[Funland] Cùng một "nghệ nhân", cùng một câu đối mà lại cho ra sản phẩm lỗi

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Vấn đề rất đáng quan ngại, các cụ ạ.

Sắm đồ thờ cúng là việc trọng, nên nhà cháu rất kỹ càng. Nghe danh tiếng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng về nghệ thuật làm đồ thờ cúng nên nhà cháu thử tìm hiểu xem sao. Thật đáng ngạc nhiên là có câu đối khá nổi tiếng "Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh" mà lại có những sản phẩm lỗi, biến "câu đối" thành câu... không đối.

Cùng một cơ sở làm đồ thờ cúng mà lại cho ra sản phẩm vừa chuẩn, vừa lỗi thì kể cũng... quá lạ lùng.

(SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÓ YẾU TỐ QUẢNG CÁO)
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
10,915
Động cơ
471,690 Mã lực
Câu này dân tình bàn nhiều rồi, Công đối với Hiếu mới chuẩn là đối về cả nghĩa và âm (bằng đối với trắc). Nhiều người đọc công tông đồng âm nên nhầm, dần thành quen rồi sai; thợ cứ thế mà làm thôi chứ thầy rởm còn sai nữa là.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
10,915
Động cơ
471,690 Mã lực
Vấn đề rất đáng quan ngại, các cụ ạ.

Sắm đồ thờ cúng là việc trọng, nên nhà cháu rất kỹ càng. Nghe danh tiếng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng về nghệ thuật làm đồ thờ cúng nên nhà cháu thử tìm hiểu xem sao. Thật đáng ngạc nhiên là có câu đối khá nổi tiếng "Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh" mà lại có những sản phẩm lỗi, biến "câu đối" thành câu... không đối.

Cùng một cơ sở làm đồ thờ cúng mà lại cho ra sản phẩm vừa chuẩn, vừa lỗi thì kể cũng... quá lạ lùng.

Ảnh trên dùng “đại xương” cũng ok nhưng nghe ko thuận. Chữ thịnh nét chấm trên bộ qua bị sai vị trí rồi! :D
 

MotoG

Xe tăng
Biển số
OF-498660
Ngày cấp bằng
18/3/17
Số km
1,401
Động cơ
200,673 Mã lực
Cái này chuẩn ra nên nhờ cụ nào rành chữ Hán, giỏi văn thơ, tìm hiểu về gia mình rồi viết cho đại tự, câu đối rồi sau đó thuê thợ đục.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,582
Động cơ
767,450 Mã lực
Giờ ít người biết chữ Hán Nôm lắm, treo cho oai kiểu như tranh vẽ thôi 😁
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
23,704
Động cơ
-58,420 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Làm theo mẫu thôi, người làm chắc gì đã biết chữ Hán Nôm (chưa nói đến hiểu)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Vấn đề rất đáng quan ngại, các cụ ạ.

Sắm đồ thờ cúng là việc trọng, nên nhà cháu rất kỹ càng. Nghe danh tiếng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng về nghệ thuật làm đồ thờ cúng nên nhà cháu thử tìm hiểu xem sao. Thật đáng ngạc nhiên là có câu đối khá nổi tiếng "Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh" mà lại có những sản phẩm lỗi, biến "câu đối" thành câu... không đối.

Cùng một cơ sở làm đồ thờ cúng mà lại cho ra sản phẩm vừa chuẩn, vừa lỗi thì kể cũng... quá lạ lùng.

(SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CÓ YẾU TỐ QUẢNG CÁO)
Khi bàn về (muốn kiểm tra tính đúng sai của) một câu đối (một cặp hai câu) ta khoan bàn về ý nghĩa, vì một câu nói thường có nhiều ý nghĩa khác nhau (tùy theo suy nghĩ, trình độ am tường ngôn ngữ và kiến thức của người đọc (xem) nó) nên/và sẽ dễ nảy sinh ra những tranh cãi không cần thiết, mà cái trước tiên ta hãy bàn về chuyện đổi âm bằng trắc rồi sau đó mới bàn tiếp.

Việc đối âm bằng trắc là cái dễ phát hiện ra nhất, và không ai có thể chối cãi được!
Một khi (sau khi) đã qua "vòng gửi xe" ta sẽ đi tiếp phần sau là bàn về ý nghĩa đối của từ ngữ (đối về y, về, đối tự loại (danh từ, tính từ, .......) cũng như đối nhau về những cái khác, .....................

