[Thảo luận] Chia xẻ kinh nghiệm: Phần 2 - Xử lý trên đường : Cảm nhận và chia xẻ !!!

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,941 Mã lực
Lúc đầu định viết tiếp vào thớt cũ, nhưng em nghĩ là lập một thớt riêng thì hay hơn vì một thớt để trao đổi kỹ thuật điều khiển xe và một thớt để trao đổi kinh nghiệm xử lý trên đường thì hay hơn.

Lái xe là một công việc nguy hiểm, đặc biệt là với tình trạng giao thông ngày càng phức tạp như bây giờ. Mong rằng qua thớt này, các bác có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau để có thể có cách ứng xử một cách an toàn nhất trên đường.

-------------------------

PHẦN 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN


Đây là những khái niệm do em đặt ra để làm cơ sở phân tích các tình huống gặp phải trên đường. (Cụ nào đăng ký bản quyền hộ em cái :21: )

Giả sử xe của chúng ta là số 1, xe số 2 đi cùng chiều và xe số 3 đi ngược chiều như hình vẽ dưới đây.

Diện tích mặt đường khả dụng: D1
Là diện tích mặt đường mà xe của mình có thể đi vào một cách an toàn, và không gây ra va chạm với các xe khác.

Diện tích mặt đường nguy hiểm: D2 và D3
Là diện mặt đường mà nếu đi vào sẽ dễ gây ra va chạm với các xe khác.

Em xin lưu ý thêm là đây là các khái niệm mang tính tương đối. Thực chất nó là một hàm của các biến số về tốc độ, trình độ lái xe, (của tất cả mọi người tham gia giao thông trên cung một đoạn đường) và tình hình đường xá, thời tiết.



 

duanhngheo

Xe máy
Biển số
OF-23623
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
92
Động cơ
493,820 Mã lực
Phương pháp căn đường

+ Phương pháp chủ yếu để căn đường là so sánh vị trí người lái xe trong buồng lái với một điểm chuẩn di chuyển tự chọn trên mặt đường, thường là điểm nằm trên trục tim đường.

+ Nếu người lái xe thấy vị trí của mình trùng sát với điểm chuẩn, tức là xe ôtô đã ở đúng hoặc gần đúng giữa đường. Nếu thấy vị trí của mình lệch hẳng sang bên trái của điểm chuẩn, tức là xe ôtô đã ở bên trái đường và ngược lại

+ Xe ôtô cần chuyển động song song với trục tim đường, nếu bị lệch mà không chỉnh lại hướng xe ôtô sẽ lao ra khỏi mặt đường như hình sau:


+ Khi hai ôtô tránh nhau càn phải chia đường làm hai phần. Chia phần đường tưởng tượng của xe mình ra làm 3 phần bằng nhau và điều khiển ôtô đi như hình sau


Từ phương pháp trên:

+ Mỗi khi điều khiển xe em toàn bám vạch tim đường, nhìn gương hậu trái điều khiển xe cách vạch tim đường 10 – 15 cm, và điều khiển xe chạy song song với vạch tim đường ====> Mỗi lần lái như vậy cảm giác về bên lái sẽ tốt hơn.

Phương pháp căn xe căn đường: http://www.otofun.com./showthread.php?t=73953&page=2

+ Khi điều khiển xe vào đường hẹp, không có vạch tim đường để căn hoặc xe phía trước to hơn mình rất nhiều, hoặc đang lấn đường mình ===> Trước tiên em đi đúng phần đường mình và nhìn vào lốp xe (bên lái của xe ngược chiều) nằm ở đâu trên đường để làm cơ sở đề căn đường, nếu lốp xe ngược chiều nằm ngay giữa đường (tim đường) do mình tự tưởng tượng ra để căn đường thì mình coi như cái lốp chính là tim đường và người lái chỉ việc đi cách vạch tim đường như nói ở trên.

Cho dù khi 2 xe đi với tốc độ trương tối cao, xe mình bé xe ngược chiều lớn ===> Gặp nhau trong cua, thì thông thường khi vào cua 2 xe sẽ giảm tốc độ, việc xác định phần đường đủ để đi, và phần đưởng tưởng tượng, nhìn vào lốp xe ngược chiều (bên lái) là rất quan trọng để có thể căn đường cho chính xác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bóng ma

Xe buýt
Biển số
OF-19603
Ngày cấp bằng
6/8/08
Số km
808
Động cơ
510,206 Mã lực
Website
ditru.com.vn
Cám ơn bác, đã vote cho bác. (b)
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,941 Mã lực
PHẦN 2: HAI TÌNH HUỐNG CƠ BẢN VÀ "TÍNH TƯƠNG ĐỐI"



TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT: Xe 1 và Xe 2

Giả sử xe 1 đang vượt xe 2. Nếu tốc độ xe 1 bằng xe 2 thì phần đường nguy hiểm D2 có thể sẽ kéo dài "Vô tận" và phần đường khả dụng của xe 1 là D1 sẽ song song với D2. Như vậy thì xe 1 không thể chuyển làn sang phải được. Nhưng nếu tốc độ của xe 1 cao hơn xe 2 thì phần D2 sẽ bị kéo ngắn lại coi như đầu xe 2, và như vậy thì phần D1 sẽ rộng ra rất nhiều. Do đó xe 1 có thể chuyển làn sang phải ngay khi bắt đầu vượt qua xe 2.

TÌNH HUỐNG THỨ HAI: Xe 1 và xe 3, không có xe 2.


Nếu tốc độ xe 3 lớn thì phần đường nguy hiểm D3 sẽ kéo dài ra phía trước xe 3 làm cho phần đường D1 của xe 1 sẽ bị bẻ cong sang phải ngay trước mũi xe 1, do đó xe 1 muốn an toàn sẽ phải đánh lái sang phải sớm hơn so với như hình vẽ (giả sử không có xe 2).

Do đó các diện tích mặt đường an toàn và nguy hiểm sẽ thay đổi tương đối với tốc độ của các xe cùng tham gia giao thông.

LƯU Ý:
Phân tích trên đây chỉ đơn giản mang tính định nghĩa vì dựa trên giả thiết là xe 2 và xe 3 đi thẳng và các ứng xử của lái xe 2 và 3 đều được nhận biết rõ ràng và chính xác. Trong các trường hợp khác sẽ khó phân tích hơn nhiều. Em sẽ cố gắng trao đổi thêm trong phần CÁC TÌNH HUỐNG VA CHẠM ĐIỂN HÌNH
 
Chỉnh sửa cuối:

mr.somit

Xe tải
Biển số
OF-26988
Ngày cấp bằng
6/1/09
Số km
260
Động cơ
489,300 Mã lực
Nơi ở
nơi xa lắm
rất hay :41:, em không quên (b)
cám ơn kụ
 

duanhngheo

Xe máy
Biển số
OF-23623
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
92
Động cơ
493,820 Mã lực
Vượt xe Ngày & Đêm

Phần 1: Ban Ngày

- Khi vượt phải thực hiện đủ 3 thao tác:

+ Nháy đèn xin vượt
+ Bật xi nhan trái
+ Còi
+ Hãy vặn nhỏ nhạc khi vượt (đối với các bác tài thích nghe nhạc mạnh và mở rất to)​

- Các nguyên tắc khi vượt xe:

* Nháy đèn:

- Lần 1: Xem tín hiệu của xe phía trước có cho vượt không, nếu họ nhường cho vượt thì xe mình lấn sang trái và chuẩn bị vượt, nếu có thể thấy chưa an tâm thì nháy đèn thêm phát nữa cho ăn chắc.

