[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thớt kia đã 100 tầng, em mạo muội xây dựng chưa phép nhà mới để chúng ta tiếp tục câu chuyện.

Phần 1 các cụ tham khảo tại đây:http://www.otofun.net/threads/431843-chien-tranh-bien-gioi-1979-tu-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc


Để tiện cho các cụ theo dõi, em xin hệ thống qua về mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1984-1989


Bối cảnh :

Từ sau năm 1979, TQ tiếp tục tấn công lấn chiếm vào đất ta ở nhiều điểm.

Ở địa bàn QK1, tháng 5/81 địch đánh bình độ 400 (Cao Lộc, Lạng Sơn), cao điểm 820, 630 (Thất Khê, Lạng Sơn).

Ở địa bàn QK2, tháng 8/80, địch đánh điểm cao 1992 (Sín Mần, Hà Tuyên). Tháng 5-1981 đánh cao điểm 1800A-1800B (Lào Chải, Hà Tuyên). Tháng 2-1982 tiến công vào Đồng Văn, Mèo Vạc. Tháng 4-1983 tiến công vào Mường Khương. Đặc biệt từ tháng 4-1984 tiến công lớn vào Vị Xuyên – Yên Minh (Hà Tuyên).

Thời điểm này, ta bố trí dọc tuyến biên giới 3 quân đoàn, 11 sư đoàn, 13 trung đoàn và 70 tiểu đoàn độc lập. Các lực lượng bảo đảm, phục vụ... tuyến sau tương đương 4-6 sư đoàn. Tổng quân số khoảng 300.000 người. Ngoài ra, sâu trong nội địa còn có 3 quân đoàn chủ lực Bộ làm dự bị.

Mặt trận biên giới Vị Xuyên - Yên Minh diễn ra từ tháng 4-1984 đến tháng 4-1989, chia thành 4 thời kỳ :

- Từ 2-4-1984 đến 16-5-1984 : địch tiến công lớn, ta phòng ngự.

- Từ 16-5-1984 đến 7-1-1987 : ta củng cố phòng ngự, tổ chức tiến công một số điểm bị chiếm đóng, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm.

- Từ tháng 2-1987 đến tháng 12-1988 : ta và địch đều ngừng tiến công lớn, chủ yếu củng cố phòng ngự và bắn pháo.

- Từ tháng 12-1988 đến tháng 4-1989 : địch ngừng bắn phá và bắt đầu rút dần các điểm lấn chiếm.


Phía ta 7 lần thay phiên các sư đoàn chủ lực lên chiến đấu.

QK1 có eBB981, 982, 983.

QK2 có fBB313, 314, 316, 356; lữ CB 543, lữ PB 168, lữ PK 297, eXT406, eTT604, eVT652, các d đặc công, trinh sát, các đơn vị địa phương của BCHQS tỉnh Hà Tuyên và eBB754 của BCHQS tỉnh Sơn La.

Đặc khu Quảng Ninh có eBB568/fBB328.

Các đơn vị chủ lực Bộ có fBB312/QĐ1, fBB325/QĐ2, fBB31/QĐ3, lữ PB 368/BTL Pháo binh...

Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội bộ binh và pháo binh cũng được điều lên tham gia chiến đấu.

Khu vực Tây sông Lô :

- Từ đầu năm 84 đến 12-85 : fBB313/QK2 + fBB356/QK2.
- Tháng 5/85 : fBB313/QK2 + eBB2/fBB3/QK1.
- Tháng 12/85 : fBB31/QĐ3.
- Tháng 6/86 : fBB313/QK2.
- Tháng 2/87 : fBB356/QK2.
- Tháng 8/87 : fBB312 (-eBB209)/QĐ1 + e48BB/fBB390/QĐ1 + 2d/fBB308/QĐ1.
- Tháng 1/88 : fBB325/QĐ2.
- Tháng 9/88 : fBB316(-eBB98)/QK2.
- Tháng 5/89 : fBB313/QK2.

Ở hướng này khoảng 6 tháng ta thay quân một lần. Riêng fBB313/QK2có đợt chiến đấu kéo dài liên tục gần 1 năm, gặp rất nhiều khó khăn.

Khu vực Đông sông Lô :

- Từ đầu năm 84 : eBB266/fBB313/QK2.
- Tháng 7/84 : eBB141/fBB312/QĐ1.
- Tháng 4/85 : eBB568/fBB328/ĐKQN.
- Tháng 11/85 : eBB818/fBB314/QK2.
- Tháng 2/87 : eBB881/fBB314/QK2.
- Tháng 9/87 : eBB818/fBB314/QK2 + 1d/eBB754 Sơn La.
- Tháng 6/88 : eBB728/fBB314/QK2.
- Tháng 10/88 : eBB247 Hà Tuyên.

Hướng phòng ngự Đông sông Lô gặp nhiều khó khăn hơn phía Tây, nhiều đơn vị phải chiến đấu những đợt kéo dài 7-10 tháng.

Phía địch, đã dùng 20 lượt sư đoàn, 171 lượt trung đoàn đến đại đội tấn công lấn chiếm vào đất ta 1-2km trên chính diện 11km. Cũng giống như ta, TQ cũng thay phiên nhiều lượt quân đoàn, sư đoàn :

4/84 – 4/85 : fBB31/QĐ11, fBB32/QĐ11, fBB40/QĐ14, fBB41/QĐ14 ĐQK Côn Minh; fPB4 ĐQK Côn Minh.

12/84 – 5/85 : fBB1/QĐ1, fBB36/QĐ12 ĐQK Nam Kinh; fPB3 ĐQK Phúc Châu, fPB9 ĐQK Nam Kinh.

5/85 – 6/86 : fBB138/QĐ46, fBB199/QĐ67 + 1e/fBB200/QĐ67 ĐQK Tế Nam; fPB12 ĐQK Tế Nam.

4/86 – 5/87 : fBB61/QĐ21, fBB139/QĐ47 + 1e/fBB141/QĐ47 ĐQK Lan Châu, lữ PB1 ĐQK Lan Châu.

4/87 – 4/88 : fBB79/QĐ27 + 1e/fBB81/QĐ27, fBB80/QĐ27 ĐQK Bắc Kinh; fPB14 ĐQK Bắc Kinh.

4/88 – 10/89 : fBB37/QĐ13, fBB38/QĐ13 ĐQK Thành Đô.

Diễn biến chính :

Trên hướng đối diện QK2, từ tháng 1 đến tháng 3/84, địch điều 5 sư đoàn bộ binh và 5 trung đoàn pháo binh chủ lực gồm 3 sư đoàn của QĐ14 đối diện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Tuyên) và 1 sư đoàn của QĐ11 đối diện Yên Minh (Hà Tuyên) cùng các đơn vị biên phòng áp sát biên giới ta. Đến trước ngày 28/4/84, lực lượng địch tập trung cho chiến dịch “Kỵ tuyến bạt điểm” lấn chiếm biên giới khoảng 6 sư đoàn, trong đó 4 sư đoàn triển khai trên thê đội 1, tiến công hướng chính diện Vị Xuyên – Yên Minh.

Trên hướng đối diện QK1, ĐK Quảng Ninh và hướng biển, địch tập trung 37 sư đoàn bộ binh chủ lực và biên phòng, 8 sư đoàn không quân, hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận quy mô lớn để nghi binh, thu hút, phối hợp chiến trường.

