Cũng tầm này năm ngoái em có lập thớt kể về chuyện đứa em gái út ít lớp 9 lúc đó học ko tốt 1 phần vì bị tâm lý do cô chủ nhiệm trù dập. Hết kỳ 1 nó bị trung bình và bị cô chủ nhiệm "dọa, ép" phải chuyển trường ko thì trường cũng sẽ đuổi. Đợt ấy em cay lắm, ngay giữa năm học mà bị ép như vậy. Em cũng x.định cái trường công lập đó chả tử tế j nên sau đó tìm 1 trường dân lập # cho nó. Và hôm đến trường cũ rút hồ sơ xong em cũng chất vấn thẳng tay phó hiệu trưởng (tay này ban đầu luôn tỏ ra hình ảnh 1 người thày tử tế, mẹ em cũng nghĩ vậy nhưng em thì ko). Em bảo mời cô chủ nhiệm lớp cũ lên đối chất thì sợ ko dám ra gặp em (đến giờ em vẫn giữ cái clip nói chuyện với tay phó hiệu trưởng đó).
Em gái em sang trường mới đả thông tư tưởng nên học tốt hơn hẳn và chỉ cần 1 học kỳ 2 nó đã kéo lên đc hs khá và thi đỗ vào 1 trường dân lập cấp 3. Vào học thì mới thấy trường này khá nghiêm khắc (cái này thì cũng ko có j cả) nhưng có cái khá nặng về thành tích, điểm số. Vừa hết kỳ 1 cả lớp có 1 thằng ku bị học lực yếu (dù tổng điểm vẫn ở mức trung bình). Thằng ku rất lành nhưng do nó học kém toán, văn nên bị kéo tụt hệ số điểm. Mấy hôm nay nó vẫn đi tập văn nghệ chung với lớp để c.bị biểu diễn hội chợ tết ở trường thì chiều nay đùng cái nhận q.định của hội đồng nhà trường ép đuổi khỏi trường.
Em vẫn nhớ hồi mình đi học thì bao giờ cũng phải để hết năm tổng kết đủ 2 kỳ mới bắt đầu bị xét. Và thường nếu trung bình cận yếu sẽ bị chuyển sang lớp kém của trường, nếu yếu sẽ bị đúp. Trường hợp bị đuổi thường rất ít xảy ra, trừ trường hợp ngỗ ngược, bị kỷ luật đạo đức. Cuộc đời các em học sinh chỉ có duy nhất trường học là nơi cưu mang, xây dựng kiến thức. Nhưng ko ít trường giờ lại dạy học sinh bài học về việc thành tích q.trọng hơn giáo dục.
Em nhìn hệ thống các trường học từ cấp 2 cho đến cấp 3 giờ mà thầm cảm ơn cái trường bán công cấp 3 của em ngày xưa. Em trượt trường điểm nên phải vào bán công. Trường bỏ tiền thuê rất nhiều giáo viên giỏi ở mấy trường điểm về để làm chủ nhiệm lẫn dạy bộ môn cho 3 lớp đc ưu tiên mỗi khối. Trong khi tiền học gần như ngang các trường công lập, chả mắc hơn là bao. Các thày quản sinh rất nghiêm khắc, có khi bạt tai cả những đứa nghịch ngợm. Nhưng trường cũ em ko bao giờ đuổi học sinh ra khỏi trường chỉ vì nó học kém cả. Cũng nhờ đc học những gv giỏi mà bọn em ko còn bị bị tâm lý thất bại lúc trượt cấp 3 nó ám ảnh tự ti. Nên vẫn nhiều đứa đỗ các trường top đại học.
Em gái em sang trường mới đả thông tư tưởng nên học tốt hơn hẳn và chỉ cần 1 học kỳ 2 nó đã kéo lên đc hs khá và thi đỗ vào 1 trường dân lập cấp 3. Vào học thì mới thấy trường này khá nghiêm khắc (cái này thì cũng ko có j cả) nhưng có cái khá nặng về thành tích, điểm số. Vừa hết kỳ 1 cả lớp có 1 thằng ku bị học lực yếu (dù tổng điểm vẫn ở mức trung bình). Thằng ku rất lành nhưng do nó học kém toán, văn nên bị kéo tụt hệ số điểm. Mấy hôm nay nó vẫn đi tập văn nghệ chung với lớp để c.bị biểu diễn hội chợ tết ở trường thì chiều nay đùng cái nhận q.định của hội đồng nhà trường ép đuổi khỏi trường.
Em vẫn nhớ hồi mình đi học thì bao giờ cũng phải để hết năm tổng kết đủ 2 kỳ mới bắt đầu bị xét. Và thường nếu trung bình cận yếu sẽ bị chuyển sang lớp kém của trường, nếu yếu sẽ bị đúp. Trường hợp bị đuổi thường rất ít xảy ra, trừ trường hợp ngỗ ngược, bị kỷ luật đạo đức. Cuộc đời các em học sinh chỉ có duy nhất trường học là nơi cưu mang, xây dựng kiến thức. Nhưng ko ít trường giờ lại dạy học sinh bài học về việc thành tích q.trọng hơn giáo dục.
Em nhìn hệ thống các trường học từ cấp 2 cho đến cấp 3 giờ mà thầm cảm ơn cái trường bán công cấp 3 của em ngày xưa. Em trượt trường điểm nên phải vào bán công. Trường bỏ tiền thuê rất nhiều giáo viên giỏi ở mấy trường điểm về để làm chủ nhiệm lẫn dạy bộ môn cho 3 lớp đc ưu tiên mỗi khối. Trong khi tiền học gần như ngang các trường công lập, chả mắc hơn là bao. Các thày quản sinh rất nghiêm khắc, có khi bạt tai cả những đứa nghịch ngợm. Nhưng trường cũ em ko bao giờ đuổi học sinh ra khỏi trường chỉ vì nó học kém cả. Cũng nhờ đc học những gv giỏi mà bọn em ko còn bị bị tâm lý thất bại lúc trượt cấp 3 nó ám ảnh tự ti. Nên vẫn nhiều đứa đỗ các trường top đại học.