- Lần 2: Có thể lúc xin vượt xe mình vẫn đang nằm trong vùng mù vì đang chuyển làn, có thể lý do nào đó xe trước chưa muốn cho xe sau vượt vì thế cái việc nháy lần 2 này cũng rất quan trọng vì nó tỏ rõ vấn đề xe mình muốn vượt + thêm việc giục cho xe trước nhường đường.

- Lần 3, lần 4: mà xe trước không nhường thì phải quan sát xem đường cấm vượt hay phía trước không an toàn, hay xe trước chơi ì không cho vượt nhé rồi tuỳ tình huống mà xử lý. Thông thường nếu xe trước không cho vượt: thì phải kiên trì bám đuôi, nếu không thì đi chậm lại cho xe trước khuất hẳn, hoặc vượt phải, có thể đường cấm vượt xe trước cũng không muốn nhường đường vì lấn làn bên phải, hoặc phía trước không an toàn xe phía trước sẽ bấm xi nhan trái để phát tín hiệu (nhưng vẫn có bác tài lái đểu họ xi nhan trái ra vẻ đằng trước không vượt được),

* Bật xi nhan trái:

- Xin vượt từ xa, nếu xi nhan tắt khi trả lái hoặc cảm thấy không vượt được thì tắt luôn, một lúc sau muốn vượt lại thì bật xi nhan lại và tiến hành thủ tục xin vượt xe trước.

* Còi:

- Lúc chuẩn bị vượt: hãy pép pép còi 2, 3 phát liên hồi (nếu là còi hơi dài thì không bàn, nhưng nếu không phải còi hơi hãy tập bấm còi 2, 3 phát liên hồi: có thể là pép pép, pép pép pép hoặc pép pe lép pép pép or pép pép, pép pép, pép pép pép dài hơn tí thì như này: pép pép pép, pép pép pép, pép pép pép pép pép pép pép, Đơn giản thì: pép pép cho nhanh)

- Khi xe mình đang vượt: tay trái cầm chắc vô lăng, tay phải còi tiếp (pép pép pép) cho xe bị vượt biết là xe mình đang vượt xe họ và nguy hiểm trong khi vượt đang xảy ra, lúc đó nghe tiếng còi của xe mình xe ngược chiều cũng thấy ghê ghê tai và việc phối hợp cho xe mình vượt sẽ được ủng hộ hơn khi đang vượt mà không còi.

Chú ý: ====> Nếu vượt qua một chiếc xe đỗ bên đường, đỗ ở đầu ngõ, khi xe đi qua một cái ngõ: Hãy chủ động lấn sang bên trái đường khoảng 1 mét so với lúc xe đang điều khiển bình thường trên đường vì: có thể sẽ có 1 chú 2B phi từ trong ngõ ra, hoặc có người lao thẳng ra đường mà không quan sát.


Phần 2: Ban Đêm

A. Vượt xe ngược chiều

- Khi gặp ánh đèn xe ngược chiều hãy chuyền từ đèn pha sang đèn cốt đề không làm chói mắt người lái xe ngược chiều.

- Cho dù xe ngược chiều hạ hay không hạ cos, trước tiên để đảm bảo an toàn cho mình và không đối chấp với xe ngược chiều mình vẫn chủ động hạ cos và không dương pha lại khi xe ngược chiều không hạ.

- Khi chuẩn bị đến gần xe ngược chiều:

+ Giảm tốc độ

+ Xác định phần đường an toàn để cho xe mình qua

+ Phải quan sát thật kỹ tình hình giao thông bên phần đường xe mình

+ Tuyệt đối không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía bên phải theo chiều chuyển động của xe mình, ngoài ra có thể thực hiện theo cách của các phi công là (nhắm mắt khoảng 1, 2 giây rồi mở mắt ra)​
- Khi đến gần xe ngược chiều, cách khoảng 4 – 5 m, hãy bật pha trở lại để quan sát đường vì lúc đó tầm quan sát phía trước sẽ bị hạn chế…

B. Vượt xe cùng chiều

- Nói chung là cũng gần giống ban ngày nhưng có một đặc điểm là ban đêm nhận biết xe ngược chiều và cùng chiều bằng ánh đèn. Lúc xin vượt thì không bóp còi trong khoảng từ 22h 5h sáng. Khi xin vượt thì dễ dàng hơn, chỉ cần nháy đèn xin vượt.

- Khi cần vượt nhau nên chọn chỗ rộng bằng phẳng, bật đèn cốt và nháy đèn xin vượt. Nếu có chướng ngại vật xuất hiện thì phải nhường đường hoặc chủ động dừng xe trước.

Phần 3: Tín hịêu cảm ơn sau khi vượt

+ Nếu đường rộng và thoáng: Nhấn nút tam giác (SOS) dừng nguy hiểm cho nó nháy khoảng 1, 2 lần rồi tắt.

+ Thò tay ra chào nếu của bên lái mở.

+ Nếu cảm thấy không cần thiết: không cảm ơn cũng được, cứ phóng đi thẳng nhưng nhớ: vượt xong tránh tạt đầu xe bị vượt.​

Phần 4: Kỹ năng vượt xe khác trên đường VN (Copy - Nhặt nhạnh)

A. Kỹ năng vượt xe khác trên đường trường VN

a. Vượt núp gió: chạy sát đuôi xe phía trước, giữ ga cho xe chuyển động đều, tính toán ước lượng khoảng cách sao cho có thể duy trì chuyển động đều, trong thời gian đó bật xi-nhan báo vượt và quan sát đường phía trước xe cần vượt. Khi vượt được thì ấn ga vượt lên. Khi cần vượt nhanh, ấn nháy ga sát sàn 1 lần rồi trả về vị trí ga cũ rồi ấn ga tăng tốc sao cho xe không bị giật thì tăng tốc mạnh hơn bình thường. Áp dụng cho em khoẻ vượt xe yếu nơi đường rộng.

b. Vượt theo đà: Chạy cách xe trước 1 khoảng xa bật đèn báo vượt, khi có xe ngược chiều đi tới, chú ý quan sát đường qua gầm xe trước và khe giữa xe trước và xe ngược chiều, chờ lúc xe trước tránh xe ngược chiều phải phanh - báo đèn phanh thì bắt đầu tăng ga sao cho các xe ngược chiều tránh thoát - xe trước chưa kịp tăng tốc thì bắt đầu vượt. Kiểu này đòi hỏi độ quan sát của tài xế phải tốt, áp dụng nơi đường hẹp, đông xe và xe yếu hơn có thể vượt xe khoẻ.

c. Hạn chế vượt nối đuôi xe trước đang vượt 1 xe khác và vượt một lúc nhiều xe. Tuyệt đối không nên vượt nối đuôi trên đường đi qua khu dân cư.