Phàm thì khi viết hay làm câu đối, với người ít học, ít chữ, sẽ khó mà đối (cho ra) được những câu sâu sắc, hay hoàn chỉnh, thậm chí ngô nghê, và có những lỗi sai sơ đẳng nhất, mà câu đối bác thớt nói này ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") là một ví dụ!

Ở đây, ta chỉ mới xét về đối âm như đã nói trên là có thể dễ dàng thấy lòi ra ngay cái sai không thể nào chống đỡ được!

Trong cặp hai câu này (đây là cặp "câu đối" mỗi câu có bẩy chữ ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") thì ngay bốn từ đầu tiên của cả hai câu đã phạm luật không đối âm (thanh) bằng trắc:

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
T B B B T T B

nếu chỉnh lại như thế này thì tạm gọi là đối âm chuẩn:

Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tôn tử hiếu hiền vạn đại vinh
T B B T B B T
B T T B T T B
Hay:

Công đức tổ tông thiên niên thịnh
Hiếu Hiền tôn tử vạn đại vinh
B T T B B B T
T B B T T T B


Ở đây, do người viết muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau nghe qua thì hay lắm nhưng như đã nói do ít học và kém chữ nên đã phạm luật ngay từ cái yêu cầu cơ bản đầu tiên của câu đối!

Còn như nếu vẫn muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau thì nên ntn thì vẫn tạm gọi là chuẩn về đối âm (bằng trắc):

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tôn hiếu tử hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
B T T B T T B
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Giờ ít người biết chữ Hán Nôm lắm, treo cho oai kiểu như tranh vẽ thôi 😁
Treo cho oai thì sẽ có khi xảy ra cảnh treo trong nhà câu hoành phi "Đông Hải Nam Sơn" giữa nhà, nghe thì hay vì những tưởng là chỉ rút gọn câu sau:

Thọ tỷ Nam Sơn, phúc như Đông Hải
nhưng ý thì sâu cay ntn: =))

"Trúc (núi) Lam Sơn không ghi hết tội, nước (biển) Đông Hải chẳng rửa sạch mùi (dơ bẩn, hôi thối)"!
 
Chỉnh sửa cuối:

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,240
Động cơ
-122,624 Mã lực
Tuổi
45
Treo cho oai thì sẽ có khi xảy ra cảnh treo trong nhà câu hoành phi "Đông Hải Nam Sơn" giữa nhà, nghe thì hay vì những tưởng là chỉ rút gọn câu sau:

Thọ tỷ Nam Sơn, phúc như Đông Hải
nhưng ý thì sâu cay ntn: =))

"Trúc (núi) Lam Sơn không ghi hết tội, nước (biển) Đông Hải chẳng rửa sạch mùi (dơ bẩn, hôi thối)"!
Cụ có bị làm sao ko vậy? Khác nhau hoàn toàn mà lại gộp vào nhau
 

THÀNH FOOD

Xe tải
Biển số
OF-802894
Ngày cấp bằng
19/1/22
Số km
301
Động cơ
13,556 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Lộ - Yên Bái
Từ trước tới giờ e cũng thắc mắc câu này. Thường thì những câu xuyên tạc lại nghe nhiều hơn
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,339
Động cơ
436,593 Mã lực
Khi bàn về (muốn kiểm tra tính đúng sai của) một câu đối (một cặp hai câu) ta khoan bàn về ý nghĩa, vì một câu nói thường có nhiều ý nghĩa khác nhau (tùy theo suy nghĩ, trình độ am tường ngôn ngữ và kiến thức của người đọc (xem) nó) nên/và sẽ dễ nảy sinh ra những tranh cãi không cần thiết, mà cái trước tiên ta hãy bàn về chuyện đổi âm bằng trắc rồi sau đó mới bàn tiếp.

Việc đối âm bằng trắc là cái dễ phát hiện ra nhất, và không ai có thể chối cãi được!
Một khi (sau khi) đã qua "vòng gửi xe" ta sẽ đi tiếp phần sau là bàn về ý nghĩa đối của từ ngữ (đối về y, về, đối tự loại (danh từ, tính từ, .......) cũng như đối nhau về những cái khác, .....................

