[Funland] Chiến lược tháng 10/2021

Vietdung9981

Đi bộ
Biển số
OF-790626
Ngày cấp bằng
16/9/21
Số km
5
Động cơ
23,250 Mã lực
Tuổi
42
Quan điểm của em về thị trường và nhóm ngành sẽ được quan tâm trong tháng 10 và Quý 4 năm nay, các cụ có thể tham khảo
VNINDEX vừa trải qua một tuần khá là vui vẻ khi đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp. VNI đã thoát lên được khung mô hình tam giác kéo dài từ đầu tháng 7, nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức trung bình chứng tỏ tâm lý chung đã có niềm tin về tương lai tươi sáng trong giai đoạn tiếp theo (trước mắt là Quý 4/2021 và dài hạn 2022 khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế phục hồi) mặc dù niềm tin đó chưa đủ mạnh để tạo nên những phiên tăng vài chục điểm với khối lượng tăng đột biến để khiến ta an tâm hơn về một sự đảm bảo.
Với tâm lý như vậy thì giai đoạn tiếp của tháng 10 dòng tiền sẽ tập trung vào một số nhóm ngành, một số mã cụ thể:
1. Các Doanh nghiệp ra BCTC Quý 3 vẫn tăng trưởng tốt, LNST cao:
- Nhóm nghành thép: HPG, HSG, NKG, TLH
- Chứng khoán: SSI, VND, VCI, AGR, HCM
- Nhóm ngân hàng (mặc dù so với Q1,Q2 lợi nhuận giảm rõ rệt nhưng vẫn tăng trưởng so cùng kỳ): MBB, TCB, ABB, BVB
- Cảng biển: GMD, HAH, PHP
2. Các Doanh nghiệp mà sự kỳ vọng vào việc phục hồi mạnh mẽ
- May mặc, thủy sản (phục hồi sx, đẩy mạnh xk): TNG, VGT, ANV, VHC, MPC
- Nhóm hưởng lợi từ đầu tư công: GEX, HBC, BCC, HT1, QNC, ngành thép (đã có trong nhóm 1)
- Bán lẻ: VRE
- BDS: DIG, DXG, KDH, AGG
 

Nhan886

Xe buýt
Biển số
OF-181873
Ngày cấp bằng
24/2/13
Số km
526
Động cơ
341,422 Mã lực
cảm ơn cụ chủ thớt, một tinh thần rất sảng khoái và lạc quan cao độ. Tôi chỉ có một băn khoăn duy nhất 63 quốc gia riêng đang chống dịch, nơi theo CT nọ nơi theo CT kia.... cuộc sống và người dân vẫn chưa thực sự bình ổn, vậy theo chủ quan duy ý chí tôi vẫn thấy nhóm nhà bank là xanh ngát, các nhóm nào phục vụ cho XK cũng rất chói lóa.. riêng tiêu dùng thì có lẽ sẽ chững lại thật sâu lắng!
 

Vietdung9981

Đi bộ
Biển số
OF-790626
Ngày cấp bằng
16/9/21
Số km
5
Động cơ
23,250 Mã lực
Tuổi
42
Nhiều mã quá, dải mua cả thì đảm bảo ko trúng thì trượt cụ nhể? :))
Là những mã có trong danh mục quan tâm thôi, còn mua mã nào và lúc nào mua thì mình phải xem dòng tiền đang vào ngành nào, thời điểm nào vào đẹp cụ thể với từng mã cụ ạ
 

chim to

Xe tăng
Biển số
OF-507278
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
1,437
Động cơ
3,473 Mã lực
Tuổi
49
Nick f319 giống hệt, em vừa đọc bài cụ trên đó
 

Ryan848

Xe container
Biển số
OF-355634
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
7,073
Động cơ
400,458 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang, Hà Nội
vẫn là em mà cụ :). Đợt rồi bán hết dòng thép rồi đang tiếc, giờ còn ôm TCB, MBB, ANV, VGT, AGR, VRE, mỗi ngành ôm 1,2 mã chờ tiếp vậy
bank quãng rồi hẻo quá cụ nhỉ? nay hồi xanh nhẹ nhưng ko biết có giữ dc hết tuần ko nữa :(
 