B. Cách vượt xe sao cho an toàn (edit sau)

1- Khi muốn vượt một xe, (nhất là xe lớn) Không nên chạy sát đít nó.Phải chạy hơi xa để có thể quan sát phía trước xe định vượt, và có đủ thời gian về số và tăng tốc hợp lý.

2- Phải quan sát cẩn thận xe ngược chiều, nên nhớ rằng xe ngược chiều dù còn khá xa, nhưng tốc độ tiến lại bằng tốc độ của nó + tốc độ của ta, nghĩa là rất nhanh! Nếu chưa có kinh nghiệm,không nên vượt trong trường hợp này.

3- Phải quan sát cả xe 2B...chạy cùng chiều phía trước. Rất có thể ta bị xe trước ép đường khi đang vượt mà có 2B...bên phải lấn ra.

4- Nên tìm cách làm cho xe trước hiểu rằng ta muốn xin vượt. Biết được điều này họ sẽ xử sự một cách đúng mực (vd:không tăng ga,lái thẳng đường...).

5- Không bao giờ vượt xe khi không quan sát được một quảng đường xa phía trước.

6- Nên về bớt 1 số trước khi vượt.Mục đích của việc này là để đảm bảo cho xe ta đạp ga tới đâu là dọt tới đó,tránh được trường hợp nhùng nhằng tiền thoái lưỡng nan,rút ngắn được thời gian 2 xe chạy song song.

...Và còn nhiều thứ cần phải chú ý nữa,!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

DONGZ

Đi bộ
Biển số
OF-29911
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
4
Động cơ
481,840 Mã lực
Thật hay cho những người mới lái xe như em, cảm ơn bác nhé.
 

convoi

Xe buýt
Biển số
OF-17346
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
671
Động cơ
514,020 Mã lực
Cụ là iem ieu nhất khi vào OF đấy. Đọc thớt trứơc của cụ iem vừa cười và thấy bổ ích. Đã in sang nhiều bản cho mọi ngừơi xem, ai cũng khen hay, bổ, vui. :6::6::6:Không biết cụ có cho pháp không? hay lại vi phạm bản quyền? Iem muốn giúp cụ đăng ký bản quyền lắm. Nhưng iem nỏ biết mần răng.
-Nhưng lần này cụ đã uống thuốc Laxis chưa? Cụ mà "lái" dắt là AE sốt ruột lắm đó. :21::21::21:Thanks cụ nhiều(b)
 

NeOLs

Xe đạp
Biển số
OF-30967
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
12
Động cơ
480,520 Mã lực
Vượt xe Ngày & Đêm


Phần 1: Ban Ngày

- Khi vượt phải thực hiện đủ 3 thao tác:
+ Nháy đèn xin vượt
+ Bật xi nhan trái
+ Còi
+ Hãy vặn nhỏ nhạc khi vượt (đối với các bác tài thích nghe nhạc mạnh và mở rất to)
- Các nguyên tắc khi vượt xe:

* Nháy đèn:

- Lần 1: Xem tín hiệu của xe phía trước có cho vượt không, nếu họ nhường cho vượt thì xe mình lấn sang trái và chuẩn bị vượt, nếu có thể thấy chưa an tâm thì nháy đèn thêm phát nữa cho ăn chắc.

- Lần 2: Có thể lúc xin vượt xe mình vẫn đang nằm trong vùng mù vì đang chuyển làn, có thể lý do nào đó xe trước chưa muốn cho xe sau vượt vì thế cái việc nháy lần 2 này cũng rất quan trọng vì nó tỏ rõ vấn đề xe mình muốn vượt + thêm việc giục cho xe trước nhường đường.

- Lần 3, lần 4: mà xe trước không nhường thì phải quan sát xem đường cấm vượt hay phía trước không an toàn, hay xe trước chơi ì không cho vượt nhé rồi tuỳ tình huống mà xử lý. Thông thường nếu xe trước không cho vượt: thì phải kiên trì bám đuôi, nếu không thì đi chậm lại cho xe trước khuất hẳn, hoặc vượt phải, có thể đường cấm vượt xe trước cũng không muốn nhường đường vì lấn làn bên phải, hoặc phía trước không an toàn xe phía trước sẽ bấm xi nhan trái để phát tín hiệu (nhưng vẫn có bác tài lái đểu họ xi nhan trái ra vẻ đằng trước không vượt được),

* Bật xi nhan trái:

- Xin vượt từ xa, nếu xi nhan tắt khi trả lái hoặc cảm thấy không vượt được thì tắt luôn, một lúc sau muốn vượt lại thì bật xi nhan lại và tiến hành thủ tục xin vượt xe trước.

* Còi:

- Lúc chuẩn bị vượt: hãy pép pép còi 2, 3 phát liên hồi (nếu là còi hơi dài thì không bàn, nhưng nếu không phải còi hơi hãy tập bấm còi 2, 3 phát liên hồi: có thể là pép pép, pép pép pép hoặc pép pe lép pép pép or pép pép, pép pép, pép pép pép dài hơn tí thì như này: pép pép pép, pép pép pép, pép pép pép pép pép pép pép, Đơn giản thì: pép pép cho nhanh)

- Khi xe mình đang vượt: tay trái cầm chắc vô lăng, tay phải còi tiếp (pép pép pép) cho xe bị vượt biết là xe mình đang vượt xe họ và nguy hiểm trong khi vượt đang xảy ra, lúc đó nghe tiếng còi của xe mình xe ngược chiều cũng thấy ghê ghê tai và việc phối hợp cho xe mình vượt sẽ được ủng hộ hơn khi đang vượt mà không còi.

Chú ý: ====> Nếu vượt qua một chiếc xe đỗ bên đường, đỗ ở đầu ngõ, khi xe đi qua một cái ngõ: Hãy chủ động lấn sang bên trái đường khoảng 1 mét so với lúc xe đang điều khiển bình thường trên đường vì: có thể sẽ có 1 chú 2B phi từ trong ngõ ra, hoặc có người lao thẳng ra đường mà không quan sát.


