[Funland] Bảng xếp hạng máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới do Mỹ xếp hạng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
We Are The Mighty:10 tiêm kích thay đổi cục diện trên không

(Vũ khí) - Xin được giới thiệu loạt bài xếp hạng 10 máy bay tiêm kích “làm thay đổi (bản chất) chiến tranh trên không”

Bài viết của các chuyên gia quân sự Mỹ, Nga và những lập luận của họ khi xếp hạng như vậy. Xin mở đầu loạt bài bằng bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Kirill Ryabov tổng hợp bảng xếp hạng đăng trên tờ báo chuyên ngành quân sự Mỹ We Are The Mighty (WATM). Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 8/11/219 mới đây. Tất cả các ảnh là của tác giả.

So sánh các phương tiện kỹ thuật quân sự và lập các bảng xếp hạng (phương tiện kỹ thuật quân sự- vũ khí) là một chủ đề vĩnh cửu. Tạp chí Mỹ We Are The Mighty cũng không đứng ngoài cuộc và vừa công bố danh sách 10 máy bay tiêm kích làm thay đổi (bản chất) chiến tranh trên không.

Theo các tác giả, bảng xếp hạng 10 máy bay được lập theo tiêu chí “ghi công” những máy bay tiêm kích đã có “nhiều công lao đóng góp nhất” trong tất cả các cuộc không chiến từ trước tới nay.

Mười máy bay tiêm kích tốt nhất

Bảng danh sách của WATM có kèm theo một số giải thích và bình luận. Tuy nhiên, nhìn chung thì quan điểm (về công lao) của WATM như sau: 10. Su-27 Flanker. 9. F-86 Sabre. 8. Fokker Dr.1. 7. F-4 Phantom. 6. Supermarine Spitfire. 5. F-117 Nighthawk. 4. F/A-18 Hornet. 3. MQ-1 Predator. 2. F-15 Eagle. 1. F-22 Raptor.

Vì những lý do rất rõ ràng và cũng rất dễ hiểu, hiện diện trong danh sách tốp mười này chủ yếu là các máy bay do Mỹ sản xuất (chỉ vài trường hợp ngoại lệ). Chỉ có 3 mẫu (máy bay tiêm kích) nước ngoài, và thêm nữa, - ngay cả chiếc tiêm kích tốt nhất trong 3 chiếc trên cũng không lọt được vào tốp năm.

Các luận chứng ủng hộ chiếc máy bay này hay máy bay khác trong “tốp10” của WATM khá thú vị và đôi khi cũng rất thuyết phục. Chúng ta hãy cùng xem xét một số vị trí đáng được quan tâm nhất trong bảng xếp hạng này của người Mỹ.

Đội sổ là Su-27

Máy bay tiêm kích Su-27 Liên Xô / Nga được WATM xếp vào vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng. Nó được các chuyên gia WATM nhận xét là “máy bay tiêm kích rất hiện đại của Liên Xô được chế tạo để đáp trả sự xuất hiện của F-15 Mỹ”. Ngoài ra, Su-27 còn được WATM “trao tặng” danh hiệu vinh dự :"một trong những máy bay tiêm kích ấn tượng nhất thế kỷ XX".

Trong các trận không chiến cơ động tầm gần, Su-27 là mối đe dọa chết người đối với các máy bay tiêm kích nước ngoài nhờ được trang bị tên lửa “không đối không” R-73 và hệ thống chỉ mục tiêu gắn dưới mũ phi công. Trong không chiến, Su-27 thậm chí còn có ưu thế trước F-15 của Mỹ.

Còn về vấn đề liệu hệ thống vô tuyến điện tử hàng không hiện đại của F-15 có cho phép Su-27 Nga tiếp cận F-15 đến cự ly nguy hiểm để công kích hay không- WATM đề nghị sẽ thảo luận chủ đề này riêng trong một bài báo khác.

Su-27 được chế tạo để thực hiện chức năng chiếm ưu thế trên không, nhưng sau đó, nó được tăng cường một số nhiệm vụ khác nữa. Su-27 vừa có thể đánh chặn các mục tiêu trên không, nhưng cũng có thể công kích các mục tiêu trên mặt đất. Máy bay tiêm kích- ném bom đa năng này hiện vẫn đang “đứng trong hàng ngũ” (vẫn đang trực chiến).

