[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,821
Động cơ
447,889 Mã lực
Ở đây không liên quan gì đến phân biệt chủng tộc hay vùng miền mà chỉ nói đến sự muốn thể hiện một cách thiếu ý thức của nhiều người thôi.
Thực tế thì rất nhiều các ông lúc nào cũng thể hiện nổi trội này chưa bao giờ có mặt ở mấy chỗ người ta gọi là chiến trường. Có nhiều ông chỗ hội họp nào cũng đến để chém gió như đúng rồi, nhưng khi được hỏi cụ thể sẽ tòi đuôi chỉ dính dáng đến đơn vị đã từng lên trên đó. Khu mặt trận rất hẹp, địa hình hiểm trở, pháo tầu bắn ác liệt không kể ngày hay đêm nên không thể dồn rất nhiều quân. Tuy ở mặt trận Vị Xuyên hầu hết các đơn vị có tiếng đều đã gửi người tham gia, rất nhiều sư gửi các trung đoàn thiện chiến, nhưng trung đoàn có khi chỉ có 1 tiểu đoàn có khi còn ít hơn, thời gian cũng có khi chỉ 1 hay 2 tháng,...Giữ địa bàn chính là các đơn vị địa phương.
Những người đã trực tiếp trong hoàn cảnh ác liệt thường rất có ý thức với những đồng đội của họ đã nằm lại!
Đúng cách nâng quan điểm, đưa ví dụ, không cần biết hoàn cảnh người khác để đánh giá người khác của cụ, thật hẹp hòi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,922
Động cơ
872,679 Mã lực
Đúng cách nâng quan điểm, đưa ví dụ, không cần biết hoàn cảnh người khác để đánh giá người khác của cụ, thật hẹp hòi.
Ở đây cũng chẳng phải là chỉ nâng quan điểm!
Nếu chỉ là những người khác trong xã hội thì là quyền tự do của họ,
Nhưng mang danh nghĩa cựu chiến binh diễn với binh phục của đối phương trong những buổi lễ tưởng niệm đồng đội mình là điều không thể chấp nhận.
Đại đa số những người đã từng chứng kiến đồng đội họ ngã xuống sẽ không bao giờ chấp nhận như vậy!
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,821
Động cơ
447,889 Mã lực
Ở đây cũng chẳng phải là chỉ nâng quan điểm!
Nếu chỉ là những người khác trong xã hội thì là quyền tự do của họ,
Nhưng mang danh nghĩa cựu chiến binh diễn với binh phục của đối phương trong những buổi lễ tưởng niệm đồng đội mình là điều không thể chấp nhận.
Đại đa số những người đã từng chứng kiến đồng đội họ ngã xuống sẽ không bao giờ chấp nhận như vậy!
Dịp đi của hội này không phải là dịp 12/7 các cựu chiến binh đi viếng các liệt sỹ ở Vị Xuyên, mà đây là dịp đi chơi cuối năm, thăm nơi đóng quân cũ ở Lào Cai và giao lưu đá bóng của đội sư 356.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,922
Động cơ
872,679 Mã lực
Dịp đi của hội này không phải là dịp 12/7 các cựu chiến binh đi viếng các liệt sỹ ở Vị Xuyên, mà đây là dịp đi chơi cuối năm, thăm nơi đóng quân cũ ở Lào Cai và giao lưu đá bóng của đội sư 356.
Khác với các buổi giao lưu thông thường của bộ đội, đám lính Vị Xuyên ngoài việc chào cờ, hát bài Quốc Ca là mặc niệm tưởng nhớ vị tướng Anh cả của QĐNDVN và các đồng đội đã hy sinh!
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,109
Động cơ
25,694 Mã lực
Ở đây không liên quan gì đến phân biệt chủng tộc hay vùng miền mà chỉ nói đến sự muốn thể hiện một cách thiếu ý thức của nhiều người thôi.
Thực tế thì rất nhiều các ông lúc nào cũng thể hiện nổi trội này chưa bao giờ có mặt ở mấy chỗ người ta gọi là chiến trường. Có nhiều ông chỗ hội họp nào cũng đến để chém gió như đúng rồi, nhưng khi được hỏi cụ thể sẽ tòi đuôi chỉ dính dáng đến đơn vị đã từng lên trên đó. Khu mặt trận rất hẹp, địa hình hiểm trở, pháo tầu bắn ác liệt không kể ngày hay đêm nên không thể dồn rất nhiều quân. Tuy ở mặt trận Vị Xuyên hầu hết các đơn vị có tiếng đều đã gửi người tham gia, rất nhiều sư gửi các trung đoàn thiện chiến, nhưng trung đoàn có khi chỉ có 1 tiểu đoàn có khi còn ít hơn, thời gian cũng có khi chỉ 1 hay 2 tháng,...Giữ địa bàn chính là các đơn vị địa phương.
Những người đã trực tiếp trong hoàn cảnh ác liệt thường rất có ý thức với những đồng đội của họ đã nằm lại!
Em đồng ý với cụ, và em cũng đã từng biết vài người như thế.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,669
Động cơ
595,641 Mã lực
Mỗi năm cứ đến giữa tháng 2 lại nhắc nhở về cuộc chiến này!
 

