càng chất chứa. Những gì Ban chấp hành Hội Toán học Việt Nam khuyến cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối năm 2016 đã thành hiện thực. Hơn thế nữa, nhiều điều mà chúng tôi khi đó đã dự đoán nhưng vì sự cẩn trọng mà không dám tuyên bố cũng đã thành sự thực.

Tôi bắt đầu thảo thư này cho anh từ cách đây hơn một tháng, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi thử, nhưng tại thời điểm đó tôi e rằng anh còn quá bận với kỳ họp Quốc hội nên chưa muốn làm phiền anh. Vừa qua tôi có may mắn được theo dõi phát biểu của anh tại Quốc hội, thêm một lần nữa tôi hiểu rằng anh là người tâm huyết với sự phát triển của đất nước. Để phát triển lâu dài và bền vững thì chấn hưng giáo dục là yếu tố tiên quyết. Điều này tất nhiên anh hiểu hơn ai hết. Nhưng tôi rất buồn mà nói với anh rằng, mô hình thi trắc nghiệm một trăm phần trăm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với môn Toán và một số môn khác là sai lầm, hết sức sai lầm và có hại lớn đối với sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Dưới đây là những phân tích của tôi.

1. Qua buổi hân hạnh được anh tiếp cùng với một số đồng nghiệp từ Viện Toán học tôi hiểu rằng các anh muốn hiện đại hóa quy trình thi cử, giảm tiêu cực, giảm chi phí, giảm vất vả cho người dân, đồng thời đưa việc thi cử về cho địa phương quản lý. Với những tiêu chí đó thì theo các anh, sử dụng mô hình thi trắc nghiệm khách quan là phương thức hợp lý hơn cả, hơn nữa nó đã được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, quốc gia phát triển nhất. Về mặt logic thì những lý luận đó có vẻ đúng. Tuy nhiên nó sai ở xuất phát điểm. Đó là: tỷ lệ đỗ của kỳ thi tốt nghiệp THPT bị không chế lên tới 90 phần trăm hoặc hơn thế nữa ở đa số các vùng miền trên cả nước, do bệnh thành tích. Chúng ta không thể không cho các học sinh này tốt nghiệp khi mà không ít các em trong đó hàng năm đã bị buộc phải lên lớp để đảm bảo thành tích cho Trường, cho Sở, cho Tỉnh. Một kỳ thi mà gần như tất cả đều đỗ thì việc tổ chức là hoàn toàn không có ý nghĩa.

Tôi khẳng định rằng các anh không thể thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc được nếu các anh tiếp tục khống chế tỷ lệ đỗ. Việc dùng biện pháp trắc nghiệm để tránh quay cóp chỉ khiến cho người ta quay cóp một cách công khai, trắng trợn hơn mà thôi. Những vụ việc đã được phát giác tại Hà Giang là minh chứng cho điều này. Chắc chắn Hà Giang không phải là địa phương duy nhất xảy ra tiêu cực trong thi cử. Như vậy, khi dùng biện pháp chống tiêu cực một cách không thích hợp, vô tình chúng ta lại ép người ta phải tiêu cực mạnh hơn, và hệ lụy của nó không nằm ở trong mục tiêu đỗ tốt nghiệp nữa. Vì kỳ thi còn có mục tiêu thứ hai, là xét tuyển đại học.

2. Những vụ việc tiêu cực vừa qua thêm một lần nữa khẳng định rằng việc áp dụng máy móc, thiếu cân nhắc, thiếu chuẩn bị các mô hình nước ngoài vào Việt Nam chắc chắn dẫn tới thất bại. Chúng ta đều hiểu rằng khó khăn lớn nhất của thực tế Việt Nam là vấn đề ''con người" chứ không phải vấn đề ''cơ chế". Rất nhiều cơ chế rất hay ở nước ngoài có thể thất bại một cách ngớ ngẩn ở Việt Nam. Đơn cử trong ngành giáo dục, chúng ta đã thất bại với mô hình ''tuyển thẳng học sinh giỏi vào đại học", thất bại với phong trào ''nói không với tiêu cực", và đang thất bại với mô hình ''thi tốt nghiệp THPT" - như tôi đã phân tích ở trên. Rõ ràng đây là những mô hình cơ chế được thực hiện ở các nước tiên tiến, nhưng cứ đưa về ta là hỏng, và gây hiệu quả nghiêm trọng.

