- Biển số
- OF-19386
- Ngày cấp bằng
- 1/8/08
- Số km
- 158
- Động cơ
- 668,886 Mã lực
Ý ĂN Ở THẾ NÀO MÀ GÁNH OAN TAI?
Em đang viết từ Rome, thủ đô của nước Italy (Ý). Ý hiện đứng thứ 2 sau Trung Quốc về số người mắc Corona, hơn 10.000 người. Số người chết vì Corona và tỉ lệ chết cũng vào hàng cao nhất, 631 người. Cả nước với 60 triệu dân vừa được đặt dưới lệnh phong tỏa từ hôm qua.
Trong những ngày này, Ý liên tục được lấy ra làm minh chứng cho việc dân châu Âu phải trả giá vì thói chủ quan, coi thường dịch bệnh, nhênh nhang đi lại, không đeo khẩu trang, vv và vv.
Vâng đang ở điểm nóng nên em xin làm phóng viên chiến trường về đường ăn ở của Ý cho có thông tin nhiều chiều:
1. Ý có thờ ơ chủ quan với dịch bệnh không?
2 bệnh nhân Corona đầu tiên ở Ý được phát hiện ngày 30.01.2020, là 2 khách du lịch người Trung Quốc, qua đêm ở khách sạn Palatino ngay trung tâm Rome. Ngay lập tức người Ý lo lắng và hàng loạt quán xá Trung Quốc phải đóng cửa. Ý tiến hành cách ly mọi người trở về từ Wuhan.
Ý là nước đầu tiên ở châu Âu cấm các chuyến bay tới Trung Quốc.
Hai ca bệnh này điều trị xong và không lây tiếp người khác. Xong đoạn 1.
Bài viết này, đăng trên BBC ngày 4.02.2020 vài ngày sau khi 2 bệnh nhân đầu tiên được phát hiện, chủ yếu nói về các biện pháp nghiêm của Ý và phản ứng thái quá của dân chúng, tránh tiệt và có phần kỳ thị khách Trung Quốc và kể cả người châu Á vốn sống ở Ý https://www.bbc.com/news/world-europe-51370822
2. Ý bắt đầu bùng nổ dịch như thế nào?
- 20.02.2020, nghĩa là 20 ngày sau, xuất hiện ca thứ 3, ở thành phố Codogno tỉnh Lombardy, Bắc Ý, cách Rome nơi phát hiện ra 2 bệnh nhân đầu tiên 528km, 6h xe. Đây là một người không du lịch tới Trung Quốc, và không thiết lập được vì sao lại bị dính, không tìm ra người truyền bệnh đầu tiên (patient zero) https://www.weforum.org/agenda/2020/03/coronavirus-covid-19-patient-zero/ .
- Các quan chức y tế Ý cho rằng trước khi ca này được phát hiện đã có nhiều ca khác bị Corona mà không biết, vì một bệnh viện thành phố đó đã ghi nhận rất nhiểu ca viêm phổi ngay trước đó. Cũng đúng vào thời kỳ cúm và viêm phổi hàng năm nên có thể nhiều người đã bị mà không biết đó là Covid 19. Đã có thời kỳ ủ dịch và nhiều người đi lại phát tán mà không biết và không được test, nên số xác nhận bị Corona tăng lên vùn vụt ngay sau ngày 20.02. Ý cũng là nước châu Âu làm test Covid 19 nhiều nhất (42.000 test tính tới ngày 7/3) nên tỉ lệ phát hiện nhiều.
Ý ngay lập tức bước vào giai đoạn 2.
Nên việc bệnh nhân tăng vùn vụt trong thời kỳ này không liên quan mấy đến việc dân Ý làm gì hay không làm gì. Không liên quan gì tới chủ quan hay biết bệnh mà vẫn coi thường hay không đeo khẩu trang hay vv. Từ lúc họ biết tới lúc chạm mức không kìm hãm được theo kiểu cách ly Việt Nam đang áp dụng chỉ có vài ngày thôi.
