[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,628 Mã lực
Các cụ xem thêm bài hôm nay viết về hồi ức các cụ CCB 356

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/30-nam-tran-danh-vi-xuyen-qua-hoi-uc-cuu-binh-3019323.html

Thứ bảy, 26/7/2014 | 01:00 GMT+7
30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh
Tháng 7/1984, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang diễn ra khốc liệt. Người lính Sư đoàn 356 đã viết nên khúc tráng ca nơi biên giới với những trận đánh trên 'đồi thịt băm', 'thung lũng gọi hồn', 'lò vôi thế kỷ'… hằn sâu trong ký ức.
Cao điểm 772, 685 (thuộc xã Thanh Thủy, Vị Xuyên) xanh mướt màu cây cối, nhưng trong tâm trí những cựu binh Sư đoàn 356 thì nó vẫn đặc quánh màu khói pháo, thuốc súng của trận đánh năm xưa.

IMG-1038-6082-1405998178.jpg
Cao điểm 772 (bên trái) - nơi được mệnh danh là "đồi xay thịt" và cao điểm 685 (bên phải) trong trận đánh ngày 12/7 nay đã được phủ màu xanh của cây cối. Ảnh: Hoàng Phương.
Cựu binh Nguyễn Văn Kim (48 tuổi) nhập ngũ khi mới 18 tuổi. Nay tóc ông đã rụng gần hết vì sốt rét rừng của những ngày dầm dề trên chốt giữ đất biên cương.

"Cuối tháng 4/1984, chúng tôi mới qua hơn một tháng tân binh. Nhiệm vụ chiến trường cấp bách, sư đoàn được lệnh từ Lào Cai sang phối hợp với nhiều đơn vị khác chiếm lại các điểm cao quân Trung Quốc đóng trái phép trước đó. Sau ba ngày hành quân liên tục, đoàn quân tập kết ở Vị Xuyên, chuẩn bị bước vào trận đánh đầu tiên", người cựu binh bồi hồi nhớ lại.

Nhiệm vụ trinh sát được giao cho các đơn vị của sư đoàn. Ông Võ Trọng Canh (quê Nghĩa Đàn, Nghệ An), đội trưởng đội trinh sát C20 của Trung đoàn 876 cho hay: "Cao điểm 772 là nơi trung đoàn đánh mũi chủ công. Khống chế được cao điểm này coi như nắm được toàn tuyến, tạo nên thế trận phòng ngự tiến công liên hoàn vững chắc. Phía Trung Quốc muốn dùng 772 làm bàn đạp tràn xuống Vị Xuyên, uy hiếp thị xã Hà Giang. Ta hiểu rõ điều đó nên quyết tâm giành lại. Địch ở trên cao phòng ngự, ta ở dưới tiến công nên vô cùng bất lợi. Nhiệm vụ trinh sát trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn".

Ròng rã hai tháng trời, trinh sát Canh cùng đồng đội luồn sâu thăm dò trận địa. Núi cao, rừng thẳm, chỉ có con đường độc đạo từ Nậm Ngặt đến chân cao điểm 772, họ vừa dò mìn, tránh thám báo Trung Quốc, chờ đêm xuống mới hoạt động. Tại đây, Trung Quốc bố trí một trung đoàn bộ binh với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo và hệ thống mìn dày đặc.

Các loại pháo 105, cối 160 ly, BM 14, cao xạ 37 ly, pháo Quân khu tăng cường chuẩn bị đưa vào trận địa, đối chọi với pháo 122 ly, 152 ly, D74 ở phía bên kia chiến tuyến. Ngày 12/7 là ngày mở màn chiến dịch. Ba tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 876 đánh điểm cao 772. Lực lượng của các sư đoàn khác chiếm các điểm cao còn lại.

Trận đánh trên 'đồi thịt băm'

Trước giờ nổ súng, ta tiếp tục ém quân tiến sát phía Trung Quốc, dần chiếm lĩnh trận địa. Đại úy Nguyễn Hữu Thanh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 dẫn đội đặc công thọc thẳng vào sở chỉ huy địch, làm nhiệm vụ "mở cửa" điểm D3 trên cao điểm 772. Bộ phận luồn vào sau 772 đánh phá trận địa pháo, kho tàng, hậu cần của địch, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 đánh điểm D1, D2 chiếm toàn bộ cao điểm.