Vị trí ít được để ý

Vị trí thứ năm được WATM dành cho máy bay tàng hình F-117 Nighthawk – nhờ những “thành tích” của nó trong “công cuộc” ứng dụng công nghệ tiên tiến và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển tiếp theo của cả ngành hàng không. WATM nhận xét rằng chù đề tàng hình trước radar đã được triển khai nghiên cứu từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tuy nhiên, chính F-117 mới là máy bay lần đầu tiên sử dụng các khả năng như vậy (tàng hình) trong chiến đấu.

Công tác thiết kế kiểu máy bay này được tiến hành một cách bí mật và theo tính toán thì F-117 phải là một máy bay có khả năng tiến hành các đòn tấn công mà ít có rủi ro bị (đối phương) phát hiện nhất. Năm 1981, chính “Nighthawk” đã trở thành kiểu máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới được đưa vào trang bị.

Năm 1999, Mỹ đã mất một trong số những chiếc F-117 của mình và cùng với đó- mất luôn cả lợi thế quân sự. Các chi tiết của vụ này đến giờ vẫn được giữ bí mật, nhưng đã có thông tin là đó chiếc máy bay bị rơi nói trên đã tiếp đất trong tình trạng chưa bị hư hỏng nặng lắm. Điều này có nghĩa là Nga và Trung Quốc đã có thể tiếp cận công nghệ của Mỹ.

Trong hai thập kỷ qua, F-117 “Nighthawk” đã kịp tham gia vào một số chiến dịch tác chiến. Sự ra đời và quá trình khai thác F-117 đã mở đường cho các máy bat tiêm kích thế hệ năm hiện nay – những máy bay cũng có khả năng “tàng hình”.

“Huy chương Đồng” không người lái

Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng của WATM được trao cho tuy không phải là một máy bay tiêm kích, nhưng quả thực là một máy bay có ảnh hưởng lớn đến chiến tranh trên không. “Huy chương Đồng" thuộc về máy bay không người lái (UAV) MQ-1 Predator Mỹ.

Nó đúng là chiếc UAV chiến đấu thực sự đầu tiên và đã trở thành "khởi đầu của cái kết các trận chiến trên không của không quân có người láii". Vào tháng 11/2002, Predator lần đầu tiên thực hiện một nhiệm vụ không kích bằng tên lửa AGM-114 Hellfire và sự kiện trên sẽ mãi mãi làm thay đổi (bản chất) cuộc chiến trên không.

MQ-1 được một phi công và một hoặc hai sỹ quan điều khiển từ xa. UAV đa năng bay ở độ cao trung bình và có thời gian bay dài này chủ yếu được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và theo dõi tình huống. Tuy nhiên, nếu cần thiết, nó có thể tấn công mục tiêu bằng những vũ khí treo dưới thân máy bay.

Ngày 9/3/2018 vừa rồi, Không quân Mỹ đã chính thức loại MQ-1 Predator ra khỏi trang bị. Thay thế nó là UAV MQ-9 Reaper tiên tiến hơn. Để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, MQ-9 Reaper ang theo các tên lửa Hellfire, các bom JDAM và GBU-12.

"Đại bàng" nhận Huy chương Bạc

Ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng là máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Chiếc máy bay được chế tạo từ những năm 70 này đến giờ vẫn chứng minh được những “phẩm chất tác chiến xuất sắc” khi đánh nhau với các máy bay khác.

F-15 có được vị trí danh dự như vậy là nhờ có những tính năng bay xuất sắc, khả năng cơ động đáng kinh ngạc và một cơ số vũ khí mạnh và đa dạng. Tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng cao cho phép F-15 cơ động mà không mất tốc độ và có thể tăng tốc lên tới M 2,5. F-35 lá máy bay tiêm kích Mỹ đầu tiên có thể lấy độ cao theo chiều thẳng đứng.

