EM THẤY BÀI VIẾT CỦA BÁC NÀY HAY NÊN PASTE LÊN CHO AE OF NÉM ĐÁ. HÌ
Thói xấu, Đâu là nguyên nhân?
Tôi có hai người bạn điểm đặc biệt là họ sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm chỉ khác nhau một điểm duy nhất là sinh ra và lớn lên kẻ Bắc người Nam. Điều lạ lùng là người Nam thì đường hoan lộ hết sức hanh thông mới chớm U40 đã làm chính khách, người Bắc học hành ứng thi cũng đều công thành nhưng đường hoan lộ thì lận đận. Một ngày kia người Bắc đi xem tướng số thì thầy tướng số nói: Tuy cậu và bạn cậu đều là thiên thời địa lợi nhưng bạn cậu nhân hòa hơn, người ta được nuôi dưỡng ở môi trường khác cậu và thành đạt là điều dễ hiểu...
Câu chuyện vật chất quyết định hay ý thức quyết định vẫn còn là chủ để nhiều tranh cãi. Đến nay, tư duy giáo dục là thế nào bắt đầu từ đâu vẫn là khái niệm mơ hồ, trong một phạm trù nào đó lấy cái gì là điểm mốc, cái gì là trung tâm...v v. Giao thông cũng vậy, Honda hay Toyota có lẽ là hai hãng ô tô lớn nhất vào Việt Nam và có lẽ cũng là hãng duy nhất có quá trình ‘’ điều nghiên’’ kỳ công nhất về giao thông Việt Nam. Họ hoàn toàn có lý khi đưa ra 3 yếu tố về an toàn giao thông theo thứ tự quan trọng giảm dần: Cơ sở hạ tầng, điều kiện môi trường và con người.
Trong nhiều kỳ hội thảo đã có những tranh cãi kịch liệt về tại sao con người chỉ xếp hàng thứ 3, nhất là các diễn giả đến từ Việt Nam, người Việt Nam tôi thông minh nhanh nhẹn hiếu học lên vũ trụ cũng đã từng lý do gì lại là thứ 3. Nhân chủ đề của tác giả Ngô Vĩnh Yên chỉ xin bàn luận đôi chút về con người trong phạm vi hẹp là giao thông. ‘’Nhân tri sơ tính bản thiện’’ sinh ra ai cũng có tính hướng thiện và mong muốn làm được điều tốt. "Kỷ luật là sức mạnh" câu nói quen thuộc và kỷ luật là do con người tạo ra. Ở nhà có gia phong "nhập gia tùy tục", ở cớ quan trường học có nội quy quy chế, ra xã hội nói chung và ra đường nói riêng thì có pháp luật. Điều này hẳn ai cũng rõ nhất là những ai đã đủ 18 tuổi. Xin phép đưa ra một vài thí dụ nhỏ sau quá trình "điều nghiên" về thói xấu của người Việt khi tham gia giao thông.
I. Với thời lượng 8 giờ lý thuyết 2 giờ thực hành cho Giấy phép lái xe hạng A1; 136 - 168 giờ lý thuyết và 400 giờ thực hành cho GPLX từ B1-C đủ để cho người Việt chúng ta sẽ không có những "thói xấu". Tiếc là không có nhiều người học và người dạy thực hiện được. "Thói xấu" này tạm chia đều 50/50 cho cả hai phía người ra luật và người học luật.
II. Với những điều luật quy tiết cho bộ luật giao thông nhất là liên tục có các thông tư nghị định mới về mức phạt nhưng chỉ cần một cú điện thoại hay một thao tác nhỏ khác ...v v thế là "mọi con đường đều có thể đến được Jê - ru - sa - - lem".
Chưa thấy có một bản cáo bạch nào về vấn đề thu phạt nộp ngân sách được bao nhiêu? Chưa kể là số tiền đó bao nhiêu dành cho duy tu bảo dưỡng các công trình...v v. Cũng chưa ai thống kê rằng có bao nhiêu phương tiện có dấu hiệu vi phạm (thiếu gương, đèn còi, không đội mũ...v v). Thói xấu này tạm thời chia 40/60 trong đó 40 là dành cho những người vi phạm bắt buộc phải nộp vào ngân sách (chưa có kết luận về phạt có đúng lỗi vi phạm không) 60 lại nghiêng về những vụ vi phạm bị lọt lưới chìm xuồng.
Kết luận: để có ý thức thì tính thượng tôn của pháp luật là điều kiện cần và đủ.