IMG-0760-3222-1405657413.jpg
Ông Đặng Việt Châu đọc lại bảng thành tích của Sư đoàn 356 trong trận chiến Vị Xuyên năm 1984 cho các đồng đội cũ nghe. Ảnh: Hoàng Phương.
Vượt đỉnh Cốc Nghè trong mưa lạnh, những người lính chia nhau từng hơi thuốc, ăn gạo sấy trộn nước mưa, lặng lẽ chờ màn đêm xuống là xuất kích. "Chiến sĩ xin ăn hết phần cơm sấy, thịt hộp dự phòng. Thanh im lặng, rồi nói cứ để cho anh em ăn, biết ngày mai có còn sống mà được ăn nữa không", ông Đặng Việt Châu, chính trị viên Tiểu đoàn 3 năm xưa xót xa mỗi lần nhớ lại câu nói của đồng đội.

Tháng 7, rừng biên cương lạnh lẽo, chỉ nghe tiếng mưa lộp độp trên lá và thác nước ầm ào phía xa. Ông Châu nín thở dõi theo bước chân đồng đội mất hút trong màn đêm.

"4h10 phút, có lệnh nổ súng, pháo binh trung đoàn bắt đầu bắn phá các mục tiêu đã định, yểm trợ cho bộ binh tiến công. Cả thung lũng Nậm Ngặt sáng rực trong màn đạn pháo.Quân ta từ các vị trí bật dậy hô xung phong vang dậy núi rừng. Thông tin báo về ta chiếm được mục tiêu, tôi dẫn đầu Tiểu đoàn 3 xuất kích, yểm trợ cho đội của Thanh chiếm gọn D3", ông Châu kể.

Sau loạt bắn đầu tiên, một số trận địa của ta bị địch phản pháo. Suốt buổi sáng, quân Trung Quốc từ những điểm cao chiếm được trước đó nã pháo cày nát từng mét đất dưới chân cao điểm.Từ sáng đến trưa, sương mù vẫn dày đặc, quân ta tổ chức hàng chục đợt tiến công lên cao điểm nhưng không thành.

11h trưa, sương tan dần, công sự, chiến hào bị đạn pháo cày xới dần rõ nét. Địch phản kích dữ dội hơn. Các tiểu đoàn khác bị địch dùng pháo, súng cỡ lớn đánh bạt hết xuống chân cao điểm. Tiểu đoàn 3 tiến đến cách lô cốt địch vài chục mét, giành giật với quân Trung Quốc từng đoạn chiến hào. Lúc này sương tan hẳn, địch ở các điểm xung quanh trùm hỏa lực, hợp sức phản kích quyết liệt ở D3 nên ta đành phải rút quân.

Đạn pháo Trung Quốc bắn dồn dập, đất đá bay vèo vèo. Pháo ngừng giây lát, quân ta lại lao lên, tìm đồng đội bị vùi lấp trong đất. Đồng chí Thìn quân lực tiểu đoàn bị bay mất một mảng đầu vẫn hô xung phong. Đại đội trưởng Minh bị lạc 6 ngày trong rừng, người đầy thương tích, lên bàn phẫu thuật còn nhắn anh em sẽ nhanh chóng trở lại chiến đấu, tìm anh Thanh và trả nợ trận này. Tiểu đoàn trưởng Thanh bị thương hai chân vẫn cố tiến đến gần lô cốt, dùng súng AK bắn hai loạt đạn và kích nổ toàn bộ lựu đạn trên người khiến quân Trung Quốc khiếp vía. Những người lính nghẹn ngào nhắc lại tên từng đồng đội.

Trận chiến ở các cao điểm còn lại ác liệt không kém. Cao điểm 685 liền kề 772 địa hình núi cao, dốc đứng, đá tai mèo lởm chởm, đạn pháo của ta và địch thi nhau cày xới suốt ngày đêm.

Ngày 14/7, Sư đoàn 356 được lệnh rút khỏi trận địa. Sau trận đánh, ta không lấy lại được các cao điểm đã mất nhưng chặn được Trung Quốc thực hiện mưu đồ vượt qua ngã ba Thanh Thủy để tiến xuống thị xã Hà Giang. Sau ngày 12/7, Trung đoàn 149 nhận lệnh ở lại phòng ngự, riêng Trung đoàn 876 được lui về củng cố lực lượng.