Từ ngày 2-4 đến 27-4-1984, địch mở đợt pháo kích lớn trên toàn tuyến biên giới (1 tuần sau khi ta tiến công lớn ở CPC ngày 26/3/84) với 28.300 viên đạn pháo cối vào 205 mục tiêu, 20 khu vực của 6 tỉnh biên giới. Trong đó hướng Hà Tuyên 11.300 viên, Lạng Sơn 10.900 viên, Quảng Ninh 3.000 viên, Cao Bằng 2.150 viên, Hoàng Liên Sơn 370 viên, Lai Châu 340 viên. Mật độ bắn phá cao nhất 6.000 viên/ngày, các mục tiêu trọng điểm chịu 1.000-3.000 viên/ngày. Mục tiêu nằm sâu nhất bị bắn phá là thị xã Hà Giang (18km).

Riêng từ ngày 28-4 đến 30-4-1984, địch bắn 12.000 quả đạn pháo vào 6 điểm tựa của ta để chi viện cho bộ binh của chúng tấn công đánh chiếm các điểm cao 226, 233, bình độ 300 - 400, 1509, 772, 685. Trong 2 ngày địch đã đánh chiếm được 226, 233, 772, 1509, bình độ 300 - 400, E1, 685 do eBB122/fBB313/QK2 của ta phòng ngự.

Ngày 15-5-1984, địch mở đợt tiến công Đông sông Lô (từ điểm cao Si Cà Lá đến M13) với lực lượng 1 trung đoàn tăng cường. Sau 1 ngày chiến đấu, địch đã chiếm được các điểm cao 1030, Si Cà Lá, 1250, đài 2, M13 do eBB266/fBB313/QK2 và dBB3 Yên Minh của ta phòng ngự.

Như vậy, từ 28-4 đến 16-5-1984, địch đã chiếm và triển khai phòng ngự chốt giữ 29 điểm trên lãnh thổ VN. Trong đó có khu 1545, 1509, 772, 226, 233, 685/Vị Xuyên (địch gọi là Lão Sơn), điểm cao 1030/Vị Xuyên (địch gọi là Đông Sơn), khu 1250, Si Cà Lá tức Núi Bạc/Yên Minh (địch gọi là Giả Âm Sơn). Chúng bố trí trên hướng Vị Xuyên 1 sư đoàn phía trước, 2 sư đoàn phía sau; trên hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.


Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).

Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.

Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...

Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.


Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Đề phòng địch đánh vu hồi, em điều tạm ít hàng nóng của cụ Vị Xuyên về đây cho nó chắc ăn.

Em lại kể tiếp chuyện Vị Xuyên năm 1984:

Lại nói lúc rút xuống khe đá đó thì bọn em không ra được nữa vì bên đối diện là 685 có lính TQ đang bắn 12,7 sang, bọn em cứ thò khỏi khe đá là nhìn thấy nó bắn rầm rầm khiến cho thằng nào cũng khiếp đành nằm lại đó đợi tối sẽ bò ra. Lúc đó ngoảng lại em đếm có 17 người tất cả và mừng thầm là không có ai bị thương.Vì em là y tá nên cứ nghĩ là lành lặn như mình mà còn không chắc về tới đơn vị nữa là giờ phải kèm một thương binh thì chắc chết quá. Mà ở trong khe đá đó nhìn về bên tay trái thì có lính TQ đang bắn mà nhìn sang tay phải là thấy xa xa là lèn đá 468 nơi trú quân của đơn vị .Bọn em nằm lại đó anh Hậu có cắt cử người chốt giữ bên trên cứ một lúc lại có lính mình đi xuống thêm,có một cậu lính thông tin mang cái máy to như cái ba lô có ăng ten nhô lên như của Mỹ vừa xuống đến nơi đã định bật máy lên bị anh Hậu đá một cái vào người không cho bật vì sợ lộ. Bọn em cứ nằm ở đó đến tối mịt mới lục tục rời khe đá lúc này có mấy thương binh xuống rồi nhưng bị nhẹ thôi,anh Hậu giao cho em mang một cậu lính tháng 3-84 người dân tộc ở Yên Bái bị thương đứt động mạch cẳng tay có ga rô ở gần nách. Em tự nhủ thế cũng may chứ có ai què mà mình phải cõng thì hết hơi. Khi ra khỏi khe đá đó để tìm đường về đơn vị thì bọn em đi hàng dọc và tụt dần xuống khe suối, lúc này do người đi nhanh người đi chậm và mỗi người một phán đoán và đi theo ý mình nên cứ lạc lung tung. Pháo sáng TQ liên tục bắn lên sáng như ban ngày soi rõ từng ngọn cỏ khiến bọn em phải nằm xuống để tránh nên đi rất lâu. Đã thế cậu thương binh em dìu về bị tức tay do ga rô lâu cứ kêu ầm lên nữa chứ, em cứ một lúc lại phải dừng lại để nới ga rô ra mỗi lần nới máu ở vết thương lại phun ra mà phần dưới ga rô cứ thâm hết cả lại. Cứ đi mãi đến khi phát hiện thấy đến đường mòn thì mọi người đã đi trước đâu mất còn có 2 thằng bọn em. Lúc này em mới thấy khổ vì cậu thương binh, cậu ta luôn miệng đòi nước uống mà không có nên cùn lắm, khi pháo sáng bắn cậu ta cứ đứng sừng sững em giục nắm xuống thì cậu ta bảo " Kệ nó, bắn chết tao cũng được, không cho tao uống nước thì chết còn hơn ". Các cụ tính mình thì nằm bẹp dưới cỏ, nó thì đứng sừng sững mặc kệ pháo sáng tức mà không làm gì được em đành phải dỗ dành là lát nữa gặp ai xin được nước sẽ cho cậu uống. Rất may là một lúc sau có mấy bác trinh sát đi tới hỏi em là lính đơn vị nào, em nói " Lính D2 E876 đánh 772 đang rút về 468 ". Các bác ấy chỉ đường cho bọn em đi và em cũng xin được nước cho cậu ta uống mà chỉ dám rót ra cho một nắp bi đông thôi. Khi em đưa cho cậu ta thì cậu ta cứ đòi đưa cả bình tông đây rồi cậu ta uống xong sẽ đi về cùng em, em đành phải đưa và dặn uống ít thôi không là chết vì mất máu đấy, thế mà nó tu một phát hết nửa bình tông nước rồi mới chịu đi. Đến khi trời sáng thì 2 thằng bọn em cũng về đến lèn đá 468, giao thương binh cho tiểu đoàn xong em mò về võng của mình lăn ra ngủ luôn, cậu lính hậu cần ở nhà bảo có cơm đây rồi anh đợi em nấu cái gì rồi ăn rồi hãy ngủ vậy mà khi nằm lên võng là em lịm luôn đến tối mới tỉnh. Tỉnh dậy ăn ba bát cơm với thịt hộp xong em lại ngủ tiếp đến sáng hôm sau . tính ra đến sáng ngày 13 -7 khi em về đến đơn vị là đúng 2 đêm 1 ngày em không ăn không ngủ, thiệt hại là xước hết người do cỏ tranh cào, mất khẩu súng AK và rách tan mất cái quần do đá móc vào, ba lô lúc đi vào bọn em để dưới chân suối cũng mất do pháo bắn tan tành nên em lúc này chỉ mặc mỗi quần đùi và một cái áo dính đầy máu tanh lòm.