3. Tôi tin tưởng sâu sắc và có cơ sở là những ứng dụng mới nhất của công nghệ sẽ giúp chúng ta giải quyết phần nào bài toán ''con người". Đơn cử mô hình Taxi Grab, hay Uber, đã giúp cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa lái xe và khách. Tương tự như vậy với các mô hình đặt phòng khách sạn trên mạng... Bản chất của các thành công này, trên nền của công nghệ, chỉ nằm ở hai chữ: công khai và có kiểm soát. Nhưng việc tổ chức kỳ thi THPT vừa qua, mặc dù sử dụng công nghệ, lại đi ngược với nguyên lý này. Toàn bộ quy trình xây dựng đề thi, tổ chức thi, coi thi, chấm thi đều không đáp ứng yếu tố công khai và có kiểm soát (mặc dù về hình thức thì có vẻ là có). Và hệ quả của sự mất kiểm soát, trên nền công nghệ, là sự gian lận có thể thực hiện ở phạm vi chóng mặt. Thay vì sửa điểm cho một vài học sinh, người ta sửa cho hàng trăm và mức sửa thực sự là không có giới hạn. Có những bài thi được sửa tới hơn một ngàn phần trăm.

Riêng đối với môn Toán. Tôi khẳng định rằng không ai ngoài những nhà toán học, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, có đủ uy tín và thẩm quyền quyết định về mô hình thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Hơn ai hết chúng tôi hiểu cần phải dạy toán như thế nào, phải kiểm tra những nội dung gì trong toán học. Nhưng mọi chuyện đều được quyết định bởi những người thiếu hiểu biết, không đáng là học trò của chúng tôi về lĩnh vực toán học ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, không hề tham vấn các nhà toán học.

4. Việc tổ chức thi trắc nghiệm là hoàn toàn không đơn giản, nhất là đối với một kỳ thi trên diện rộng, mà cần một sự chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng với nhiều nhân lực vật lực. Nguyên lý đánh giá của phương pháp thi trắc nghiệm là dựa trên thống kê. Độ chính xác của nó được đo bằng các đại lượng xác suất. Nói cách khác, nó được phép sai, nhưng cần đảm bảo xác suất sai (hay là tỷ lệ sai) phải thấp. Một đề thi trắc nghiệm tốt khi nó phù hợp được với số đông học sinh dự thi, theo nghĩa đánh giá, phân loại được học sinh ở mức độ chính xác nhất định. Vì thế, để kiểm định chất lượng một đề thi trắc nghiệm không có cách nào khác là kiểm tra bằng việc thử chúng trên số đông. Không có một chuyên gia hay nhà giáo, thậm chí hàng chục hàng trăm nhà giáo, chuyên gia có thể khẳng định được một đề thi trắc nghiệm là phù hợp với một triệu thí sinh, chỉ có thể khẳng định điều đó qua việc thi thử với hàng trăm ngàn lượt thi. Đó là khó khăn lớn nhất của việc tổ chức thi trắc nghiệm nếu muốn phân loại học sinh. Với các đề thi toán khó như năm nay, đến những người có thể nói là siêu giỏi về giải toán sơ cấp cũng phàn nàn là không giải nổi, câu hỏi đặt ra là việc tổ chức ra đề đã đúng quy trình chưa? Tôi dám khẳng định là chưa. Rất mong anh chỉ đạo điều ra việc này một cách kỹ lưỡng. Chắc phải dùng tới Thanh tra Nhà nước, kết hợp với chuyên gia thì may ra mới làm rõ được.

