[Funland] Chỉ số CPI chung không phản ánh hết được mức tăng giá

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Bài viết trên VnExpress để các cụ tham khảo ạ. Giá tăng thấy bà cố mà chỉ số CPI luôn tăng thấp là sao?

Trong khi đó, dịch vụ y tế và giáo dục - các khoản mục có mức tăng giá cao - chỉ chiếm tỷ trọng từ khoảng 3% đến 5% rổ hàng hóa. Điều đó cho thấy con số lạm phát tính theo chỉ số CPI chung không phản ánh hết được mức tăng giá của một số loại hàng hóa thiết yếu của dân chúng như giá lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục, điện, xăng của một người bình thường sống ở đô thị lớn.
Mức tăng 2 triệu Đồng sau gần 10 năm là một cái gì đó khập khiễng với gói xôi của anh xe ôm, ly cà phê của bạn tôi hay tô phở gần nhà tôi - năm 2013 chỉ khoảng 20 nghìn Đồng nay đã hơn 35 nghìn Đồng, tăng giá tới 75%. Thế nhưng, chỉ số lạm phát chung tính theo CPI từ 2013 tới tháng 12/2019 chỉ tăng 23,2%. Dường như có một sự lệch pha đáng kể giữa mức tăng chi phí sống tính theo chỉ số CPI chung và mức tăng chi phí sống mà người dân thật sự phải trả.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,652
Động cơ
262,394 Mã lực
Đấy là vì "các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu" mà bài báo đề cập, chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong số các loại mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra còn nhiều loại mặt hàng khác, cũng thiết yếu, chiếm trọng số lớn trong tổng tiêu thụ nhưng lại ít thấy báo chí và OF này tính đến:
- Xăng dầu: Giá xăng 2013 ~25k/lít, nay <20k/lít (kể cả thuế)
- Sắt thép: Giá thép 2013 ~14-15k/kg, nay 12-13k/kg
- Gạo: Giá gạo 2013 ~8500-12000/kg, nay vẫn thế, hoặc có tăng nhẹ.
- Điện: Giá điện bình quân 2013 ~1508đ/số, nay 1864đ/số => tăng 23%

Và còn nhiều mặt hàng khác, có tăng có giảm. CPI nó tính trung bình của hàng trăm mặt hàng, mỗi mặt hàng lại có trọng số dựa vào tỷ lệ giá trị tiêu thụ. Đâu thể lấy ví dụ 1 bát phở ra mà tính tăng giá đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top