IMG-1030-8088-1405998178.jpg
Bất chấp mưa gió, người lính Sư đoàn 356 thắp hương cho đồng đội trên Đài hương đặt ở cao điểm 468. Đứng ở nơi này có thể nhìn thấy các cao điểm 772, 685, 1509 ở phía xa. Ảnh: Hoàng Phương.
Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử

Sau trận chiến là những ngày mưa dai dẳng. Vách núi cao dựng đứng, chiến hào nham nhở đạn pháo, lính trinh sát, công binh phải mang theo dây võng đưa đồng đội về. Nước mắt người sống chan hòa máu người nằm xuống. Họ chỉ đưa được những tử sĩ dưới chân cao điểm về, còn những đồng đội ở gần chiến hào quân Trung Quốc thì vĩnh viễn nằm lại.

"Sau trận chiến, phía Trung Quốc bắn truyền đơn cho quân ta, nội dung cho đi lấy xác tử sĩ, yêu cầu ta đi vào ban ngày, khi đi không quá 50 người, không đem theo súng và mang theo cờ chữ thập. Dù thương anh em còn nằm đó, nhưng không ai đi vì không tin quân Trung Quốc, chẳng may rơi vào ổ phục kích của chúng. Sau đó, trinh sát các điểm cao báo về, họ rải hóa chất rồi thiêu anh em", ông Kim ngậm ngùi cho biết.

"Khi có lệnh tấn công, tất cả chúng tôi đều bật dậy xông lên. Địa hình bất lợi, hỏa lực địch quá dày nên đoàn quân không thể chiếm lại các điểm cao như kế hoạch đặt ra. Hơn 600 người lính Sư đoàn 356 hy sinh trong trận đánh", ông Châu tiếp lời. Nhiều năm trôi qua, người cựu binh hễ nghe tiếng sấm rền là nhớ đến tiếng pháo trận.

"Chính vì những đau thương đó, chúng tôi chịu được nhiều gian khổ hơn để tháng 10 năm ấy tiếp tục giành lại cao điểm 685. Suốt sáu tháng, nơi đây bị đạn pháo hai bên băm vằm trở thành lò vôi thế kỷ. Chúng tôi không bao giờ quên được đồng đội Nguyễn Viết Ninh khắc vào báng súng lời thề Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử. Y tá Lê Trần Mãn xông lên giật cờ, quyết không cho quân Trung Quốc cắm cờ trên đỉnh 685", ông Châu nói.

Ngày 12/7 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của sư đoàn. Các cựu binh tụ họp về Vị Xuyên thắp hương tưởng nhớ đồng đội, đọc to bài văn tế Những chiến sĩ con dân đất Việt/ Khi Tổ quốc cần tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé nát vai đạn cày rách mặt/ Súng trên tay rực rửa/ Xung phong giữ đất biên thùy.

Từ 28/4 đến 16/5/1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509 thuộc tỉnh Hà Giang. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện Chiến dịch MB 84 nhằm chiếm lại các điểm cao đã mất.

Mặt trận Vị Xuyên từ sau ngày 12/7/1984 không lúc nào ngơi tiếng súng. Cuối năm 1984, đầu năm 1985, hai bên giành nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400. Tháng 10/1984, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Hoàng Đan, tư lệnh mặt trận Vị Xuyên, Trung đoàn 153 đánh lấn dũi trong vòng hơn 3 tháng, tái chiếm và giữ vững được cao điểm 685. Ngày 14/1-19/1/1985, Trung đoàn 149 đánh bình độ 300-400. Các trận đánh của Sư đoàn 356 khiến cho Quân đoàn 14 của quân Trung Quốc liên tục thay bằng quân của các quân đoàn 11 và 67.

Hoàng Phương
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Còn đây nữa này các cụ : http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/30-nam-tran-danh-vi-xuyen-qua-hoi-uc-cuu-binh-3019323.html

Đầu tiên, em xin nói luôn là rất trân trọng các nhà báo trẻ đã lặn lội cùng mọi người lên chiến trường xưa, biên giới hải đảo xa xôi để lấy tư liệu viết báo, và truyền tải thông tin.

Thực sự là có nhiều điều rất gợn. Đọc xong không khỏi phì cười vì các " từ mạnh " mà các cây bút trẻ phang lên.