5. Tác hại lớn nhất của kỳ thi liên quan tới mục tiêu thứ hai của nó, là xét tuyển vào đại học. Cho dù các anh có nói rằng đây không phải là mục tiêu của kỳ thi, thì thực tế kết quả của nó đang được các trường sử dụng để xét tuyển và việc tổ chức nó cũng đang được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích này. Đây chính là lý do mà hai năm trước BCH Hội Toán học đã kịch liệt phản đối chủ trương thi trắc nghiệm. Một số quan điểm của chúng tôi như sau:

a) mô hình trắc nghiệm về cơ bản chỉ phù hợp với các kỳ thi dạng đánh giá năng lực, không phù hợp với các kỳ thi mang tính tuyển chọn - công-cua.

b) thực tế ở Hoa Kỳ, mặc dù kỳ thi SAT được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, cũng chỉ có một tỷ lệ các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào đại học, và họ cũng chỉ sử dụng kết quả này như một tiêu chí.

c) việc tổ chức thi trắc nghiệm ngay trong năm 2016 là vội vàng, các kinh nghiệm dựa trên việc tổ chức thi trắc nghiệm ở ĐHQG, nhưng các kỳ thi trắc nghiệm ở đó chưa được tổng kết, đánh giá.

Tôi không có đủ trình độ và hiểu biết để nói về tất cả các môn. Nhưng đối với môn toán, năng lực đầu vào của các sinh viên hiện nay đang ở mức báo động. Do đối phó với kiểu thi tốt nghiệp, các em hoàn toàn không được chuẩn bị các kiến thức toán học căn bản để có thể tiếp thu các kiến thức ở bậc đại học. Đó là chưa nói đến, do chất lượng đề thi mà người ta không chọn được đúng học sinh có năng lực. Ngoài ra, thời gian học đại học thì đang bị rút ngắn. Hệ quả là chúng ta sẽ phải cho ra trường những sinh viên không có mấy chữ trong bụng. Tôi đã từng chứng kiến nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành toán thuộc lòng các định lý toán như thuộc thơ, và cũng như thơ, các em nhớ nhầm vài chữ trong đó. Đó mới là điều đáng ngại nhất. Vì sinh viên là nguồn lực quan trọng nhất trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ tư này.

Thưa anh Đam, hai kỳ thi đã trôi qua, đồng nghĩa với gần hai triệu thí sinh đã phải học phải ôn thi đáp ứng yêu cầu ''trắc nghiệm". Hai năm qua, hai triệu em học sinh đó, cùng các thầy các cô phải tìm đủ cách học thuộc lòng khái niệm, tập luyện các mẹo mực nhằm loại trừ các phương án để chọn phương án hợp lý nhất, luyện tập sử dụng máy tính cầm tay để giải phương trình, để tính tích phân mà không cần biết những nguyên lý cơ bản của toán học, không hề được dạy về phương pháp tư duy toán học. Toán học phổ thông đối với đại đa số các em là một sự hành xác, cốt để đạt được điểm cao tại kỳ thi. Tôi không tính tới chi phí xã hội cho các hoạt động luyện thi, học thêm dạy thêm nhằm vào mục đích thi cử, vì nói cho cùng đó là sự luân chuyển tiền từ vùng này sang vùng khác, chúng ta cũng chưa tới mức phải dùng ngoại tệ để mời chuyên gia nước ngoài tới luyện thi đại học. Tuy nhiên tôi đau xót với sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta, như anh thấy đấy, mỗi năm gần một triệu cháu.

Tôi viết thư này không nhằm mục đích chỉ trích. Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Và tôi thú thực là một mình tôi cũng không đưa ra được phương án cụ thể khả thi nào cho các anh để cứu vãn tình thế. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng Chính phủ cần tổ chức gấp các hội thảo để rút kinh nghiệm công tác thi cử và đưa ra các biện pháp cho năm tới. Tất nhiên hội nghị hội thảo của chúng ta xưa nay không thiếu, vấn đề là những ai tham dự và ý kiến có được lắng nghe? Tôi chỉ xin có một ý kiến. Đối với những vấn đề liên quan tới chuyên môn Toán học, xin hãy lắng nghe những nhà Toán học.

Theo FB Phung Ho Hai.
 

