Sinh con ra
Con đi học, rồi đi làm, rồi lấy chồng lấy vợ, 2 ông bà ở với nhau.
Đúng mùa Cô Vy, 2 nhóc về quê, cái cảnh 2 vợ chồng ở với nhau đúng là buồn các cụ ạ

Càng ngẫm càng thương bố mẹ 2 bên hơn.
View attachment 4456001
"Xem" vui cho bạn ở câu chuyện này.
1. Những gì bạn kể, kết thúc bằng "ngẫm" cuối cùng giữ lại cho mình và không có giải pháp. Đây là đặc trưng cho người ở góc nhìn thứ nhất, nhìn con người xung quanh bằng chính mình, đặt mình là trung tâm, nói chuyện bằng chính hiểu biết của mình. Khi rơi vào góc nhìn này bạn trở thành người vị kỷ. Bạn vui vẻ làm vì chính bạn thích làm như vậy, bạn cảm thấy sung sướng khi làm công việc đó. Giới hạn "Mình thích mình làm thôi" việc thích, thích, thích thì vui vẻ. Việc không thích thì thường phát sinh các cảm xúc tiêu cực, khó chịu và ảnh hưởng đến công việc, kết quả (thường là tiêu cực).
2. Chỉ có người nào rất là vị kỷ mới có thể không ích kỷ.
- Khi bạn làm con, bạn nhìn bố mẹ ở góc nhìn thứ nhất.
- Khi bạn làm bố (khi sinh con mới hiểu lòng bố mẹ) đây gọi là góc nhìn thứ 2. Tức là đặt mình vào vị trí người đối diện để hiểu họ, vì họ. Khi nhìn ở góc nhìn này lâu dài làm, sống sẽ phụ thuộc vào cảm xúc người khác.
Nghĩa là mở rộng góc nhìn sẽ tốt hơn cho bạn trong công việc, cuộc sống. Người vị kỷ, khi bạn đi tìm hạnh phúc của bạn, bạn hạnh phúc mới cho được người khác, khi bạn đi tìm hạnh phúc cho chính mình bao nhiêu thì bạn sẽ giúp mọi người được sung sướng bấy nhiêu. Không ích kỷ khi bạn biết cho đi và đứng ở góc nhìn thứ 2 để cảm nhận hạnh phúc.
3. Người đứng ở góc nhìn thứ nhất, nếu việc bạn thích khách hàng được chăm sóc tối đa, ít khi làm việc ở tránh nhiệm, bổn phận, phục vụ (hoặc việc này làm không tốt) muốn tốt phải hiểu khách hàng (góc nhìn thứ 2). Để hạn chế lỗi thường được xây dựng quy trình, kiểm tra quy trình, đánh giá của khách hàng. Bạn sẽ hiểu khách hàng hơn.
4. Chữ "ngẫm" giới hạn ở góc nhìn thứ nhất. Thay chữ ngẫm bằng "lòng biết ơn" bạn sẽ vượt qua góc nhìn thứ 2, mở rộng ra góc nhìn thứ 3, tức là tưởng tượng mình đứng ngoài để đánh giá (VD như tôi) bạn sẽ có thái độ lạc quan, vui vẻ, đúng mực.
- "Ngẫm" thương khách hàng không hiệu quả/ Bày tỏ lòng biết ơn (hoặc tri ân khách hàng) sẽ tốt hơn. Chữ "ngẫm" trong câu chuyện này đưa đến bế tắc, không hành động, không ai hiểu không có kết quả. Rõ hơn ngẫm điều gì, biết ơn điều gì phải nói rõ, kết quả là lòng biết ơn (cảm ơn), biết ơn nhiều hơn, cảm ơn nhiều hơn với bố/mẹ khách hàng. Đơn giản, bố mẹ, khách hàng họ vui vẻ (hạnh phúc) hơn khi bạn cảm ơn họ vì điều gì, càng chính xác càng có ý nghĩa.
Ps. Người ở góc nhìn thứ nhất hay đổ lỗi, lý do khách quan (do dịch là VD) người vị kỷ do góc nhìn thường rất thành công, tính quyết tâm cao.