[Funland] Chuyện của những người đã lập gia đình, tết này ở nhà nội hay nhà ngoại

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
420
Động cơ
256,827 Mã lực
Chuyện tưởng chẳng có gì với đa số những người độc thân nhưng lại là chuyện khá đau đầu đối với những cụ đã lập gia đình (nhất là đã cưới đc vài năm). Nhà vợ ở gần còn đỡ chứ nhà vợ ở xa thì ôi thôi...

Đi lại ngày tết gặp rất nhiều vấn đề khó xử, nào thì đông nghịt, nào thì giá cả đắt đỏ...năm nào cũng ở nhà mình thì mấy ngày tết thấy vợ buồn cũng tội, mà nay nhà nội mai nhà ngoại thì không thể vì đường xá xa xôi quá. Cụ nào cùng trong hoàn cảnh này chia sẻ kinh nghiệm cho em và các cụ khác học hỏi đc ko ạ.
Đau đầu tết nhà nội, tết nhà ngoại
Một gia đình rất khá giả gần nhà tôi có hai cô con gái được gả đi xa do hai chàng trai không chịu ở rể.
Đặc biệt là hai cô phải làm dâu rất xa. Gia đình và bản thân các cô đã thuyết phục hai người con rể ở rể nhưng họ đã không đồng ý. Thế là hai cô đành phải về làm dâu ở hai gia đình kinh tế rất khó khăn, xa trung tâm... trong khi nhà đẻ mình thì điều kiện rất tốt cả về kinh tế, xã hội.
Câu hỏi đặt ra là ở thời đại mới này liệu chúng ta có nên loại bỏ việc lấy chồng phải theo chồng? Thay vào đó khi xây dựng gia đình thì vợ có thể theo chồng hoặc ngược lại chồng cũng có thể theo vợ; con cái theo họ cha hoặc mẹ - tất cả là do sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng.
Đặt ra điều này nghe có vẻ rất ngược đời vì con gái lấy chồng phải theo chồng, con cái phải mang họ cha đã ăn sâu vào tâm trí mọi người, tuy nhiên bình tĩnh suy nghĩ thì chúng ta thấy rất bình thường, bởi vì thời đại mới rồi nên nam nữ hoàn toàn bình đẳng. Đặc biệt là do công nghệ phát triển nên việc thờ cúng tổ tiên, trước đây cứ phải do người con trai đảm nhiệm, nay ai cũng có thể làm. Chẳng hạn như Hồng Kông hiện nay có nghĩa trang ảo, bàn thờ ảo. Việc thờ cúng tổ tiên không cần phải cậy con trai sẽ góp phần quan trọng để loại bỏ hủ tục "trọng nam, khinh nữ".
Chúng ta cần những "cú hích" để thúc đẩy sự bình đẳng giới của Việt Nam. Khi có bình đẳng giới thực sự thì sẽ không còn những con số quá sốc kiểu như: Việt Nam sẽ thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034.

Những ngày này khi Tết sắp đến, chuyện về ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại lại được bàn luận nhiều. Trước đây, tư tưởng phong kiến còn rất nặng nề với những hủ tục như: lấy chồng phải theo chồng, phục tùng chồng con, khi lấy chồng là người con gái đó đã là con nhà người ta, nếu cô gái lấy chồng xa thì bố mẹ coi như mất con. Có nhiều cô gái đã bao nhiêu năm kể từ khi lấy chồng đều phải về ăn Tết nhà chồng mà chưa được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết một lần nào.
Ngày nay phụ nữ đã và đang nâng dần vị thế của mình do nhận thức của người dân ngày càng cao. Bên cạnh đó chính phụ nữ cũng đã tự khẳng định giá trị của mình qua những đóng góp thiết thực trong cuộc sống, như có thể tự nuôi sống mình mà không cần phụ thuộc vào chồng. Nhiều người phụ nữ là lãnh đạo, có tiếng nói trong xã hội.
Bởi vậy, giờ đây nhiều gia đình không còn áp đặt, bắt buộc phải về nhà nội ăn Tết. Thay vào đó chuyện về nhà nội hay ngoại ăn Tết giờ đây là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Đó chính là một thắng lợi của cuộc chiến gian nan mang tên bình đẳng giới.
Thực tế cho thấy rằng đất nước nào muốn phát triển nhanh và bền vững thì yếu tố hài hòa không thể bỏ qua: hài hòa với thiên nhiên, hài hòa trong quan hệ giữa người với người, giữa nam và nữ. Đất nước muốn phát triển thì cần phải coi trọng và phát huy khả năng của mọi cá nhân của đất nước mình không phân biệt nam hay nữ.
Các nước phát triển hàng đầu như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan là minh chứng cho điều đó. Ở các nước này, sự bình đẳng giữa nam và nữ là hiển nhiên, tỉ lệ nam và nữ trong quốc hội gần như là 50/50. Thủ tướng đương nhiệm của Phần Lan là một phụ nữ mới có 34 tuổi. Đặc biệt là Phó Tổng thống vừa đắc cử của Mỹ Kamala Harris là một phụ nữ gốc Ấn.