Em lại kể chuyện này hơi duy tâm một chút nhưng là sự thât đấy, chả là mẹ em mất tháng 2 năm 84 nên trong giấc ngủ em có mê thấy mẹ em vẫn đang ốm và em thì bỏ trốn về nhà, mẹ em có hỏi sao mày lại trốn về em có kể lại chuyện đánh nhau ở trên này mẹ em lại nói mày muốn về thì nói thế chứ làm gì mà ghê gớm thế đâu. Em bèn cãi lại như hồi ở nhà vẫn hay cãi lại mẹ em là " Mẹ nằm một chỗ biết gì mà lại bảo thế, có thế nào con nói thế chứ, con bịa ra làm gì ".Mẹ em lại nói ''Ừ tao không biết gì, lúc nào tao chẳng ở bên cạnh mày nên chuyện gì mà tao chẳng biết ''. Tỉnh giấc dậy em vẫn thấy bàng hoàng nhưng cũng nghĩ là đúng hay sao mà mình không bị một vết sứt nào.

Hôm sau khi anh em đã về hết kiểm tra quân số đại đội còn 39 người, cán bộ hy sinh mất đại đội trưởng và một b trưởng, mất một y tá của C và một quản lý nữa. Bắt đầu từ hôm 13-7 tình hình rất là yên tĩnh hai bên đều không có màn đấu pháo nữa mà chỉ có truyền đơn của TQ bắn sang rất nhiều nội dung chủ yếu là cho bộ đội mình lên lấy tử sỹ trên chiến hào tiền duyên.

Thôi để hôm sau em kể chuyện đi lấy tử sỹ nhé, giờ em pots lên đây tờ truyền đơn của TQ bắn sang ta sau hôm 12-7.


 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
He he, chính tình tiết này mà "các bạn" ba sọc tận dụng quả hồi ký của một nhân tự nhận là sĩ quan pháo binh Trung quốc, tung tăng reo hò là Cộng quân chết hơn 3000, toán quân nhân đi làm công tác tử sĩ chỉ vì không nghe lời truyền đơn mang theo súng cũng bị TQ thịt nốt. =))

Cụ vị xuyên chắc chắn sẽ hồi ký tiếp sự thực thế nào? Em thì em buồn cười là lão sĩ quan pháo TQ chắc có bộ đếm xác điện tử mới rõ vậy=))
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
"các bạn" ba sọc tận dụng quả hồi ký của một nhân tự nhận là sĩ quan pháo binh Trung quốc, tung tăng reo hò là Cộng quân chết hơn 3000, toán quân nhân đi làm công tác tử sĩ chỉ vì không nghe lời truyền đơn mang theo súng cũng bị TQ thịt nốt. =))
:)) Hài thật.

Có nhà nghiên cứu quân sự ở bển còn nói là TQ đông dân quá nên lùa ra trận cho nó đỡ loạn.
Em hỏi lại: "muốn hết loạn sao chính quyền người ta không cấp tầu cho nhân dân vượt biên rồi tị nạn ở Mỹ cho nó tiện. Hàng năm có cả chục ngàn người lao vào "bờ từ do", mà trong đó thì thiếu gì thành phần bất hảo. Tống được dân sang Mỹ chẳng phải nhất cử lưỡng tiện sao?"
"Nhà nghiên cứu" bảo: "Sang đó toàn trí thức với người làm ăn chân chính thôi".
Em lại hỏi: "Sao không mang cái chân chính về thăm quê mà toàn thò chân phụ ra để chọc ngoáy?"
"Nhà nghiên cứu" khẳng định: "Vì CS ngu quá!"
Em thắc mắc: "Sao ngu? Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tự giải phóng lấy dân tộc mình mà? Chẳng lẽ cứ làm thuộc địa thì mới là khôn"
"Nhà nghiên cứu" phân trần: "Cái năm 79, Tầu nó ngu. Núi dựng đứng như thế mà cứ cho xe tăng bò lên, Cộng quân chưa bắn thì xe đã bị lật chết cả lính bộ binh đi đằng sau. Nó mà triển khai bài bản được như "bão táo sa mạc" thì Hà Nội thất thủ lâu rồi".
Em vốn mù về quân sự nên buột miệng: "Ờ ngu thật! Quân tầu thấy Việt Nam toàn núi với đá như thế mà vẫn đánh, phải thằng khác thì đã té ra hải ngoại ngồi chém gió từ lâu rồi" =))=))=))

Lại còn lập vài cái đảng ái quốc với hội ái hữu nữa! Khú Khú.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
:)) Hài thật.

Có nhà nghiên cứu quân sự ở bển còn nói là TQ đông dân quá nên lùa ra trận cho nó đỡ loạn.
Em hỏi lại: "muốn hết loạn sao chính quyền người ta không cấp tầu cho nhân dân vượt biên rồi tị nạn ở Mỹ cho nó tiện. Hàng năm có cả chục ngàn người lao vào "bờ từ do", mà trong đó thì thiếu gì thành phần bất hảo. Tống được dân sang Mỹ chẳng phải nhất cử lưỡng tiện sao?"
"Nhà nghiên cứu" bảo: "Sang đó toàn trí thức với người làm ăn chân chính thôi".
Em lại hỏi: "Sao không mang cái chân chính về thăm quê mà toàn thò chân phụ ra để chọc ngoáy?"
"Nhà nghiên cứu" khẳng định: "Vì CS ngu quá!"
Em thắc mắc: "Sao ngu? Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tự giải phóng lấy dân tộc mình mà? Chẳng lẽ cứ làm thuộc địa thì mới là khôn"
"Nhà nghiên cứu" phân trần: "Cái năm 79, Tầu nó ngu. Núi dựng đứng như thế mà cứ cho xe tăng bò lên, Cộng quân chưa bắn thì xe đã bị lật chết cả lính bộ binh đi đằng sau. Nó mà triển khai bài bản được như "bão táo sa mạc" thì Hà Nội thất thủ lâu rồi".
Em vốn mù về quân sự nên buột miệng: "Ờ ngu thật! Quân tầu thấy Việt Nam toàn núi với đá như thế mà vẫn đánh, phải thằng khác thì đã té ra hải ngoại ngồi chém gió từ lâu rồi" =))=))=))

Lại còn lập vài cái đảng ái quốc với hội ái hữu nữa! Khú Khú.
Cụ nói có cái đúng và có cái cũng sai:

- Đứng trên dân tộc chủ nghĩa thì hoàn toàn đúng
- Về mặt phát triển chung của loài người nếu ai cũng sang hết Mỹ thì chẳng còn dân tộc nữa, cả loài người thành 1 cũng là cái hay :D

Nói chung phương diện đúng sai là khó nói, tuỳ quan điểm và xuất phát điểm và thời điểm của loài người.
Giả dụ trong WW2, nhà khoa học Đức nào hạng siêu mà sang Mỹ thì với nhân loại là hoan nghênh nhưng với chính quyền đương thời Đức lúc đó là phản bội.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
@ cụ ducleminh:
Cụ hiểu sai ý em rồi!
Cái vấn để em nói là "hành động minh chứng cho mục đích".
Với TQ, họ dồn quân đánh xuống phía nam là hành động xâm lấn phục vụ cho mục đích thôn tính lân bang của chính quền TW.
Với "luận điểm nướng quân" mà các "bạn" chuyển lửa về thì lại là hành động bài xích nhằm hạ thấp những hy sinh mất mát của quân dân Việt Nam.
Với đại đa số đồng bào đang sinh sống ở hải ngoại, mục đích sống của họ gắn liền với lao động và phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp (ít nhất là cho bản thân và gia đình mình).
Với một số "bạn" chuyên hô hào "giải phóng nhân quyền"... này nọ. Mục đích lớn nhất là QUYÊN TIỀN "cứu quốc".