Chính phủ Ý đa đảng và áp dụng chế độ dân chủ nên không thể ra quyết định mạnh thật nhanh chóng triệt để như ở các chính thể khác. Tuy vậy em đánh giá Ý phản ứng nhanh không ngờ, vì ngày 20 phát hiện bệnh nhân, ngày 22 báo động vì con số 79 bệnh nhân dương tính, ngay sáng 23 là sáng chủ nhật, Ý đã ra lệnh cấm học sinh sinh viên không được bay ra nước ngoài theo các chuyến trường tổ chức. Lúc đó các học sinh đã bắt đầu nghỉ xuân 1 tuần nên trường học cũng đóng cửa. Con em sáng 23 ra sân bay định bay đi Đức tham quan với trường thì bị ách lại, về ngồi khểnh ở Rome cả tuần này.
Các trường học ở miền Bắc nhanh chóng đóng cửa.
Các trường học của cả nước cũng nhanh chóng đóng cửa.
Phong tỏa miền Bắc.
Phong tỏa toàn nước Ý, hạn chế mọi hoạt động đi lại và tụ tập, kể cả đám ma hay nhà thờ.
Trước đó, Ý là nước đầu tiên ở châu Âu cấm các chuyến bay tới Trung Quốc và đến từ Trung Quốc! Các chính phủ khác và WHO khen ngợi Ý áp dụng các biện pháp nghiêm và quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, biện pháp mạnh nhất ngoài Trung Quốc. Nhưng Ý quá xui, một số chuyên gia cho rằng virus đã vào Ý trước khi chính phủ phát hiện và có biện pháp, và đã có thời gian dạo chơi trong dân chúng. Việc lọt cũng khó tránh. Nhiều người mắc không thể hiện triệu chứng nếu là người khỏe mạnh, hay không dính tới Wuhan. Bệnh nhân đầu tiên ở miền Bắc chỉ 38 tuổi, và cũng không có liên hệ gì tới Wuhan hay Trung Quốc.
Đấy là tổng hợp phân tích của bài này của Time và vài nguồn khác, em đưa cho khách quan
https://time.com/5799586/italy-coronavirus-outbreak/
3. Y tế Ý kém, hay chế độ thờ ơ không chịu chữa mà chết nhiều vậy?
Nói ngắn gọn, tỉ lệ chết vì Corona ở Ý nhiều vì dân chúng Ý nhiều người già. Đa số người chết dịch ở Ý là tầm 80-90 tuổi, đã có sẵn bệnh nền. Ý có dân số già nhất châu Âu và đứng thứ 2 trên thế giới.
Lý do này cũng theo phân tích của chuyên gia https://www.scientificamerican.com/article/why-deaths-from-coronavirus-are-so-high-in-italy/ và trên hầu hết báo lớn như Time và BBC.
Y tế cộng đồng của Ý có kém không? Em cho là không vì tuổi thọ cao, dân số già là một biểu hiện của chăm sóc y tế tốt.
Còn về kinh nghiệm cá nhân, em thấy hiếm nước nào chăm sóc y tế nhân đạo, bao đồng và miễn phí hay cực ít chi phí như Ý. Hoàn toàn không phải để mặc ở cửa nếu không có tiền vào kiểu Mỹ hay tư bản.
Lần đầu đến Rome, là khách du lịch, là người nước ngoài, con ốm, em mang con vào viện Bambini Giesu gần khách sạn. Vào thẳng cửa cấp cứu, được bác sĩ tiếp luôn, khám, cho thuốc, và không mất xu nào.