Vietdung9981

Đi bộ
Biển số
OF-790626
Ngày cấp bằng
16/9/21
Số km
5
Động cơ
23,250 Mã lực
Tuổi
42
bank quãng rồi hẻo quá cụ nhỉ? nay hồi xanh nhẹ nhưng ko biết có giữ dc hết tuần ko nữa :(
MBB em chờ 31, TCB em chờ 54
Định giá MBB
KQKD 6T vẫn đạt kỳ vọng. LNTT Q2 vẫn giữ ở mức cao khoảng 3400 tỷ đồng, tăng 17% svck. Lũy kế 6T đầu năm MBB ghi nhận LNTT đạt 7986 tỷ đồng, tăng mạnh 56% svck.
+ Tăng trưởng cho vay 6T đạt 11% ytd trong khi tiền gửi khách hàng tăng 10.5% ytd. Nợ xấu tiếp tục giảm chỉ còn 0.76%. CASA Q2 đứng thứ 2 toàn ngành, 38.9%.
+ Lợi suất tài sản tăng 37 bps và chi phí vốn giảm 33 bps so với đầu năm. Nhờ đó NIM tiếp tục tăng 33 bps lên 5.3%, thu lãi thuần 6T đạt 12500 tỷ đồng (+34%yoy).
+ Nguồn thu từ phí tiếp tục giữ được sự ổn định đến chủ yếu từ hoạt động đại lý phân phối bảo hiểm (thường chiếm khoảng 70% thu từ phí), đạt 2095 tỷ đồng (+24%yoy).
+ Tổng thu hoạt động tăng 40%yoy, đạt 18 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ CIR 6T khoảng 32.5%, cùng kỳ là 34.7%.
+ Nhờ các hoạt động đều cải thiện cùng chi phí hoạt động tăng chậm hơn mà LNTT vẫn tăng 45%yoy, đạt 12226 tỷ đồng.
+ Chi phí dự phòng chỉ tăng 28% svck do nửa đầu năm trước ngân hàng chủ động trong xử lý nợ xấu.
- CASA quay trở lại tăng trưởng. Trong năm 2020, MBB đã thực hiện một loạt chính sách như miễn phí chuyển khoản trọn đời toàn bộ khách hàng khi sử dụng ứng dụng của MBB, tặng số tài khoản số đẹp,… nhờ đó mà CASA tăng trở lại lên mức 40.6% - đứng thứ 2 toàn ngành. Dù vậy MBB vẫn sẽ gặp khó khăn do (1) tăng trưởng huy động vốn toàn ngành thấp; (2) cạnh tranh gia tăng khi các ngân hàng cũng đang tập trung phát triển nguồn vốn giá rẻ này nhằm bù đắp cho sự sụt giảm trong lợi suất tài sản. Nhờ lợi thế về uy tín và tập khách hàng chúng tôi dự báo tỷ lệ CASA của MBB vẫn sẽ đứng thứ 2 toàn ngành, đạt 39%.
- Biên lãi thuần được kỳ vọng vẫn sẽ ở mức cao vào nửa cuối năm. Việc cắt giảm lãi vay nửa cuối năm sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lợi suất IEA vì chương trình cắt giảm lãi suất cho vay mới khá chọn lọc và khi ban lãnh đạo đã đặt kế hoạch duy trì mức NIM 6 tháng đầu năm 2021 bằng cách giảm chi phí vốn trong nửa cuối năm.
- Một trong những ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu. Tính đến cuối Q2, ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong vòng 10 năm cũng như bao nợ xấu đạt kỷ lục 236%. Tăng cường trích lập dự phòng vừa đảm bảo chất lượng tài sản cũng như tạo dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho những năm tiếp theo. Chúng tôi dự báo nợ xấu 2021 của MBB giảm về mức 0.85%, giảm 24bps so với năm 2020, bao nợ xấu bình quân đạt 200%.
- Hoạt động Bancasurance vẫn duy trì được sự hiệu quả. Tiềm năng tăng trưởng của ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới còn rất lớn dựa trên:
(1) Nhận thức nâng cao về mức độ rủi ro sau khi dịch Covid-19 diễn ra; (2) Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu bảo hiểm tăng cao. Dù MB Ageas mới được thành lập vào năm 2016, tính đến năm 2020, lãi thuần từ hoạt động bancassurance của MB đạt 3,187 tỷ VND (+29,3%yoy), đứng thứ 2 toàn hệ thống sau VPB. Với lợi thế về hệ sinh thái của MB, chúng tôi kì vọng mảng Bancassurance sẽ giữ được đà tăng trưởng trong năm 2021.
- Rủi ro dịch bệnh: Bất cứ diễn biến khó lường nào từ dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời và chất lượng của ngân hàng mẹ nói chung và Công ty Tài chính MCredit nói riêng.
- Rủi ro cạnh tranh: Lãi từ bảo hiểm của MBB có thể bị ảnh hưởng trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường đẩy mạnh hoạt động Bancasurance nhằm bù đắp việc Ngân hàng Nhà nước giới hạn tăng trưởng tín dụng.
- MBB là một trong những ngân hàng tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ sở hữu tập khách hàng ổn định cùng hệ sinh thái hoàn thiện. Dự báo năm 2021, công ty có thể đạt 34.6 nghìn tỷ đồng thu nhập hoạt động (+26.5%yoy) và 10.2 nghìn tỷ lợi nhuận thuần(+24.1%yoy).
- Dựa vào phương pháp định giá so sánh P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của MBB sẽ ở mức 31.650 đồng/cổ phiếu
 
Chỉnh sửa cuối:

Ryan848

Xe container
Biển số
OF-355634
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
7,073
Động cơ
400,458 Mã lực
Nơi ở
Lâm Gia Trang, Hà Nội
MBB em chờ 31, TCB em chờ 54
Định giá MBB
KQKD 6T vẫn đạt kỳ vọng. LNTT Q2 vẫn giữ ở mức cao khoảng 3400 tỷ đồng, tăng 17% svck. Lũy kế 6T đầu năm MBB ghi nhận LNTT đạt
7986 tỷ đồng, tăng mạnh 56% svck.
+ Tăng trưởng cho vay 6T đạt 11% ytd trong khi tiền gửi khách hàng tăng 10.5% ytd. Nợ xấu tiếp tục giảm chỉ còn 0.76%. CASA Q2 đứng thứ 2
toàn ngành, 38.9%.
+ Lợi suất tài sản tăng 37 bps và chi phí vốn giảm 33 bps so với đầu năm. Nhờ đó NIM tiếp tục tăng 33 bps lên 5.3%, thu lãi thuần 6T đạt 12500
tỷ đồng (+34%yoy).
+ Nguồn thu từ phí tiếp tục giữ được sự ổn định đến chủ yếu từ hoạt động đại lý phân phối bảo hiểm (thường chiếm khoảng 70% thu từ phí), đạt
2095 tỷ đồng (+24%yoy).
+ Tổng thu hoạt động tăng 40%yoy, đạt 18 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ CIR 6T khoảng 32.5%, cùng kỳ là 34.7%.
+ Nhờ các hoạt động đều cải thiện cùng chi phí hoạt động tăng chậm hơn mà LNTT vẫn tăng 45%yoy, đạt 12226 tỷ đồng.
+ Chi phí dự phòng chỉ tăng 28% svck do nửa đầu năm trước ngân hàng chủ động trong xử lý nợ xấu.
- CASA quay trở lại tăng trưởng. Trong năm 2020, MBB đã thực hiện một loạt chính sách như miễn phí chuyển khoản trọn đời toàn bộ khách
hàng khi sử dụng ứng dụng của MBB, tặng số tài khoản số đẹp,… nhờ đó mà CASA tăng trở lại lên mức 40.6% - đứng thứ 2 toàn ngành. Dù
vậy MBB vẫn sẽ gặp khó khăn do (1) tăng trưởng huy động vốn toàn ngành thấp; (2) cạnh tranh gia tăng khi các ngân hàng cũng đang tập trung
phát triển nguồn vốn giá rẻ này nhằm bù đắp cho sự sụt giảm trong lợi suất tài sản. Nhờ lợi thế về uy tín và tập khách hàng chúng tôi dự báo tỷ
lệ CASA của MBB vẫn sẽ đứng thứ 2 toàn ngành, đạt 39%.
- Biên lãi thuần được kỳ vọng vẫn sẽ ở mức cao vào nửa cuối năm. Việc cắt giảm lãi vay nửa cuối năm sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lợi
suất IEA vì chương trình cắt giảm lãi suất cho vay mới khá chọn lọc và khi ban lãnh đạo đã đặt kế hoạch duy trì mức NIM 6 tháng đầu năm
2021 bằng cách giảm chi phí vốn trong nửa cuối năm.
- Một trong những ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu. Tính đến cuối Q2, ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong vòng 10 năm cũng như
bao nợ xấu đạt kỷ lục 236%. Tăng cường trích lập dự phòng vừa đảm bảo chất lượng tài sản cũng như tạo dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho
những năm tiếp theo. Chúng tôi dự báo nợ xấu 2021 của MBB giảm về mức 0.85%, giảm 24bps so với năm 2020, bao nợ xấu bình quân đạt
200%.
- Hoạt động Bancasurance vẫn duy trì được sự hiệu quả. Tiềm năng tăng trưởng của ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới còn rất lớn dựa trên:
(1) Nhận thức nâng cao về mức độ rủi ro sau khi dịch Covid-19 diễn ra; (2) Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhu cầu bảo hiểm tăng cao. Dù
MB Ageas mới được thành lập vào năm 2016, tính đến năm 2020, lãi thuần từ hoạt động bancassurance của MB đạt 3,187 tỷ VND
(+29,3%yoy), đứng thứ 2 toàn hệ thống sau VPB. Với lợi thế về hệ sinh thái của MB, chúng tôi kì vọng mảng Bancassurance sẽ giữ được đà
tăng trưởng trong năm 2021.
- Rủi ro dịch bệnh: Bất cứ diễn biến khó lường nào từ dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời và chất lượng của ngân hàng mẹ
nói chung và Công ty Tài chính MCredit nói riêng.
- Rủi ro cạnh tranh: Lãi từ bảo hiểm của MBB có thể bị ảnh hưởng trong bối cảnh các ngân hàng tăng cường đẩy mạnh hoạt động
Bancasurance nhằm bù đắp việc Ngân hàng Nhà nước giới hạn tăng trưởng tín dụng.
- MBB là một trong những ngân hàng tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ sở hữu tập khách hàng ổn định cùng hệ sinh thái hoàn
thiện. Dự báo năm 2021, công ty có thể đạt 34.6 nghìn tỷ đồng thu nhập hoạt động (+26.5%yoy) và 10.2 nghìn tỷ lợi nhuận thuần
(+24.1%yoy).
- Dựa vào phương pháp định giá so sánh P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của MBB sẽ ở mức 31.650 đồng/cổ phiếu
cháu cầm ACB LPB ABB chứ ko có MBB ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top