Chúng ta không thể đổ đồng các hành động và mục đích với nhau được. Nếu không xác định rõ ràng thì chỉ cần vài tấn truyền đơn là ae "vỗ tay chào hòa bình" rồi!
À, cụ nói riêng vụ này thì quá đúng.
Nhà cháu thì chẳng cần biết thế nào, cứ thằng khựa là sai, cứ khựa là kẻ thù, ai ủng hộ khựa cũng là kẻ thù.
Năm 1979, nhà cháu còn nhỏ nên chỉ cảm giác sự hào hùng qua các bài hát, qua từng đoàn quân được chuyển bằng QL1, tàu hoả từ nam ra bắc.
Còn hầm hố, lô cốt xây rất nhiều, ai cũng tinh thần quyết tử dù trẻ con đến người già.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,150 Mã lực
Chào các cụ, nhà mới rộng rãi và đông vui quá nhưng chuyện em kể lại đến đoạn C em đi lấy xác anh em về nên không dược vui lắm nhưng dù sao em cũng phải kể lại cái đận gian nan của lính 356 đánh trận đầu tiên.

Mất hai ba hôm bọn em nằm ở lèn đá 468 chỉ ăn và ngủ, vì là lính phối thuộc nên em chẳng quen biết ai trong C mà nói chuyện ngoài chỉ huy C còn anh Hậu đại phó và Chính trị viên C mà em không nhớ tên. Mấy ngày đó cứ rảnh rỗi là bọn em lượn quanh lèn đá hái rau tàu bay về nấu với thịt hộp ăn rất ngon. Em nghe nói ăn rau tàu bay có mùi xăng nhưng em chẳng thấy mùi xăng mà có mùi ngai ngái tựa như mùi rau cải xoong bây giờ thôi, được vài hôm thì rau tàu bay cũng bị lính C em vặt hết nên cả hoa mào gà bọn em cũng vặt để nấu. Thời gian này tụi TQ cũng không bắn pháo sang ta nữa mà chỉ đêm đến là chúng nó bắn pháo sáng sáng rực cả lên, chắc tụi nó sợ lính ta bất ngờ tập kích sau trận thua hôm 12-7. Trời biên giới vẫn buổi sáng thì mù sương đến trưa mới tan và liên tục có các cơn mưa tầm tã, tụi em nằm võng căng sợi dây dù nối hai đầu võng và phủ lên đó tấm tăng ni lon. Dùng 3 cái cây dài khoảng 1m buộc vào chống cái tăng hai đầu và ở giữa thành hình cái mái nhà và bọn em nằm đó ngắm trời ngắm đất. Những hôm trời nắng nằm đó nhìn lên đỉnh Cốc nghè phía xa xa nhớ về HN, nhớ bạn bè và em cũng hơi mơ mộng là giá như có bạn bè và người yêu mình đứng trên đó nhìn thấy thì hay nhỉ ?.

Lúc này em vẫn chỉ có mỗi cái áo và quần đùi mà suốt từ hôm đó lính tráng bọn em chẳng tắm táp gì, cái áo của em một nửa là máu nên tanh kinh khủng. Ngay hôm 14 em cùng anh em ở C đưa thương binh ra làng Pinh để vận tải đưa về HG gặp thằng Hải cùng huấn luyện với em nhà ở Ô Đống Mác. Vừa gặp nhau 2 thằng ôm nhau và thằng Hải mếu máo " Thằng Dũng bản lĩnh chết rồi T ơi " Em hỏi ra thì biết C12 cối 82 của chúng nó đặt trận địa ở bình độ 600 bắn trợ chiến cho bọn em ở 772. Vừa khai hỏa được một loạt thì bị pháo bắn thẳng của TQ nện vào trận địa thằng Dũng bị mảnh pháo tiện ngang đùi, đứt động mạch đùi và hy sinh. Bây giờ thằng Dũng bạn em nằm tại nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi và năm nào vào ngày 27-7 mấy anh em lính C15 E153 F356 đều đến thắp hương cho nó. Em hỏi thằng Hải xem có còn bộ quần áo nào cho em thì nó cho biết nó cũng như em chỉ còn đúng bộ quần áo mặc trên người.

Buổi chiều hôm sau anh Hậu tập trung cả C lại và nói " Tối nay C mình đi lấy xác anh em về, cả C đi 20 người do 2 cán bộ B chỉ huy, có trinh sát đi theo bảo vệ, ông T là y tá còn lại của C cũng đi cùng. Cứ 4 người mang một tử sỹ, mặc dù TQ bắn truyền đơn nói ta đi lấy ban ngày nhưng trên có lệnh chỉ đi vào ban đêm tránh TQ quay phim chụp ảnh tuyên truyền. Vũ khí không cần mang vì đã có trinh sát chặn TQ phía trên nhưng nếu ai không yên tâm có thể mang lựu đạn thôi, khi gặp xác anh em thì một người bò lên và nhẹ nhàng buộc dây dù vào tay hoặc chân anh em rồi tụt xuống và kéo một đoạn đề phòng TQ cài mìn hoặc lựu đạn dưới xác anh em ". Nhận lệnh xong tất cả về chuẩn bị để ăn cơm tối xong là đi, em thì vẫn không yên tâm vì nghĩ là không mang theo súng nhỡ gặp TQ thì lấy cây quật nó à chính vì thế mà em vẫn mang theo khẩu AK và vẫn đủ 2 băng tiếp đạn một băng cắm trong súng và một băng buộc ngược vào băng đã cắm trong súng với 4 quả lựu đạn cầu. Hôm 12-7 khi rút xuống em đã vứt lại khẩu AK Tiệp của em nhưng trên đường xuống em cũng sợ là mất súng là bị kỷ luật nên gặp khẩu AK tàu của ai đó vẫn còn nguyên 2 băng đạn trên súng em đã khoác về và để dùng luôn.