KhongSoToan

Xe đạp
Biển số
OF-705814
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
23
Động cơ
92,230 Mã lực
Tuổi
44
Từ vài năm trước, cuộc tranh luận về thi trắc nghiệm toán đã diễn ra sôi nổi với sự tham dự của các nhà toán học, các giáo sư và thầy dạy toán. Có vẻ như phe ủng hộ thắng thế, với những lí lẽ cũng hoàn toàn thuyết phục. Nhưng sau vài năm "thực tiễn" triển khai thì có vẻ như các nhà toán học đã "hết chịu nổi" với cái sự thật được phơi bày: học sinh thay vì học kiến thức thì lại học cách nhanh nhất làm được bài.
Ông Hải ở lá thư ở trên cũng đang phát hoảng vì có đứa con sắp phải thi tốt nghiệp.
 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,561
Động cơ
121,281 Mã lực
Cái hay của toán học là suy luận lô gíc. Thi trắc nghiệm nhìu lúc may hơn khôn
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Theo tôi nên thi nốt môn Văn cũng trắc nghiệm :))
 

Hùm Xám 99

Xe hơi
Biển số
OF-611455
Ngày cấp bằng
23/1/19
Số km
184
Động cơ
121,420 Mã lực
Cái hay của toán học là suy luận lô gíc. Thi trắc nghiệm nhìu lúc may hơn khôn
Trắc nghiệm không hoàn toàn là may đâu cụ, may mắn chỉ giúp được một vài câu.
Cái khác biệt của trắc nghiệm là cách giải quyết vấn đề. Nếu làm tự luận thì phải diễn dịch từ những gì có sẵn ban đầu, với trắc nghiệm thì còn nhiều cách khác (ví dụ như thay thế số, loại trừ, etc).
 

KhongSoToan

Xe đạp
Biển số
OF-705814
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
23
Động cơ
92,230 Mã lực
Tuổi
44
Trắc nghiệm không hoàn toàn là may đâu cụ, may mắn chỉ giúp được một vài câu.
Cái khác biệt của trắc nghiệm là cách giải quyết vấn đề. Nếu làm tự luận thì phải diễn dịch từ những gì có sẵn ban đầu, với trắc nghiệm thì còn nhiều cách khác (ví dụ như thay thế số, loại trừ, etc).
Đó chính là vấn đề đấy ạ. Học sinh thay vì phải lập luận, suy luận chặt chẽ và chính xác trong lời giải, thì chỉ cần ang áng trong các đáp án xem cái gì có vẻ đúng nhất để chọn.

Học gì chứ học toán thì hiểu lơ mơ với hiểu rõ là hoàn toàn khác nhau.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,151
Động cơ
838,779 Mã lực
Đó chính là vấn đề đấy ạ. Học sinh thay vì phải lập luận, suy luận chặt chẽ và chính xác trong lời giải, thì chỉ cần ang áng trong các đáp án xem cái gì có vẻ đúng nhất để chọn.

Học gì chứ học toán thì hiểu lơ mơ với hiểu rõ là hoàn toàn khác nhau.
Là do cách chấm điểm và ra đề thôi. Đúng 1 câu được 1 điểm, sai một câu trừ một điểm sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều.
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
13,113
Động cơ
467,656 Mã lực
Chả có phương án nào hài lòng tất cả mọi người. Cho nên có ý kiến vào ra là hoàn toàn bình thường. Nhà em có hai F1 thì thằng đầu tự luận và thằng thứ 2 trắc nghiệm tuy nhiên em ủng hộ tự luận.
 

KhongSoToan

Xe đạp
Biển số
OF-705814
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
23
Động cơ
92,230 Mã lực
Tuổi
44
Có một điều trớ trêu là người nêu vấn đề về giáo dục phổ thông này lại là 1 cô ca sĩ :) Quốc hội của ta có rất nhiều các "nhà", nhưng rất hiếm "nhà toán học".
Người thầy phải nhờ đến ca kĩ nói hộ cho mình. Hay lắm thay!
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Nghe nói SAT nó cũng sắp đưa cả phần tự luận vào đề thi.
Mình chia đề ra làm 2 phần, nửa trắc nghiệm (làm rộng kiến thức) và nửa tự luận (3 bài tự luận chuyên sâu).
 

KhongSoToan

Xe đạp
Biển số
OF-705814
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
23
Động cơ
92,230 Mã lực
Tuổi
44
Là do cách chấm điểm và ra đề thôi. Đúng 1 câu được 1 điểm, sai một câu trừ một điểm sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều.
Bài thi điểm âm thì tính sao cụ?
Tình huống thứ 2: Có em làm đúng 50% sai 50% có điểm là 0, sẽ ngang sức học với em để giấy trắng.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,151
Động cơ
838,779 Mã lực
Bài thi điểm âm thì tính sao cụ?
Tình huống thứ 2: Có em làm đúng 50% sai 50% có điểm là 0, sẽ ngang sức học với em để giấy trắng.
Cái em nói là phương án, có thể chưa tối ưu nhưng sẽ giảm được làm lụi mà không hiểu gì.

