[Funland] Bộ Tài nguyên phản bác kịch bản toàn miền Nam ngập vào 2050, ko có chuyện miền Nam ngập.

moumou93

Xe tải
Biển số
OF-488189
Ngày cấp bằng
11/2/17
Số km
266
Động cơ
193,138 Mã lực
Cái chính là bệnh tật từ nc cống và nguồn nc sinh hoạt nữa cụ ạ. Nghĩ vậy thấy dân vất vả quá
nói thì buồn nhưng bạn bè em có điều kiện đi định cư ở nước khác, thì em khuyên nên đi hết, 30 năm như cái chớp mắt, còn cuộc sống của con cái nữa, em cho là cái này như hiệu ứng domino, khi đã bắt đầu thì không cách gì dừng lại được
 

moumou93

Xe tải
Biển số
OF-488189
Ngày cấp bằng
11/2/17
Số km
266
Động cơ
193,138 Mã lực
Như vùng Missisipi em đọc là người ta phải dùng nhà có neo nâng hạ theo con nước, có khi phải dùng robot quay tời ý chứ.
Rồi xe sang 2 hay 4 vứt tất, dùng toàn hoverboard phi roàn roạt như bẹt kit đi lùng ấy chứ.
30 năm nó chỉ như cái chớp mắt. Lại nhớ ngày nào 30 năm trước có cụ toa toa bẩu nước ta làm choá coá ma phơ, bây giờ có cả xà đầu xuyên biên vô số nước.
Bây giờ lại nghe có ngập éo đâu thì 30 năm sau....
lúc đó chắc em di chuyển thằng ghe máy sài năng lượng mặt trời hehe, ông cụ nhà em nói, cụ cố ngày xưa từ trung tha hương vào nam khai hoang mở đất, chắc con cháu sau này phải bỏ đất mà đi
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,598
Động cơ
248,246 Mã lực
Tuổi
48
Bộ Tài nguyên phản bác kịch bản toàn miền Nam ngập vào 2050


Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng thông tin miền Nam nước ta có thể ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050 là dựa trên các giả định cực đoan và chưa đủ cơ sở khoa học.

Mới đây, các nhà khoa học của Climate Central (Mỹ) công bố bài báo khoa học về nguy cơ ngập gây ra nước biển dâng tại các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, nghiên cứu này nhận định phần lớn diện tích của TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập dưới nước ở đỉnh triều vào năm 2050.

Trước thông tin này, PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (thuộc Bộ TNMT) cho rằng một số vấn đề trong bài báo cần được xem xét kỹ lưỡng hơn, đặc biệt về mặt số liệu và giả định nghiên cứu.

SỐ LIỆU CHƯA PHẢN ÁNH ĐÚNG THỰC TẾ
Theo bà Hương, ưu điểm nổi bật của nghiên cứu là sử dụng số liệu Lidar và mô hình thần kinh nhân tạo nhằm hiệu chỉnh, cập nhật số liệu địa hình STRM DEM.

Tuy nhiên, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa. Bài báo đã hiệu chỉnh số liệu theo địa hình ven biển tại Mỹ, sau đó áp dụng cho toàn cầu.

"Nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho Đồng bằng sông Cửu Long nên số liệu địa hình trong nghiên cứu chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực", bà Hương cho biết.


Nghiên cứu mới đây của Climate Central (Mỹ) nhận định miền Nam Việt Nam có thể ngập dưới đỉnh triều vào năm 2050. Đồ họa: New York Times.
Ngoài ra, các tác giả của nghiên cứu đã sử dụng kịch bản nước biển dâng 2 mét kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Đại diện Bộ TNMT cho rằng đây là sự chồng chập của 2 giả định rất cực đoan, dẫn đến nguy cơ rủi ro rất cao.

Kết quả đưa ra cũng không phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng vì biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

THÔNG ĐIỆP CẦN QUAN TÂM
Nói về việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, bà Hương cho biết, vào năm 2016, Bộ TNMT đã xây dựng kịch bản mức ngập 2 mét, tỷ lệ ngập tại đồng bằng sông Cửu Long lên tới 87,34%.

Tuy nhiên, kịch bản này không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu nên Bộ không cung cấp kịch bản này.

Hiện, Bộ TNMT đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các số liệu được quy chuẩn theo mốc quốc gia về bề mặt khu vực mới nhất.


Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết thông tin TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long ngập dưới đỉnh triều năm 2050 là giả định cực đoan. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
Trên cơ sở này, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tiến hành xây dựng kịch bản ngập cho tỉnh Bạc Liêu ứng với mực nước biển dâng 1 mét để thử nghiệm so sánh với kịch bản năm 2016.