Khi đã ở Rome, con em lại mắc bệnh nặng liên quan tới một loại virus làm thiếu chất đông máu. Thử máu xong vài giờ sau đọc kết quả, bác sĩ ở trung tâm test gọi điện bắt vào viện ngay. Ôm con tới khoa cấp cứu bệnh viện công gần nhất cạnh nhà. Ở viện 9 ngày cả mẹ cả con, khám chữa ăn uống phục vụ đầy đủ, nằm giường đầm đìa. Lúc ra lại không chạc đồng nào tiếp!!! Chắc cứ trẻ con thì không chạc. Em suýt mếu vì choáng, chỉ biết tặng quà cho bệnh viện và nhân viên! Lúc đó thực sự em mong Ý thay đổi lấy tiền nhiều lên để có nguồn thu chăm sóc các cơ sở y tế. Ý nhiều bệnh viện, bệnh viện công rất rẻ, dĩ nhiên phải chờ đợi lâu nếu tình trạng không khẩn cấp. Bệnh viện tư bác sĩ tư cũng nhiều, thích thì được chiều luôn, và nhiều tiền. Tùy túi mà xài. Tuy về mặt dịch vụ nói chung châu Âu không thể ngon bổ rẻ nhanh nhẹn như Việt Nam, nhưng Ý chăm sóc y tế đầy đủ và nhân đạo. Không sợ ở Ý mà chết vạ ngoài đường vì tư bản khô máu thiếu tim đâu.
4. Ý thức chấp hành các biện pháp dập dịch thế nào?
- Đeo khẩu trang
Mọi người rất hay chê trách Tây chủ quan không đeo khẩu trang.
Nhưng đơn giản là làm gì có đủ mà mua hay đeo. Kể cả họ có muốn cũng không có để toàn dân đeo khẩu trang. Họ làm đúng khuyến cáo của chính phủ và của WHO là đeo khi có bệnh và trong những trường hợp cần thiết, còn để dành khẩu trang cho nhân viên y tế.
Vậy thôi, em không bàn tới chuyện họ không muốn đeo, hay không có thói quen chục năm đeo khẩu trang chống ô nhiễm như ở châu Á hay không tin vào công dụng thần diệu của khẩu trang. Tình hình là Không có đủ để áp dụng, và cũng không chống lệnh hay khuyến cáo chính thức nào, nên không cần bàn tới trường hợp giả sử nếu có đủ thì sao.
- Chủ quan đi lại hành xử lung tung: cái này thì đúng, dân chúng cư xử bình thường bình thản. Nhưng em phải nói luôn là trong dân chúng bất cứ nước nào cũng sẽ có bộ phận chủ quan và không chủ quan. Sự vô trách nhiệm với dịch, nghĩa là biết mình có thể bị bệnh mà vẫn đi lại tiếp xúc thoải mái, thì cũng không có nguồn nào nói người phương Tây cư xử vô trách nhiệm hơn người phương Đông!
- Ý thức chấp hành các biện pháp: qua việc chấp hành lệnh phong tỏa toàn quốc, các điểm mua bán đều tổ chức cực trật tự, dân chúng không náo loạn, tuân thủ khoảng cách hơn 1 m với nhau, không mua trữ ồ ạt, em thấy dân Ý quá được ý chứ? Ai chưa thì đọc post trước của em về việc này nhá.
Tóm lại, việc bùng dịch có rất nhiều yếu tố hoàn cảnh, biện pháp chính phủ, cư xử của dân chúng. Và trong trường hợp của Ý em không thấy là vì ăn ở mà phải chịu hậu quả xấu xa
.
Thiên tai, đại dịch xảy ra, cái cần làm là làm tốt nhất trong mức có thể. Nhân ái lạc quan vui vẻ cũng làm tăng sức đề kháng. Có bị hạn chế ở nhà thì cũng chả ai cấm ta ra đi bộ đi chạy thể dục thể thao, cứ giữ khoảng cách hơn 1m với đồng bào, và rửa tay với cả tìm cái hay cho con mắt, nhờ.
Việt Nam ta đang kiềm dịch rất tốt, hãy gửi lời chúc mong Ý vượt cơn gian khó này. Đại dịch đã lan toàn thế giới, thì chỉ có chung tay mới qua.
