- Biển số
- OF-617386
- Ngày cấp bằng
- 20/2/19
- Số km
- 2,931
- Động cơ
- 149,290 Mã lực
- Tuổi
- 47
Để em hỏi anh ngọng luônnhờ anh Chẫu hỏi dùm chủ thớt ủng hộ hay đả phá học kiểu cụ Hồ Ngọc Đại
Để em hỏi anh ngọng luônnhờ anh Chẫu hỏi dùm chủ thớt ủng hộ hay đả phá học kiểu cụ Hồ Ngọc Đại
Dm bọn khốn đang phá nát ngành dục, đến h nài mục tiêu giáo dục còn đél biết đél xác định được thì tọc việt khốn nạn òiĐể em hỏi anh ngọng luôn
Con nhà em đang học trường Thực nghiệm và sách của GS Hồ Ngọc Đại đây ạ. Em ko thấy bị thần kinh gì cụ ạCon nhà em khi chuẩn bị vào lớp một, 2 vợ chồng thống nhất không dạy trước con cái gì cả, chỉ dạy đúng bảng chữ cái và 10 số. Các bạn hầu hết bố mẹ đều dạy trước, tháng đầu cô có phải hồi là hơi chậm so với các bạn, sau 3 tháng thì cô lại khen, đánh vần tốt, viết tốt, toán cũng tốt.
Đầu óc trẻ con vẫn đơn giản, bây giờ là vẽ những nét đầu tiên, nhiều bố mẹ dạy con trước, nhưng lại lệch với giáo trình của nhà trường sẽ làm hại con.
Nhưng công nhận bây giờ trẻ con học nhanh thật, con em đến hôm nay đã được dạy rất nhiều chữ rồi, chắc hết kỳ sẽ biết đánh vần toàn bộ các chữ.
May mà giáo trình của ông Đại không dc chấp nhận không thì trẻ con thành thần kinh hết.
Nhà em thì mặc kệ cho cháu tự học đến nỗi sau vài tuần học cô giáo phải nhắc nhở về nhà luyện cho con tập viết cho mềm tay vì gần như cháu chưa biết gì nên viết chậm quá. Em ở nhà chỉ dạy cháu cách tính nhẩm, dạy cách ăn uống ko vãi, cách ko cào thìa vào bát gây tiếng động thôi chứ kiến thức hàn lâm thì mời các thầy cô dạy cho chuẩn.F1 nhà cháu 5,5 tuổi cháu đã rèn đọc xuôi ngược bảng chữ cái đc rồi; lúc 6 tuổi ghép vần tưởng tượng vẫn ok xoen xoét. Mà này vào lớp 1 thấy cùn đi quá; ghép vần đọc chữ ko đc. Cháu thì cứ ủng hộ ko phải làm bài về nhà; con biết đến đâu làm đến đó cho tự giác.
Lớp 1 các con chưa cần những khái niệm như âm đệm, nguyên âm đôi, cũng chưa yêu cầu đến những cái gọi là quy tắc ghép vần, cái này sẽ được học ở lớp sau. Các con cũng chưa cần phải học những từ phức tạp, có nhiều ngữ nghĩa như : dĩ hòa vi quý, con cà con kê...có một vấn đề nữa rất nghiêm trọng của ông Đại đó là ông cho rằng: bố mẹ không được quyền can thiệp vào việc học của con, đi ngược lại tư duy giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Trẻ con thành vật thí nghiệm, nhà trường thoải mái đào tạo thành đàn lợn.Con nhà em đang học trường Thực nghiệm và sách của GS Hồ Ngọc Đại đây ạ. Em ko thấy bị thần kinh gì cụ ạ.
Nhà em cũng ko dạy trước chữ cho con mà để trường dạy cháu chữ và cách học chữ. Cháu học chữ rất chắc cụ ạ, biết theo luật chính tả thì phải viết cách như nào.
Em cnp 1 đoạn hướng dẫn của cô giáo cho phụ huynh, theo phương pháp của GS HNĐ, cụ xem nhé:
"1. Hôm nay các con đã học sang kiểu vần thứ 3, kiểu vần “Có âm đệm và âm chính” được 2 bài mẫu.