Phần 2: Ban Đêm

A. Vượt xe ngược chiều

- Khi gặp ánh đèn xe ngược chiều hãy chuyền từ đèn pha sang đèn cốt đề không làm chói mắt người lái xe ngược chiều.

- Cho dù xe ngược chiều hạ hay không hạ cos, trước tiên để đảm bảo an toàn cho mình và không đối chấp với xe ngược chiều mình vẫn chủ động hạ cos và không dương pha lại khi xe ngược chiều không hạ.

- Khi chuẩn bị đến gần xe ngược chiều:

<B>
+ Giảm tốc độ
</B>

+ Xác định phần đường an toàn để cho xe mình qua

+ Phải quan sát thật kỹ tình hình giao thông bên phần đường xe mình

+ Tuyệt đối không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía bên phải theo chiều chuyển động của xe mình, ngoài ra có thể thực hiện theo cách của các phi công là (nhắm mắt khoảng 1, 2 giây rồi mở mắt ra)
- Khi đến gần xe ngược chiều, cách khoảng 4 – 5 m, hãy bật pha trở lại để quan sát đường vì lúc đó tầm quan sát phía trước sẽ bị hạn chế…

B. Vượt xe cùng chiều

- Nói chung là cũng gần giống ban ngày nhưng có một đặc điểm là ban đêm nhận biết xe ngược chiều và cùng chiều bằng ánh đèn. Lúc xin vượt thì không bóp còi trong khoảng từ 22h 5h sáng. Khi xin vượt thì dễ dàng hơn, chỉ cần nháy đèn xin vượt.

- Khi cần vượt nhau nên chọn chỗ rộng bằng phẳng, bật đèn cốt và nháy đèn xin vượt. Nếu có chướng ngại vật xuất hiện thì phải nhường đường hoặc chủ động dừng xe trước.

Phần 3: Tín hịêu cảm ơn sau khi vượt

<B>
+ Nếu đường rộng và thoáng: Nhấn nút tam giác (SOS) dừng nguy hiểm cho nó nháy khoảng 1, 2 lần rồi tắt.
</B>

+ Thò tay ra chào nếu của bên lái mở.

+ Nếu cảm thấy không cần thiết: không cảm ơn cũng được, cứ phóng đi thẳng nhưng nhớ: vượt xong tránh tạt đầu xe bị vượt.
Phần 4: Kỹ năng vượt xe khác trên đường VN (Copy - Nhặt nhạnh)

A. Kỹ năng vượt xe khác trên đường trường VN

a. Vượt núp gió: chạy sát đuôi xe phía trước, giữ ga cho xe chuyển động đều, tính toán ước lượng khoảng cách sao cho có thể duy trì chuyển động đều, trong thời gian đó bật xi-nhan báo vượt và quan sát đường phía trước xe cần vượt. Khi vượt được thì ấn ga vượt lên. Khi cần vượt nhanh, ấn nháy ga sát sàn 1 lần rồi trả về vị trí ga cũ rồi ấn ga tăng tốc sao cho xe không bị giật thì tăng tốc mạnh hơn bình thường. Áp dụng cho em khoẻ vượt xe yếu nơi đường rộng.

b. Vượt theo đà: Chạy cách xe trước 1 khoảng xa bật đèn báo vượt, khi có xe ngược chiều đi tới, chú ý quan sát đường qua gầm xe trước và khe giữa xe trước và xe ngược chiều, chờ lúc xe trước tránh xe ngược chiều phải phanh - báo đèn phanh thì bắt đầu tăng ga sao cho các xe ngược chiều tránh thoát - xe trước chưa kịp tăng tốc thì bắt đầu vượt. Kiểu này đòi hỏi độ quan sát của tài xế phải tốt, áp dụng nơi đường hẹp, đông xe và xe yếu hơn có thể vượt xe khoẻ.

c. Hạn chế vượt nối đuôi xe trước đang vượt 1 xe khác và vượt một lúc nhiều xe. Tuyệt đối không nên vượt nối đuôi trên đường đi qua khu dân cư.

B. Cách vượt xe sao cho an toàn (edit sau)

1- Khi muốn vượt một xe, (nhất là xe lớn) Không nên chạy sát đít nó.Phải chạy hơi xa để có thể quan sát phía trước xe định vượt, và có đủ thời gian về số và tăng tốc hợp lý.

2- Phải quan sát cẩn thận xe ngược chiều, nên nhớ rằng xe ngược chiều dù còn khá xa, nhưng tốc độ tiến lại bằng tốc độ của nó + tốc độ của ta, nghĩa là rất nhanh! Nếu chưa có kinh nghiệm,không nên vượt trong trường hợp này.

3- Phải quan sát cả xe 2B...chạy cùng chiều phía trước. Rất có thể ta bị xe trước ép đường khi đang vượt mà có 2B...bên phải lấn ra.

4- Nên tìm cách làm cho xe trước hiểu rằng ta muốn xin vượt. Biết được điều này họ sẽ xử sự một cách đúng mực (vd:không tăng ga,lái thẳng đường...).

5- Không bao giờ vượt xe khi không quan sát được một quảng đường xa phía trước.

6- Nên về bớt 1 số trước khi vượt.Mục đích của việc này là để đảm bảo cho xe ta đạp ga tới đâu là dọt tới đó,tránh được trường hợp nhùng nhằng tiền thoái lưỡng nan,rút ngắn được thời gian 2 xe chạy song song.