Nguồn: Trần Ngọc Huyền đang sống tại Rome.
Em đang viết từ Rome, thủ đô của nước Italy (Ý). Ý hiện đứng thứ 2 sau Trung Quốc về số người mắc Corona, hơn 10.000 người. Số người chết vì Corona và tỉ lệ chết cũng vào hàng cao nhất, 631 người. Cả nước với 60 triệu dân vừa được đặt dưới lệnh phong tỏa từ hôm qua.
Trong những ngày này, Ý liên tục được lấy ra làm minh chứng cho việc dân châu Âu phải trả giá vì thói chủ quan, coi thường dịch bệnh, nhênh nhang đi lại, không đeo khẩu trang, vv và vv.
Vâng đang ở điểm nóng nên em xin làm phóng viên chiến trường về đường ăn ở của Ý cho có thông tin nhiều chiều:
1. Ý có thờ ơ chủ quan với dịch bệnh không?
2 bệnh nhân Corona đầu tiên ở Ý được phát hiện ngày 30.01.2020, là 2 khách du lịch người Trung Quốc, qua đêm ở khách sạn Palatino ngay trung tâm Rome. Ngay lập tức người Ý lo lắng và hàng loạt quán xá Trung Quốc phải đóng cửa. Ý tiến hành cách ly mọi người trở về từ Wuhan.
Ý là nước đầu tiên ở châu Âu cấm các chuyến bay tới Trung Quốc.
Hai ca bệnh này điều trị xong và không lây tiếp người khác. Xong đoạn 1.
Bài viết này, đăng trên BBC ngày 4.02.2020 vài ngày sau khi 2 bệnh nhân đầu tiên được phát hiện, chủ yếu nói về các biện pháp nghiêm của Ý và phản ứng thái quá của dân chúng, tránh tiệt và có phần kỳ thị khách Trung Quốc và kể cả người châu Á vốn sống ở Ý https://www.bbc.com/news/world-europe-51370822
2. Ý bắt đầu bùng nổ dịch như thế nào?
- 20.02.2020, nghĩa là 20 ngày sau, xuất hiện ca thứ 3, ở thành phố Codogno tỉnh Lombardy, Bắc Ý, cách Rome nơi phát hiện ra 2 bệnh nhân đầu tiên 528km, 6h xe. Đây là một người không du lịch tới Trung Quốc, và không thiết lập được vì sao lại bị dính, không tìm ra người truyền bệnh đầu tiên (patient zero) https://www.weforum.org/agenda/2020/03/coronavirus-covid-19-patient-zero/ .
- Các quan chức y tế Ý cho rằng trước khi ca này được phát hiện đã có nhiều ca khác bị Corona mà không biết, vì một bệnh viện thành phố đó đã ghi nhận rất nhiểu ca viêm phổi ngay trước đó. Cũng đúng vào thời kỳ cúm và viêm phổi hàng năm nên có thể nhiều người đã bị mà không biết đó là Covid 19. Đã có thời kỳ ủ dịch và nhiều người đi lại phát tán mà không biết và không được test, nên số xác nhận bị Corona tăng lên vùn vụt ngay sau ngày 20.02. Ý cũng là nước châu Âu làm test Covid 19 nhiều nhất (42.000 test tính tới ngày 7/3) nên tỉ lệ phát hiện nhiều.
Ý ngay lập tức bước vào giai đoạn 2.
Nên việc bệnh nhân tăng vùn vụt trong thời kỳ này không liên quan mấy đến việc dân Ý làm gì hay không làm gì. Không liên quan gì tới chủ quan hay biết bệnh mà vẫn coi thường hay không đeo khẩu trang hay vv. Từ lúc họ biết tới lúc chạm mức không kìm hãm được theo kiểu cách ly Việt Nam đang áp dụng chỉ có vài ngày thôi.
