Hay phết, vote cho bác Hạt tiêu
Cám ơn cụ quan tâm em đang vừa học vừa làmHay phết, vote cho bác Hạt tiêu
Ơn giời.....em đang học A1 mà loạn hết lên rồi..Em trích đăng một bài để cụ hình dung rõ mọi vấn đề trong tiếng Đức nhé.
Để làm chủ tiếng Đức, các bạn cần nắm vững hai điều:
Các thành phần tạo nên tiếng Đức
- Các thành phần tạo nên tiếng Đức.
- Mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Các âm trong tiếng Đức
Âm là thành phần cơ bản nhất của tiếng Đức. Nếu không có các âm tiếng Đức sẽ không có tiếng Đức. Bạn nhớ tiếng Đức có bao nhiêu âm không? Nếu chưa nhớ, hãy quay lại bài các âm trong tiếng Đức để ôn lại. Chúng ta không thể làm chủ tiếng Đức khi bỏ qua thành phần cơ bản và quan trọng nhất của nó.
Bảng chữ cái tiếng Đức là gì? Nó có phải là các âm không?
Bảng chữ cái tiếng Đức là các kí hiệu dùng để ghi lại các âm trong tiếng Đức. Nó không phải là các âm, mà chỉ là phương tiện để ghi lại các âm mà thôi. Do đó, học thuộc bảng chữ cái là chưa đủ. Chúng ta cần phải học thuộc các âm trong tiếng Đức nữa.
Phân loại các âm trong tiếng Đức
Các âm trong tiếng Đức được chia làm hai loại chính:
Nguyên âm tiếng Đức
- Nguyên âm
- Phụ âm
Nguyên âm tiếng Đức lại được chia thành:
Nguyên âm còn được chia thành:
- Nguyên âm đơn
- Nguyên âm đôi
Phụ âm tiếng Đức
- Nguyên âm dài
- Nguyên âm ngắn
Nắm được những đặc điểm phát âm giúp chúng ta phát âm được chuẩn hơn. Ví dụ như âm „Pferde.“ Nếu ta không áp dụng những kiến thức về phát âm thì khó lòng phát âm được từ này.
- Phụ âm tiếng Đức được phân loại theo đặc điểm phát âm của nó như:
- Âm hai môi: khi phát âm hai môi chạm nhau.
- Âm răng môi: khi phát âm răng đặt nhẹ lên môi.
- Âm mũi
- Âm tắc xát
- Âm nổ
- …
Tiếng Đức có bao nhiêu âm?
Vậy tóm lại, tiếng Đức có bao nhiêu âm?
Tiếng Đức có 26 chữ cái nhưng có tất cả 45 âm gồm:
Như vậy, tiếng Đức dễ phát âm hơn tiếng Anh rất nhiều, vì tiếng Anh có:
- 17 nguyên âm đơn.
- 3 nguyên âm đôi.
- 25 phụ âm.
Ngôn ngữ nào càng có nhiều nguyên âm càng khó phát âm. Hãy so sánh với tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm.
- 12 nguyên âm đơn.
- 13 nguyên âm đôi.
- 24 phụ âm.
Từ vựng tiếng Đức
Từ vựng tiếng Đức được thành lập bằng cách ghép các âm lại với nhau. Tiếng Đức là ngôn ngữ đánh vần được tương tự như tiếng Việt. Điều này giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tiếng Đức với hai lý do chính:
Đối với việc phát âm tiếng Đức, hãy nhớ ba điều:
- Phát âm từ mới một cách chuẩn xác mà không cần tra từ điển như tiếng Anh.
- Chép lại từ mới nghe được một cách chuẩn xác.
Từ là thành phần nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Đức. Chúng như những viên gạch. Một tòa lâu đài dù có nguy nga tráng lệ đến đâu cũng đều phải được tạo thành từ những viên gạch nhỏ bé. Để làm chủ tiếng Đức, bạn cần có một số lượng từ vựng nhất định tùy theo trình độ.