...Và còn nhiều thứ cần phải chú ý nữa,!!!
Thỉnh giáo bác 1 chút :
  • Tại sao phải vặn nhỏ nhạc vậy ạ? Tôi thường hay nghe nhạc cho đỡ buồn ngủ (còi hơi còn không nghe thấy)
  • Phần nháy đèn khi vượt : tôi thiết nghĩ nháy 1 lần không hiệu quả (đi đường chưa gặp ông nào nháy 1 lần rồi vượt, trừ khi mình đi hẳn làn đường phải rồi, họ nháy để báo hiệu sẽ vượt). với 2 hoặc 3 lần thì ok, đấy là thủ tục chứ bình thường phải quan sát cả phía trước của xe định vượt (cả bên phải và bên trái). còn nháy lần 4 trở lên hoặc như bác nói là thúc giục thì tôi nói thật, phản tác dụng vì đa phần các bác tài bực mình với kiểu " nháy đèn lấy đựơc, gí còi vào đít " trừ ông nào quá hiền chứ bình thường, bác cứ " hãy đợi đấy " . Túm lại, với phần nháy đèn như bác hướng dẫn, theo tôi chỉ khi bác ngồi trên 1 chiếc xe VIP (>90k $ & biển đẹp) thì ok, chứ loại tầm tầm (<45k $) thì còn bò sau dài dài
  • Phần còi : thật ra bây giờ kể cả ngày hay đêm, còi sử dụng tương đối ít khi vượt xe. Trừ khi còi hơi, chứ còi điện thì bác yên tâm, " không thấy ghê tai tí nào :)) với xe ngược chiều. Bổ xung chỗ khi vượt xe đang đỗ : xe đỗ đầu ngõ (đường dài hiếm xe nào đỗ thế này, vì đều là lái có kinh nghiệm mới đi đường dài). xe đỗ lề đường : đảm bảo với bác khoảng cách 1m vẫn " lĩnh đủ " nếu như có BẤT KỲ 1 VẬT NÀO ĐI QUA ĐẦU XE ĐỖ. Khi này điểm quan sát cần lưu ý là gầm của xe đỗ xem có bóng nào thoáng qua không (đối với xe tải, gầm cao),kết hợp với đèn và còi liên tục, nếu phát hiện có khả nghi thì giảm tốc độ khẩn cấp, chứ đến lúc đấy mới xử lý thì "thôi rồi lượm ơi "
  • phần xi - nhan : cái này không có thì 85% là xuống ruộng, lúc đấy người ta hỏi : " thằng nào cấp bằng cho mày mà ngu thế " (ps : vui thôi nha, không có ý đả kích đâu,hix)
  • vượt xe ban đêm :
    • vượt xe ngược chiều : khái niệm " vượt xe ngược chiều " lần đầu tôi nghe. và cũng không biết có bác nào nhìn thẳng vào đèn xe ngược chiều không:21:. còn chuyện nhắm mắt 1-2s, có lẽ cái này phải thỉnh giáo bác trực tiếp, tôi chưa tưởng tượng được (0,5s có lẽ còn ok được, 1-2s không biết còn " hồn " không). Còn khoảng cách 5m là bật đèn pha : có lẽ 1-2m là chuẩn hơn, khi ở xa thì bật cos, cách 5m bật pha có lẽ làm bác tài kia ức chế lắm. khoảng cách 1-2m thì sẽ không khiến xe ngược chiều bị chói mắt quá lâu. Bổ sung : trong quá trình gặp xe ngược chiều ban đêm, các bác thỉnh thoảng (2s) nháy đèn (sang pha) và giữ 1 chút (0,4s) để quan sát đường phía trước, cách này không làm chói mắt xe ngược chiều.
    • tín hiệu cảm ơn : cái này rất hay (bây giờ trong trường còn rất ít thày giáo dạy điều này). nhưng thật buồn vì giờ gần như không ai được như vậy (cách đây khoảng 15 năm, khi tôi còn ngồi bên ghế phụ,thường xuyên thấy - cảm thấy rất hay,vui và gần gũi, vì cùng chạy trên 1 tuyến đường dài). Còn gần đây (khoảng 4 năm) tôi chưa gặp được một ai như vậy
  • kỹ năng vượt xe khác trên đường VN : Vượt núp gió : nên phân biệt vượt xe tải hay vượt xe con, vì như bác nói bám đuôi rồi vượt, nếu như là xe tải thì quan sát thế nào?. có vài điều khuyến cáo các bác khi dùng cách vượt này : không nên áp dụng trên đường cao tốc, và tuyệt đối phải quan sát gương chiếu hậu (tốt nhất là nên 2 lần). Tôi cũng rất hay dùng cách vượt này, tuy nhiên đa số là trong đường nội thành. Vượt theo đà : lưu ý nhỏ là với lúc cần vượt gấp như bác chủ thớt nói, cần lưu ý là sẽ hại máy (vì chạy ép số) và với 1 số loại xe cỏ thì có thể làm nóng máy, sôi nước
  • cách vượt xe an toàn : mục 4 : phải tìm cách cho xe phía trước biết là ta muốn vượt (cụ thể : tìm cách như nào?) : đương nhiên là khi vượt thì phải báo hiệu đủ cho xe trước biết ta muốn vượt rồi, chưa biết mà ta đã vượt thì....
Còn 1 điều có thể nói tối quan trọng khi vượt xe mà tôi không thấy bác nhắc đến là quan sát gương hậu khi vượt xe, điều này tối quan trọng và gần như là 1 bài học vỡ lòng khi vượt xe. Trong tình cảnh tài xế bây giờ " ra đường rồi mới thèm học lái " , cái chuyện họ " vô tình " vọt lên mà ta không quan sát (với 2b thì miễn bàn, chuyện này thường như cơm bữa) thì coi như xong
Dù sao bài viết của bác cũng rất công phu, giúp cho anh em rất nhiều kinh nghiệm, thanks bác nhiều. Tuy nhiên, 1 số bổ sung và trao đổi của tôi chỉ mang tính chất trao đổi và trau dồi khi đi xe. Chúc bác cũng như tất cả các bác tài AN TOÀN TRÊN TỪNG CÂY SỐ.
thân chào
 

duanhngheo

Xe máy
Biển số
OF-23623
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
92
Động cơ
493,820 Mã lực
Tại sao phải vặn nhỏ nhạc vậy ạ? Tôi thường hay nghe nhạc cho đỡ buồn ngủ (còi hơi còn không nghe thấy)
===> Em chỉ khuyến cáo các bác tài nghe nhạc mạnh vặn to quá thôi, chứ không nói các bác nghe nhạc nhưng âm thanh vừa đủ. Nếu vặn to quá có thể trong lúc vượt sẽ không nghe được tình trạng động cơ xe mình và xe bị vượt, cộng thêm việc có thể sẽ có xe ngược chiều và một số yếu tố ngoại quan khác có thể xảy ra để phán đoán và nên vượt tiếp hay không. Vặn nhỏ nhạc có thể sẽ tăng cảm giác lái sẽ tốt hơn trong khi vượt, hơn nữa nếu đi đường trường (đường đèo mà vặn to quá sẽ rất nguy hiểm…)


Phần nháy đèn khi vượt : tôi thiết nghĩ nháy 1 lần không hiệu quả (đi đường chưa gặp ông nào nháy 1 lần rồi vượt, trừ khi mình đi hẳn làn đường phải rồi, họ nháy để báo hiệu sẽ vượt). với 2 hoặc 3 lần thì ok, đấy là thủ tục chứ bình thường phải quan sát cả phía trước của xe định vượt (cả bên phải và bên trái). còn nháy lần 4 trở lên hoặc như bác nói là thúc giục thì tôi nói thật, phản tác dụng vì đa phần các bác tài bực mình với kiểu " nháy đèn lấy đựơc, gí còi vào đít " trừ ông nào quá hiền chứ bình thường, bác cứ " hãy đợi đấy " . Túm lại, với phần nháy đèn như bác hướng dẫn, theo tôi chỉ khi bác ngồi trên 1 chiếc xe VIP (>90k $ & biển đẹp) thì ok, chứ loại tầm tầm (<45k $) thì còn bò sau dài dài

===> Bác đã hiểu nhầm ý em muốn nói:


Mở đầu em đã nói:


+ Khi vượt phải thực hiện đủ 3 thao tác: Nháy đèn xin vượt, Bật xi nhan trái và Còi

+ Tại sao em phải nói là nháy đèn lần 1, 2, 3, 4 để làm gì: không phải để yêu cầu xe đi đằng trước hãy tránh ra cho tôi vượt. Thực ra ngoài đời khi xe mình bám đến sát đít xe bị vượt, đường cực thoáng, vượt cực dễ, không có xe ngược chiều và đường cao tốc, chủ động lấn trái để cho xe bị vượt phát hiện xe mình muốn vượt, nháy đèn ra tín hiệu xin vượt họ vẫn không nhường.