“Eagle” được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và vũ khí tối tân, trong đó có tên lửa AIM-120D AMRAAM. Hệ thống trang thiết bị vô tuyến điện tử, vũ khí và các tính năng bay ưu việt đã biến nó thành một máy bay tiêm kích có một không hai. Cho đến nay thời điểm hiện tại, chưa một máy bay nào của đối phương bắn hạ được F-15 Không quân Mỹ.

Vị trí số một thuộc về thế hệ năm

Vị trí thứ nhất- thuộc máy bay tiêm kích đầu tiên thế hệ năm mới nhất- F-22 Raptor cùng danh hiệu vinh dự "máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không, và có thể, trên cả toàn vũ trụ, mạnh nhất. Những lý do để WATM quyết định như vậy rất ư đơn giản.

F-22 là máy bay tiêm kích thế hệ năm đầu tiên của Không quân Mỹ và sở hữu những khả năng chưa từng có trong những lĩnh vực như khả năng không chiến, các trang thiết bị vô tuyến điện tử, nhận thức tình huống trên không, khả năng tàng hình, v.v. Tất cả những khả năng nói trên cho phép F-22 không chỉ tự bảo vệ được mình, mà còn bảo vệ được cả các máy bay khác.


Khi phải “xứ lý” các mục tiêu trên không, Raptor có thể mang sáu (6) tên lửa AIM-120 AMRAAM và hai (2) tên lửa Sidewinder AIM-9. Còn để thực hiện các “sứ mệnh” trên mặt đất, nó mang hai (2) quả bom JDAM GBU-32.

Đồng thời, khi đó (khi tấn công các mục tiêu trên mặt đất), F-22 vẫn có thể mang theo một cặp tên lửa AMRAAM và một cặp Sidewinder – nhưng chỉ để chống lại kẻ thù trên không.

Động cơ mạnh và một máy bay có kết cấu hợp lý cho phép F-22 thực hiện các chuyến bay tốc độ siêu âm mà không cần phải sử dụng chế độ tăng tốc. Các bộ phận điều khiển, kể cả một vòi phun đặc biệt mang lại cho máy bay khả năng cơ động có một không hai. Máy bay này không có đối thủ - trong toàn bộ lịch sử thế giới.

Vấn đề về đánh giá

Nhìn chung, những đánh giá và bảng xếp hạng của We Are The Mighty “10 máy bay tiêm kích ảnh hướng đến chiến tranh trên không” là khá thú vị, các lập luận được đưa ra để chứng minh có vẻ hợp lý và thuyết phục.

Tuy nhiên, một số chi tiết của bảng xếp hạng này cũng đặt ra những câu hỏi, kể cả một số câu hỏi khó chịu Các chuyên gia We Are The Mighty rất có thể bị nghi ngờ là thiên vị đối với một kiểu máy bay này hay là kiểu máy bay khác, vì thế nên bảng xếp hạng có thể bị đánh giá là thiếu khách quan.

Quả như vậy- việc các phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trong bảng- 7/10 máy bay – quả là rất lạ mặc dù hoàn toàn có thể hiểu được lý do.

Nhưng điều làm khó chịu đặc biệt là trong số rất nhiều máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga đã bằng cách này hay cách khác tác động đến lịch sử phát triển không quân chiến đấu nói chung và kỹ- chiến thuật không chiến nói riêng- chỉ có duy nhất một chiếc lọt vào "Top 10".

Tuy vậy, có thể hình dung rằng ý của WATM ở đây muốn nói đến không chỉ duy nhất một chiếc Su-27 cơ bản, mà còn về tất cả các biến thể khác từ Su-27.

Tiêu đề của bảng- chỉ về các máy bay tiêm kích, nhưng ngay trong bảng xếp hạng có hai mẫu máy bay thực hiện các chức năng khác. Cụ thể, F-117 có khả năng chiến đấu trên không rất hạn chế và trên thực tế nó là một máy bay tấn công.

UAV MQ-1 cũng vậy, nó cũng không thể mang theo vũ khí tối tân để tiêu diệt các mục tiêu trên không. Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận tính đúng đắn của các nhận xét của WATM - những máy bay này (F-117 và UAV MQ-1) đã thực sự tác động đến sự phát triển của không quân chiến đấu.