Phàm thì khi viết hay làm câu đối, với người ít học, ít chữ, sẽ khó mà đối (cho ra) được những câu sâu sắc, hay hoàn chỉnh, thậm chí ngô nghê, và có những lỗi sai sơ đẳng nhất, mà câu đối bác thớt nói này ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") là một ví dụ!

Ở đây, ta chỉ mới xét về đối âm như đã nói trên là có thể dễ dàng thấy lòi ra ngay cái sai không thể nào chống đỡ được!

Trong cặp hai câu này (đây là cặp "câu đối" mỗi câu có bẩy chữ ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") thì ngay bốn từ đầu tiên của cả hai câu đã phạm luật không đối âm (thanh) bằng trắc:

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
T B B B T T B

nếu chỉnh lại như thế này thì tạm gọi là đối âm chuẩn:

Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tôn tử hiếu hiền vạn đại vinh
T B B T B B T
B T T B T T B
Hay:

Công đức tổ tông thiên niên thịnh
Hiếu Hiền tôn tử vạn đại vinh
B T T B B B T
T B B T T T B


Ở đây, do người viết muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau nghe qua thì hay lắm nhưng như đã nói do ít học và kém chữ nên đã phạm luật ngay từ cái yêu cầu cơ bản đầu tiên của câu đối!

Còn như nếu vẫn muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau thì nên ntn thì vẫn tạm gọi là chuẩn về đối âm (bằng trắc):

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tôn hiếu tử hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
B T T B T T B
Treo cho oai thì sẽ có khi xảy ra cảnh treo trong nhà câu hoành phi "Đông Hải Nam Sơn" giữa nhà, nghe thì hay vì những tưởng là chỉ rút gọn câu sau:

Thọ tỷ Nam Sơn, phúc như Đông Hải
nhưng ý thì sâu cay ntn: =))

"Trúc (núi) Lam Sơn không ghi hết tội, nước (biển) Đông Hải chẳng rửa sạch mùi (dơ bẩn, hôi thối)"!
Ngoài thơ ra anh còn giỏi cả chữ Hán nữa.

Thực sự em thik anh đó. Anh QUANG1970 :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Cụ có bị làm sao ko vậy? Khác nhau hoàn toàn mà lại gộp vào nhau

Đây là một câu chuyện về "Chơi chữ"!

FYI, Một tên quan cường hào ác bá thời Pháp khi hắn mừng tân gia, có người tặng hắn bức hoành phi "Đông Hải Nam Sơn", hắn hí hởn treo giữa nhà, khi nghe người tặng cắt nghĩa là :

"Phúc đức nhà quan lớn nhiều như nuớc biển đông và quan lớn sống lâu (có tuổi thọ cao) như núi Nam Sơn (Lam Sơn - Chơi chữ!)"

Mà không biết là người tặng "nỡm" hắn:

"Lá trúc ở núi Lam Sơn không ghi hết tội lỗi của chủ nhà, nước biển Đông Hải chẳng rửa sạch mùi cái dơ bẩn, thối tha tội lỗi của chủ nhân"!
 
Chỉnh sửa cuối:

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,246
Động cơ
544,840 Mã lực
Ngày trước đây em nghe câu ở quê các cụ hay nói “ khôn thì văn ai, dại thì câu đối” nghĩ đúng ạ!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,305
Động cơ
315,983 Mã lực
Ngày trước đây em nghe câu ở quê các cụ hay nói “ khôn thì văn ai, dại thì câu đối” nghĩ đúng ạ!

Có thể nói "Đỉnh cao của văn là thơ, đỉnh cao của thơ là câu đối", làm câu đối là khó nhất vì muốn làm câu đối hay, chuẩn, tinh tế, sâu sắc thì vốn từ phải nhiều, kiến thức phải rộng, và giàu kinh nghiệm sống, cũng như ngôn ngữ phải tinh tế, và ...................... độc!
 