Ăn cơm tối xong đội đi lấy tử sỹ bắt đầu đi, có 3 trinh sát E đi trước mở đường và mấy bác trinh sát có nhiệm vụ lên trên cửa mở nằm chốt tại đó đề phòng lính TQ còn tụi em thì cứ đi gặp xác anh em là bắt đầu lấy và cứ tự động về. Lần gặp xác đầu tiên em giật mình vì cứ nghĩ là lính Tây, trời mưa nên xác anh em trương lên to lắm và thôi rồi cái mùi không thể chịu nổi, chính vì thế nên hôm sau D cấp cho ít hộp dầu cao sao vàng để lính bọn em khi vào đến khu chiến thì bôi vào mũi. Quy trình lấy thì đúng như đại phó đã phổ biến là buộc dây dù vào rồi tụt xuống nằm kéo, sau đó bắt đầu đặt anh em vào tấm tăng ni lon quấn lại và xỏ đòn khênh vào và khênh về. Khổ nhất là anh em hy sinh ở mọi tư thế và khi bọn em vào lấy thì xác đã cứng lại nên có trường hợp bó anh em lại nhưng phải đục thủng tăng để thò tay ra. Mấy cậu lính dân tộc thì vô tư vừa khênh vừa ăn lương khô mà chân anh em cứ đung đưa trước mặt chỉ cách khoảng 20cm, em thì không phải khênh chỉ cắp súng, đeo túi thuốc ngồi cảnh giới và lúc nào cũng về sau cùng. Ròng rã như vậy khoảng 5-6 hôm, mấy hôm đầu thì đi vào chân 772 hoặc lên một tý là về nhưng sau này bọn em mò lên tận cửa mở để lấy. Lúc vào chiến hào thấy súng đạn anh em vứt lại vẫn còn nguyên. Thằng tàu đã dát lại còn nói phét, sau này có tay sỹ quan tàu viết trên mạng là ra đếm xác lính mình có 3700 tử sỹ mà em thấy phì cười, nếu phải lính ta thì đã mò ra thu chiến lợi phẩm đằng này mấy thằng tàu không dám ra khỏi công sự. Đã thế lại còn nổ là bên ta đi quá 50 người và có mang theo vũ khí nên tụi nó khai hỏa bắn chết hết, em nói thật hồi đó có sỹ quan nào bảo anh em đi ban ngày thì chẳng thằng lính nào đi. Vừa trải qua một trận như vậy bố ai dám nghênh ngang đi vào đó ban ngày, tin sao được mấy thằng tàu đấy mà đi để chết à.
Hồi đó khi mang xác anh em về bọn em để ở ngay lèn đá 468, đến tối lính vận tải mang gạo và thực phẩm vào và mang tử sỹ ra Làng Pinh và có xe ô tô chở về HG. Hồi đó hội mẹ chiến sỹ Hà Giang, hội phụ nữ thị xã khi tắm và khâm liệm đã vừa làm vừa khóc vì thương xót các liệt sỹ đã hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ và có rất nhiều liệt sỹ vô danh.
Một hôm C có lệnh ăn cơm chiều xong cả C thu dọn quân tư trang, vũ khí để tối bắt đầu hành quân rút ra. Bọn em thằng nào cũng mừng vì được rút về và cứ ngĩ là lại về Phương Thiện, anh em ai cũng háo hức và ngắm nhìn lại lèn đá 468. Một khối đá sừng sững nằm bên quả đồi đất đã che chở cho cả C5 D2 E876 suốt gần một tháng trời. Phải nói địa thế ở đây quá hiểm, pháo TQ không bao giờ bắn vào được nên sau này hồi tháng 10-1984 sư đoàn 356 đã đặt sở chỉ huy ở nơi đây khi E153 bọn em đánh 685.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,686
Động cơ
567,409 Mã lực
Có là người trong cuộc mới thấy cái khốc liệt của chiến tranh, đồng đội mình vừa mới ngồi nói chuyện với nhau mà chỉ một lúc sau đã thành thiên cổ
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
22,956
Động cơ
629,091 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Các cụ CCB tiếp đi ạ! Em như đang được xem phim hành động của Mỹ, vừa thấy tự hào, vừa đắng lòng!
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,895
Động cơ
346,320 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là vừa tự hào, nhưng cũng đắng lòng ...
Mời các cụ CCB tiếp tục ạ !!
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,150 Mã lực
Có là người trong cuộc mới thấy cái khốc liệt của chiến tranh, đồng đội mình vừa mới ngồi nói chuyện với nhau mà chỉ một lúc sau đã thành thiên cổ
Năm 2010 em lên Vị Xuyên và gặp anh Đệ C trưởng của D9 E149, khi nói chuyện với anh về trận 14-1-85 E153 đánh 685 và E149 đánh 300-400. Anh Đệ đã rưng rưng nước mắt khi kể về ngày đó, anh ấy nói " Trận đó trong cái may của anh thì là cái rủi của C phó, Anh là C trưởng nhưng chưa qua trường lớp nên phải đi mũi dự bị, C phó vừa học lục quân ở Sơn Tây về nên đi mũi chủ công và đã bị hy sinh ". Anh ấy còn kể là đã khóc khi thấy một cậu lính khóc sụt sịt ôm cái bao tải xác rắn mà lính trên đó dùng để đựng cát đắp công sự. Anh ấy hỏi sao lại khóc và ôm cái tải đấy làm gì thì cậu lính khóc và giở bao ra cho anh ấy xem. Đó là người bạn của cậu ấy đã hy sinh vì pháo TQ nhưng chỉ còn có nửa người, tất cả chỉ đủ trong cái bao nho nhỏ đấy thôi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trên toàn tuyến địch tiếp tục tiến hành các vụ pháo kích, tập kích, phục kích… Từ 28/4/84 đến 26/5/84 đã bắn 43.670 viên đạn pháo cối, riêng Hà Tuyên 27.380 viên, Lạng Sơn 13.300 viên, Quảng Ninh 1.625 viên, Cao Bằng 960 viên, Lai Châu 340 viên, Hoàng Liên Sơn 170 viên.

Ngày 11/6/84, ta tiến công hiệp đồng bộ - pháo với quy mô trung đoàn, do eBB876/fBB356/QK2 đánh 233, 685 không thành công.

Cuối tháng 6-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận quyết định tổ chức tiến công lớn để giành lại các chốt bị chiếm đóng. Lực lượng tham gia đợt tiến công này gồm 3 trung đoàn : eBB141/fBB312/QĐ1 đánh 1030, Si Cà Lá; eBB174/fBB316/QK2 đánh 233, bình độ 300 – 400; eBB876/fBB356/QK2 đánh 772, 685.

Ngày 12-7-1984, trên cả 3 hướng ta đồng loạt nổ súng tiến công địch. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, đánh giá địch không chính xác, quyết tâm và cách đánh không phù hợp, nóng vội… nên trận tiến công thất bại, các đơn vị bị tổn thất lớn.

Đến tháng 11-1984, Bộ Tư lệnh mặt trận hạ quyết tâm mở tiếp một đợt tiến công vây lấn. Lần này các đơn vị có 4 tháng chuẩn bị.

Ngày 18/11/84, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại các mục tiêu ở 300 – 400, 685. Sau 5 ngày đêm, eBB14/fBB313/QK2 thực hành vây lấn ở 300-400, eBB153/fBB356/QK2, tăng cường 1d đặc công thực hành vây lấn ở 685.

Đợt chiến đấu kéo dài từ 18-11-1984 đến 18-1-1985 (ta ngừng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán). Ta không chiếm được A5, không khôi phục được hoàn toàn 300 - 400, 685 nhưng đã giành lại được một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát địch ở đồi Chuối, đồi Cô X, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và mỏm E2, E3, E5 của 685, có nơi chỉ cách địch 15-20m. Cá biệt ở Bốn hầm, chốt của ta và địch chỉ cách nhau 6-8m. Ở khu vực này cả 2 bên thay nhau phản kích, giành giật chốt liên tục như ở Bốn hầm 38 lần, 685 41 lần, đồi Cô X 45 lần… Tuy nhiên do địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, đến tháng 3/85 địch chiếm lại được E2, E3, E5 ở 685.

Từ 27/5 đến 30/5/85, sau khi thay quân địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, Cô X, bình độ 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại.

Ta cũng mở một số trận tiến công hoặc tập kích bằng bộ binh và đặc công, trong đó đáng chú ý nhất là trận tiến công chiếm lại A6B (31/5/85) và chốt giữ, đánh bại 21 đợt phản kích của địch từ 1/6-13/6/85, trận tái chiếm điểm cao 400 (19/7/85)…

Từ 23/9 đến 25/9, địch mở đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Tròn, lũng 840, Pha Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô X, 1100 (tây sông Lô) bị ta đánh bại. Riêng ở Pha Hán ta mất chốt nhưng sau 1 ngày đêm đã tổ chức phản kích khôi phục được trận địa.