Vị trí đầu tiên dành cho máy bay tiêm kích F-22 Raptor thế hệ năm của Mỹ là điều dễ hiểu và thậm chí là có thể dự đoán trước được. Mặc dù cũng còn rất nhiều vấn đề, nhưng F-22 vẫn là một trong những lý do để các công trình sư, các nhà máy chế tạo máy bay và Không quân Mỹ tự hào.

Mặc dù đã “luống tuổi”, chỉ có một số lượng hạn chế và không có lịch sử tham gia chiến đấu “đầy đặn”, F-22 vẫn được coi là nền tảng của sức mạnh không quân. Các máy bay khác khó có thể hy vọng ngồi vào vị trí thứ nhất trong một bảng xếp hạng như vậy.

Nhưng nhìn chung, các tác giả WATM là những người rất am hiểu tính chất chuyên biệt của vấn đề khi lập danh sách và bảng xếp hạng các trang thiết bị kỹ thuật quân sự và họ có quyền đưa ra những đánh giá dù không nhất quán và gây tranh cãi. Do vậy, những độc giả nào có ý kiến nhận xét hoặc thấy có lý do để chỉ trích (bảng cếp hạng này), xin để lại ý kiến của mình trong phần bình luận.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/we-are-the-mighty10-tiem-kich-thay-doi-cuc-dien-tren-khong-3392573/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Lời bình: F4 fantom mang đầy tên lửa tiêu diệt muc tiêu ngoài tầm nhìn , Mig 17 cóc ghẻ lac hậu chỉ có pháo 37 ly+ 30 ly hệ thống ngắm bắn cơ hoc , tầm bắn hiệu quả 1 000 mét đổ lại , kết quả thực chiến thì F4 cắm đầu xuống đất khi face to face với Mig 17 , cho nên khó hiểu cai bảng xếp hạng của Mỹ quá, ngoài ra MQ9 và F117 ko thể không chiến, thì làm sao được gọi là tiêm kích, bọn nó chỉ có khả năng mang tên lửa đối không mà cũng được xếp hạng, vậy thì Apache mang AIM9 cũng được gọi là tiêm kích theo logic của Mỹ sao ! người Mỹ thật buồn cười
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
10 máy bay thay đổi chiến tranh trên không

(Vũ khí) - Xin được tiếp tục giới thiệu một bảng xếp hạng khác, nhưng lần này là của chuyên gia Nga.

Chúng tôi mới giới thiệu bài “We Are The Mighty:10 tiêm kích thay đổi cục diện trên không” – bài tổng hợp bảng xếp hạng 10 máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới của tạp chí We Are The Mighty (Mỹ) (DVO,2/12/2019). Như đã nói ở phần đầu bài trước, xin được tiếp tục giới thiệu một bảng xếp hạng khác, nhưng lần này là của chuyên gia Nga. Các bài được đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) từ ngày 13/11/2019.

Trong các bình luận sau bài viết của (tạp chí Mỹ) “We Are The Mighty:10 tiêm kích thay đổi cục diện trên không”, một ai đó trong số các đọc giả có viết rằng nếu bảng xếp hạng do chúng ta (Nga) lập, nó sẽ hoàn toàn khác. Tôi tuyệt đối đồng ý với ý kiến trên.

Và bởi vì đồng nghiệp (Kirill) Ryabov của chúng ta (người tổng hợp bài viết We Are The Mighty ) đơn giản là đã thể hiện một phong cách ngoại giao kỳ diệu khi bình luận về sự toàn thắng mang tên sọc- sao (của Mỹ) trên không rồi, vậy thì nào, chúng ta hãy tiếp cận vấn đề một cách không được ngoại giao lắm.

“Tuy nhiên, có một số chi tiết trong bảng xếp hạng này cũng đặt ra những câu hỏi, kể cả một số câu hỏi khó chịu Các chuyên gia của We Are The Mighty rất có thể bị nghi ngờ là thiên vị đối với một kiểu máy bay này hay là kiểu máy bay khác,vì thế nên bảng xếp hạng rất có thể bị đánh giá là thiếu khách quan (KirillRyabov).