K197hvan

Xe tải
Biển số
OF-204727
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
439
Động cơ
324,109 Mã lực
KỶ NIỆM 66 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27-7

Khắc khoải Vị Xuyên

Thứ Tư, 24/07/2013 22:37
Tháng 7-1984, chỉ trong một ngày, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc. 29 năm đã trôi qua song hài cốt hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy, để lại nỗi day dứt khôn nguôi cho đồng đội và thân nhân

Những chiến sĩ con dân đất Việt/ Tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé toác vai, đạn cày rách mặt/ Súng cầm tay rực lửa/ Xông pha giữ đất biên thùy... Cựu binh Đặng Việt Châu - nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 - bùi ngùi đọc lại những vần thơ ông viết ngày 2-9-1984, khi đơn vị làm giỗ 50 ngày cho các đồng đội đã hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Khúc bi tráng trên cao điểm 772
Theo tư liệu của Sư đoàn 356, trong trận đánh lịch sử chống quân Trung Quốc (TQ) ngày 12-7-1984, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Tiểu đoàn 3 khi ấy do đại úy Nguyễn Hữu Thanh làm tiểu đoàn trưởng, ông Châu là chính trị viên, có nhiệm vụ phối hợp tấn công và chiếm lại tuyến phòng ngự Đ3 ở cao điểm 772 từ quân TQ.


Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7-1984. Ảnh: MINH ĐIỀN
"0 giờ ngày 12, đại úy Thanh cùng mũi xung kích tiến lên phía trước theo bộ phận đặc công. Bốn giờ, súng bắt đầu nổ, mặt đất ầm vang. Đến 6 giờ 5 phút, ở khu đồi Đ3, tiếng hô xung phong vang động át cả tiếng đạn bom... Đến tận giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn thấy nôn nao" - ông Châu xúc động.
Tuy nhiên, tình hình diễn biến không thuận lợi. Quân TQ co cụm chống đỡ chờ tiếp viện. Sau đó, hỏa lực TQ bắn vào trận địa ta mỗi lúc càng ác liệt hơn. Lực lượng bộ binh ém sẵn của TQ tràn lên tấn công giành giật các vị trí với ta. Thương vong bắt đầu xảy ra với Tiểu đoàn 3...
"Đại úy Thanh dẫn đầu một mũi quân đánh thọc lên khu vực sở chỉ huy của TQ ở cao điểm 772. Quân TQ chống trả dữ dội. Anh Thanh bị trúng đạn rất nặng nhưng vẫn bình tĩnh tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn, sau đó đã anh dũng hy sinh. Nơi anh nằm xuống chỉ cách hầm chỉ huy của phía TQ khoảng hơn 10 m" - ông Châu ngậm ngùi.
Từ sáng đến trưa 12-7-1984, lực lượng ta đã tổ chức hàng chục đợt tấn công nhưng đều bất thành. Hỏa lực của phía TQ từ trên cao dội xuống hầu như không lúc nào ngừng. Trong tình thế khó khăn, bộ đội ta vẫn quyết tâm tấn công đánh chiếm lại mục tiêu...