- Tiếng Đức là ngôn ngữ có thể đánh vần được.
- Tiếng Đức viết thế nào đọc thế đó.
- Tiếng Đức đọc thế nào viết thế đó.
Số lượng từ vựng tối thiểu theo trình độ là:
Lưu ý:
- Tiếng Đức A1: 500 từ.
- Tiếng Đức A2: 1000 từ.
- Tiếng Đức B1: 1500 từ.
- Tiếng Đức B2: 2500 từ.
- Tiếng Đức C1: 3500 từ.
Phân loại từ vựng tiếng Đức
- Đây là số lượng từ vựng cơ bản bạn cần biết theo trình độ. Thực tế bạn sẽ biết nhiều hơn số lượng trên rất nhiều khi hoàn thiện từng trình độ tương ứng.
Từ vựng tiếng Đức được chia làm 10 loại:
Giới thiệu sơ qua về các từ loại
Danh từ
Danh từ tiếng Đức là những từ gọi tên sự vật sự việc cả thực tế lẫn trừu tượng. Tương tự như mỗi chúng ta đều có tên gọi, thì mỗi sự vật sự việc đều có tên riêng của mình. Đó chính là danh từ.
Ví dụ:
Các đặc điểm của danh từ tiếng Đức
- Cái bàn
- Dòng sông
- Con người
- Con hổ
- Tư duy
- Sự suy nghĩ
- Ánh mắt
- Nụ cười
Danh từ tiếng Đức luôn được viết hoa.
Danh từ tiếng Đức biến đổi theo số ít, số nhiều
- Cho dù đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu, là danh từ riêng hay danh từ chung, danh từ tiếng Đức luôn được viết hoa.
Danh từ số ít tiếng Đức được chia thành ba giống
- Tiếng Đức thành lập dạng số nhiều của danh từ bằng cách thêm đuôi hoặc biến âm danh từ gốc. Một số danh từ tiếng Đức không có số nhiều hoặc giống nhau giữa số ít và số nhiều.
Khi ở dạng số ít, danh từ tiếng Đức thuộc một trong ba giống sau:
Danh từ tiếng Đức thường đi chung với mạo từ
- Giống đực
- Giống cái
- Giống trung
Mạo từ
- Danh từ tiếng Đức thường đi chung với mạo từ. Khi học từ, chúng ta thường học danh từ đi kèm với mạo từ của chúng.
Mạo từ trong tiếng Đức là những từ đi kèm với danh từ giúp xác định các đặc điểm sau của danh từ:
Mạo từ được chia làm 3 loại:
- Giống: đực, cái, trung
- Số: ít, nhiều
- Cách: chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp, sở hữu
Mạo từ phải được chia theo giống số cách
- Mạo từ xác định: der, die, das, die
- Mạo từ không xác định: ein, eine, ein, –
- Không có mạo từ: –
Do chức năng của mạo từ là xác định đặc điểm ngữ pháp: giống số cách cho danh từ, nên nó phải được chia theo giống số cách.
Tính từ
Tính từ là những từ miêu tả tính chất của sự vật sự việc. Nếu danh từ là từ gọi tên sự vật, sự việc thì tính từ miêu tả tính chất của chúng. Ví dụ như cái bàn to hay nhỏ, đẹp hay xấu.
Các đặc điểm của tính từ
Hầu hết các tính từ đều có thể so sánh được.
Có ba loại so sánh trong tiếng Đức:
Tính từ phải được chia theo giống số cách nếu:
- So sánh bằng
- So sánh hơn
- So sánh nhất (tuyệt đối)
Đại từ
- Nó đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ
- Ở trường hợp so sánh, ngoài đuôi so sánh, chúng ta phải thêm đuôi giống số cách.
Đại từ trong tiếng Đức là những từ được dùng để thay thế, đại diện cho danh từ.
Các đặc điểm của đại từ
Phân loại đại từ
- Đại từ được chia theo giống số cách
- Đại từ giúp chúng ta nhận biết được giống, số, cách của danh từ mà nó thay thế, đại diện.