We Are The Mighty:10 tiêm kích thay đổi cục diện trên không
Vâng, ngoại giao thật, cứ như là Kirill (Ryabov) vừa mới học xong bài ở chỗ X. Lavrov (Bộ trưởng Ngoại giao Nga) về vậy. Trên thực tế, bảng xếp hạng này quá ư là chủ quan, bởi vì nó được lập bởi một ông người Mỹ, và ông này, rất có khả năng là trừ Su-27 ra, không còn biết thêm một máy bay nào nữa của các quốc gia khác.

Nhưng đấy không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều chính yếu ở chỗ chúng ta tự mình hoàn toàn có đủ khả năng tổng hợp, đánh giá và xếp hạng những máy bay thực sự đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành hàng không quân sự (không quân).

Và sẽ công bằng và khách quan hơn nhiều, tôi nghĩ như vậy.




Trong một bài báo của mình cách đây không lâu, tôi đã tự đặt ra câu hỏi như sau: làm thế nào để đánh giá máy bay một cách chính xác? Căn cứ vào những tiêu chí hoặc những tham số nào?

Ở đây tôi cho rằng sẽ phù hợp hơn nếu không nói về những cái mới-sáng tạo nhất định nào đó, bởi vì nếu thế thì chắc chắn bảng xếp hạng sẽ toàn những “điều thần kỳ tinh vi Mỹ” (các máy bay Mỹ) bị nhét đầy ắp tất cả mọi thứ (trang thiết bị tinh vi, hiện đại), nhưng lại chẳng đem lại một chút ích lợi gì.

Chúng ta sẽ nói về những thiết kế mang tính kỷ nguyên, đã thực sự có ảnh hưởng đến sự phát triển sau đó của ngành hàng không quân sự. Và – một điều khác không kém phần quan trọng nữa – bằng các ví dụ cụ thể.

Và sau đó mới đánh giá đến đầu đến đũa những cái mới được nhồi nhét vào F-117 và F-35 ... Đề nghị bạn đọc không nên quá chú ý đến số thứ tự trong bảng xếp hạng, chúng ta đơn giản sẽ ch đi theo dòng thời gian, bắt đầu từ “nhân vật” đầu tiên của chúng ta.

1. Wright "Flyer-1 ". Mỹ, 1903 г.

Thiết bị (máy bay) này được sản xuất đúng một chiếc và không phải là máy bay chiến đấu.

Gọi nó là máy bay cũng hơi khó. Nhưng: thiết bị bay có người lái rời khỏi mặt đất bằng lực đẩy của động cơ, bay trên không về phía trước và hạ cánh xuống một vị trí có độ cao (so với mực nước biển) bằng độ cao (so với mặt nước biển) của nơi cất cánh. Có nghĩa là nó không rơi xuống, mà là bay đến. Và chính nó- người bắt đầu kỷ nguyên hàng không.

2. “Ilya Muramets” của Sikorski . Nga, năm 1914.

Máy bay ném bom thực sự đầu tiên. Máy bay ném bom hạng nặng đích thực đầu tiên, và nếu như chúng ta so sánh những nhiệm vụ mà “Ilya Muromets” thực hiện trong Thế chiến Thứ nhất và, giả sử, với những nhiệm vụ mà B-29 thực hiện trong Thế chiếnThứ hai, thì đây cũng có thể coi là máy bay ném bom chiến lược đầu tiên.

Một chiếc máy bay bay với tốc độ của một chiếc máy bay tiêm kích hạng trung lại có thể mang tới 500 kg bom vượt cự ly 500 km- vào thời đó, thực sự là một điều thần kỳ. Bất chấp gió ngược, lại vẫn có khả năng một mình chiến đấu chống lại vài chiếc máy bay tiêm kích của kẻ thù. “Ilya Muromets” quả thực là máy bay đến từ tương lai.

Thiên tài của Igor Sikorsky- đó là thiên tài của một con người có năng lực cảm nhận không khí bằng các đầu ngón tay của mình ... “Ilya Muromets”- đó là tiền thân của Pe-8, “Lancaster” và B-29. Và ở quy mô toàn cầu – là của Tu-95.