Dạo này, không biết ở đâu, lại hay gán cho một địa danh trên Vị Xuyên là " Đồi thịt băm ". Riêng từ này không ổn. Em đi mòn cả chân trên đó suốt chưa nghe thấy ai gọi như thế bao giờ. Đây là một cái tên trong thời chống Mỹ, được lính Mỹ gán cho một quả đồi, đã lên phim, chắc các cụ đều đã xem. Nói lên sự kinh hoàng, chết chóc đối với lính Mỹ, giờ được chuyển sang cho bộ đội Việt Nam.

Anh hùng liệt sĩ, y tá của trung đoàn 153 Lê trần Mãn, gọi pháo dập vào chính vị trí của mình, trên mỏm E...(tư dưng quên mất E mấy ) của 685. Thật sự thì lúc đó chả ai còn sống để mà biết anh ấy làm gì. Trong bài báo có nói tới " xông lên giật cờ ". Đây là sản phẩm của Ban tuyên huấn sư đoàn khi viết báo cáo, khi chúng bắn pháo giấy, anh em xuống hầm, địch tràn lên cắm cờ, mình lại đánh bật ra, và nhổ cờ chúng vứt đi. Nhưng báo viết theo chung chung, người đọc có thể nghĩ anh ấy thấy bọn Khựa đang cắm cờ lao ra giật ( lạy thánh, chả có ông anh hùng nào ...anh hùng đến như vậy đâu, bắn chết thằng cắm cờ là xong, việc gì phải lao ra đối mặt với lính Trung quốc...giật cờ ). Tuy nhiên, vẫn chấp nhận được, vì báo phản ảnh đúng những gì cán bộ tuyên huấn nói.

Còn một số chi tiết, nhưng thôi, nó không làm sai sự thật, em không nhắc đến. Cô phóng viên của báo này cũng có thái độ rất nghiêm túc, cầu thị, Khi em đọc xong gọi góp ý cho cô ấy, lắng nghe và hứa xem xét lại.

Cũng thông cảm một phần, các nhà báo này gần như chưa qua quân đội, họ đi, viết thế cũng là cố gắng. Đáng lẽ các sự việc này nên có báo quân đội đi viết. Nhưng đáng tiếc là quân đội hình như vẫn có một số " vùng cấm " không thể như báo thương mại được. Em là em chỉ ghét cái kiểu lệnh khênh của một phóng viên em gặp, viết đã sai nhưng sau đó lên FB chém gió là mình đi vì cái tâm, cái suy nghĩ lớn lao với các anh hùng liệt sĩ. Cm nó ! có cái tâm, đi, ngồi bao lần với anh em mà không chịu tìm hiểu, vẫn phét lác được.

Thôi chém thế thôi, cho các cụ nghỉ kẻo...đau đầu ! Em cũng viết vài dòng vậy, viết nhiều dễ bị cho là muốn nổi tiếng ( một mod bên VMH nói em như vậy ) ! :D Chúc các cụ mợ vui !
 
Chỉnh sửa cuối:

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Cho e hỏi vụ Vị xuyên bọn tàu nó chết nhiều o ạ, nghe ta chết nhiều quá
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,628 Mã lực
@Xe đạp ViHa: chẳng nên buồn vì một vài em pv trẻ trâu cụ ạ. Sự tồn tại cảu thớt này đã chứng tỏ có nhiều người quan tâm, mong muốn được biết những gì mà các cụ đã trải qua bởi những nhân chứng sống chứ không phải bằng các báo cáo và bài báo.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
@Xe đạp ViHa: chẳng nên buồn vì một vài em pv trẻ trâu cụ ạ. Sự tồn tại cảu thớt này đã chứng tỏ có nhiều người quan tâm, mong muốn được biết những gì mà các cụ đã trải qua bởi những nhân chứng sống chứ không phải bằng các báo cáo và bài báo.
Nếu các cụ quan tâm, có thể vào thư viện tìm lại những số báo trước năm 90. Báo QĐND, Tiền Phong và một số báo khác viết về cuộc chiến này nhiều lắm ! Không phải im lặng cả ba mươi năm như một số CCB nhầm tưởng đâu, vì " việc lớn " cho nên sau 90 hai bên đều không nhắc tới. Hồi ấy đi lên chốt viết bài, lấy tin là một nhiệm vụ, cũng là vinh dự với các nhà báo. Ngược đời cái bây giờ, đi lên chả nguy hiểm gì cả, nâng nhà báo như nâng trứng, xã hội thì tri ân các liệt sĩ, ca ngợi các CCB, thì các CCB lại phải " tri ân " , ca ngợi các thánh lều báo. Đọc biết là thế nhưng đek dám nói, vì sợ nó tự ái không đi viết nữa thì bỏ mợ ! :D
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Cụ quan tâm tới số liệu để tri ân liệt sĩ hay chỉ vì ..tò mò muốn biết bộ đội ta chết bao nhiêu !
Số của ta thì báo công bố rồi đấy, e muốn biết số của bọn tàu vì nghe thấy xót quá. Tri ân trong đầu và sống tốt thôi, chứ e cũng o biết làm gì hơn
 