Bài vần /an/, vần /at/
Đặc điểm cần lưu ý:
Kiểu vần thứ 3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các vần của Tiếng Việt. Bao gồm 14 nguyên âm và 8 phụ âm làm âm cuối. Các âm cuối chia theo cặp: n/t, m/p, ng/c, nh/ch. 3 nguyên âm (bán nguyên âm) làm âm cuối: o, u, i
Với các vần có âm cuối n, m, ng, nh, o, u, i kết hợp được với 6 thanh.
Với các vần có âm cuối t, p, c, ch CHỈ kết hợp được với 2 thanh (sắc và nặng)
Lí do để các vần đi theo cặp nữa là phần khẩu hình khi phát âm các cặp vần có phần giống nhau. Nhưng là những vần dễ lẫn khi phát âm do các con chưa được trải nghiệm nhiều. Là phần để các con luyện âm, luyện cả cơ hàm, cách phát ra âm thanh.
Hiện nay, có đến 7 hs phát âm khó khăn, nhất là các vần có âm cuối t, ng, n... nên học đến vần nào, bm cùng cô luyện phát âm mọi nơi, mọi lúc để các con phát âm chuẩn ạ.
Đặc biệt khi đánh vần, khi viết chính tả với những tiếng chứa vần có âm cuối t, c, ch, p. Bản thân các vần đó mang âm sắc nên không kết hợp đc với 4 thanh còn lại.
2. Bm lưu ý 1 số việc khi hướng dẫn con học ở nhà
- Tuyệt đối k phân biệt chính tả bằng cách nói “chờ nặng, chờ nhẹ”, “xờ nặng, xờ nhẹ”, “lờ cao, lờ thấp”...
- ch/tr, s/x, n/l khác nhau hoàn toàn về phần âm, phần chữ và phần nghĩa. Nếu phân biệt thủ công bằng quy ước riêng, sau này các con k biết phân biệt bằng nghĩa, sẽ rất khó khăn khi viết bài. Tuy nhiên, vẫn có hs sai chính tả nếu các con không chú tâm vào việc đó. Để rút kinh nghiệm, cô mong bm luôn kiểm soát lỗi chính tả cho con ngay từ bây giờ. Kiểm soát mọi nơi, mọi lúc, cả khi các con chơi, viết nháp,... giúp các con phân biệt nghĩa khi các con nói đến vấn đề gì. Đặc biệt các tiếng có cặp âm dễ lẫn: tr/ch, s/x, n/l. Ngoài ra còn các âm, vần lẫn với Tiếng Anh: e - i, inh- eng, inh- ing,...
Ví dụ: học vần an, có chữ “chán” thì cho các con hiểu : chán - không thích
trán - bộ phận của cơ thể
chán ăn/ vầng trán,... để các con nhớ, mỗi lần đề cập đến từ này, các con sẽ nhớ và tránh đc vc viết sai. Mỗi chữ, nên tạo ấn tượng dễ nhớ cho các con.
Tất cả với các con đều là lần đầu, càng ấn tượng sẽ càng nhớ lâu. Có thể bm cho là khó, nhưng “cái khó” này là k thể tránh, 100% trẻ đều phải trải qua. Càng tích luỹ đc thì các con càng tự tin."
Cá nhân em cho rằng những người ko hiểu gì về phương pháp này mới chê, và chê thậm tệ thôi ạ!
Chả cần hỏi ai. Giáo dục Việt Nam phải đi theo Đề Cương Văn Hoá của Cụ Trường Chinh. Và ngược hoàn toàn với Khuyến Học của Fukuzawa.Để em hỏi anh ngọng luôn
Dạ cụ, thứ nhất là các con học trường thực nghiệm, ko phải thí nghiệm cụ ạ. Phương pháp này hơn 30 năm nay rồi, hàng triệu học sinh đã học rồi chứ ko riêng gì năm nay.Lớp 1 các con chưa cần những khái niệm như âm đệm, nguyên âm đôi, cũng chưa yêu cầu đến những cái gọi là quy tắc ghép vần, cái này sẽ được học ở lớp sau. Các con cũng chưa cần phải học những từ phức tạp, có nhiều ngữ nghĩa như : dĩ hòa vi quý, con cà con kê...có một vấn đề nữa rất nghiêm trọng của ông Đại đó là ông cho rằng: bố mẹ không được quyền can thiệp vào việc học của con, đi ngược lại tư duy giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Trẻ con thành vật thí nghiệm, nhà trường thoải mái đào tạo thành đàn lợn.