Chính phủ Ý đa đảng và áp dụng chế độ dân chủ nên không thể ra quyết định mạnh thật nhanh chóng triệt để như ở các chính thể khác. Tuy vậy em đánh giá Ý phản ứng nhanh không ngờ, vì ngày 20 phát hiện bệnh nhân, ngày 22 báo động vì con số 79 bệnh nhân dương tính, ngay sáng 23 là sáng chủ nhật, Ý đã ra lệnh cấm học sinh sinh viên không được bay ra nước ngoài theo các chuyến trường tổ chức. Lúc đó các học sinh đã bắt đầu nghỉ xuân 1 tuần nên trường học cũng đóng cửa. Con em sáng 23 ra sân bay định bay đi Đức tham quan với trường thì bị ách lại, về ngồi khểnh ở Rome cả tuần này.
Các trường học ở miền Bắc nhanh chóng đóng cửa.
Các trường học của cả nước cũng nhanh chóng đóng cửa.
Phong tỏa miền Bắc.
Phong tỏa toàn nước Ý, hạn chế mọi hoạt động đi lại và tụ tập, kể cả đám ma hay nhà thờ.
Trước đó, Ý là nước đầu tiên ở châu Âu cấm các chuyến bay tới Trung Quốc và đến từ Trung Quốc! Các chính phủ khác và WHO khen ngợi Ý áp dụng các biện pháp nghiêm và quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, biện pháp mạnh nhất ngoài Trung Quốc. Nhưng Ý quá xui, một số chuyên gia cho rằng virus đã vào Ý trước khi chính phủ phát hiện và có biện pháp, và đã có thời gian dạo chơi trong dân chúng. Việc lọt cũng khó tránh. Nhiều người mắc không thể hiện triệu chứng nếu là người khỏe mạnh, hay không dính tới Wuhan. Bệnh nhân đầu tiên ở miền Bắc chỉ 38 tuổi, và cũng không có liên hệ gì tới Wuhan hay Trung Quốc.
Đấy là tổng hợp phân tích của bài này của Time và vài nguồn khác, em đưa cho khách quan

3. Y tế Ý kém, hay chế độ thờ ơ không chịu chữa mà chết nhiều vậy?
Nói ngắn gọn, tỉ lệ chết vì Corona ở Ý nhiều vì dân chúng Ý nhiều người già. Đa số người chết dịch ở Ý là tầm 80-90 tuổi, đã có sẵn bệnh nền. Ý có dân số già nhất châu Âu và đứng thứ 2 trên thế giới.
Lý do này cũng theo phân tích của chuyên gia https://www.scientificamerican.com/article/why-deaths-from-coronavirus-are-so-high-in-italy/ và trên hầu hết báo lớn như Time và BBC.
Y tế cộng đồng của Ý có kém không? Em cho là không vì tuổi thọ cao, dân số già là một biểu hiện của chăm sóc y tế tốt.
Còn về kinh nghiệm cá nhân, em thấy hiếm nước nào chăm sóc y tế nhân đạo, bao đồng và miễn phí hay cực ít chi phí như Ý. Hoàn toàn không phải để mặc ở cửa nếu không có tiền vào kiểu Mỹ hay tư bản.
Lần đầu đến Rome, là khách du lịch, là người nước ngoài, con ốm, em mang con vào viện Bambini Giesu gần khách sạn. Vào thẳng cửa cấp cứu, được bác sĩ tiếp luôn, khám, cho thuốc, và không mất xu nào.