3. Fokker E. Eindecker. Đức, năm 1915

Ai là người đầu tiên lắp súng máy vào buồng lái của máy bay tiêm kích, chúng ta giờ sẽ không bao giờ biết được nữa. Chiến tranh, và suy nghĩ của nhiều người cùng theo một hướng.

Thời kỳ đầu, các phi công “đánh nhau” bằng vũ khí cá nhân, tức là súng ngắn. Có rất nhiều cách đối phó với kẻ thù rất kỳ lạ, nhưng chắc chắn súng máy đã trở thành phương tiện chính.

Vì vậy, đứng thứ hai trong danh sách chính xác sẽ phải là sản phẩm sáng tạo của Anton (Anthony) Fokker, vâng, và chính là Fokker E, vì nó là máy bay đầu tiên được lắp thiết bị đồng bộ hóa cơ khí (hay còn gọi là “cò đồng bộ”) để bắn qua mặt phẳng của cánh quạt (khi cánh quạt máy bay quay mà không bắn trúng làm gẫy cánh quạt). Một thiết bị mang tính kỷ nguyên- chúng tôi đã nói về chuyện này trong một bài viết trước đây.


Ngoài ra, mặc dù có một số nhân vật cáo buộc Anton Fokker vì tội sao chép máy bay của Hãng “Moran-Solnez”, nhưng khác với máy bay của người Pháp, (máy bay) “Fokker” có khung thân hàn hoàn toàn từ các ống kim loại.

Và vâng, những khiên tản đạn kim loại mà người Pháp sử dụng để không làm, hỏng cánh quạt máy bay, thì đấy dù sao cũng chỉ mới là một “hợp tác xã” chiến đấu, chứ không phải là một thiết bị đồng bộ hóa như của người Đức nói trên.

4. SPAD S.XII. Pháp, năm 1917

Giờ thì đến lượt người Pháp. Ở đây chúng ta sẽ nói về không chỉ máy bay chiến đấu SPAD S.XII, mà là biến thể của nó là SPAD S.XII Ca.1. “Ca” ở đây là Canon, có nghĩa là pháo.




Ý tưởng lắp pháo trên máy bay thuộc về một Ace (phi công xuất sắc bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên-ND) người Pháp tên là Georges Gimener (53 chiến thắng trên không), còn các kỹ sư Pháp chỉ là những người “đưa ý tưởng vào cuộc sống” (nguyên văn: “ biến ý tướng thành kim loại”-ND).

Vũ khí chính của chiếc máy bay Pháp này là pháo “Puto” cỡ nòng 37 ly. Pháo được nạp đạn bằng tay, còn ngắm bắn- bắn vào mục tiêu căn theo đường theo đường đạn của súng máy Vickers.

Bất chấp một thực tế là những máy bay tiêm kích lắp pháo được sản xuất hàng loạt đầu tiên “không đáp ứng được kỳ vọng”, nhưng nó vẫn phải có một vị trí xứng đáng trong bảng xếp hạng .

Đúng vậy, một khẩu pháo nạp đạn bằng tay, nói một cách nhẹ nhàng nhất, là hơi bất tiện trong không chiến, nhưng chính từ thời điểm đó máy bay được trang bị pháo đã trở thành loại vũ khí kinh điển cho đến tận khi kết thúc Thế chiến II.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/10-may-bay-thay-doi-chien-tranh-tren-khong-3392702/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
10 máy bay làm thay đổi cục diện trên không

(Vũ khí) - Xin được giới thiệu loạt bài xếp hạng 10 máy bay tiêm kích “làm thay đổi (bản chất) chiến tranh trên không

5. Messerschmitt Bf. 109E. Đức, 1938

Khi nói về Messerschmitt Bf.109Е , tôi xin lưu ý bạnđọc rằng lý do nó có mặt tại đây (trong bảng xếp hạng) là vì trên thực tế đây là chiếc máy bay tiêm kích thành công đầu tiên được trang bị động cơ làm mát bằng chất lỏng.

Người chiếc sỹ tiên phong của kỷ nguyên những động cơ như vậy (tức Messerschmitt Bf.109Е –ND) đã được sản xuất với số lượng lớn đến mức điên rồ và đã tham chiến trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai- từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng. Với nhiều biến thế khác nhau, tất nhiên.