Nhưng với những đất nước bị ảnh hưởng bởi Nho giáo thì tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề. Để tiến tới thực sự bình đẳng giữa nam và nữ, con đường sẽ còn rất dài, nhiều gian nan.
Ở những vùng quê nếu bản thân người nam không có sức thu hút, không tôn trọng phụ nữ thì nguy cơ ế vợ là rất cao. Nhiều cô gái chấp nhận không lấy chồng hoặc làm mẹ đơn thân chứ nhất định không chịu lấy người kém cỏi, tầm thường... Muốn đất nước phát triển, muốn gia đình hạnh phúc thì sự bình đẳng và tôn trọng giữa nam và nữ phải là điều đương nhiên.
Chồng đòi về ăn Tết nhà nội, thế vợ không được đòi hỏi về ăn Tết nhà ngoại à? Đặc biệt là chính các chị em cần phải tự mình đấu tranh để dành quyền bình đẳng cho mình. Việc thỏa thuận về ăn Tết ở nhà ngoại hay nhà nội với chồng trong những những cận Tết này là một hành động thiết thực để làm điều đó.

Phạm Xuân Anh - https://vnexpress.net/dau-dau-tet-nha-noi-tet-nha-ngoai-4212206.html
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
27,985
Động cơ
166,116 Mã lực
có nhõn vậy cũng xoắn?
năm éo nào năm hết tết đến, lều báo lại lật mấy chủ đề cũ rích nhạt như nước ốc luộc ra xào lại câu view
 

DUONGLAM

Xe điện
Biển số
OF-28299
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
3,935
Động cơ
478,816 Mã lực
Nhà mình mình ở.
 

Yan Ming

Xe tải
Biển số
OF-352061
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
347
Động cơ
269,392 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều chị em phụ nữ đi lấy chồng rồi vẫn học cái Tây cái Ta ở đâu xong bảo năm nay về nhà vợ ăn Tết đi ... Ơ Ơ trả về nơi sản xuất luôn giờ =))
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
27,985
Động cơ
166,116 Mã lực
View vủng gì đâu, em thấy cái này cũng nhức đầu thật đấy chứ
với em chả có gì nhức đầu, xử đẹp từng trách nhiệm này thì đến trách nhiệm kia, nặng nhẹ gì nội ngoại, ở đâu thì việc bên đó ắt nhiều hơn, lo trước, đa phần thì vc ở bên nội là chính thì mùng 1-2 lo lễ lạt tết nhất nhà mình nhà nội, mùng 3 về ngoại, còn xa quá thì vài năm về 1 lần, bận quá hay tốn quá ko có tiền thì ko về cũng ko sao, sao cứ phải nặng nề
 

Tankpl

Xe tăng
Biển số
OF-539489
Ngày cấp bằng
31/10/17
Số km
1,038
Động cơ
179,764 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Lội phố
E sống 30, quê nội 34, quê vk 37. 28 tết đc nghỉ thì đêm 28 chạy về 37, đêm 29 lại chạy về 30 dọn dẹp, sắm sửa. Chiều muộn 30 chạy về 34 đón giao thừa. Sáng mùng 1 thắng hương, chúc tết xong chiều tối mùng 1 lại chạy lên 30 thắp hương. Mùng 2 vc con cái lang thang đâu đó đến mùng 5 về để bọn trẻ đi học. Thế là hết tết
 

namkan

Xe hơi
Biển số
OF-330574
Ngày cấp bằng
9/8/14
Số km
166
Động cơ
284,154 Mã lực
Tết năm nào mình cũng đi tour: HN - nhà vk (250km) - nhà nội (150km) - nhà vk (150km) - HN (250km) :))
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,239
Động cơ
14,648 Mã lực
Chuyện tưởng chẳng có gì với đa số những người độc thân nhưng lại là chuyện khá đau đầu đối với những cụ đã lập gia đình (nhất là đã cưới đc vài năm). Nhà vợ ở gần còn đỡ chứ nhà vợ ở xa thì ôi thôi...