Thực ra nó đã áp dụng đâu đó rồi, tuy nhiên chỗ đó người ta yêu cầu cao hơn cái thi tốt nghiệp PTTH nhà mình.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,801
Động cơ
479,198 Mã lực
Thi "tự luận" thì giáo viên đủ trình độ chấm bài chắc..............Hiếm nhắm. 8->8->8->
 

Trâu vui

Xe tăng
Biển số
OF-700702
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
1,356
Động cơ
109,572 Mã lực

nguyenhuy2210

Xe điện
Biển số
OF-175299
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
2,457
Động cơ
140,941 Mã lực
Đó chính là vấn đề đấy ạ. Học sinh thay vì phải lập luận, suy luận chặt chẽ và chính xác trong lời giải, thì chỉ cần ang áng trong các đáp án xem cái gì có vẻ đúng nhất để chọn.

Học gì chứ học toán thì hiểu lơ mơ với hiểu rõ là hoàn toàn khác nhau.
Nếu thi trắc nghiệm thì kiểu như là chương trình ai là triệu phú: "Ai là Người Trúng tuyển ĐH"

Chỉ cần ang áng, nhớ mang máng và loại suy thì cũng có thể vượt qua câu hỏi mà ko cần hiểu bản chất câu hỏi là gì.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
7,032
Động cơ
464,362 Mã lực
Kỳ thi mà 99% đỗ thì thực tế không nên tổ chức làm gì cho phí tiền mất công việc.

Nói chung là cứ dạy học theo kiểu yêu cầu "hãy nêu suy nghĩ của em" nhưng cô chấm điểm "theo suy nghĩ của cô" thì muôn đời mạt.
Tại sao cứ phải khen Thúy Kiều?
Tại sao cứ phải khen chị Dậu? Con dứt ruột đẻ ra với chồng người dưng vô tích sự thì nên bán ai? =))
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,380
Động cơ
709,473 Mã lực
Vấn đề chỉ để tốt nghiệp thì tốt, còn để chọn vào đại học thì...
Mỹ nó khác, cuea đạt ngưỡng vào đại học học, như kiểu hơn 90% mình tốt nghiệp phổ thông ấy có thể vào đại học, còn học ra trường hay không thì khác, học phí nốp đủ là học!
 

vatech

Xe tải
Biển số
OF-582631
Ngày cấp bằng
1/8/18
Số km
202
Động cơ
139,330 Mã lực
cứ đà này môn bơi cũng thi trắc nghiệm, thế là 100% học sinh đỗ môn bơi, còn chết đuối tại nước sâu
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,965
Động cơ
1,084,926 Mã lực
Ô này hấp bỏ mịa, xóa mù chữ thì trắc nghiệm cho nhanh, trẻ con nó học làm người thì học đủ các môn chứ có học mỗi toán đâu mà nhặng xị cả lên.

Đây là bức thư của ông viện trưởng viện toán Phùng Hồ Hải gửi ông Phó thủ về vấn đề thi toán tốt nghiệp PTTH.

Kính gửi anh Vũ Đức Đam,

Tôi viết thư này gửi anh như một lời kêu cứu khẩn thiết của một nhà khoa học đối với tương lai của nền khoa học nước nhà. Trong vòng hai năm qua, những lo lắng của tôi về mô hình thi trắc nghiệm đối với môn Toán tại kỳ thi THPT ngày càng chất chứa. Những gì Ban chấp hành Hội Toán học Việt Nam khuyến cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối năm 2016 đã thành hiện thực. Hơn thế nữa, nhiều điều mà chúng tôi khi đó đã dự đoán nhưng vì sự cẩn trọng mà không dám tuyên bố cũng đã thành sự thực.