III. Gần đây, những nhà hoạch định chính sách xem ra có vẻ "quyết liệt" trong việc giảm tải các vấn đề về giao thông cụ thể là năm 2012 sẽ là năm an toàn giao thông thay cho tháng 9 hàng năm. Nhưng sự "quyết liệt" đó kéo theo những quyết định mang tính "đột phá" như: thay giờ làm, nâng các loại phí, mức phạt, cấm các điểm trông giữ xe tương lai sẽ là thu phí lưu hành....v v. Một lực lượng đông đảo nhân dân đang biến thành "chuột bạch" của những quyết định này. Hãy bắt đầu từ Hà Nội cấm 262 các điểm trông giữ xe nhưng một loạt các khu đất dành cho xây dựng các điểm trông giữ xe công cộng bị thay đổi méo mó mục đích sử dụng. Tôi xin trích đăng một phần bài viết ""Từ năm 2003, UBND TP Hà Nội đã có quyết định quy hoạch chi tiết 35 điểm, bãi đỗ xe phục vụ người dân 7 quận nội thành. Trong đó, có một số dự án như điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Yên Phụ, vườn hoa Chi Lăng (quận Ba Đình); Minh Khai, Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng); Cát Linh, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)…
“Tuy nhiên, đến nay một số dự án đã bị “méo mó”, thay đổi mục đích sử dụng” - một lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết. Trong khi khu đất rộng lớn tại phường Gia Thụy (quận Long Biên) đã biến thành Trung tâm Thương mại Savico Megamall, khu đất được quy hoạch làm dự án bãi đỗ xe Kim Ngưu lại trở thành đại lý buôn bán sắt thép và trạm trung chuyển nông sản của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Các điểm được quy hoạch làm điểm đỗ xe cao tầng, thay thế cho các điểm đỗ trên phố Hai Bà Trưng, Hàm Long, Lý Thường Kiệt, Hàng Trống cũng lần lượt bị biến dạng. Điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài được quy hoạch xây dựng trên diện tích hơn 1.400 m2 đã trở thành công trường của dự án trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cao cấp.
Điểm đỗ xe tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô dự kiến thay thế cho điểm đỗ xe trên đường Nguyễn Du, Trần Quốc Toản và ga Hà Nội lại bị biến thành dãy cửa hàng ăn uống, quán cà phê. Trong khi đó, dự án điểm đỗ xe Tràng Thi dự kiến được xây trên khu đất 2.000 m2 vẫn đang giậm chân tại chỗ...
Ngược lại, có nơi đã hình thành điểm đỗ xe nhưng lại bị chuyển đổi công năng. Được TP Hà Nội đầu tư xây dựng thành điểm đỗ xe 7 tầng, phục vụ khu vực sân vận động Hàng Đẫy nhưng sau một thời gian khai thác không hiệu quả, điểm đỗ xe tại số 17 phố Cát Linh (quận Đống Đa) đã biến thành trụ sở Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội (cơ quan này vừa chuyển trụ sở về phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm - PV)."
Chưa có kết luận rõ ràng những gì đang diễn ra của các bước đột phá đã mang lại phần nào hiệu quả nhất định nhưng cũng góp phần không nhỏ vào việc "đâm thủng dạ dày" vào đông đảo tầng lớp nhân dân. Sự thay đổi "giật cục, lên gối, xuống cằm" này là hệ quả của những màn đối phó của nhân dân vì thế nguyên nhân của hình thành thói xấu ở "điều nghiên" này tạm chia tỷ lệ 70/30. Theo đó 70 là do lỗi của phía những "tư lệnh" và 30 xin dành cho ý thức của nhân dân.
Kết luận, vì thế các nhà chấp pháp và hành pháp hãy làm các cuộc "điều nghiên" trước khi đưa ra một quyết sách. Hãy làm cho pháp luật là tối thượng để những "thói xấu" chỉ còn là thiểu số và là bản chất không thể thay đổi.
"Thói xấu" không tự sinh ra và không tự mất đi nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Kỷ luật là sức mạnh, phàm những gì tốt đẹp là do giáo dục mà thành đó cũng có thể tạm gọi là một tư duy giáo dục. Trong giáo dục xây dựng mối quan hệ 3 nhà: Gia đình - Nhà trường - Xã hội vẫn được coi là mối quan hệ hữu cơ và bền chặt nhất là nền tảng của ý thức tốt.
Chân thành cảm ơn tác giả và Ban biên tập! Chúc các cán bộ đường lối lái xe an toàn và hạn chế mắc phải những "thói xấu".