Tháng 10 và 11/86, địch mở nhiều đợt tiến công vào khu vực bắc suối Thanh Thuỷ, Pha Hán, Minh Tân đều bị ta đánh bại.

Từ 5 đến 7/1/87, địch mở đợt tiến công lớn với quy mô sư đoàn, trong 3 ngày bắn hơn 100.000 viên đạn pháo cối để chi viện bộ binh tiến công các điểm tựa của ta mà chủ yếu là đồi Đài và Cô X. Đợt tiến công này cũng bị ta đánh bại.

Từ sau đợt tiến công này, địch bắt đầu giảm dần các hoạt động lấn chiếm và bắn phá. Chiến sự ở mặt trận biên giới Vị Xuyên dần dần lắng xuống. Ngày 21-12-1988, lần đầu tiên địch ngừng bắn pháo vào Vị Xuyên, nơi chưa hề có một ngày im tiếng pháo kể từ năm 1984. Từ năm 1989, địch giảm bắn pháo và rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy.

Ngày 13-3-1989, địch rút khỏi 20 điểm chiếm đóng và đến tháng 9-1989, địch rút khỏi 9 điểm còn lại.


Trong 5 năm tác chiến, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 15.000 tên địch, bắt 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập).

Đánh thiệt hại nặng 4 trung đoàn, 43 tiểu đoàn, 18 đại đội, 10 trung đội; đánh thiệt hại vừa 4 tiểu đoàn, 5 đại đội, 4 trung đội; đánh thiệt hại nhẹ 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 10 trung đội.

Phá hủy 100 khẩu pháo các cỡ, 100 khẩu súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng, 1.550 ụ súng, lô cốt, hoả điểm, đài quan sát của địch...

Thu được 50 khẩu súng bộ binh, 50 máy thông tin cùng một số khí tài khác.


Địch bắn vào biên giới Hà Tuyên (chủ yếu là Vị Xuyên - Yên Minh) tổng cộng 1.858.613 quả đạn pháo cối, giai đoạn khốc liệt nhất là từ 1984-1987, ngày cao nhất 61.115 quả.
 

nvthu

Xe buýt
Biển số
OF-86206
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
703
Động cơ
415,357 Mã lực
Nơi ở
MT
Nghe các anh kể chuyện hay quá quên cả ăn tối để đọc
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,616 Mã lực
Em post tiếp hồi ký của CCB Cao Sơn.
Phần tiếp theo : Đánh nhau bên đất Tầu.
Đêm hôm ấy, em không ngủ được. Hoàn toàn không phải vì sợ, mà thấy tiếc thời gian cho giấc ngủ. Cứ nghĩ rằng, mình ngủ và chẳng biết liệu ngày mai mình có dậy không, thế là lại cố căng mắt để thức.
Một đêm yên tĩnh trôi qua.

Sáng sớm, thằng Chính dậy. Nó đứng *** ngay trước cửa hầm. Một tay cầm vòi phun lung tung, một tay cầm quả đạn cối to bằng cái bắp ngô thả vào khẩu cối 60. Tiếng nổ đầu nòng làm em giật mình, vơ khẩu súng, đội mũ sắt lao ra cửa hầm. Thằng Chính cười hềnh hệch bảo đấy là bắn cầm canh. Em kêu phí đạn thế, Tàu nó sang thì lấy đâu ra đạn mà đánh. Thằng Chính bảo, phải bắn cho chúng nó biết chủ quyền của VN ở trên điểm cao này. Các hầm xung quanh cũng thế, anh em vừa *** vừa bắn, ngoạn mục lắm.

Trời sáng rõ, em leo lên hầm nhìn sang bên tàu. Cũng rừng cũng núi như ở bên ta. Sao nó còn muốn lấy đất ta làm gì?
8h sáng, em được lệnh tập trung. Khả năng hôm nay lại đánh. Một trung đội được lệnh vòng ra sau đánh vào lưng khi tấn chúng tấn công điểm cao. Em nằm trong nhóm đó. Thằng Chính nhìn em đầy lo âu, nó không chào tạm biệt, chỉ bảo em cẩn thận.
Bọn em xuất phát, có trinh sát dẫn đường. Hành trang gọn nhẹ: lương khô, nước, 2 quả lựu đạn, súng và 100 viên AK.
Trinh sát là thằng Sơn rùa, quê ở Đan phượng, trước là lính trung đoàn 72, trinh sát luồn sâu. Cu cậu cũng mới được điều lên đây. Riêng nó có la bàn và bản đồ. Địa điểm tập kết thì chỉ mình nó biết.

Đi đến chiều. Bọn em dừng lại ăn lương khô. Mặt thằng Sơn tái ngắt, không hiểu vì đói hay mệt. Ăn xong nó lại giục anh em đi mau. Nó truyền lệnh xuống phía dưới cho những người đi sau xoá dấu vết. Bỏ mẹ, sao lại phải thế? Sao lại phải xoá dấu vết. Em chưa có kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng thấy nghi ngờ.
Trời tối. Bon em dừng chân ở một thung lũng. Mọi người tản ra, không được nói chuyện, ko được hút thuốc, không có ánh lửa. Em tiến đến chỗ Sơn rùa. Nó đang cầm cái đèn pin bịt vải đen chỉ khoét một lỗ bằng hạt gạo soi bản đồ. Em hỏi lạc đường rồi đúng không Sơn. Nó nhìn em sợ hãi hỏi sao biết. Em bảo thấy mày bắt xoá dấu vết là tao ngờ rồi. Sơn bảo, bỏ mẹ, lạc vào đất tầu 5 cây rồi. Em tí ***** ra quần. Bây giờ mà gặp lính Tàu, chắc chắn cái thung lũng này thành cối xay thịt. Sơn bảo, có nên nói cho anh em biết không. Em bảo, nên nói để anh em chuẩn bị tinh thần. Trung đội phần lớn là lính mới như em, một số lính cũ, cũng chỉ đánh dăm ba trận thôi, không lại được với lính thời chống Mỹ. Thoạt đầu mọi người rất hoang mang, sau cũng ổn định dần. Em bảo, tối nay ta cố mà ngủ. Nếu đánh thì đánh, chết thì chết. Đời trai, một xanh cỏ, hai đỏ ngực, lo gì.

May quá, một đêm yên tĩnh bên Tàu đã trôi qua.

Trời tang tảng sáng, bọn em quyết đinh nhằm hướng nam tiến. Không cần trinh sát, không cần la bàn, không cần cắt góc phương vị, cứ hướng nam là về đất Việt rồi. Mệnh lệnh được ban ra, tuyệt đối bí mật, gặp địch, mọi người tản thật nhanh. Nếu bị phát hiện. Lính mới không được nổ súng, để lính cũ bắn trước.
Đi được khỏang 2 tiếng, bên sườn núi bên cạnh có tiếng đá rơi rào rào. Anh em vội vang tản ra mỗi người mỗi hướng. Không biết bọn Tàu đã phát hiện ra mình chưa. Không khí như đông đặc lại, thời gian ngừng trôi, ai nấy căng thẳng.