Tôi bắt đầu thảo thư này cho anh từ cách đây hơn một tháng, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi thử, nhưng tại thời điểm đó tôi e rằng anh còn quá bận với kỳ họp Quốc hội nên chưa muốn làm phiền anh. Vừa qua tôi có may mắn được theo dõi phát biểu của anh tại Quốc hội, thêm một lần nữa tôi hiểu rằng anh là người tâm huyết với sự phát triển của đất nước. Để phát triển lâu dài và bền vững thì chấn hưng giáo dục là yếu tố tiên quyết. Điều này tất nhiên anh hiểu hơn ai hết. Nhưng tôi rất buồn mà nói với anh rằng, mô hình thi trắc nghiệm một trăm phần trăm tại kỳ thi tốt nghiệp THPT đối với môn Toán và một số môn khác là sai lầm, hết sức sai lầm và có hại lớn đối với sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Dưới đây là những phân tích của tôi.

1. Qua buổi hân hạnh được anh tiếp cùng với một số đồng nghiệp từ Viện Toán học tôi hiểu rằng các anh muốn hiện đại hóa quy trình thi cử, giảm tiêu cực, giảm chi phí, giảm vất vả cho người dân, đồng thời đưa việc thi cử về cho địa phương quản lý. Với những tiêu chí đó thì theo các anh, sử dụng mô hình thi trắc nghiệm khách quan là phương thức hợp lý hơn cả, hơn nữa nó đã được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, quốc gia phát triển nhất. Về mặt logic thì những lý luận đó có vẻ đúng. Tuy nhiên nó sai ở xuất phát điểm. Đó là: tỷ lệ đỗ của kỳ thi tốt nghiệp THPT bị không chế lên tới 90 phần trăm hoặc hơn thế nữa ở đa số các vùng miền trên cả nước, do bệnh thành tích. Chúng ta không thể không cho các học sinh này tốt nghiệp khi mà không ít các em trong đó hàng năm đã bị buộc phải lên lớp để đảm bảo thành tích cho Trường, cho Sở, cho Tỉnh. Một kỳ thi mà gần như tất cả đều đỗ thì việc tổ chức là hoàn toàn không có ý nghĩa.

Tôi khẳng định rằng các anh không thể thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc được nếu các anh tiếp tục khống chế tỷ lệ đỗ. Việc dùng biện pháp trắc nghiệm để tránh quay cóp chỉ khiến cho người ta quay cóp một cách công khai, trắng trợn hơn mà thôi. Những vụ việc đã được phát giác tại Hà Giang là minh chứng cho điều này. Chắc chắn Hà Giang không phải là địa phương duy nhất xảy ra tiêu cực trong thi cử. Như vậy, khi dùng biện pháp chống tiêu cực một cách không thích hợp, vô tình chúng ta lại ép người ta phải tiêu cực mạnh hơn, và hệ lụy của nó không nằm ở trong mục tiêu đỗ tốt nghiệp nữa. Vì kỳ thi còn có mục tiêu thứ hai, là xét tuyển đại học.

2. Những vụ việc tiêu cực vừa qua thêm một lần nữa khẳng định rằng việc áp dụng máy móc, thiếu cân nhắc, thiếu chuẩn bị các mô hình nước ngoài vào Việt Nam chắc chắn dẫn tới thất bại. Chúng ta đều hiểu rằng khó khăn lớn nhất của thực tế Việt Nam là vấn đề ''con người" chứ không phải vấn đề ''cơ chế". Rất nhiều cơ chế rất hay ở nước ngoài có thể thất bại một cách ngớ ngẩn ở Việt Nam. Đơn cử trong ngành giáo dục, chúng ta đã thất bại với mô hình ''tuyển thẳng học sinh giỏi vào đại học", thất bại với phong trào ''nói không với tiêu cực", và đang thất bại với mô hình ''thi tốt nghiệp THPT" - như tôi đã phân tích ở trên. Rõ ràng đây là những mô hình cơ chế được thực hiện ở các nước tiên tiến, nhưng cứ đưa về ta là hỏng, và gây hiệu quả nghiêm trọng.

