[Funland] Công nghệ Hollywood

WonJinEng

Xe tải
Biển số
OF-593836
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
323
Động cơ
132,954 Mã lực
Tàu vũ trụ Nova-C của Hoa Kỳ, còn được gọi là Odysseus, dự kiến hạ cánh xuống gần cực Nam của Mặt trăng vào ngày 23/02/2024. NASA đã hứa hẹn về một màn trình diễn hoành tráng được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay video bên ngoài, sẽ ghi lại hình ảnh của quá trình hạ cánh. Nhưng có điều gì đó không ổn nên họ đã chiếu “trực tiếp” một bộ phim hoạt hình được chuẩn bị trước từ cuối năm ngoái. Nhân tiện, bằng cách tương tự, họ cũng đã chiếu cảnh tàu các Apollo “hạ cánh trên mặt trăng” trong những năm 1969-1972, và họ gọi đó là “phát sóng trực tiếp”. Không có gì thay đổi ở NASA trong nửa thế kỷ qua. Ngoại trừ việc thay vì hoạt hình vẽ tay, họ sử dụng cách vẽ bằng máy tính. Cho đến thời điểm này thì tất cả đã rõ ràng: Mặc dù tất cả quan khách tại phòng điều khiển ngay lập tức đứng lên, vỗ tay chúc mừng “cú hạ cánh tuyệt vời, một bước nhảy vọt về công nghệ sau 50 năm”, thì gần 2 ngày sau họ buộc phải thú nhận là Odysseus đã hạ cánh theo kiểu “rơi thành công”, thay vì đứng thẳng thì bằng cách nào đó, nó lại lăn lộn và cuối cùng là nằm ngửa trên bề mặt Mặt trăng.

Dù hạ cánh thất bại, nhưng sứ mệnh của Odysseus cũng đưa đến một số điều khá thú vị.

Thứ nhất, Intuitive Machines đã phát sóng trực tiếp trên trang web của mình và lưu ý là tín hiệu bị chậm 15s (thời gian truyền tín hiệu từ Mặt trăng về Trái Đất). Thật thú vị, bởi 50 năm trước họ chỉ mất có 3s cho việc tương tự. Tại sao việc này lại mất thời gian lâu hơn gấp năm lần? Người Mỹ đã đánh mất công nghệ của thế kỷ trước? Và ở đây chỉ có hai cách giải thích khả dĩ: Trong suốt nửa thế kỷ, Mặt trăng đã di chuyển ra xa Trái đất gấp 5 lần. Nó đã bay đi đâu đó rất xa, không còn ở nơi trước kia. Hoặc là vì lý do nào đó mà sóng vô tuyến giờ đây “bay” chậm hơn 5 lần!

Thứ hai, trong quá trình phát sóng, có thể thấy đồng hồ bấm giờ đang chạy, đếm ngược thời gian cho đến khi Odysseus chạm vào bề mặt Mặt trăng, nhưng nó đã bị tắt 70 giây trước thời điểm này. Ngoài ra, họ cũng quyết định không hiển thị cự ly (độ cao) và tốc độ tiếp cận trên màn hình.Nên hãy hiểu vấn đề này như thế nào? Nếu mọi thứ không như mong muốn thì hoàn toàn có thể che giấu và thay thế bằng những thành công nhân tạo?

Thứ ba, đã qua rồi cái thời NASA mang về (hoặc ít nhất là giả vờ mang) hàng trăm kg đất từ Mặt trăng, còn các phi hành gia thì nhảy như chuột túi và lái xe vòng quanh. Giờ thì họ chỉ đơn giản là đưa lên Mặt trăng trên cái hộp Odyssey một chiếc gương (được cho là phản xạ tín hiệu).

Nói chung là chán, bởi đã hai ngày trôi qua kể từ khi cuộc đổ bộ “thành công”, nhưng không một bức ảnh nào nhận được từ Odyssey ngoài những hình ảnh và bộ phim hoạt hình trên máy tính. Tóm lại là chả có gì để truyền tải về Trái đất. Sau 50 năm, NASA vẫn chỉ là NASA. “Bước nhảy vọt về công nghệ sau 50 năm” là chính xác, bởi chưa bao giờ họ tiếp cận Mặt trăng gần như bây giờ, dù có bị rơi.