Đại từ tiếng Đức có những loại sau:
Số từ
- Đại từ nhân xưng
- Đại từ sở hữu
- Đại từ phản thân
- Đại từ quan hệ
- Đại từ nghi vấn
- Đại từ chỉ định
- Đại từ không xác định
Phân loại số từ
- Số từ trong tiếng Đức là những từ liên quan đến các con số, số lần, số thứ tự, số lượng…
Số từ trong tiếng Đức được chia thành các loại sau:
Động từ
- Số đếm: 1, 2 , 3, 4, 5 …
- Số thứ tự: thứ nhất, thứ hai, thứ ba …
- Phân số: ½, ¼ …
Động từ là từ miêu tả hành động. Nó có thể miêu tả một quá trình, hay một trạng thái. Đây là một trong những từ loại quan trọng nhất trong tiếng Đức. Muốn làm chủ tiếng Đức, bạn cần phải làm chủ động từ tiếng Đức đầu tiên.
Đặc điểm của động từ tiếng Đức
Những điều cần phải lưu ý khi sử dụng động từ:
- Động từ nguyên thể tiếng Đức phần lớn kết thúc bằng đuôi „-en“. Một số ít có đuôi „-n.“
Thời gian của động từ
Vị trí của động từ
- Khi dùng động từ, chúng ta phải biết chúng diễn ra khi nào, và chia chúng ở thì tương ứng. Tiếng Đức có 6 thì thực tế và 8 thì giả định.
Ai sinh ra động từ, động từ tác động lên ai
- Động từ trong tiếng Đức chỉ xuất hiện ở vị trí số 2 và số 4 trong câu hoặc mệnh đề.
Động từ thuộc câu chính hay câu mệnh đề
- Đây là điều rất quan trọng. Nếu không xác định được ai sinh ra động từ, và động từ tác động lên ai, chúng ta sẽ không thể biết được đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ trong câu.
Phân loại động từ
- Điều này giúp ta xác định được vị trí của động từ.
Động từ có các loại sau:
Các loại trên có thể phân thành hai loại chính:
- Trợ động từ: sein, haben, werden
- Động từ thường
- Động từ khuyết thiếu: mögen, wollen, müssen, können, dürfen, sollen
- Động từ phản thân
- Động từ tách
- Nội động từ (không có tân ngữ)
- Ngoại động từ (có tân ngữ)
- Động từ chỉ đi với tân ngữ gián tiếp
- Phân từ I
- Phân từ II
Các vấn đề khác liên quan đến động từ
- Động từ mạnh: bất qui tắc
- Động từ yếu: có qui tắc
Trạng từ
- Câu chủ động
- Câu bị động
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn
- Câu mệnh lệnh
- Câu thực tế
- Câu giả định
- Câu chính
- Câu phụ
Trạng từ là những từ bổ sung ý nghĩa, trạng thái cho một từ, một cụm từ hoặc một câu. Nó có thể bổ nghĩa cho:
Trạng từ thường trả lời cho câu hỏi:
- Động từ: chạy nhanh hay chậm…
- Trạng từ: rất nhanh…
- Tính từ: rất đẹp…
- Câu: hôm qua, hôm nay…
Phân loại trạng từ
- wann | khi nào
- wo | ở đâu
- wohin | tới đâu
- woher | từ đâu
- warum | tại sao
- wie | như nào (hỏi cho động từ. Ví dụ: Chạy nhanh như nào?)
Các từ có các loại sau:
Trạng từ có thể có dạng so sánh
- Trạng từ địa điểm: ở đây, ở đó… | hier, dort, dorther, überall, irgendwo, bergauf, bergab, rechts, heim, weg, hinein…
- Trạng từ thời gian: hôm qua, hôm kia… | heute, immer, bisher, beizeiten, noch, jetzt, einst, danach, morgen, stets…
- Trạng từ cách thức: rất… | sehr, gern, kaum, vielleicht, heftig, beinahe, teilweise, sogar, genug, sonst, kopfüber…
- Trạng từ kết quả: do đó, vì thế, cho nên, mặc dù… | darum, deshalb, deswegen, daher, folglich, trotzdem, hierzu…
Có một số loại trạng từ có thể so sánh như tính từ. Những loại này chúng ta không thể phân biệt được chúng là tính từ hay trạng từ nếu nó đứng độc lập. Chúng là:
Giới từ
- Tính từ nếu bổ nghĩa cho danh từ.