3. Tôi tin tưởng sâu sắc và có cơ sở là những ứng dụng mới nhất của công nghệ sẽ giúp chúng ta giải quyết phần nào bài toán ''con người". Đơn cử mô hình Taxi Grab, hay Uber, đã giúp cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa lái xe và khách. Tương tự như vậy với các mô hình đặt phòng khách sạn trên mạng... Bản chất của các thành công này, trên nền của công nghệ, chỉ nằm ở hai chữ: công khai và có kiểm soát. Nhưng việc tổ chức kỳ thi THPT vừa qua, mặc dù sử dụng công nghệ, lại đi ngược với nguyên lý này. Toàn bộ quy trình xây dựng đề thi, tổ chức thi, coi thi, chấm thi đều không đáp ứng yếu tố công khai và có kiểm soát (mặc dù về hình thức thì có vẻ là có). Và hệ quả của sự mất kiểm soát, trên nền công nghệ, là sự gian lận có thể thực hiện ở phạm vi chóng mặt. Thay vì sửa điểm cho một vài học sinh, người ta sửa cho hàng trăm và mức sửa thực sự là không có giới hạn. Có những bài thi được sửa tới hơn một ngàn phần trăm.

Riêng đối với môn Toán. Tôi khẳng định rằng không ai ngoài những nhà toán học, đang giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu, có đủ uy tín và thẩm quyền quyết định về mô hình thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Hơn ai hết chúng tôi hiểu cần phải dạy toán như thế nào, phải kiểm tra những nội dung gì trong toán học. Nhưng mọi chuyện đều được quyết định bởi những người thiếu hiểu biết, không đáng là học trò của chúng tôi về lĩnh vực toán học ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, không hề tham vấn các nhà toán học.

4. Việc tổ chức thi trắc nghiệm là hoàn toàn không đơn giản, nhất là đối với một kỳ thi trên diện rộng, mà cần một sự chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng với nhiều nhân lực vật lực. Nguyên lý đánh giá của phương pháp thi trắc nghiệm là dựa trên thống kê. Độ chính xác của nó được đo bằng các đại lượng xác suất. Nói cách khác, nó được phép sai, nhưng cần đảm bảo xác suất sai (hay là tỷ lệ sai) phải thấp. Một đề thi trắc nghiệm tốt khi nó phù hợp được với số đông học sinh dự thi, theo nghĩa đánh giá, phân loại được học sinh ở mức độ chính xác nhất định. Vì thế, để kiểm định chất lượng một đề thi trắc nghiệm không có cách nào khác là kiểm tra bằng việc thử chúng trên số đông. Không có một chuyên gia hay nhà giáo, thậm chí hàng chục hàng trăm nhà giáo, chuyên gia có thể khẳng định được một đề thi trắc nghiệm là phù hợp với một triệu thí sinh, chỉ có thể khẳng định điều đó qua việc thi thử với hàng trăm ngàn lượt thi. Đó là khó khăn lớn nhất của việc tổ chức thi trắc nghiệm nếu muốn phân loại học sinh. Với các đề thi toán khó như năm nay, đến những người có thể nói là siêu giỏi về giải toán sơ cấp cũng phàn nàn là không giải nổi, câu hỏi đặt ra là việc tổ chức ra đề đã đúng quy trình chưa? Tôi dám khẳng định là chưa. Rất mong anh chỉ đạo điều ra việc này một cách kỹ lưỡng. Chắc phải dùng tới Thanh tra Nhà nước, kết hợp với chuyên gia thì may ra mới làm rõ được.

5. Tác hại lớn nhất của kỳ thi liên quan tới mục tiêu thứ hai của nó, là xét tuyển vào đại học. Cho dù các anh có nói rằng đây không phải là mục tiêu của kỳ thi, thì thực tế kết quả của nó đang được các trường sử dụng để xét tuyển và việc tổ chức nó cũng đang được thực hiện chủ yếu nhằm mục đích này. Đây chính là lý do mà hai năm trước BCH Hội Toán học đã kịch liệt phản đối chủ trương thi trắc nghiệm. Một số quan điểm của chúng tôi như sau:

a) mô hình trắc nghiệm về cơ bản chỉ phù hợp với các kỳ thi dạng đánh giá năng lực, không phù hợp với các kỳ thi mang tính tuyển chọn - công-cua.

b) thực tế ở Hoa Kỳ, mặc dù kỳ thi SAT được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, cũng chỉ có một tỷ lệ các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển vào đại học, và họ cũng chỉ sử dụng kết quả này như một tiêu chí.

c) việc tổ chức thi trắc nghiệm ngay trong năm 2016 là vội vàng, các kinh nghiệm dựa trên việc tổ chức thi trắc nghiệm ở ĐHQG, nhưng các kỳ thi trắc nghiệm ở đó chưa được tổng kết, đánh giá.