Nhưng, điều quan trọng nhất là, Bf.109 của Đức đã trở thành một hình mẫu để toàn thế giới bắt chước. Chính kỹ sư tất cả những nước tham gia cuộc chiến tranh (nội chiến) tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu rất kỹ kết quả sử dụng Bf.109 trong chiến đấu và ứng dụng những giải pháp kỹ thuật khi thiết kế nó để chế tạo các máy bay cho nước mình.

Và họ đã thành công. Nào là “Spitfire” (Supermarine Spitfire- máy bay tiêm kích Anh-ND), “Mustang” (P-51 “Mustang” -máy bay tiêm kích Mỹ-ND) “Yak” (máy bay Liên Xô-ND)- tất cả chúng- nói chung đều đã được “sáng tạo” nhưng dựa theo nguyên mẫu “tác phẩm” của Messerschmitt.

Làm mát động cơ bằng chất lỏng đã từng là một giải pháp kỹ thuật rất gây tranh cãi, nhưng lại cũng chính nó đã phục vụ rất lâu trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới.

6. Messerschmitt Me-262. Đức, 1941

Với “Chim Nhạn" (tiếng Nga “Lastochka"- từ Tiếng Đức Schwalbe – “Chim nhạn”) mọi thứ đều đã rất rõ ràng, chúng ta cũng đã phân tích kỹ rồi. Chiếc máy bay tiêm kích phản lực hoàn chỉnh đầu tiên. Một máy bay đã quá nổi tiếng trong chiến tranh.

Đúng, quả Me 262 là một đại diện của một dòng máy bay hơi khác (phản lực), nhưng nó đã chiến đấu cùng “chiến hào” với các máy bay động cơ piston, và thực ra không thể nói rằng Me 262 quá vượt trội so với chúng (máy bay động cơ Piston). Cả người Mỹ và cả chúng ta đều đã bắn hạ được "Chim Nhạn". Không dễ dàng chút nào, nhưng đã bắn hạ được.

7. Ilyushin IL-2. Liên Xô, 1942

Có thể tranh luận dài dài về việc chiếc máy bay nào là máy bay cường kích đầu tiên. Nhưng còn về chuyện IL-2- đấy là máy bay cường kích đầu tiên, nói chính xác hơn, máy bay đầu tiên được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cường kích, chắc sẽ không ai dám đứng ra tranh cãi.

Thân bọc thép- đấy cũng là một điểm mới. Nhưng điều quan trọng nhất, ngoài việc Il-2 không phải là một máy bay cường kích được “cải hoán” từ một máy bay tiêm kích đã cũ (thông lệ là như vậy), mà nó được thiết kế để làm máy bay cường kích ngay từ ban đầu.

Có thể nói rất nhiều vai trò của Il-2 trong cuộc chiến tranh đó (Chiến tranh Vệ quốc-ND), nhưng về việc cho đến tận bây giờ nó vẫn là kiểu máy bay được sản xuất với số lượng nhiều nhất trong lịch sử nhân loại cũng đã nói lên được nhiều điều. Một máy bay lý tưởng dành cho các đòn công kích chính xác nhằm vào các mục tiêu ở tuyến tiền duyên.

8. Boeing B-17 "Flying Fortress". Mỹ, 1937

Một chiếc máy bay đã trở thành biểu tượng của sự hủy diệt. Là “người” giữ kỷ lục về khối lượng bom đã ném. Và tôi tin chắc rằng không một chiếc máy bay nào khác lại tàn phá hủy diệt nhiều như “Pháo đài bay”.

Vâng, danh tiếng của nó đã có thể còn “lẫy lừng” hơn, nhưng- việc nghiền nát các thành phố cùng với nhiều thường dân đang sống trong đó là một công việc không mang lại nhiều vinh quang lắm.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật: chính những chiếc “Pháo đài bay” này đã mở đầu một kiểu chiến tranh mới trên không. Phá sạch và đốt sạch những gì dưới mặt đất. Sau này, nguyên tăc trên (Phá sạch đốt sạch) đã được Không quân Mỹ áp dụng tại Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, Lybia, Iraq và nhiều nơi khác. Chính “Pháo đài” đã đặt nền móng để xây dựng nên nguyên tắc đó.