Kết quả cho thấy địa hình khu vực không thay đổi nhiều, có nơi diện tích nguy cơ ngập tăng, có nơi lại giảm. Mức ngập trong bản đồ năm 2016 và năm 2019 tương ứng là 48,6% và 49,1%.

Nhận định thêm về nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, TS Hương cho rằng bài báo có ý nghĩa về mặt khoa học, tuy nhiên thông tin “vào năm 2050, TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long bị xoá sổ” dựa trên các giả định cực đoan và chưa đủ cơ sở.

"Tuy nhiên, đây cũng là một thông điệp cần quan tâm để xây dựng các phương án quy hoạch. Chính quyền cần chú ý đến sự sụt lún, nước biển dâng và ngập lụt do triều cường để đề xuất phương án hợp lý giải quyết vấn đề nước biển dâng cho Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM", đại diện Viện nghiên cứu thuộc Bộ TNMT cho biết.

Hiện, Bộ TNMT nhà chức trách đang tiến hành cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sớm công bố trong thời gian tới.

Theo kịch bản của Bộ TNMT, đến năm 2100, với khả năng nước biển dâng ở mức cao nhất là 1 mét thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng; 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; 17,8% diện tích TP.HCM; 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Trong đó, cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.

Nghiên cứu về các thành phố có nguy cơ xóa sổ do nước biển dâng do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên chuyên san Nature hôm 29/10.

Trong đó, các tác giả dựa trên chỉ số vệ tinh để tính toán lại độ cao của đất liền và ảnh hưởng của nước biển dâng trong phạm vi lớn. Kết quả cho thấy đến năm 2050, khu vực sinh sống của khoảng 150 triệu người có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Nghiên cứu cho thấy miền Nam Việt Nam cũng là một trong các khu vực có thể biến mất.

"Hơn 20 triệu người Việt Nam, tức 1/4 dân số, hiện sống trên vùng đất sẽ bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của TP.HCM cũng sẽ ở dưới nước", Nature nêu trong nghiên cứu.
.

Nguồn:
https://news.zing.vn/bo-tai-nguyen-phan-bac-kich-ban-toan-mien-nam-ngap-vao-2050-post1008548.html
.
Khi nào lụt thì biết thôi, cái bộ ăn hại đái nát này thì
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Vấn đề TA em không bàn :D. Mấy cái tạp chí này đóng max 1tr là bài đăng không quan tâm trong viết gì.
Về Nature thì mặc dù cũng có một số nghiên cứu không chuẩn, một số có thể bị yêu cầu rút bài sau khi đã được đăng, tuy nhiên phần lớn các bài đều chuẩn. Nếu không đồng ý thì bộ TNMT viết phản biện trực tiếp với Nature ấy đề nghị nó rút bài đi.
Giờ đem mấy cái tạp chí 1tr/bài thì doạ được ai? Nhìn cái list thì sau khi tốt nghiệp PhD chị ấy chỉ còn viết báo của Bộ thôi.
 

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
Phản mới chả bác. Em lấy số liệu VN nhé

Lún nhanh và trên diện rộng

Kết quả đo đạc của Bộ TN&MT tại 347 mốc từ năm 2005 đến 2017 ở TP.HCM cho thấy lún biến đổi 1,1-81,4 cm, trung bình 23,27 cm, tốc độ lún 0,09-6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Mức độ lún nhất ở phường An Lạc, quận Bình Tân với 81,4 cm.

Ngoài báo cáo mới nhất của Bộ TN&MT, nhiều nghiên cứu thời gian qua cũng chỉ rõ mức độ lún đáng báo động ở TP.HCM. Điển hình như nghiên cứu của Tập đoàn CLS (Pháp) thực hiện từ năm 2015 đến 2017 cho thấy việc lún bề mặt đất trên địa bàn TP hiện không có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí tốc độ lún còn tiếp tục tăng nhanh theo từng năm. Tùy theo khu vực mà tốc độ lún bề mặt đất dao động 0,04-6,87 cm/năm, trung bình lún là 1,11 cm/năm.
trung bình lún 1,1cm/năm => 10 năm là 11 cm.
từ nay đến năm 2050 là còn 30 năm => trung bình sẽ lún 33 cm. Đó là chưa kể tốc độ lún còn tăng nhanh theo từng năm. + nước biển dâng.