Tôi không có đủ trình độ và hiểu biết để nói về tất cả các môn. Nhưng đối với môn toán, năng lực đầu vào của các sinh viên hiện nay đang ở mức báo động. Do đối phó với kiểu thi tốt nghiệp, các em hoàn toàn không được chuẩn bị các kiến thức toán học căn bản để có thể tiếp thu các kiến thức ở bậc đại học. Đó là chưa nói đến, do chất lượng đề thi mà người ta không chọn được đúng học sinh có năng lực. Ngoài ra, thời gian học đại học thì đang bị rút ngắn. Hệ quả là chúng ta sẽ phải cho ra trường những sinh viên không có mấy chữ trong bụng. Tôi đã từng chứng kiến nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành toán thuộc lòng các định lý toán như thuộc thơ, và cũng như thơ, các em nhớ nhầm vài chữ trong đó. Đó mới là điều đáng ngại nhất. Vì sinh viên là nguồn lực quan trọng nhất trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ lần thứ tư này.

Thưa anh Đam, hai kỳ thi đã trôi qua, đồng nghĩa với gần hai triệu thí sinh đã phải học phải ôn thi đáp ứng yêu cầu ''trắc nghiệm". Hai năm qua, hai triệu em học sinh đó, cùng các thầy các cô phải tìm đủ cách học thuộc lòng khái niệm, tập luyện các mẹo mực nhằm loại trừ các phương án để chọn phương án hợp lý nhất, luyện tập sử dụng máy tính cầm tay để giải phương trình, để tính tích phân mà không cần biết những nguyên lý cơ bản của toán học, không hề được dạy về phương pháp tư duy toán học. Toán học phổ thông đối với đại đa số các em là một sự hành xác, cốt để đạt được điểm cao tại kỳ thi. Tôi không tính tới chi phí xã hội cho các hoạt động luyện thi, học thêm dạy thêm nhằm vào mục đích thi cử, vì nói cho cùng đó là sự luân chuyển tiền từ vùng này sang vùng khác, chúng ta cũng chưa tới mức phải dùng ngoại tệ để mời chuyên gia nước ngoài tới luyện thi đại học. Tuy nhiên tôi đau xót với sự lãng phí thời gian, tuổi trẻ của con em chúng ta, như anh thấy đấy, mỗi năm gần một triệu cháu.

Tôi viết thư này không nhằm mục đích chỉ trích. Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Và tôi thú thực là một mình tôi cũng không đưa ra được phương án cụ thể khả thi nào cho các anh để cứu vãn tình thế. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng Chính phủ cần tổ chức gấp các hội thảo để rút kinh nghiệm công tác thi cử và đưa ra các biện pháp cho năm tới. Tất nhiên hội nghị hội thảo của chúng ta xưa nay không thiếu, vấn đề là những ai tham dự và ý kiến có được lắng nghe? Tôi chỉ xin có một ý kiến. Đối với những vấn đề liên quan tới chuyên môn Toán học, xin hãy lắng nghe những nhà Toán học.

Theo FB Phung Ho Hai.
 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,561
Động cơ
121,281 Mã lực
Trắc nghiệm không hoàn toàn là may đâu cụ, may mắn chỉ giúp được một vài câu.
Cái khác biệt của trắc nghiệm là cách giải quyết vấn đề. Nếu làm tự luận thì phải diễn dịch từ những gì có sẵn ban đầu, với trắc nghiệm thì còn nhiều cách khác (ví dụ như thay thế số, loại trừ, etc).
Giúp đc vài câu cũng là giúp nt kq thi ko còn chuẩn. Học toán cái hay nhứt là suy luận logic để ra 1 hướng giải đúng. Xưa các thầy đánh giá hướng giải bài hơn kqua. Hướng giải đúng chả may tính nhầm vẫn đc kha khá điểm, cách giải sai mà mò mẫm ra kq đúng vẫn bị gạch chéo. Thi theo trắc nghiệm thì ngc lại. Nói chung bộ ráo bh cực nát!
Em lo cho ông viện trưởng quớ, dám vật vã khiếu nại ý kiến ý cò vượt cấp qua mẹt bộ Học
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top