Một tràng AK đột nhiên ré lên, phá tan sự im lặng. Bên kia nhốn nháo, bên ta nhốn nháo. Thằng Tạo, quê ở phúc thọ, sợ quá tay ríu vào cò súng không gỡ ra được. Bên tàu đã phát hiện ra ta. Chúng chưa biết bên ta có bao người. ta cũng chưa biết chúng thuộc đơn vị nào, binh chủng vào, bộ đội biên phòng hay sơn cước. Sau tràng AK lỡ làng kia, lập tức ta nổ súng áp đảo ngay. Bây giờ em mới hiểu tại sao chỉ có lính cũ được bắn. Khi chưa biết thực lực của nhau, các bên thường nghe tiếng súng để đoán trình độ tác nghiệm chiến trường của nhau. Nếu tiéng điểm xạ đều, tằng tằng...tằng tằng. Cứ 2 phát một, đều như giã cua, không nhanh, không chậm, ắt hẳn tay cơ cao, đánh trận nhiều. Lính mới thường làm một tràng dài, bắn vọt lên giời, sau đó lại im bặt. Riêng khoản điểm xạ, sâu tay cò không lo tắc cú, em bắn hơi bị chuẩn. Lúc đó em hơi sợ, lẩm bẩm bài:'''''''' tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." lấy lại được khí thế ngay. Bọn Tàu nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi. Chúng có chừng một đại đội, đóng vắt vẻo bên sưòn núi. Chúng đang đánh răng rửa mặt buổi sáng. Chắc chúng mới đến đêm qua vì chiều qua chúng em qua đây không gặp. Em vừa bắn vừa di chuyển. Khoảng 10 phút sau, em hết sợ, máu căng phần phật trên mặt. Em mang có 100 viên đạn nên bắn rất tiết kiệm. Trong iều kiện thế này, lấy đạn của đich là điều không tưởng. Bọn Tàu bắt đầu ổn định, chúng cũng đoán ta không đông, chúng bắt đầu triển khai tấn công. Tả khoai ầm ỹ như đi chợ.


Bộ đội trên biên giới Vị Xuyên, Hà Giang 1984.

Vừa đánh vừa rút. Rút không nhanh chúng chặn khe núi đằng kia thì ngồi đấy đợi nó nhằm từng thằng nó xơi. Bọn tàu cũng nhìn thấy điều đó, chúng bắt đầu triển khai quân chặn đượng rút của bọn em. Bọn em chạy phía dưới, chúng chạy phía trên. Vừa chạy vừa bắn như phim Mỹ. Khi còn cachs khe núi một quãng nữa, súng rổ rát mang tai. Em và mấy người nữa, trong đó có thằng Tạo, chặn lại cho mọi người rút lui. Mọi người nhanh chóng vượt qua khe núi. Em và nhóm ở lại bình tĩnh chặn các đợt phản công của địch. Đạn mọi người để lại cho bọn em khá nhiều. Thằng Tạo nổi hứng bỏ AK, dùng trung liên RBK bắn như vãi trấu. Thằng Luyện dùng AK và khẩu M79, thi thoảng lại đệm một quả như tiếng pháo đùng. Bọn em cầm cự khaỏng 1 tiếng. Thằng Luyện bị một viên xuyên qua bắp tay, may chỉ vào phần mềm. Cái mũ sắt của em bẹp một góc, không hiểu bị bắn lúc nào. May thế cơ chứ, nếu không, chắc vỡ tan thiên linh cái rồi còn đâu.
Khi biết chắc chắn anh em đã thoát khỏi tầm nguy hiểm, bọn em rút lui.

Sau khoảng một tiếng. Bọn em bắt đầu rút. Phía bên kia cũng ngừng tấn công. Em kiểm lại cơ số đạn dược. Thấy còn đủ để đánh trận nữa. Thằng Tạo lấy một quả lựu đạn mỏ vịt, rút gần tụt chốt, buộc vào sợ dây chuối, chăng ngang đường đi. 5 thằng chạy nhanh qua hẻm núi. Chạy khoảng nửa tiếng thì dừng lại thở. Thằng nào mặt mũi cũng đen nhẻm vì khói súng. Bây giờ mọi người mới chú ý đến vết thương của thằng Luyện, máu vẫn chưa cầm, ri rỉ chảy qua lớp băng. Mặt nó tái xanh vì sợ và vì mất máu. Nó khát nước, em đưa cho nó cái bi đông. Nó uống được 2 hớp em giằng lại, uống càng nhiều càng mất máu. Có tiếng lựu đạn nổ sau khe núi. Thằng Vinh, quê ở ba vì, cười sằng sặc. Ít nhất cũng phải đi 2 thằng Khựa. Em bảo, nghỉ thế thôi. Tiếng nổ vừa rồi chứng tỏ bọn nó đã vượt qua khe núi. Chạy không mau thì thành bia di động cho chúng nó bắn bây giờ.

Lúc ở lại chặn địch, thằng nào cũng thích có nhiều súng đánh cho nó máu. Bây giờ cần rút nhanh thấy lỉnh kỉnh quá. Thằng Tạo ngoài khẩu AK còn khẩu Trung liên. Thằng Luyện bị thương, tự đi được là may lắm rồi, khẩu AK và khẩu M79 chia cho thằng Vinh và thằng Minh vác. Em xách túi đạn M79, đâu còn mươi quả gì đấy, nặng cũng kha khá.

Bọn em tính nhẩm trong đầu, đường chim bay về VN khảng 2 đến 3 km. Trèo đèo lội suối vòng vo đến 10 km là cùng. Đi nhanh chỉ hết 2 tiếng. Cả bọn mừng khấp khởi. Dọc đường còn bình luận lính sơn cước của Tàu thua xa dân quân tự vệ của mình.

Bên kia sườn núi bỗng có 2 con đại bằng bàng núi bay vọt lên, lượn mấy vòng trên không mà chẳng chịu xuống. Em là người HN, nhưng vẫn theo ông đi săn. Em hiểu rằng có người ở đấy. Vậy thì chết rồi. Thảo nào thấy bọn nó ngừng tấn công. Anh em đã vội coi thường lính sơn cước. Chúng nó thôi tấn công để triển khai các mũi bắt sống anh em đây mà. Em bảo mọi người dừng lại hội ý nhanh. Tình hình là không thể đi qua con đường trước mặt. Hai bên là núi đá, vách dựng đứng. Có trèo được lên thì cũng chạm bọn tàu phiá bên kia. Chúng nó là lính sơn cước. Xuất thân là dân miền núi, leo núi nhanh hơn chạy bộ. Mình toàn dân đồng bằng, có mỗi thằng Vinh người ba vi, ở đấy còn có núi. Leo thi với bọn tàu cầm chắc caí thua. Tiến lên không được, lui lại không song. Anh em ngồi xuống phiến đá bên đường, ngó nghiêng tìm chỗ nấp. Đánh nhé, chết thì thôi. Cả năm anh em chưa ai lấy vợ. Chết rồi, bố mẹ khóc một ngày là nguôi ngoai. Thằng Luyện có người yêu rồi. Lúc nhập ngũ có ăn nằm với cô ấy. Chẳng hiểu có đậu giọt máu nào không. Nó sụt sịt ngồi khóc. Anh em chia nhau đều chỗ đạn. 5 thằng phá lệ chia tay nhau, nói lời vĩnh biệt, thằng nọ mong thằng kia sống để về chăm dưỡng bố mẹ của nhau. Cứ hi vọng thế thôi. Chứ ai cũng cầm chắc cái chết. Sau màn chia tay, thằng nào thằng nấy vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Em chọn một phiến đá cao. Tựa lưng vào vách núi, mặt hướng ra đoạn đường vừa qua. Đằng nào cũng chết thì phải chết cho oai.