Cũng ko phải tự nhiên mà báo nước ngoài họ dự báo như vậy. Có căn cứ cả đấy. :D

Còn bộ thì phải phản đối rồi. Vì chả có nhẽ lại công nhận, nếu công nhận thì hệ lụy kinh lắm => giá BĐS giảm ko phanh, làn sóng di cư, bla bla ... :D
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,523
Động cơ
572,214 Mã lực
Phản mới chả bác. Em lấy số liệu VN nhé



trung bình lún 1,1cm/năm => 10 năm là 11 cm.
từ nay đến năm 2050 là còn 30 năm => trung bình sẽ lún 33 cm. Đó là chưa kể tốc độ lún còn tăng nhanh theo từng năm. + nước biển dâng.

Cũng ko phải tự nhiên mà báo nước ngoài họ dự báo như vậy. Có căn cứ cả đấy. :D

Còn bộ thì phải phản đối rồi. Vì chả có nhẽ lại công nhận, nếu công nhận thì hệ lụy kinh lắm => giá BĐS giảm ko phanh, làn sóng di cư, bla bla ... :D
33cm thì ngập toàn miền Nam, ngập cả núi Bà cái ccc! Ngay cả Sài Gòn khu giáp biển độ cao thấp nhất là 50cm trung bình 1m, khu trung tâm Sài Gòn cao 5-10 mét.
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,694
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng không rõ vì ở tương lai, cơ mà xem bên TL cũng hốt.
 

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
33cm thì ngập toàn miền Nam, ngập cả núi Bà cái ccc! Ngay cả Sài Gòn khu giáp biển độ cao thấp nhất là 50cm trung bình 1m, khu trung tâm Sài Gòn cao 5-10 mét.
Đây cụ. Toàn bộ hệ thống cống nằm dưới mực nước biển thì nước thải sẽ đi đâu. Em thấy như thế đã đủ chết rồi. :D

https://kienviet.net/2017/08/21/sau-30-nam-toan-bo-cong-tp-ho-chi-minh-nam-duoi-muc-nuoc-bien/
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,489
Động cơ
-33,754 Mã lực
Tuổi
42
Đổi tên miền Nam thành miền Trong, có ngập thì ngập miền Trong, miền Nam không bao giờ ngập
Đổi tên Hà Nội thành Hà Lội, đổ thu Hà Lội ô nhiễm chứ thủ đô Hà Nội không bao giờ ô nhiễm
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
3,010
Động cơ
372,110 Mã lực
Miền bắc theo dự báo 2050 của tây lông đây. Tuy nhiên dữ liệu này được thông báo chỉ chính xác cho US và Canada. Các nước khác phải điều chỉnh theo thống số thực tế của địa phương. Mợ Hương phát biểu vậy là chuẩn rồi. Cụ nào muốn phản bác thì chech xem lệch cao độ giữa bộ TNMT và tây lông xem là bao nhiêu rồi hãy chém.

 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
3,010
Động cơ
372,110 Mã lực
Đây là dự báo đến 2030. Số liệu này em nghĩ là sai, dọa rồ là chính. Chứ 10 năm nữa ta sẽ bị biến mất một loạt tỉnh phía bắc họa có mà điên. Cụ nào auto chửi cũng nên dùng não 1 tí kẻo lâm vào tình trạng cứt tây lúc nào cũng thơm phức.



Link đây
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,950
Động cơ
531,680 Mã lực
cũng là phương án tạm bợ thôi mợ, ai có tiền thì sửa nhà, nâng nền lên, ai không có tiền thì xây gạch chắn phía trước nhà, đợi qua con nước, mỗi ngày nước lên 2 lần sau đó thì lại rút, nước từ dưới cống ở đường dân lên nên không có cách nào có thể ngăn nước được
thường thì chỗ em sẽ bị ngập vào 15 và 30 trong tháng 8 và tháng 9 ( âm lịch ), mỗi lần triều lên khoảng 3 ngày
chắc tương lai khoảng 20 năm nữa, chỗ em sẻ xây nhà sàn ở hehe
Em thấy cụ tả cũng sợ dần đều rồi đấy :(
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,489
Động cơ
587,775 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tương lai nước biển dâng thì phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra.
Mất nguồn phù sa Mekong và quá trình xâm thực mặn cũng đang diễn ra.