Định mệnh....
 

year2020

Xe tải
Biển số
OF-716022
Ngày cấp bằng
13/2/20
Số km
340
Động cơ
85,951 Mã lực
Định mệt
Thật vậy hả ?
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-122,050 Mã lực
Tuổi
45
Thêm hình ảnh video thì ổn
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,789
Động cơ
391,999 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Ngày nay, không chỉ Nga+Mỹ mà cả Japan, China, India đều đã đổ bộ thành công lên Mặt trăng rồi.... và với hệ thống vệ tinh quốc tế dày đặc trên vũ trụ (..) thì NASA khó mà có thể Fake dữ liệu được...!!(?);)
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,638
Động cơ
247,327 Mã lực
Tàu vũ trụ Nova-C của Hoa Kỳ, còn được gọi là Odysseus, dự kiến hạ cánh xuống gần cực Nam của Mặt trăng vào ngày 23/02/2024. NASA đã hứa hẹn về một màn trình diễn hoành tráng được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay video bên ngoài, sẽ ghi lại hình ảnh của quá trình hạ cánh. Nhưng có điều gì đó không ổn nên họ đã chiếu “trực tiếp” một bộ phim hoạt hình được chuẩn bị trước từ cuối năm ngoái. Nhân tiện, bằng cách tương tự, họ cũng đã chiếu cảnh tàu các Apollo “hạ cánh trên mặt trăng” trong những năm 1969-1972, và họ gọi đó là “phát sóng trực tiếp”. Không có gì thay đổi ở NASA trong nửa thế kỷ qua. Ngoại trừ việc thay vì hoạt hình vẽ tay, họ sử dụng cách vẽ bằng máy tính. Cho đến thời điểm này thì tất cả đã rõ ràng: Mặc dù tất cả quan khách tại phòng điều khiển ngay lập tức đứng lên, vỗ tay chúc mừng “cú hạ cánh tuyệt vời, một bước nhảy vọt về công nghệ sau 50 năm”, thì gần 2 ngày sau họ buộc phải thú nhận là Odysseus đã hạ cánh theo kiểu “rơi thành công”, thay vì đứng thẳng thì bằng cách nào đó, nó lại lăn lộn và cuối cùng là nằm ngửa trên bề mặt Mặt trăng.

Dù hạ cánh thất bại, nhưng sứ mệnh của Odysseus cũng đưa đến một số điều khá thú vị.

Thứ nhất, Intuitive Machines đã phát sóng trực tiếp trên trang web của mình và lưu ý là tín hiệu bị chậm 15s (thời gian truyền tín hiệu từ Mặt trăng về Trái Đất). Thật thú vị, bởi 50 năm trước họ chỉ mất có 3s cho việc tương tự. Tại sao việc này lại mất thời gian lâu hơn gấp năm lần? Người Mỹ đã đánh mất công nghệ của thế kỷ trước? Và ở đây chỉ có hai cách giải thích khả dĩ: Trong suốt nửa thế kỷ, Mặt trăng đã di chuyển ra xa Trái đất gấp 5 lần. Nó đã bay đi đâu đó rất xa, không còn ở nơi trước kia. Hoặc là vì lý do nào đó mà sóng vô tuyến giờ đây “bay” chậm hơn 5 lần!

Thứ hai, trong quá trình phát sóng, có thể thấy đồng hồ bấm giờ đang chạy, đếm ngược thời gian cho đến khi Odysseus chạm vào bề mặt Mặt trăng, nhưng nó đã bị tắt 70 giây trước thời điểm này. Ngoài ra, họ cũng quyết định không hiển thị cự ly (độ cao) và tốc độ tiếp cận trên màn hình.Nên hãy hiểu vấn đề này như thế nào? Nếu mọi thứ không như mong muốn thì hoàn toàn có thể che giấu và thay thế bằng những thành công nhân tạo?

Thứ ba, đã qua rồi cái thời NASA mang về (hoặc ít nhất là giả vờ mang) hàng trăm kg đất từ Mặt trăng, còn các phi hành gia thì nhảy như chuột túi và lái xe vòng quanh. Giờ thì họ chỉ đơn giản là đưa lên Mặt trăng trên cái hộp Odyssey một chiếc gương (được cho là phản xạ tín hiệu).

Nói chung là chán, bởi đã hai ngày trôi qua kể từ khi cuộc đổ bộ “thành công”, nhưng không một bức ảnh nào nhận được từ Odyssey ngoài những hình ảnh và bộ phim hoạt hình trên máy tính. Tóm lại là chả có gì để truyền tải về Trái đất. Sau 50 năm, NASA vẫn chỉ là NASA. “Bước nhảy vọt về công nghệ sau 50 năm” là chính xác, bởi chưa bao giờ họ tiếp cận Mặt trăng gần như bây giờ, dù có bị rơi.

Định mệnh....
Chuyện "quên" công nghệ là hết sức bình thường trong lịch sử loài người.
Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng các Kim tự tháp......và đến nay con cháu người Ai Cập loay hoay không hiểu cha ông họ đã xây dựng Kim tự tháp bằng cách nào.....vì Hồ sơ thiết kế, thi công và hoàn công đã thất lạc hết. :))

NASA cũng thế, công nghệ hạ tàu vxu trụ Apollo 11 đã bị thất lạc mất.....Khổ thế đấy....:))
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
3,963
Động cơ
210,781 Mã lực
Ngày nay, không chỉ Nga+Mỹ mà cả Japan, China, India đều đã đổ bộ thành công lên Mặt trăng rồi.... và với hệ thống vệ tinh quốc tế dày đặc trên vũ trụ (..) thì NASA khó mà có thể Fake dữ liệu được...!!(?);)
cụ chủ thớt chắc fan của Nga
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top