9. Heinkel He.219 "Uhu". Đức, 1942

Máy bay tiêm kích đánh đêm, đã thế lại được xuất xưởng với số lượng không phải là nhiều nhất. Tuy nhiên, chính nó là một cây cầu bắc qua các thời đại.

Chiếc máy bay này đã bị lãng quên ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng những nguyên tắc được hiện thực hóa khi chế tạo nó đã trở thành những nguyên tắc kinh điển của kiểu máy bay này.

Radar, thiết bị nhận biết “địch-ta”, ghế nhảy dù tự bật cho kíp lái, buồng lái điều áp, súng máy điều khiển từ xa, vũ khí pháo mạnh.

Vâng, Heinkel He.219 "Uhu " đã không thể đóng một vai trò quá quan trọng trong cuộc chiến. Nhưng đây chính là một trường hợp, khi mà nhiều cái mới được sử dụng trong kết cấu máy bay sẽ mãi còn n dấu trong kết cấu các máy bay hiện đại nhất.

10. Fairey Swordfish (“Cá (mũi) kiếm”) . Anh, 1934

Giờ thì có người sẽ nói: Lạy Chúa, có phép lạ nào ở đây đâu- nó đã bị lãng quên từ lâu. Nếu nói như vậy là tuyệt đối sai!

“Mụ phù thủy bay”- thực sự là một trong những máy bay tấn công hiệu quả nhất! Và cùng với sự xuất hiện của máy bay phóng lôi như trên, cuộc sống trên biển đã không còn vô tư tự và đẹp đẽ nữa. Các con tàu bắt đầu chìm!

“Cá kiếm” đóng một vai trò rất lớn trong vụ đánh chìm con tàu bọc thép cỡ lớn “Bismarck” (của Đức Quốc xã). Nếu như không có quả ngư lôi ném từ máy bay, người Anh sẽ còn khóc chảy máu mắt nhiều hơn nữa vì chiếc tàu phù thủy này của Đức.

Chính “Cá kiếm” là kẻ đi tiên phong mở đường cho (trận) Trân Châu Cảng, vụ thảm sát Taranto, nhấn 2 tàu chiến bọc thép cỡ lớn (còn gọi là các “thiết giáp hạm” - là các tàu “Littorio” và “Conti di Cavour”) xuống đáy biển, đánh hỏng nặng 2 tàu chiến bọc thép cỡ lớn, 2 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục.

"Cá kiếm" là máy bay lập kỷ lục khi chỉ sử dụng ba (3) quả ba ngư lôi mà đánh chìm 4 tàu đối phương. Tại bến cảng Sidi-Barani (trên lãnh thổ Ai Cập, bị người Ý chiếm đóng trong năm 1940), hai quả ngư lôi (của “Cá Kiếm”) đã phá hủy hai tàu ngầm và một tàu vận chuyển đạn dược. Tàu chở đạn nổ tung và làm một tàu khu trục đang đậu gần đó để nhận đạn dược cùng chìm xuống đáy càng.

Trên đây là bảng xếp hạng một số máy bay trong tất cả máy bay nửa đầu thế kỷ trước. Và, tôi chắc chắn rằng, bảng xếp hạng này rất công bằng, bởi vì không có điểm gì chung để nhét F-117 của cuối thế kỷ 20 với máy bay Fokker từ đầu thế kỷ vào một rọ được. Các thời đại khác nhau, các lớp máy bay khác nhau.

Chúng ta đã nói về 10 máy bay trong nửa đầu thế kỷ trước- những máy bay đã thực sự thay đổi bản chất của chiến tranh trên không. Có thể, sẽ có ai đó không đồng ý, và tôi muốn nhắc lại rằng: so sánh- đó là một công việc bạc bẽo.

Tuy nhiên, còn về nửa sau của thế kỷ 20, thì đó là thời đại của máy bay phản lực. (Đã có) Các quy tắc khác, các nguyên tắc khác.

Chính vì thế nên sẽ còn phần tiếp theo.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/10-may-bay-lam-thay-doi-cuc-dien-tren-khong-3392887/
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top