Chỉnh sửa cuối:

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,582
Động cơ
767,450 Mã lực
Treo cho oai thì sẽ có khi xảy ra cảnh treo trong nhà câu hoành phi "Đông Hải Nam Sơn" giữa nhà, nghe thì hay vì những tưởng là chỉ rút gọn câu sau:

Thọ tỷ Nam Sơn, phúc như Đông Hải
nhưng ý thì sâu cay ntn: =))

"Trúc (núi) Lam Sơn không ghi hết tội, nước (biển) Đông Hải chẳng rửa sạch mùi (dơ bẩn, hôi thối)"!
Cụ dẫn tích này hay hơn nhìu =))

Dưới thời Pháp thuộc, nghị viện họ Lại là một kẻ giàu có nhờ buôn lợn. Y xây một cái sinh phần khá đẹp. Vì y quá hống hách nên dân oán ghét. Một sáng kia, chợt thấy một câu đối viết sau ngôi mộ xây sẵn của mình, như sau:

Rực rỡ mé đường tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại,
Vang lừng trong thôn bắc, trên kinh dưới ***, một lòng tôn trọng cụ trong dân.
 

745Lii

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,186
Động cơ
619,881 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Vế đối “Da trắng vỗ bì bạch” của bà Điểm, mấy trăm năm nay vẫn chưa ai đối đc phỏng các cụ?
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Khi bàn về (muốn kiểm tra tính đúng sai của) một câu đối (một cặp hai câu) ta khoan bàn về ý nghĩa, vì một câu nói thường có nhiều ý nghĩa khác nhau (tùy theo suy nghĩ, trình độ am tường ngôn ngữ và kiến thức của người đọc (xem) nó) nên/và sẽ dễ nảy sinh ra những tranh cãi không cần thiết, mà cái trước tiên ta hãy bàn về chuyện đổi âm bằng trắc rồi sau đó mới bàn tiếp.

Việc đối âm bằng trắc là cái dễ phát hiện ra nhất, và không ai có thể chối cãi được!
Một khi (sau khi) đã qua "vòng gửi xe" ta sẽ đi tiếp phần sau là bàn về ý nghĩa đối của từ ngữ (đối về y, về, đối tự loại (danh từ, tính từ, .......) cũng như đối nhau về những cái khác, .....................

Phàm thì khi viết hay làm câu đối, với người ít học, ít chữ, sẽ khó mà đối (cho ra) được những câu sâu sắc, hay hoàn chỉnh, thậm chí ngô nghê, và có những lỗi sai sơ đẳng nhất, mà câu đối bác thớt nói này ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") là một ví dụ!

Ở đây, ta chỉ mới xét về đối âm như đã nói trên là có thể dễ dàng thấy lòi ra ngay cái sai không thể nào chống đỡ được!

Trong cặp hai câu này (đây là cặp "câu đối" mỗi câu có bẩy chữ ("Tổ công tông đức thiên niên thịnh - Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh") thì ngay bốn từ đầu tiên của cả hai câu đã phạm luật không đối âm (thanh) bằng trắc:

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
T B B B T T B

nếu chỉnh lại như thế này thì tạm gọi là đối âm chuẩn:

Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tôn tử hiếu hiền vạn đại vinh
T B B T B B T
B T T B T T B
Hay:

Công đức tổ tông thiên niên thịnh
Hiếu Hiền tôn tử vạn đại vinh
B T T B B B T
T B B T T T B


Ở đây, do người viết muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau nghe qua thì hay lắm nhưng như đã nói do ít học và kém chữ nên đã phạm luật ngay từ cái yêu cầu cơ bản đầu tiên của câu đối!

Còn như nếu vẫn muốn xẻ ghép cặp từ "tổ tông" và "công đức" cũng như "tôn từ" và hiếu hiền" cho nhau thì nên ntn thì vẫn tạm gọi là chuẩn về đối âm (bằng trắc):

Tổ công tông đức thiên niên thịnh
Tôn hiếu tử hiền vạn đại vinh

T B B T B B T
B T T B T T B
Cụ diễn giải rất dễ hiểu.

Nhà cháu góp ý với thợ, họ đã biết sai, nhưng vẫn cố nói cho mọi người là "đã bán hàng trăm bộ, không thấy ai khiếu nại gì".:D

Thà rằng các gia đình đã mua, treo câu đối trên viết đúng bằng chữ Hán Việt còn đỡ "dại" hơn.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Cái này chuẩn ra nên nhờ cụ nào rành chữ Hán, giỏi văn thơ, tìm hiểu về gia mình rồi viết cho đại tự, câu đối rồi sau đó thuê thợ đục.
Cách này của cụ mất thời gian và tâm huyết (chọn câu đối, chọn kiểu chữ, chọn thợ, chọn gỗ, giám sát thực hiện), nhưng đúng là dành trọn tấm lòng tưởng kính tổ tiên.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top