cong-nong-cang

Xe hơi
Biển số
OF-99963
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
106
Động cơ
398,705 Mã lực
Cháu tán thành quan điểm viết sử (kể cả bài báo về sự kiện lịch sử) như cụ Xe đạp nêu. Lịch sử phải khách quan và trung thực, viết không đúng sẽ có lỗi với người đã khuất, người đọc chưa biết sẽ có nhận thức không đúng. Như tác giả bài báo gán "đồi thịt băm" cho Vị Xuyên thì cháu ngất mất. Dùng lịch sử để tuyên huấn chứ không được lấy ý chí tuyên huấn làm lịch sử.
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Các cụ cho em hỏi vụ gián điệp là thế nào ạ. Em nghe phong thanh nói là có người của ta làm gián điệp cho Tàu.
Em hỏi vì tò mò thôi nên các cụ thấy nếu không cần trả lời thì cũng không sao ạ. Thông tin không chính thống nên có thể đúng, có thể không, các cụ đừng mắng em nhé
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
127,984 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các cụ cho em hỏi vụ gián điệp là thế nào ạ. Em nghe phong thanh nói là có người của ta làm gián điệp cho Tàu.
Em hỏi vì tò mò thôi nên các cụ thấy nếu không cần trả lời thì cũng không sao ạ. Thông tin không chính thống nên có thể đúng, có thể không, các cụ đừng mắng em nhé
Gián điệp thì thời nào chả có. Cụ hỏi vậy khó trả nhời:))

Nhưng nếu ý cụ nói " vụ gián điệp" làm lộ tin trận " LÃO SƠN" thì đó là sản phẩm chém của Thần gió PVD dựa trên " tài liệu" của 1 nhân vật é có thật là HMT:))
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,129
Động cơ
454,599 Mã lực
Hôm vừa rồi có ông bạn khoe ảnh, cậu đấy tên Nghĩa, cũng lính pháo Vi Xuyên năm 84, f356 cùng bạn bè đơn vị lên điểm cao 771 thắp hương thăm lại chiến trường xưa. Thấy có ảnh cậu Nghĩa bê 1 bình đựng đất, hình như đất từ Trường Sa gửi về.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Em xin minh họa thêm một chút. Đây là chỗ em đứng dưới chân đỉnh 1509 ngày 12/7 vừa qua. Công binh của sư đoàn 316, đơn vị cũ của em vẫn đang làm nhiệm vụ sát trên ấy. Nếu nói nguyên từ : 1509 giờ là của Tàu " thì em coi như...vượt biên trái phép, vì đang đứng trong dãy 1509 mà. :D




Còn nếu nói các đình, mỏm thì đúng như cụ Ma...nói " chia lại theo Hiệp ước Pháp Thanh ngày xưa ( biên phòng cũng nói với em thế ! ), chỗ nào cưa đôi được là cưa đôi. Bên ông ông ở, bên tôi tôi ở. Ông có mang ...mả bố nhà ông lên đặt trên ấy cũng kệ mẹ ông, còn tôi gỡ mìn xong mang cái gì lên là quyền của tôi.

Bình độ 772, thực ra nó là một dãy các mỏm, cao điểm chạy liên tiếp. chỗ này ngày trước anh em 356 hay phải vái vọng sang vì chưa xây cậy hương, và bên ấy có rất nhiều mìn, không thể thích thì ngênh ngang như lượn phố Hà nội sang chơi được !