Vậy thì vấn đề là sẽ ngập, có thể không sớm như Tây nó phán nhưng chắc chắn ngập. Bởi thế, nên dừng đầu tư hạ tầng cho trong đó đi là vừa.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,660
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Khoảng 2030 không biết khu vực Thanh Đa, Thủ Thiêm, Q2 sẽ ra sao nhỉ ??????????????
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
481
Động cơ
237,930 Mã lực
Đây cụ. Toàn bộ hệ thống cống nằm dưới mực nước biển thì nước thải sẽ đi đâu. Em thấy như thế đã đủ chết rồi. :D

https://kienviet.net/2017/08/21/sau-30-nam-toan-bo-cong-tp-ho-chi-minh-nam-duoi-muc-nuoc-bien/
Đây là chỉ tính mức nước biển dâng. Nếu tính thêm tốc độ lún nữa thì chỉ còn 40% diện tích trên mặt nước biển.
Nếu tính thêm triều cường thì diện tích còn nhỏ nữa.
 

thanhvy2

Xe hơi
Biển số
OF-539980
Ngày cấp bằng
3/11/17
Số km
136
Động cơ
136,488 Mã lực
Tuổi
40
Nghe có mùi kiểu AirVisual.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,660
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Nếu triều cường, nước mưa ko thoát ra được do địa hình thấp thì khả năng ngập cao đới. Đơn giản như dọc theo kênh Nhiêu Lộc nếu ko bít hết cống thì nước sẽ chạy ngược vào ngập hết.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,748
Động cơ
340,846 Mã lực
Chém gió không tính tiền, nói phét không sợ vả mồm, 20 - 30 năm nữa khối thứ sụp đổ

Quân đội Hoa Kỳ có thể sụp đổ trong vòng 20 năm do biến đổi khí hậu, Báo cáo được ủy quyền bởi Lầu năm góc

Nafeez Ahmed
Vice
Thu, ngày 24 tháng 10 năm 2019 19:53 UTC

Báo cáo cho biết sự kết hợp giữa nạn đói toàn cầu, chiến tranh, bệnh tật, hạn hán và mạng lưới điện mong manh có thể gây ra các tác động tàn phá, tàn phá

© Calvin Shen / Phó
Theo một báo cáo mới của Quân đội Hoa Kỳ , người Mỹ có thể phải đối mặt với một tương lai khủng khiếp từ biến đổi khí hậu liên quan đến mất điện, bệnh tật, khát nước, đói khát và chiến tranh. Nghiên cứu cho thấy chính quân đội Mỹ cũng có thể sụp đổ . Điều này có thể xảy ra trong hai thập kỷ tới, báo cáo ghi nhận .

Các quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ đã viết báo cáo là từ một số cơ quan quan trọng bao gồm Quân đội, Cơ quan Tình báo Quốc phòng và NASA. Nghiên cứu kêu gọi Lầu năm góc khẩn trương chuẩn bị cho khả năng các hệ thống điện, nước và thực phẩm trong nước có thể sụp đổ do tác động của biến đổi khí hậu khi chúng ta gần giữa thế kỷ.

Báo cáo được ủy quyền bởi Tướng Mark Milley, Chủ tịch mới của Tổng Tham mưu trưởng Trump, khiến ông trở thành sĩ quan quân đội cấp cao nhất trong nước (báo cáo cũng đặt ông vào thế bất hòa với Trump, người không coi trọng biến đổi khí hậu.)

các báo cáo có tựa đề Hệ quả của việc biến đổi khí hậu đối với quân đội Mỹ , được đưa ra bởi quân đội Mỹ War College hợp tác với NASA tháng năm tại Trung tâm Wilson ở Washington DC. Bản báo cáo được ủy quyền bởi tướng Milley trong vai trò trước đây là Tham mưu trưởng của Quân đội. Nó được công bố công khai vào tháng 8 thông qua Trung tâm Khí hậu và An ninh , nhưng không được chú ý nhiều vào thời điểm đó.

Hai kịch bản nổi bật nhất trong báo cáo tập trung vào nguy cơ sụp đổ lưới điện trong "20 năm tới" và nguy cơ dịch bệnh. Cả hai có thể được kích hoạt bởi sự thay đổi khí hậu trong thời gian tới , nó lưu ý.

"Nhu cầu năng lượng gia tăng" được kích hoạt bởi các kiểu thời tiết mới như thời gian nắng nóng kéo dài, hạn hán và lạnh cuối cùng có thể áp đảo "một hệ thống vốn đã mong manh".

Báo cáo cũng cảnh báo rằng quân đội Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho các can thiệp mới của nước ngoài vào các cuộc xung đột kiểu Syria, được kích hoạt do các tác động liên quan đến khí hậu. Bangladesh nói riêng được nhấn mạnh là quốc gia dễ bị tổn thương nhất đối với sự sụp đổ khí hậu trên thế giới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top