Khi đã ở Rome, con em lại mắc bệnh nặng liên quan tới một loại virus làm thiếu chất đông máu. Thử máu xong vài giờ sau đọc kết quả, bác sĩ ở trung tâm test gọi điện bắt vào viện ngay. Ôm con tới khoa cấp cứu bệnh viện công gần nhất cạnh nhà. Ở viện 9 ngày cả mẹ cả con, khám chữa ăn uống phục vụ đầy đủ, nằm giường đầm đìa. Lúc ra lại không chạc đồng nào tiếp!!! Chắc cứ trẻ con thì không chạc. Em suýt mếu vì choáng, chỉ biết tặng quà cho bệnh viện và nhân viên! Lúc đó thực sự em mong Ý thay đổi lấy tiền nhiều lên để có nguồn thu chăm sóc các cơ sở y tế. Ý nhiều bệnh viện, bệnh viện công rất rẻ, dĩ nhiên phải chờ đợi lâu nếu tình trạng không khẩn cấp. Bệnh viện tư bác sĩ tư cũng nhiều, thích thì được chiều luôn, và nhiều tiền. Tùy túi mà xài. Tuy về mặt dịch vụ nói chung châu Âu không thể ngon bổ rẻ nhanh nhẹn như Việt Nam, nhưng Ý chăm sóc y tế đầy đủ và nhân đạo. Không sợ ở Ý mà chết vạ ngoài đường vì tư bản khô máu thiếu tim đâu.
4. Ý thức chấp hành các biện pháp dập dịch thế nào?
- Đeo khẩu trang
Mọi người rất hay chê trách Tây chủ quan không đeo khẩu trang.
Nhưng đơn giản là làm gì có đủ mà mua hay đeo. Kể cả họ có muốn cũng không có để toàn dân đeo khẩu trang. Họ làm đúng khuyến cáo của chính phủ và của WHO là đeo khi có bệnh và trong những trường hợp cần thiết, còn để dành khẩu trang cho nhân viên y tế.
Vậy thôi, em không bàn tới chuyện họ không muốn đeo, hay không có thói quen chục năm đeo khẩu trang chống ô nhiễm như ở châu Á hay không tin vào công dụng thần diệu của khẩu trang. Tình hình là Không có đủ để áp dụng, và cũng không chống lệnh hay khuyến cáo chính thức nào, nên không cần bàn tới trường hợp giả sử nếu có đủ thì sao.
- Chủ quan đi lại hành xử lung tung: cái này thì đúng, dân chúng cư xử bình thường bình thản. Nhưng em phải nói luôn là trong dân chúng bất cứ nước nào cũng sẽ có bộ phận chủ quan và không chủ quan. Sự vô trách nhiệm với dịch, nghĩa là biết mình có thể bị bệnh mà vẫn đi lại tiếp xúc thoải mái, thì cũng không có nguồn nào nói người phương Tây cư xử vô trách nhiệm hơn người phương Đông!
- Ý thức chấp hành các biện pháp: qua việc chấp hành lệnh phong tỏa toàn quốc, các điểm mua bán đều tổ chức cực trật tự, dân chúng không náo loạn, tuân thủ khoảng cách hơn 1 m với nhau, không mua trữ ồ ạt, em thấy dân Ý quá được ý chứ? Ai chưa thì đọc post trước của em về việc này nhá.
Tóm lại, việc bùng dịch có rất nhiều yếu tố hoàn cảnh, biện pháp chính phủ, cư xử của dân chúng. Và trong trường hợp của Ý em không thấy là vì ăn ở mà phải chịu hậu quả xấu xa

Thiên tai, đại dịch xảy ra, cái cần làm là làm tốt nhất trong mức có thể. Nhân ái lạc quan vui vẻ cũng làm tăng sức đề kháng. Có bị hạn chế ở nhà thì cũng chả ai cấm ta ra đi bộ đi chạy thể dục thể thao, cứ giữ khoảng cách hơn 1m với đồng bào, và rửa tay với cả tìm cái hay cho con mắt, nhờ.
Việt Nam ta đang kiềm dịch rất tốt, hãy gửi lời chúc mong Ý vượt cơn gian khó này. Đại dịch đã lan toàn thế giới, thì chỉ có chung tay mới qua.
Nguồn: Trần Ngọc Huyền đang sống tại Rome.