Một ý nghĩ loé lên. Chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất. Bọn Tàu đang đuổi theo ta, tai sao ta không đi ngựoc lại chỗ chúng nó. Ít ra là thoát được trận này. Sau đó tuỳ cơ ứng biến. Em gọi mọi người, trình bày phương án. tất cả đồng ý. Em bảo mọi người bây giờ mình đang chơi trò mèo đuổi chuột. Vì vậy phải nhanh, gọn, giấu bớt súng đi chạy cho nhanh. Năm thằng lập tức quay ngược trở lại. Em vẫn giữ khẩu M79 vì nó cũng không nặng lắm.

Đúng như dự đoán, đi được một lúc thì bọn em gặp bọn Tàu. Chúng đi không nhanh, cẩn thẩn nhưng không lục soát dọc đường. Chúng nghĩ là bọn em đã chạy xa. Chúng đợi bọn em gặp cánh phục kích nổ súng thì chúng mới khép vòng vây. Chính vì điều đó, chúng đi qua chỗ 5 thằng nấp mà không hề hay biết. Em nhìn rõ từng thằng đi qua, thằng nào thằng ấy đi trên đá như bay. Chúng chẳng to hơn anh em là mấy, nhưng rắn rỏi hơn nhiều. Khi thằng cuối cùng đi qua, đợi một lát cho an toàn, bọn em ra khỏi chỗ nấp. Thằng Tạo lại đ ái ra quần vì sợ. May lần này nó không bóp cò súng. Em bảo mọi người, bây giờ quay lại chỗ chúng nó đóng quân hôm qua. Trốn đấy là an toàn nhất. Vì khoảng 1,2 giờ nữa, 2 cánh quân gặp nhau, chúng sẽ xới tung cả cánh rừng này để truy lùng bọn em. Vì vậy, nơi ít có khả năng tìm kiếm chính là chỗ chúng vừa đóng quân.

Khi bọn em trở lại đến khe núi hồi sáng đánh nhau, chỗ quả lựu đạn nổ, không hề có vết máu. Lựu đạn mỏ vịt khi bật chốt, sáu đến bảy giây sau mới nổ. Chắc là chúng kịp chạy. Bọn em thận trọng leo lên lưng chừng núi. Mười mấy cái xác được xếp ngay ngắn, bọc bên ngoài bằng một túi nilon màu xanh, in ngôi sao bát nhất và chữ Tàu loằng ngoằng. Chúng nó đã kịp căng lều dã chiến. Chắc bên trong có thương binh vì bọn em nghe thấy tiếng la hét đau đớn vọng ra. Thằng Vinh bảo trèo lên phía trên bọn Tàu rồi kiếm hốc đá nào ẩn náu. Em bảo lên trên dễ coi động tĩnh của bọn tàu, nhưng sểnh chân, có hòn đá nào rơi xuống thì xong phim. Xuống thấp hơn chúng nó, khéo vẫn theo dõi được mà lại an toàn hơn.

Bình thường, chắc mấy thằng phải cãi nhau ỏm tỏi tranh nhau ai bắn trúng, Tàu chết nhiều. Bây giờ không ai còn tâm trí để đùa. Bọn em kiếm hốc đá ẩn tạm vào, giở lương khô ra ăn. Lương khô chỉ còn một ngày ăn. Bọn em không dám ăn nhiều, sợ phải ở lại đây vài ngày cho đến khi bọn Tàu rút lui.
Đến chiều, hai cánh quân gặp nhau đã rút về. Chúng nói oang oang. Tiếc là em không hiểu tiếng tầu để nắm tình hình. Mọi người thấy thế bảo đên nay rút luôn. Em vốn cẩn thận, bảo suy nghĩ cái đã. Em quyết đinh ở lại đêm nay, đến sáng mai nếu không thấy chúng đổi quân thì rút. Đêm hôm đó, anh em thay nhau gác. Mệt đờ đẫn nhưng chẳng dám ngủ.

Đến sáng, một số lính Tàu rời khỏi doanh trại, Chúng đi đổi ca cho bọn phục kích bọn em suốt đêm qua. May chưa. Nếu đêm qua bọn em mò mẫm về chắc bị chúng tóm sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,417 Mã lực
Đọc đi đọc lại chuyện này mấy lần vẫn thấy hay, nhiều đoạn bật cười vì cách hành văn dí dỏm của bác Cao Sơn này !

Tác giả dạo này chuyển nghề sang cầm ...súng bắn tỉa :D

 

Ford focus2011

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-155552
Ngày cấp bằng
6/9/12
Số km
76
Động cơ
353,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Website
quoctevietauto.com
Nhờ bác Vị Xuyên 84 mà thế hệ chúng em mới biết được sự thực của CTBG chứ cuộc CT này được báo đài nhắc tới và lịch sử cũng chẳng ghi lại.. 8->
 

baccucai

Xe tải
Biển số
OF-92761
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
230
Động cơ
405,280 Mã lực
các cụ cho em hỏi 1 chút, em có 1 ông cậu cũng nằm ở chốt 4 hầm, cậu em có đọc mấy câu thơ gì đó của lính chốt thời điểm đó về 4 hầm, đỉnh Cốc Nghè, Làng Pình mà em chưa rõ. Nay thì em ko còn cơ hội để hỏi lại nữa. Cụ nào rõ chỉ cho bọn hậu bối chúng em biết với. (cậu em là lính Vĩnh Phúc )
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,150 Mã lực
các cụ cho em hỏi 1 chút, em có 1 ông cậu cũng nằm ở chốt 4 hầm, cậu em có đọc mấy câu thơ gì đó của lính chốt thời điểm đó về 4 hầm, đỉnh Cốc Nghè, Làng Pình mà em chưa rõ. Nay thì em ko còn cơ hội để hỏi lại nữa. Cụ nào rõ chỉ cho bọn hậu bối chúng em biết với. (cậu em là lính Vĩnh Phúc )
Không biết thời ông cậu của cụ nằm trên đó là năm nào, thời 84-85 bọn em nằm trên đó chả có thấy thằng nào làm nổi thơ nhưng sau này lính ta chốt lâu trên đó mới hay có thơ đại ý như " 685 chôn vùi tuổi trẻ, đỉnh Cốc nghè che khuất tương lai ". Lính mà các cụ, nên thơ chỉ có thế chứ không thấy thằng lính nào làm thơ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng cả. Hi...hi khi ca sỹ Hoàng Chè và Ánh Tuyết lên hát phục vụ chiến sỹ thì có câu thơ khắc trên vách hầm " Có ai lên đỉnh Cốc Nghè , để nghe Ánh Tuyết, Hoàng Chè hát ca ", thế mà lính ta tinh nghịch lại viết " Có ai lên đỉnh Cốc Nghè. Để xem Ánh Tuyết, Hoàng Chè ấy nhau ". Em cũng chỉ nghe về sau này thôi.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Thế theo cụ ước đoán thì lấy về được bao nhiêu tử sĩ?
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
22,956
Động cơ
629,091 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thế theo cụ ước đoán thì lấy về được bao nhiêu tử sĩ?
Bao nhiêu bây giờ không quan trong nữa. Quan trọng là chính phủ và người dân mãi ghi công những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Các cụ CCB kể tiếp đị ạ! Mà em chưa thấy cụ CCB ở các chiến trường biên giới khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh lên tiếng nhỉ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top