Em chỉ nói nháy lần 2 để thúc giục họ thôi (thúc giục ở đây không bắt ép là phải nhường đường cho tôi) chứ không có nói lần 4 để thúc giục nha (chứ lần 3, lần 4 là nên hạn chế), ngoài ra có thể nháy lần 2 xong là bóp còi xin vượt chứ cứ phải là nháy đèn là thao tác chính luôn đâu. Nhiều lúc khi đi đèo, em nháy đèn xin vượt (lần 1 nha) xe phía trước chẳng nhường gì hết và đến khúc cua luôn, em tăng ga bám đít xe phía trước vì trong lúc xe phía trước vào cua là xe em đến đúng tầm quan sát phía trước có xe ngược chiều hay không đợi xe phía trước cua xong, là em bóp còi xin vượt ngay (vì lúc nãy đã nháy đèn rồi), bóp còi liên hồi và bật xi nhan trái là họ đủ hiểu.



Phần còi : thật ra bây giờ kể cả ngày hay đêm, còi sử dụng tương đối ít khi vượt xe. Trừ khi còi hơi, chứ còi điện thì bác yên tâm, " không thấy ghê tai tí nào với xe ngược chiều.
===> Ghê hay không ghê cũng đủ để báo hiệu là xe tôi đang vượt, cho dù là tay lái già đến mức độ nào đi chăng nữa, khi nghe tiếng còi họ cũng vẫn phải chú tâm và để ý.

Bổ xung chỗ khi vượt xe đang đỗ : xe đỗ đầu ngõ (đường dài hiếm xe nào đỗ thế này, vì đều là lái có kinh nghiệm mới đi đường dài)
===> Trường hợp trong đô thị, có cái xe tải nhỏ chở hàng mà cửa hàng mà họ chở đến nằm ngay đầu ngõ thì sao hả bác. Ngoài ra khi đi đường dài đi đến đọan đường mà hay có những người dân tộc ý, trình độ dân trí họ thấp thông thường là cứ thẳng đường mà đi họ đếch cần nhìn gì hết. Nếu đi đêm có lúc em còn gặp phải tình huống này: đôi trái gái tán tỉnh nhau đi giữa đường thấy xe mình còn không thèm tránh, và những người say rượu nữa.

Ngoài ra khi gặp trâu, bò đang đi ở giữa đường không được bóp còi pép pép xin vượt đâu nha (kẻo nó quay lại húc thủng xe mình đấy)



Xe đỗ lề đường : đảm bảo với bác khoảng cách 1m vẫn " lĩnh đủ " nếu như có BẤT KỲ 1 VẬT NÀO ĐI QUA ĐẦU XE ĐỖ. Khi này điểm quan sát cần lưu ý là gầm của xe đỗ xem có bóng nào thoáng qua không (đối với xe tải, gầm cao),kết hợp với đèn và còi liên tục, nếu phát hiện có khả nghi thì giảm tốc độ khẩn cấp, chứ đến lúc đấy mới xử lý thì "thôi rồi lượm ơi "
===> Nếu vượt qua một chiếc xe đỗ bên đường, đỗ ở đầu ngõ, khi xe đi qua một cái ngõ: Hãy chủ động lấn sang bên trái đường khoảng 1 mét so với lúc xe đang điều khiển bình thường trên đường
Em có nói là chủ động lấn sang bên trái đường khoảng cách 1 mét so với lúc xe đang điều khiển bình thường trên đường mà cụ (xe bình thường khi chạy trên đường đã an toàn rồi, đằng này còn dư ra hẳn 1m nữa tức là cách khoảng 2m rùi) an toàn chưa cụ?


Vượt xe ban đêm :

Vượt xe ngược chiều : khái niệm " vượt xe ngược chiều " lần đầu tôi nghe. và cũng không biết có bác nào nhìn thẳng vào đèn xe ngược chiều không. còn chuyện nhắm mắt 1-2s, có lẽ cái này phải thỉnh giáo bác trực tiếp, tôi chưa tưởng tượng được (0,5s có lẽ còn ok được, 1-2s không biết còn " hồn " không).
===> Thực ra dùng khái niệm “ Gặp xe ngược chiều thì đúng hơn” nhưng nghĩ lại “vượt thì” cũng là vượt qua đằng trước xe hoặc là đầu xe nếu dùng khái niệm “Vượt xe ngược chiều” nghe có vẻ oai hơn, và được chú ý hơn nên em quyết định đặt tên như vậy, có vấn đề gì không bác.

Vấn đề nhắm mắt 1-2s là em nói ra phương pháp mà các phi công hay dùng thôi. Chứ em đã nhắm như vậy bao giờ đâu, còn căng mắt ra mà nhìn đường và quan sát ý chứ, theo em nghĩ là nên nhắm ở khoảng cách xa thui chứ đến gần thì không nên nhắm, nhưng nhắm cũng chả vấn đề gì đâu (cùng lắm thì nhắm một mắt) giống như (ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái ý) thì sẽ có thuốc giỏ mắt, nên cứ việc yên tâm.


Còn khoảng cách 5m là bật đèn pha : có lẽ 1-2m là chuẩn hơn, khi ở xa thì bật cos, cách 5m bật pha có lẽ làm bác tài kia ức chế lắm. khoảng cách 1-2m thì sẽ không khiến xe ngược chiều bị chói mắt quá lâu. Bổ sung : trong quá trình gặp xe ngược chiều ban đêm, các bác thỉnh thoảng (2s) nháy đèn (sang pha) và giữ 1 chút (0,4s) để quan sát đường phía trước, cách này không làm chói mắt xe ngược chiều.
===> Thực ra thì 4-5m, hay 1-2m thì đều đúng cả. Như em nói ở trên là khoảng cách 4-5m thì bật pha, khoảng cách này cũng chẳng xa là bao vì khi đã xác định được phần đường an toàn tốt nhất là nên bật pha càng sớm càng tốt để quan sát đường. Vì có phải xe nào đèn pha cũng sáng quắc đâu, có nhiều xe như Honda Civic chẳng hạn (đèn cos thì thấp lù lù) nếu đi đường đèo và đường hẹp thì việc bật pha ở khoảng cách 4-5m theo em nghĩ là an toàn rồi. Còn trong trường hợp xe ngược chiều bị chói họ cũng giương pha lên để đối trả thì cũng chả giải quyết được gì vì khi đó nếu họ bị chói thì cũng chỉ trong tích tắc và khi đó xe mình đã chạy song song với họ.