Còn cụ cho rằng những người không hiểu mới chê phương pháp này, nhưng cụ chưa thể hiện việc cụ hiểu đâu.
Cơ hội cho các trường quốc tế, giá mềm, giáo viên giỏi người Việt là đây chứ đâu. Cụ cố gắng cho con học trường quốc tế hoặc xong cấp 1 thì tự học home schooling. Sau lớn cho du học Malaysia hạt dẻ. Thế là oke. Còn giáo dục mình thì nó vưỡn theo đề cương văn hoá những năm 45 của cụ Trường Chinh mà.Sau khi thằng con em học xong già nửa kỳ 1
lớp 1 vỡ lòng. Và sau hơn 1 tháng tiếp nhận nó từ mẹ nó trong việc kèm cặp thằng con học hành. Em thấy rằng con vẹt nhà em giờ nó giống vẹt hơn em hồi em bằng tuổi nó. Có lẽ nên coi đây là 1 khích lệ lớn cho nền giáo dục xứ Đông Lào. Vì theo định hướng ngu dần đều, chỉ biết copy&paste, thích ăn cắp hơn là sáng tạo thì qua từng thế hệ, nền giáo dục đã khẳng định được năng lực đi đúng hướng của mình.
Dù biết rằng cấp 1 biết đọc biết viết là đủ, nhưng các học đánh vần của bọn trẻ con bây giờ thật là kinh hoàng, nó học vẹt 1 cách không thể vẹt hơn, khó nhớ như đánh đố với cái thể loại đọc trước quên sau. Lúc đầu em tưởng thằng con mình ngu, nhưng khi hỏi mấy đứa lớp 2 lớp 3 con bạn bè thì hóa ra không phải con mình ngu, mà là đang đi theo đúng định hướng
Có cụ nào có con đi học lớp 1 thấy giống em ko
PS: mà bảo do quá tải hay không được đầu tư thì không đúng nhé, trường làng lớp con em có 25 cháu, cô rất quan tâm từng cháu cũng như rất chịu khó trao đổi với phụ huynh. Nhưng đã là định hướng của trển thì bố bảo cô dám bước lệch
https://vnexpress.net/giao-duc/bo-giao-duc-va-dao-tao-se-doi-thoai-voi-gs-ho-ngoc-dai-4016125.html
Ý là đừng can thiệp nếu không hiểu, nếu định dạy thì dạy nó biết đọc trước hẳn đi, còn không thì không nên xen vào phương pháp của người khác, kiểu như phá đám rồi lại chê phương pháp không tốt. Dành thời gian dạy đạo đức và tính cách như chính trực, trung thực, tự lập, ... cho nó thì tốt hơn. Mấy cái đó khó hơn nhiều, em đầu tư thời gian nhiều mà vẫn chưa ưng ý, cấp 1 cần cái đó từ gia đình chứ chả có kiến thức gì cần gia đình dạy đâu.Lớp 1 các con chưa cần những khái niệm như âm đệm, nguyên âm đôi, cũng chưa yêu cầu đến những cái gọi là quy tắc ghép vần, cái này sẽ được học ở lớp sau. Các con cũng chưa cần phải học những từ phức tạp, có nhiều ngữ nghĩa như : dĩ hòa vi quý, con cà con kê...có một vấn đề nữa rất nghiêm trọng của ông Đại đó là ông cho rằng: bố mẹ không được quyền can thiệp vào việc học của con, đi ngược lại tư duy giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Trẻ con thành vật thí nghiệm, nhà trường thoải mái đào tạo thành đàn lợn.
Còn cụ cho rằng những người không hiểu mới chê phương pháp này, nhưng cụ chưa thể hiện việc cụ hiểu đâu.