- Trạng từ nếu bổ nghĩa cho động từ.
- Những loại trạng từ này có thể có dạng so sánh như tính từ. Ví dụ như: nhanh – nhanh hơn – nhanh nhất.
Giới từ là những từ miêu tả sự quan hệ, liên quan giữa các từ với nhau.
Tính chất của giới từ
Chúng thường đứng trước từ, cụm từ mà chúng tham chiếu.
Ví dụ:
Chúng quyết định cách của từ, cụm từ mà chúng tham chiếu.
- Bằng xe ô tô. (bằng là giới từ, đứng trước danh từ ô tô mà nó tham chiếu.)
Ví dụ:
- Tất cả những từ, cụm từ bị giới từ ảnh hưởng đều phải chia theo cách mà giới từ quyết định.
Phân loại giới từ
- für dich | cho bạn (cách 4)
- mit dir | với bạn (cách 3)
- wegen deines Kindes | vì con bạn (cách 2)
Giới từ trong tiếng Đức có 4 loại:
Một số điểm lưu ý khác với giới từ
- Giới từ đi với tân ngữ trực tiếp
- Giới từ đi với tân ngữ gián tiếp
- Giới từ lưỡng tính (có thể đi với tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp)
- Giới từ đi với sở hữu cách
Liên từ
- wo-, da- kết hợp với giới từ
- Tính từ đi với giới từ
- Động từ đi với giới từ
- Danh từ đi với giới từ
Phân loại liên từ
- Liên từ trong tiếng Đức là những từ liên kết từ, cụm từ, câu, mệnh đề lại với nhau.
Liên từ có 3 loại chính dựa trên vị trí của chúng.
Thán từ
- Liên từ ở vị trí số 0
- Liên từ ở vị trí số 1 hoặc 3
- Liên từ ở vị trí số 2
Thành lập từ mới
- Thán từ trong tiếng Đức là những gì miêu tả sự cảm thán. Ví dụ như: tja, oh …
Từ mới trong tiếng Đức có thể được tạo ra dựa trên các từ gốc thông qua các cách sau:
Mối quan hệ giữa các từ loại trong tiếng Đức
- Ghép từ
- Biến đổi từ
- Thay đổi từ loại của từ
- Hỗn hợp tất cả các cách trên
Mối quan hệ giữa các từ loại trong tiếng Đức được qui định bởi các qui tắc mà chúng ta gọi là ngữ pháp. Khi các từ loại được sắp xếp theo một qui tắc nhất định, nó tạo thành một ngữ hoặc một câu.
Ngữ là đơn vị trung gian giữa từ và câu. Câu là đơn vị ngôn ngữ cơ bản chúng ta sử dụng trong giao tiếp, truyền tải thông tin.
Ngữ là gì?
Ngữ hay còn gọi là cụm từ là một đơn vị ngữ pháp trung gian giữa từ và câu. Nó là tập hợp của nhiều từ được ghép với nhau theo những qui tắc nhất định.
Đặc điểm của ngữ
Mọi loại ngữ đều có phải có một từ lõi. Từ lõi thuộc một trong những từ loại chính nêu ở phần trên.
Ví dụ:
Ngữ động từ / cụm động từ
Ngữ danh từ / cụm danh từ
- Có từ lõi là động từ: ist gegangen, bleiben wollen …
Cấu tạo cơ bản của một ngữ danh từ
- Có lõi là danh từ hoặc đại từ: der letzte Mohikaner, wir in Kiel …
Trong đó, phần bổ ngữ và thuộc tính có thể là bất cứ từ loại hoặc ngữ thậm nào đã nêu, thậm chí là cả mệnh đề.