Kỹ năng vượt xe khác trên đường VN :

Vượt núp gió : nên phân biệt vượt xe tải hay vượt xe con, vì như bác nói bám đuôi rồi vượt, nếu như là xe tải thì quan sát thế nào?. có vài điều khuyến cáo các bác khi dùng cách vượt này : không nên áp dụng trên đường cao tốc, và tuyệt đối phải quan sát gương chiếu hậu (tốt nhất là nên 2 lần). Tôi cũng rất hay dùng cách vượt này, tuy nhiên đa số là trong đường nội thành.

Vượt theo đà : lưu ý nhỏ là với lúc cần vượt gấp như bác chủ thớt nói, cần lưu ý là sẽ hại máy (vì chạy ép số) và với 1 số loại xe cỏ thì có thể làm nóng máy, sôi nước


cách vượt xe an toàn : mục 4 : phải tìm cách cho xe phía trước biết là ta muốn vượt (cụ thể : tìm cách như nào?) : đương nhiên là khi vượt thì phải báo hiệu đủ cho xe trước biết ta muốn vượt rồi, chưa biết mà ta đã vượt thì....

===> Phần 4: Kỹ năng vượt xe khác trên đường VN (Copy - Nhặt nhạnh), không phải của em nên em sẽ không lĩnh hội từ cụ được rùi, em copy và bết vào topic để tổng hợp lại thôi.


Còn 1 điều có thể nói tối quan trọng khi vượt xe mà tôi không thấy bác nhắc đến là quan sát gương hậu khi vượt xe, điều này tối quan trọng và gần như là 1 bài học vỡ lòng khi vượt xe. Trong tình cảnh tài xế bây giờ " ra đường rồi mới thèm học lái " , cái chuyện họ " vô tình " vọt lên mà ta không quan sát (với 2b thì miễn bàn, chuyện này thường như cơm bữa) thì coi như xong
===> Em quên không cho vào vì cứ mải phân tích vào những nguyên tắc khi vượt quên mất cái cơ bản. Thank cụ đã nhắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,941 Mã lực
PHẦN 3: TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH MẶT ĐƯỜNG KHẢ DỤNG VÀ CÁC VA CHẠM ĐIỂN HÌNH

Diện tích mặt đường khả dụng là Tổng diện tích mặt đương trừ đi phần đương nguy hiểm. Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế thì mỗi người có một cách tính toán và ứng xử khác nhau.

Em sẽ nêu ra một số tình huống điển hình. Các cụ tham khảo và cảm nhận rồi tự mình sẽ có cách xử lý tình huống phù hợp.

TÌNH HUỐNG 1: CHƯỚNG NGẠI VẬT CỐ ĐỊNH



Trường hợp 1: Chướng ngại cản đường, xe không đi qua được (Hình bên trái)

Giả sử xe các cụ ( xe 1) nếu đi với tốc độ 50km/h thì đạp phanh 20m xe mới dừng lại thì khoảng nguy hiểm D2 sẽ là 20m ++ . Nghĩa là các cụ không được phép chạy vào vùng nguy hiểm D2 với vận tốc >= 50 km/h vì sẽ không phanh được và hậu quả là sẽ làm hỏng chướng ngại vật số 2 :77: .

Với cách tính toán tương tự thì khoảng cách nguy hiểm D2 sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào tốc độ xe của các cụ.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tình hình đường xá và thời tiết, vì đường xấu hay trời mưa thì khoảng cách phanh sẽ dài hơn.


Trường hợp 2: Chướng ngại cản đường, nhưng xe vòng tránh được (Hình bên phải)

Với tốc độ xe càng lớn thì vòng cua phải càng rộng. Giả xử xe đang đi với tốc độ v, các cụ có thể cua theo đường màu xanh. Nhưng nếu các cụ đi vào vùng nguy hiểm D2 mới bắt đầu đánh lái (theo đường màu vàng) thì sẽ không kịp và hậu quả là cũng sẽ làm hỏng chướng ngại vật :'( . Cũng tương tự như cách tính toán ở trên là tốc độ xe càng lớn thì D2 sẽ càng lớn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tình hình đường xá thời tiết.

Nếu như chúng ta bắt buộc phải đi vào vùng màu đỏ D2 thì sẽ bắt buộc phải giảm tốc độ để giảm khoảng cách nguy hiểm D2 xuống. Khi đó Diện tích mặt đường khả dụng của chúng ta sẽ rộng ra. Đỏ sẽ biến thành XANH :21:
 

Hoa Mộc Trắng

Xe điện
Biển số
OF-30978
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
3,708
Động cơ
516,772 Mã lực
Nơi ở
Quanh Bờ Hồ
Website
hoamoctrang1.multiply.com
Hi...hi!!! Gọi cứu hộ đi bác:101:, em chân yếu tay mềm sao mà đẩy được hả bác? Mà thui, bác đã có lời thì em cũng xin góp một tay nhé!
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,941 Mã lực
TẮC ĐƯỜNG VÌ ĐÂU?

Có người bảo tại ô tô !?
Có người bảo tại xe máy !?
Có người phân tích "Khoa học" hơn thì bảo tại "Dân trí nhà mình thấp" !?

Ai cũng có cái lý riêng. Nhưng mà có điều là "DÂN TRÍ" mà cao lên tý nữa thì chả hiểu là tình trạng giao thông có được cải thiện không thì em không biết chứ có điều chắc chắn là khối cụ "mất ăn mất ngủ" đấy :^)

Công thức của em:

Ô tô là: SỎI
Xe máy, xe thô sơ là: CÁT
Còn dân trí là: XI MĂNG

Cả 3 cái đó tạo nên một hỗn hợp gọi là Bê tông :))


Thử phân tích theo lý thuyết trò chơi xem nào? :^) :))

Giả sử trên đường có hai cụ A và cụ B

Nếu 2 cụ cùng nhường thì tốc độ của hai cụ đều là 30km/h

Nếu 1 cụ nhường còn 1 cụ lấn đường thì cụ nhường đường chỉ còn 10km/h và cụ lấn đường sẽ đi được 60km/h

Không được rồi, tớ chả ngu gì mà nhường đường đâu nhé, và 2 cụ cùng lấn đường và tốc độ của 2 cụ đều là 5km/h.