Đồng đội và thân nhân những liệt sĩ hy sinh ngày 12-7-1984 tại Vị Xuyên chưa tìm được
hài cốt thắp hương tưởng niệm các anh. Ảnh: VĂN DUẨN
Nhắc lại trận đánh năm xưa cùng những đồng đội của mình, ông Châu không giấu được niềm tự hào và xúc động. "Đại đội trưởng Nguyễn Văn Minh bị thương nặng vẫn giữ vững vị trí. Khi bị thương lần 2 nặng hơn, Minh được anh em đưa khỏi cao điểm 772 rồi bị lạc trong rừng. Mãi đến sáng 18, sau nhiều ngày tìm kiếm, đơn vị mới thấy anh. Khi đó, Minh đã rất yếu vì mất nhiều máu, vết thương nhiễm trùng. Nhận ra tôi, Minh chỉ nói được tiếng "anh" rồi ngất lịm" - ông Châu bồi hồi.
Còn nhiều, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356 đã bất chấp tính mạng để giành lại từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Trung đội phó Nguyễn Văn Hà bị đạn pháo tiện đứt một cánh tay nhưng vẫn dùng tay còn lại ném lựu đạn về phía quân TQ. Xạ thủ B40 Nguyễn Văn Gấm mặc cho mảnh pháo và đất đá bay như mưa rào vẫn rướn người bắn liên tiếp 2 quả khiến hỏa lực bên kia câm bặt. Trung đội trưởng Trần Văn Tuyến bị trúng đạn và hy sinh trong tư thế nhào lên tiến công...
Tuổi xanh gửi lại chốn này
Cựu binh Tiểu đoàn 3 Nguyễn Văn Kim cho biết chỉ riêng đơn vị của ông đã có trên 180 người ngã xuống trong trận đánh ngày 12-7-1984. "Đến nay, hàng trăm hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 356 vẫn còn nằm rải rác ở các vị trí chiến đấu năm nào. Dù đã rất cố gắng nhưng đồng đội vẫn không thể nào tìm và mang về hết thi hài của anh em" - ông nghẹn ngào.
Gần 30 năm đã trôi qua nhưng những cựu binh tham gia trận đánh ngày nào vẫn không thể nào quên các địa danh ác liệt ở mặt trận Vị Xuyên: "Ngã ba cửa tử", "thung lũng gọi hồn", "cối xay thịt"... "Nhiều người lính còn rất trẻ. Họ đã ngã xuống, tuổi xanh gửi lại Vị Xuyên đến tận giờ. Sau này, các đơn vị thường xuyên cử người trở lại tìm kiếm đồng đội nhưng không được bao nhiêu hài cốt" - ông Kim day dứt.
Những ngày ngay sau trận đánh, những chuyến đi tìm đồng đội đã để lại những ký ức khó phai. Ông Kim cho biết suốt một tuần liền, khi đêm xuống, những người lính Sư đoàn 356 đã lặng lẽ tìm thi thể đồng đội. "Nước mưa và nước mắt của người lính đã hòa trộn trong những ngày tháng 7 dầm dề bên thung lũng Nậm Ngặt. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ vùng Thanh Thủy - Vị Xuyên đều thấm đẫm máu xương của bao cán bộ, chiến sĩ" - ông Kim bồi hồi.
Ông Nguyễn Đình Thắng - cựu binh Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 - cho biết khi ấy, đưa được một thương binh hoặc tử sĩ từ trận địa ra là vô cùng gian khổ. "Mỗi cáng thương phải ít nhất 4 người khiêng. Dốc cao, đường trơn, vừa đẩy vừa kéo từ dưới thung lũng Khe Cụt ngược lên đến sở chỉ huy rồi trở ra bản Nậm Ngặt... Vừa đi vừa canh chừng đạn pháo, các ổ phục kích của quân TQ" - ông Thắng nhớ lại.
Theo ông Đặng Việt Châu, tìm kiếm thi thể đồng đội trong lúc đạn bom còn khốc liệt là việc không hề dễ dàng. "Trước hết, mình phải sống thì mới có thể mang được đồng đội trở về. Vì thế, việc tìm kiếm đồng đội được tính toán hết sức thận trọng, chỉ những người trực tiếp chiến đấu, thông thuộc địa hình, địch tình mới được cử đi. Do mưa nhiều nên thi thể nhiều anh em đã nhanh chóng bị phân hủy. Tìm thấy đã khó, đưa được thi thể anh em trở về còn gian nan bội phần" - ông Châu cho biết.


Giành lại những điểm cao
Trong tháng 4 và tháng 5-1984, quân TQ đã mở nhiều chiến dịch, đợt pháo kích lớn, bắn hàng chục ngàn quả đạn pháo, đạn cối vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, gồm: Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái) và Lai Châu. Sau đó, TQ tiếp tục đánh chiếm hàng chục điểm cao thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tình hình này, cuối tháng 6-1984, ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại những điểm cao bị TQ chiếm đóng. Ngày 12-7-1984, cùng với các sư đoàn 312, 316, 313, Sư đoàn 356 thực hiện chiến dịch MB84 tại Vị Xuyên. Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 đánh cao điểm 772; Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đánh cao điểm 233; Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 đánh cao điểm 1030...
Năm 1979 thằng giặc lùn đặng tiểu bình nó phát động chiến tranh biên giới VN, tôi căm thù nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top