Mạo từ Bổ ngữ Danh từ Thuộc tính die neben dem Fenster stehende Frau, hübscher als ich gedacht habe
Ngữ tính từ / cụm tính từ
Ngữ giới từ / cụm giới từ
- Có lõi là tính từ: ganz herzlich, dreißig Meter hoch …
Ngữ giới từ thường được xếp vào dạng thuộc tính, bổ sung cho danh từ hoặc ngữ danh từ. Nó có cấu tạo gồm:
Ví dụ ngữ giới từ đóng vai trò là thuộc tính
- giới từ + một từ loại nào đó: auf dem Berg, von gestern …
Một ngữ có thể là thành phần của một ngữ khác
- die Frau von gestern | người phụ nữ đến từ hôm qua
- der Zug nach Berlin | chuyến tàu đi Berlin
Ví dụ:
Ở ví dụ trên, ngữ tính từ wirklich schön gebogenes là một phần của ngữ danh từ „ein wirklich schön gebogenes Eisen.“ Nó bổ sung ý nghĩa cho danh từ „Eisen“ tương tự như cách tính từ bổ nghĩa cho danh từ.
- ein wirklich schön gebogenes Eisen | một thanh sắt cong thực sự đẹp
Ba thành phần cơ bản của câu tiếng Đức
Câu tiếng Đức gồm ba thành phần cơ bản:
Mối quan hệ giữa ba thành phần này là:
- Chủ ngữ
- Động từ
- Tân ngữ
Bốn cách quyết định chủ ngữ và tân ngữ
- Chủ ngữ sinh ra động từ
- Động từ tác động lên tân ngữ
Tiếng Đức có bốn cách. Chúng giúp ta nhận biết các thành phần trong câu.
Những thành phần nào được làm chủ ngữ
- Cách 1 / chủ cách / Nominativ: chủ ngữ được chia ở cách này.
- Cách 4 / đối cách / tân ngữ trực tiếp / Akkusativ: tân ngữ trực tiếp được chia ở cách này.
- Cách 3 / tặng cách / tân ngữ gián tiếp / Dativ: tân ngữ gián tiếp được chia ở cách này.
- Cách 2 / sở hữu cách / Genitiv: miêu tả mối quan hệ sở hữu giữa các từ, ngữ hoặc một số động từ có tân ngữ được chia ở cách này.
Những thành phần sau có thể đóng vai trò chủ ngữ trong câu tiếng Đức
Danh từ chia theo cách 1
Cụm danh từ chia theo cách 1
- Peter hat ein Auto. | Peter có xe ô tô.
Đại từ chia theo cách 1
- Der große Mann hat ein Auto. | Người đàn ông to cao có một chiếc xe ô tô.
Cụm động từ
- Er hat ein Auto. | Anh ta có một chiếc xe ô tô.
Mệnh đề
- Bier zu trinken ist mein Hobby. | Uống bia là sở thích của tôi.
Những thành phần nào được làm tân ngữ
- Wer das versteht, weiß schon viel. | Ai biết điều đó sẽ biết rất nhiều.
- Die, die die Flasche nimmt, ist meine Frau. | Người cầm cái chai là vợ tôi.
Những thành phần nào có thể làm chủ ngữ đều có thể làm tân ngữ. Nếu chủ ngữ được chia ở cách 1 thì tân ngữ được chia ở cách 4 hoặc cách 3.
Cụm giới từ làm tân ngữ
Ngoài các thành phần nêu trên, với tân ngữ ta còn có thêm một thành phần khác là: cụm giới từ.
Phân loại tân ngữ trong tiếng Đức
- Sie erinnerten ihn daran, dass er bleiben wollte. | Họ nhắc anh ta nên ở lại.
Tiếng Đức có hai loại tân ngữ:
Động từ trong câu
- Tân ngữ trực tiếp, hay còn gọi là cách 4, đối cách, Akkusativ.