Mô tả như hình dưới đây ạ :



FUN tý thôi ạ. Vấn đề là nếu xét trên quan điểm cộng đồng thì cùng nhường nhau thì sẽ có lợi hơn. Còn cá nhân thì cứ lấn được thằng nào là ta cứ lấn. Cái đấy gọi là "Nền văn minh lúa nước" đấy ạ.

Cái này thì có vẻ chả liên quan đến những nội dung mà em đang đề cập :^)
Dạ, thưa các cụ là có đấy ạ.

Thứ nhất nó liên quan đến cách ứng xử, hay còn gọi là "đạo đức" của người lái xe. Nhưng mà cái này cao siêu quá, em không dám bàn đến.

Cái thứ hai mới là điều quan trọng: Khi nào thì lấn được ? Khi nào phải nhường :^) Điều này em sẽ trao đổi trong những phần tiếp theo ạ.
 

cucon1234

Xe hơi
Biển số
OF-28175
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
100
Động cơ
485,000 Mã lực
cái này phần lớn là theo kinh nghiệm thôi cụ ơi . ko ai dậy được đâu .
 

duanhngheo

Xe máy
Biển số
OF-23623
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
92
Động cơ
493,820 Mã lực
Cách đậu xe vào khoảng trống giữa 2 xe đậu nối đuôi nhau


Phần 1: Hướng dẫn của Honda


1. Dừng xe

- Dừng xe của bạn bên cạnh chiếc xe mà bạn định đỗ phía sau nó.
- Đảm bảo rằng xe của bạn cách xe kia khoảng 1m.
- Và đầu xe của bạn hơi nhô ra phía trước so với xe kia một chút.​

2. Lùi theo đường thẳng.

- Kiểm tra an toàn phía sau và lùi thẳng.
- Dừng xe khi thanh chắn sau ngang hàng với chắn sau của xe bên cạnh (Nếu xe kia có cùng kích cỡ thì dừng lại khi ghế lái của bạn ngang với ghế lái của xe kia).​

3. Đánh lái và lùi.

- Khi xe đang dừng, đánh hết lái về bên phải.
- Nhả phanh và từ từ lùi xe.
- Dừng lại khi điểm A thẳng hàng với cạnh trái của xe bạn.​

4. Trả lái cho bánh xe hướng thẳng rồi lùi

- Dừng lại và trả thẳng lái.
- Từ từ lùi thẳng. Dừng lại khi lốp sau bên trái chạm vào vạch kẻ (Kiểm tra vị trí bánh xe trực tiếp bằng mắt hoặc bằng gương trái đã được chỉnh thấp xuống).
- Kiểm tra khoảng cách giữa thanh chắn trước và đuôi xe phía trước).​

5. Di chuyển xe về phía bên phải.

- Đánh hết lái về bên trái rồi từ từ lùi xe.

- Trước khi xe bạn song song với lề đường, hãy trả thẳng lái và dừng lại trước khi va vào xe phía sau.​

Đừng quên vòng cung trước trong khi vừa lùi xe vừa đánh lái:


- Điểm bạn phải luôn nhớ khi lùi và đánh lái để đỗ xe vào ô đỗ cũng như khi đỗ song song là “Vòng cung trước”.

- Vừa lái và vừa hình dung rằng bánh trước sẽ vòng ra bên ngoài rộng hơn bánh sau.

- Thanh chắn trước còn tạo ra vòng cung lớn hơn cả bánh trước.

- Mọi người có khuynh hướng chỉ nhìn phía sau khi lùi xe, bạn không được quên kiểm tra an toàn cả phía trước nữa.



Phần 2: Tổng hợp

1. Thấy có chổ trống, chạy đến đồng thời đo luôn coi xe của mình còn vô được ko chứ có nhiều bác chưa đo đã cho xe vào luôn thì mắc công lắm.

2. Chỉnh gương, hạ cửa kính bên lái và bên phụ.

3. Cho xe đậu song song xe trước (khoảng 0,8-1,2m).

4. Khi xe đang dừng đánh hết lái sang phải (đánh hết lái về phía cần lùi) sau đó de vào cho đến khi xe mình tạo thành 1 góc 45 độ hoặc 50 độ cũng không sao với lề đường thì trả thẳng lái.

5. Thẳng lái, de thẳng chậm chậm và nhìn bên phải cho đến khi thấy kính chiếu hậu ngang bằng với đuôi xe đậu trước thì dừng

+ Hoặc tiếp tục de thẳng vào cho đến khi mép trên bánh trước xe mình bằng với mép dưới bánh sau xe trước thì bắt đầu đánh lái sang trái để móc đít ra.

+ Hoặc canh kính hậu bên trái, cho đến khi nào đuôi xe mình vừa nhú qua hết đèn xe bên phải xe phía sau thì dừng lại.

===> Khi thấy đuôi xe bên cần vào còn cách tường khoảng 30cm thì đánh lái về phía ngược lại lùi vào)

6. Phải quan sát trong quá trình lùi và móc đít có bị quẹt đít vào xe sau hay lề không, cũng như đầu có hôn đít xe trước không (Nếu không có cảm biến lùi và chưa căn chính xác được hãy nhảy xuống xe và kiểm tra rồi lên xe lùi và chỉnh tiếp, không phải sĩ diện).

7. Trả thẳng xe, tắt máy, bẻ gương, mở cửa, bước tới bước lui xem có va quẹt xe nào không , nếu không, ưỡn ngực, vênh mặt lên trời mà đi, nếu có, lẹ lẹ lấy xe vọt đi chỗ khác không thì rắc rối lắm à.

Phần 3: Một vài hình ảnh và hướng dẫn khi lùi xe.





Link 1:[ame="http://www.youtube.com/watch?v=Q2o_TS5la7c"]http://www.youtube.com/watch?v=Q2o_TS5la7c[/ame]

Link 2: [ame="http://www.youtube.com/watch?v=MF8RGgIDic4"]http://www.youtube.com/watch?v=MF8RGgIDic4[/ame]​


Ở link 1 là xe của bác mondeo2.5 đã được đăng lên báo vnexpress.net: http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/Tu-van/2009/03/3BA0CF49/

Không biết em post có sai quy định không nếu sai mong được mod del giùm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
640
Động cơ
513,941 Mã lực
@ Các cụ:
Sorry vì dạo này em bận quá, không hầu các cụ thường xuyên được ạ.
Em muốn lập ra cái thớt mới để trao đổi riêng về cách xử lý tình huống trên đường thôi ạ. Còn phần kỹ thuật thì vẫn trao đổi trong thớt cũ. Nhưng cũng có cụ cho rằng nên cứ viết tiếp vào thớt cũ cho nó liền mạch.

Em xin ý kiến các cụ là viết tiếp vào thớt mới này hay cứ viết vào thớt cũ ạ?

Link thớt cũ đây ạ:

http://www.otofun.com/showthread.php?t=51336
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top