Trong ảnh đầu cụ đứng chụp phía trước có phải đỉnh 1509 không? 1509 là tên 1 cao điểm không phải tên dãy núi. VN & TQ núi liền núi, sông liền sông. Đứng trên cùng dãy núi không có nghĩa đứng trên cùng điểm cao và càng ko có nghĩa vượt biên, điều này chắc cụ hiểu.
 
Chỉnh sửa cuối:

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Gián điệp thì thời nào chả có. Cụ hỏi vậy khó trả nhời:))

Nhưng nếu ý cụ nói " vụ gián điệp" làm lộ tin trận " LÃO SƠN" thì đó là sản phẩm chém của Thần gió PVD dựa trên " tài liệu" của 1 nhân vật é có thật là HMT:))
Em cảm ơn cụ. Tại vì em cũng chỉ là đọc ở đâu đó rồi nên hỏi lại cho chắc.
Ông thần gió kia thì bị bắt rồi, còn ông HMT kia thì trước đây các cụ cũng nói là không chính xác rồi.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,234
Động cơ
440,079 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
E có chút thắc mắc là các đợt phản công của ta thời gian 84-85 đều ko giành đuợc kết quả tốt.

Trong kháng chiến chống Mỹ có những chiến dịch lớn hơn nhiêù nhưng ta vẫn giành thắng lợi (chiếm được đất) mặc dù địch khi đó cũng được hỗ trợ tối đa về hỏa lực pháo binh và không quân.

Phải chăng vì địch quá hiểu ta và cách đánh của ta qua nhiều năm làm cố vấn quân sự giúp chúng ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
E có chút thắc mắc là các đợt phản công của ta thời gian 84-85 đều ko giành đuợc kết quả tốt.

Trong kháng chiến chống Mỹ có những chiến dịch lớn hơn nhiêù nhưng ta vẫn giành thắng lợi (chiếm được đất) mặc dù địch khi đó cũng được hỗ trợ tối đa về hỏa lực pháo binh và không quân.

Phải chăng vì địch quá hiểu ta và cách đánh của ta qua nhiều năm làm cố vấn quân sự giúp chúng ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
cụ đã hỏi và đã trả lời chính xác
cháu chỉ thêm 1 đoạn nhỏ nữa là cộng thêm thời đánh pốt
 

zoro6789

Xe buýt
Biển số
OF-203004
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
680
Động cơ
326,692 Mã lực
Nơi ở
Hà Sơn Bình
Giờ em mới thấy thớt này, có cụ nào gửi giúp em link 2 phần trước em xin cảm ơn bằng ly vodka ạ.
 

Kymui1979

Xe buýt
Biển số
OF-305919
Ngày cấp bằng
22/1/14
Số km
741
Động cơ
309,980 Mã lực
Em đang đọc bài này :

vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/noi-dau-vi-xuyen-trong-ky-uc-nguoi-linh-tro-ve-3021039.html
Chủ nhật, 27/7/2014 | 00:00 GMT+7






Các cựu binh ôm guitar ca vang bài hát "Về đây đồng đội ơi" (sáng tác Trương Quý Hải). Phía sau họ là cao điểm 772, nơi hàng trăm người lính ngã xuống trong trận đánh ngày 12/7. Ảnh: Tạ Ngọc Dũng.
Cuối năm 2013, các cựu binh Sư đoàn 356 góp chi phí xây dựng một đài hương nhỏ trên cao điểm 468, tưởng niệm đồng đội còn nằm lại chiến trường. Mỗi lần lên thăm, họ mang theo thuốc lào, pha ấm nước chè cúng ...
thêm :


Sẽ xây dựng Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ ở Vị Xuyên
//dantri.com.vn/xa-hoi/se-xay-dung-dai-tuong-niem-cac-anh-hung-liet-si-o-vi-xuyen-906337.htm


cái này mới ạ em cứ nhét vào đây , website : X6 perfect spy - điệp viên hoàn hảo , trang thông tin về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn .
www.perfectspyx6.com
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
2,952
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Không biết các cụ CCB ở trên này có ai là lính của f356 ngày xưa không nhỉ??? Mấy hôm trước đọc fb của con trai tướng Hoàng Đan thì vụ này là các CCB f356 về thăm đồng đội dịp giỗ 12/7...
Ngày 27/7 ...ghi nhớ công ơn các anh hùng thương binh, liệt sỹ ...các anh/các chú đã hy sinh hay mất một phần xương máu vì Tổ quốc!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top