- Tân ngữ gián tiếp, hay còn gọi là cách 3, tặng cách, Dativ.
Động từ trong câu có thể là một động từ riêng lẻ hoặc một cụm động từ.
Động từ đơn
Cụm động từ
- sehen
- akzeptieren
Cụm động từ có thể là sự kết hợp giữa động từ và các trợ động từ để thành lập các thì, thể bị động, thể giả định…
Cụm động từ cũng có thể là sự kết hợp giữa động từ và trạng từ bổ nghĩa cho chúng.
- sehen lassen
- sehen lassen wollen
- akzeptieren
- akzeptiert werden
- akzeptiert worden sein
- akzeptiert worden sein müssen
Động từ, cụm động từ ngoài chức năng chính của nó là động từ thì nó có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu như đã nói ở trên.
- laufen
- schnell laufen
Chủ ngữ:
Tân ngữ:
- Leben lassen ist wichtig. | Sống là quan trọng.
Bổ ngữ trong câu
- Sie liebt zu singen. | Cô ta thích hát.
Ngoài ba thành phần cơ bản trên, câu tiếng Đức còn được bổ sung ý nghĩa bằng các từ hay ngữ như đã nói ở phần trên.
Các loại câu trong tiếng Đức
Câu trong tiếng Đức được chia thành các loại sau:
Hai loại trên được chia thành:
- Câu thực tế
- Câu giả định
Và chúng được chia nhỏ thành:
- Câu chủ động
- Câu bị động
Tất cả các loại trên có 3 dạng:
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn
- Câu mệnh lệnh
Đoạn văn tiếng Đức
- Câu đơn / câu chính / mệnh đề chính
- Câu ghép
- Câu phụ / mệnh đề phụ
Đoạn văn là tập hợp các câu theo một qui tắc nhất định. Các câu trong một đoạn văn cần phải gắn kết, liên quan chặt chẽ với nhau.
Đặc điểm chính của đoạn văn tiếng Đức
Phải có câu chủ đề
Câu chủ đề của một đoạn văn cũng tương tự như chủ ngữ của một câu. Nếu không có câu chủ đề, không ai hiểu đoạn văn nói về điều gì.
Một đoạn văn chỉ nói về một chủ đề
Chúng ta chỉ đề cập đến một chủ đề trong mỗi một đoạn văn. Nếu có nhiều chủ đề, ta tách thành nhiều đoạn văn.
Phải có các câu phát triển ý bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề
Các câu phát triển ý trong đoạn văn cũng tương tự như bổ ngữ trong một câu. Chúng miêu tả, giải thích câu chủ đề một cách rõ ràng hơn.
Phải có câu kết luận
Câu kết luận có chức năng tóm tắt, kết luận, nhắc lại câu chủ đề, giúp người đọc nhớ được những gì đã đọc.
Các câu trong đoạn văn phải được liên kết với nhau
Các câu trong một đoạn văn phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, có tính logic cao. Chúng ta có thể dùng từ nối, câu nối, các cụm trạng từ để nối.
Độ dài lý tưởng của một đoạn văn
Một đoạn văn chỉ nên giới hạn ở độ dài 150 đến 300 từ. Nếu vượt quá độ dài này ta nên tách ra thêm một đoạn văn khác.
Bài văn tiếng Đức
Bài văn trong tiếng Đức là tập hợp các đoạn văn theo một qui tắc nhất định. Các đoạn văn trong một bài văn cần phải gắn kết, liên quan chặt chẽ với nhau. Câu trúc một bài văn tương tự với cấu trúc một đoạn văn.
Đặc điểm chính của bài văn tiếng Đức
Phải có đoạn văn chủ đề
Đoạn văn chủ đề của một bài văn cũng tương tự như câu chủ đề của một đoạn văn. Nếu không có đoạn văn chủ đề, không ai hiểu bài văn nói về điều gì.