Trịnh Xuân Nguyên
Thói xấu, Đâu là nguyên nhân?
Tôi có hai người bạn điểm đặc biệt là họ sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm chỉ khác nhau một điểm duy nhất là sinh ra và lớn lên kẻ Bắc người Nam. Điều lạ lùng là người Nam thì đường hoan lộ hết sức hanh thông mới chớm U40 đã làm chính khách, người Bắc học hành ứng thi cũng đều công thành nhưng đường hoan lộ thì lận đận. Một ngày kia người Bắc đi xem tướng số thì thầy tướng số nói: Tuy cậu và bạn cậu đều là thiên thời địa lợi nhưng bạn cậu nhân hòa hơn, người ta được nuôi dưỡng ở môi trường khác cậu và thành đạt là điều dễ hiểu...
Câu chuyện vật chất quyết định hay ý thức quyết định vẫn còn là chủ để nhiều tranh cãi. Đến nay, tư duy giáo dục là thế nào bắt đầu từ đâu vẫn là khái niệm mơ hồ, trong một phạm trù nào đó lấy cái gì là điểm mốc, cái gì là trung tâm...v v. Giao thông cũng vậy, Honda hay Toyota có lẽ là hai hãng ô tô lớn nhất vào Việt Nam và có lẽ cũng là hãng duy nhất có quá trình ‘’ điều nghiên’’ kỳ công nhất về giao thông Việt Nam. Họ hoàn toàn có lý khi đưa ra 3 yếu tố về an toàn giao thông theo thứ tự quan trọng giảm dần: Cơ sở hạ tầng, điều kiện môi trường và con người.
Trong nhiều kỳ hội thảo đã có những tranh cãi kịch liệt về tại sao con người chỉ xếp hàng thứ 3, nhất là các diễn giả đến từ Việt Nam, người Việt Nam tôi thông minh nhanh nhẹn hiếu học lên vũ trụ cũng đã từng lý do gì lại là thứ 3. Nhân chủ đề của tác giả Ngô Vĩnh Yên chỉ xin bàn luận đôi chút về con người trong phạm vi hẹp là giao thông. ‘’Nhân tri sơ tính bản thiện’’ sinh ra ai cũng có tính hướng thiện và mong muốn làm được điều tốt. "Kỷ luật là sức mạnh" câu nói quen thuộc và kỷ luật là do con người tạo ra. Ở nhà có gia phong "nhập gia tùy tục", ở cớ quan trường học có nội quy quy chế, ra xã hội nói chung và ra đường nói riêng thì có pháp luật. Điều này hẳn ai cũng rõ nhất là những ai đã đủ 18 tuổi. Xin phép đưa ra một vài thí dụ nhỏ sau quá trình "điều nghiên" về thói xấu của người Việt khi tham gia giao thông.
I. Với thời lượng 8 giờ lý thuyết 2 giờ thực hành cho Giấy phép lái xe hạng A1; 136 - 168 giờ lý thuyết và 400 giờ thực hành cho GPLX từ B1-C đủ để cho người Việt chúng ta sẽ không có những "thói xấu". Tiếc là không có nhiều người học và người dạy thực hiện được. "Thói xấu" này tạm chia đều 50/50 cho cả hai phía người ra luật và người học luật.
II. Với những điều luật quy tiết cho bộ luật giao thông nhất là liên tục có các thông tư nghị định mới về mức phạt nhưng chỉ cần một cú điện thoại hay một thao tác nhỏ khác ...v v thế là "mọi con đường đều có thể đến được Jê - ru - sa - - lem".
Chưa thấy có một bản cáo bạch nào về vấn đề thu phạt nộp ngân sách được bao nhiêu? Chưa kể là số tiền đó bao nhiêu dành cho duy tu bảo dưỡng các công trình...v v. Cũng chưa ai thống kê rằng có bao nhiêu phương tiện có dấu hiệu vi phạm (thiếu gương, đèn còi, không đội mũ...v v). Thói xấu này tạm thời chia 40/60 trong đó 40 là dành cho những người vi phạm bắt buộc phải nộp vào ngân sách (chưa có kết luận về phạt có đúng lỗi vi phạm không) 60 lại nghiêng về những vụ vi phạm bị lọt lưới chìm xuồng.
Kết luận: để có ý thức thì tính thượng tôn của pháp luật là điều kiện cần và đủ.