Đi lại ngày tết gặp rất nhiều vấn đề khó xử, nào thì đông nghịt, nào thì giá cả đắt đỏ...năm nào cũng ở nhà mình thì mấy ngày tết thấy vợ buồn cũng tội, mà nay nhà nội mai nhà ngoại thì không thể vì đường xá xa xôi quá. Cụ nào cùng trong hoàn cảnh này chia sẻ kinh nghiệm cho em và các cụ khác học hỏi đc ko ạ.
Em 1 tuần ngoại, 1 tuần nội.
Về đi Chúc tết ăn nhậu sương sương là hết tết.
 

Anhtraj

Xe tăng
Biển số
OF-76147
Ngày cấp bằng
23/10/10
Số km
1,068
Động cơ
431,647 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
e tưởng có nguyên tắc từ lúc chưa cưới, hoặc Tết đầu tiên sau khi cưới rồi? cứ vậy mà làm thôi.
 

Yan Ming

Xe tải
Biển số
OF-352061
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
347
Động cơ
269,392 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E sống 30, quê nội 34, quê vk 37. 28 tết đc nghỉ thì đêm 28 chạy về 37, đêm 29 lại chạy về 30 dọn dẹp, sắm sửa. Chiều muộn 30 chạy về 34 đón giao thừa. Sáng mùng 1 thắng hương, chúc tết xong chiều tối mùng 1 lại chạy lên 30 thắp hương. Mùng 2 vc con cái lang thang đâu đó đến mùng 5 về để bọn trẻ đi học. Thế là hết tết
Vậy là chuẩn rồi cụ
 

nguahoangs

Xe buýt
Biển số
OF-398113
Ngày cấp bằng
24/12/15
Số km
698
Động cơ
239,581 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chị em dạo này nổi loạn quá, không coi thường đám mày râu anh em chúng ta ra gì
 
Biển số
OF-412674
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
1,031
Động cơ
233,359 Mã lực
Nơi ở
Trần Phú - Hà Đông
Website
www.kenagency.vn
Em đọc cmt trên báo thấy khá hài có bạn nữ ko thích về quê ck cúng ông bà tổ tiên cách rách nhưng lại thích đi chùa cầu may.haha
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,884
Động cơ
234,913 Mã lực
Chuyện tưởng chẳng có gì với đa số những người độc thân nhưng lại là chuyện khá đau đầu đối với những cụ đã lập gia đình (nhất là đã cưới đc vài năm). Nhà vợ ở gần còn đỡ chứ nhà vợ ở xa thì ôi thôi...

Đi lại ngày tết gặp rất nhiều vấn đề khó xử, nào thì đông nghịt, nào thì giá cả đắt đỏ...năm nào cũng ở nhà mình thì mấy ngày tết thấy vợ buồn cũng tội, mà nay nhà nội mai nhà ngoại thì không thể vì đường xá xa xôi quá. Cụ nào cùng trong hoàn cảnh này chia sẻ kinh nghiệm cho em và các cụ khác học hỏi đc ko ạ.
Nếu thu xếp việc nhà nội được, thì mấy năm nên về nhà ngoại ăn Tết một lần cụ ạ. Trước đó, nói chuyện với các cụ bên nhà cụ (bố mẹ cụ í) vài tháng đi, để họ chuẩn bị tinh thần. Nếu sắp xếp được, thì chiều mùng 2 về. Mà xa quá thì ở tới mùng 4 là đẹp ạ.

Nhà em năm trước vừa về nhà ngoại ăn Tết. Phải nói, em xúc động như nào!
Trước khi đi, em cũng phải chỉn chu nhà nội hết rồi. Chuẩn bị thực phẩm, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị tiền mừng tuổi, bánh kẹo xong, chiều 30 Tết em mới về nhà ngoại.

Đừng viện cớ rằng chi phí này nọ, tình cảm thì ko có gì có thể đong đếm được cả. Có nhiều tiền thì lo Tết kiểu nhiều, ít thì lo kiểu ít. Nhưng khoảnh khắc về nhà ngoại sẽ có ko có nhiều. Cha mẹ ko cầu chúng ta (nhất là vợ cụ) nhiều nhặn gì đâu, họ chỉ mong nhìn thấy con về, cùng họ trang hoàng nhà cửa...
Cảm giác này, chỉ có ai có con gái mới hiểu thôi ạ!

Về đi, cha mẹ vợ đang mong lắm đó, :)!
 

Hangtuyen

Xe tải
Biển số
OF-580021
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
403
Động cơ
241,887 Mã lực
Nhà đợt đầu chưa mua nhà thì về nội chiều 30 đến mùng 2 lên nhà ngoại.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top