Một bài văn chỉ nói về một chủ đề
Chúng ta chỉ đề cập đến một chủ đề trong mỗi một bài văn. Nếu có nhiều chủ đề, ta tách thành nhiều bài văn.
Phải có các đoạn văn phát triển ý bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn chủ đề
Các đoạn văn phát triển ý trong bài văn cũng tương tự như các câu phát triển ý trong một đoạn văn. Chúng miêu tả, giải thích câu chủ đề một cách rõ ràng hơn.
Phải có đoạn văn kết luận
Đoạn văn kết luận có chức năng tóm tắt, kết luận, nhắc lại chủ đề, giúp người đọc nhớ được những gì đã đọc.
Các đoạn văn trong bài văn phải được liên kết với nhau
Các đoạn văn trong một bài văn phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, có tính logic cao. Chúng ta có thể dùng từ nối, câu nối, các cụm trạng từ để nối.
Độ dài lý tưởng của một bài văn
Một đoạn văn chỉ nên giới hạn ở độ dài 5 đoạn văn. Tuy nhiên, chúng ta có thể viết bao nhiêu đoạn cũng được, miễn là đáp ứng được cấu trúc:
Làm chủ tiếng Đức cần những gì?
- Đoạn văn chủ đề.
- Các đoạn văn phát triển ý.
- Đoạn văn kết luận.
Muốn làm chủ tiếng Đức ta cần phải có một phương pháp học hợp lý, sự chăm chỉ và tính kiên trì.
Phương pháp học hợp lý
Học phát âm chuẩn trước
Tiếng Đức được hình thành bắt đầu từ những đơn vị nhỏ nhất đến lớn nhất:
Như vậy, các âm chính là nền tảng của tiếng Đức. Nền tảng càng vững chắc bao nhiêu thì tiếng Đức sẽ càng tốt bấy nhiêu.
- Các âm tạo thành các từ.
- Các từ tạo thành các ngữ và câu.
Tích lũy từ vựng
Từ vựng là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có nghĩa. Nó cũng là nguyên liệu để tạo thành ngữ hay câu. Câu hay đoạn văn thực chất chính là một tập hợp các từ được sắp xếp, gắn kết theo những qui tắc nhất định. Những qui tắc này chúng ta gọi là ngữ pháp.
Chúng ta tập trung học ngữ pháp nhưng không học từ thì cũng như xây một ngôi nhà mà không có nguyên vật liệu. Vì ngữ pháp chính là những qui tắc sắp xếp, gắn kết các từ. Chúng ta học ngữ pháp nhưng không biết từ thì biết lấy cái gì để mà gắn kết?
Học ngữ pháp bằng cách phân tích các mẫu câu
Ngữ pháp tiếng Đức được phát triển dựa trên nền tảng 10 từ loại cơ bản. Mỗi một từ loại lại có rất nhiều vấn đề nhỏ. Trong mỗi vấn đề nhỏ đấy lại có nhiều vấn đề nhỏ nữa. Nếu bạn học ngữ pháp theo kiểu: bài 1, bài 2, bài 3…, bạn sẽ chẳng hiểu gì cả.
Cách tốt nhất để học ngữ pháp là:
Cách tốt nhất để ứng dụng ngữ pháp là:
- Phân tích một câu xem nó có những thành phần gì?
- Có những thành phần nào mình chưa biết không?
- Nếu có thì đọc bài viết về vấn đề đó.
- Phân tích các mẫu câu thường dùng.
- Thay thế từ / ngữ trong những tình huống cụ thể theo nhu cầu của mình.
Em vừa gửi E-Mail cho cụ rồi đấy. Có gì không hiểu thì hỏi em nhé. Nếu có thể thì để lại cho em chút nhận xét trên trang web ạ. Vielen Dank.Ơn giời.....em đang học A1 mà loạn hết lên rồi..![]()
năm nay 32 xuân xanh học khó vào quá.
cụ share giúp e ít tài liệu qua mail; atzvietnam88@gmail.com được k ạ? Đội ơn cụ.