III. Gần đây, những nhà hoạch định chính sách xem ra có vẻ "quyết liệt" trong việc giảm tải các vấn đề về giao thông cụ thể là năm 2012 sẽ là năm an toàn giao thông thay cho tháng 9 hàng năm. Nhưng sự "quyết liệt" đó kéo theo những quyết định mang tính "đột phá" như: thay giờ làm, nâng các loại phí, mức phạt, cấm các điểm trông giữ xe tương lai sẽ là thu phí lưu hành....v v. Một lực lượng đông đảo nhân dân đang biến thành "chuột bạch" của những quyết định này. Hãy bắt đầu từ Hà Nội cấm 262 các điểm trông giữ xe nhưng một loạt các khu đất dành cho xây dựng các điểm trông giữ xe công cộng bị thay đổi méo mó mục đích sử dụng. Tôi xin trích đăng một phần bài viết ""Từ năm 2003, UBND TP Hà Nội đã có quyết định quy hoạch chi tiết 35 điểm, bãi đỗ xe phục vụ người dân 7 quận nội thành. Trong đó, có một số dự án như điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Yên Phụ, vườn hoa Chi Lăng (quận Ba Đình); Minh Khai, Lê Duẩn (quận Hai Bà Trưng); Cát Linh, Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)…
“Tuy nhiên, đến nay một số dự án đã bị “méo mó”, thay đổi mục đích sử dụng” - một lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết. Trong khi khu đất rộng lớn tại phường Gia Thụy (quận Long Biên) đã biến thành Trung tâm Thương mại Savico Megamall, khu đất được quy hoạch làm dự án bãi đỗ xe Kim Ngưu lại trở thành đại lý buôn bán sắt thép và trạm trung chuyển nông sản của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Các điểm được quy hoạch làm điểm đỗ xe cao tầng, thay thế cho các điểm đỗ trên phố Hai Bà Trưng, Hàm Long, Lý Thường Kiệt, Hàng Trống cũng lần lượt bị biến dạng. Điểm đỗ xe Hai Bà Trưng - Hàng Bài được quy hoạch xây dựng trên diện tích hơn 1.400 m2 đã trở thành công trường của dự án trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng cao cấp.
Điểm đỗ xe tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô dự kiến thay thế cho điểm đỗ xe trên đường Nguyễn Du, Trần Quốc Toản và ga Hà Nội lại bị biến thành dãy cửa hàng ăn uống, quán cà phê. Trong khi đó, dự án điểm đỗ xe Tràng Thi dự kiến được xây trên khu đất 2.000 m2 vẫn đang giậm chân tại chỗ...
Ngược lại, có nơi đã hình thành điểm đỗ xe nhưng lại bị chuyển đổi công năng. Được TP Hà Nội đầu tư xây dựng thành điểm đỗ xe 7 tầng, phục vụ khu vực sân vận động Hàng Đẫy nhưng sau một thời gian khai thác không hiệu quả, điểm đỗ xe tại số 17 phố Cát Linh (quận Đống Đa) đã biến thành trụ sở Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội (cơ quan này vừa chuyển trụ sở về phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm - PV)."
Chưa có kết luận rõ ràng những gì đang diễn ra của các bước đột phá đã mang lại phần nào hiệu quả nhất định nhưng cũng góp phần không nhỏ vào việc "đâm thủng dạ dày" vào đông đảo tầng lớp nhân dân. Sự thay đổi "giật cục, lên gối, xuống cằm" này là hệ quả của những màn đối phó của nhân dân vì thế nguyên nhân của hình thành thói xấu ở "điều nghiên" này tạm chia tỷ lệ 70/30. Theo đó 70 là do lỗi của phía những "tư lệnh" và 30 xin dành cho ý thức của nhân dân.
Kết luận, vì thế các nhà chấp pháp và hành pháp hãy làm các cuộc "điều nghiên" trước khi đưa ra một quyết sách. Hãy làm cho pháp luật là tối thượng để những "thói xấu" chỉ còn là thiểu số và là bản chất không thể thay đổi.
"Thói xấu" không tự sinh ra và không tự mất đi nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Kỷ luật là sức mạnh, phàm những gì tốt đẹp là do giáo dục mà thành đó cũng có thể tạm gọi là một tư duy giáo dục. Trong giáo dục xây dựng mối quan hệ 3 nhà: Gia đình - Nhà trường - Xã hội vẫn được coi là mối quan hệ hữu cơ và bền chặt nhất là nền tảng của ý thức tốt.
Chân thành cảm ơn tác giả và Ban biên tập! Chúc các cán bộ đường lối lái xe an toàn và hạn chế mắc phải những "thói xấu".
Trịnh Xuân Nguyên