[Funland] Đào tạo ‘tinh hoa’ và 'tỵ nạn giáo dục'...🎓

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,771
Động cơ
379,133 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Tuần vừa qua dư luận ồn ào đa chiều về chủ đề trường chuyên lớp chọn công lập với khâu tuyển sinh đầu vào (và suốt quá trình học) lọc tuyển kỹ càng (cũng có cả tiêu cực/bất công), chương trình học tăng cường kiến thức (nhưng có phần thiên lệch) và học phí phi thị trường (nhận được nhiều ưu đãi bao cấp từ TW+địa phương)… nhưng chưa đề cập nhiều tới vấn đề đầu ra (sản phẩm) ở các trường lớp chuyên chọn (trên tinh thần: thi gì học nấy và mục tiêu giáo dục là yếu tố quyết định tới chương trình và cách học của học sinh)…
Trong nhiều năm gần đây, cùng với đà phát triển+ hội nhập sâu rộng của đất nước thì học sinh ở các trường phổ thông chuyên chọn công lập và các trường dân lập chất lượng cao có xu hướng đặt mục tiêu là muốn tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến (cấp đại học ) cuả nước ngoài, dưới một số hình thức:
* Du học ở các trường ĐH có uy tín/top đầu trên TG: đa số thuộc diện có học bổng dành cho h/s giỏi nhất (chủ yếu từ khối chuyên chọn) và các trường dân lập/quốc tế chất lượng cao được thụ hưởng chương trình giáo dục liên thông đồng bộ (theo chuẩn quốc tế) ngay từ nhỏ…
* Du học ở các trường ĐH-CĐ hạng bình thường (đại trà): một số học sinh khá giỏi nhận được học bổng (toàn phần & 1 phần), còn lại đa số là dạng DHS tự túc...
* Du học tại chỗ: Chi nhánh/phân hiệu các trường ĐH nước ngoài tại VN và theo học chương trình liên kết đào tạo lai phối/kết hợp giữa các trường ĐH Việt với ĐH quốc tế... Ngoài ra, CP một số nước phát triển đã viện trợ/đầu tư trường ĐH đại diên tại VN: ĐH Việt Nhật (Hòa Lạc), ĐH Việt-Pháp (HN), ĐH Việt-Đức (SG) và các trường ĐH Việt-Mỹ/Úc/Anh...(nhưng nói chung chưa thu hút được nhiều các học sinh phổ thông thực giỏi) .v.v...🎓

Chỉ xét riêng số du học sinh (DHS) thì theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục – Đào tạo) tính đến 2/2020 hiện có hơn 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (tăng thêm ~20000 so với 9/2019). Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến ~97%...
Như vậy, số DHS có xu hướng ngày càng tăng có thể chủ yếu là vì thực trạng giáo dục ĐH-CĐ Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu , xứng hợp với đầu ra của đào tạo phổ thông chất lượng cao? Liệu có thể xem xu thế du học tự túc (hiện đã có cả học sinh Việt đi du học nước ngoài từ cấp 2) là phong trào ‘tỵ nạn giáo dục’??🤔
Hơn nữa, những học sinh có thực lực từ các cơ sở giáo dục chất lượng cao (trường công lập chuyên chọn+ dân lập quốc tế cao cấp) thực tế cũng chỉ chiếm gần 3% số DHS. Thực tế cho thấy không nhiều DHS loại này (sau khi kết thúc du học) sẽ trở về nước và thường đầu quân cho các công ty FDI tại VN và chỉ 1 phần tham gia vào cuộc đua trở thành “tinh hoahồng” (nhân tài hồng+ chuyên làm quan/công chức) Việt…😉

Mô hình giáo dục chuyên chọn phổ thông và thực trạng giáo dục ĐH-CĐ VN đã góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám (DHS loại thực giỏi thì ở lại hoặc về nước làm việc cho cty FDI)chảy máu ngoại tệ (du học tự túc tràn lan)... Các doanh nghiệp Việt khó tuyển dụng được nguồn nhân lực “tinh hoa” Việt được đào tạo tốt ==>> cũng có thể gặp bất lợi để cạnh tranh vươn tầm quốc tế…
Gần đây xuất hiện mô hình giáo dục phi lợi nhuận ươm tạo ‘tinh hoa 4.0’ trọn gói của Vinschool = hệ sinh thái giáo dục khép kín từ chồi mầm tới hoa trái (VinMec-, Vinschool, Vin-Uni) với chi phí cao tầm quốc tế…👨‍🎓
Vậy theo CCCM: liệu mô hình này có phải là giải pháp cho tỵ nạn giáo dục?? và xu thế cải cách cho giáo dục phổ thông công lập chuyên chọn của VN theo hướng giảm bỏ bao cấp và chuyển đổi dần tuân thủ nguyên tắc KTTT phi lợi nhuận???😔
 

Cao_Xanh

Xe tăng
Biển số
OF-622886
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
1,763
Động cơ
236,707 Mã lực
Nơi ở
Heaven
VínSchool/Vin-Uni chỉ là dạng du học tại chỗ (giá cao) đào tạo nhân lực 'tinh dầu' (hoa ép)...==>> Muốn đào tạo tinh hoa hồng(+chuyên) xứ Việt thì có lẽ phải liên kết với trường Đ. LHP, NAQ...?! :-?
 

Trâu Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729440
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
1,006
Động cơ
82,145 Mã lực
ô. chủ đề hay dư nài mà ít khách nhở?
 

Trâu Lái Xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-729440
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
1,006
Động cơ
82,145 Mã lực
VínSchool/Vin-Uni chỉ là dạng du học tại chỗ (giá cao) đào tạo nhân lực 'tinh dầu' (hoa ép)...==>> Muốn đào tạo tinh hoa hồng(+chuyên) xứ Việt thì có lẽ phải liên kết với trường Đ. LHP, NAQ...?! :-?
Từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục"
dưng ợ ta giáo dục là nhồi sọ định hướng
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,060
Động cơ
606,661 Mã lực
Mô hình giáo dục chuyên chọn phổ thông và thực trạng giáo dục ĐH-CĐ VN đã góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám (DHS loại thực giỏi thì ở lại hoặc về nước làm việc cho cty FDI)chảy máu ngoại tệ (du học tự túc tràn lan)... Các doanh nghiệp Việt khó tuyển dụng được nguồn nhân lực “tinh hoa” Việt được đào tạo tốt ==>> cũng có thể gặp bất lợi để cạnh tranh vươn tầm quốc tế…
Cho em hỏi vớ vẩn tẹo là nếu không có trường chuyên lớp chọn thì sẽ không có học sinh đi nước ngoài du học ạ? Em cứ tưởng là đầu tiên là do các cháu muốn đi du học, do đó sẽ cố vào các trường chuyên để làm bàn đạp. Thế nên đổ lỗi cho các trường chuyên về việc học sinh đi học đại học ở nước ngoài chẳng khác gì đổ lỗi cho cái máy bay chở người đi mất :P Sau đấy lại lôi tiếp trường chuyên ra để đổ tội vì hội học xong ở nước ngoài ít chịu về Việt Nam thì em nghĩ cấm béng trường chuyên đi chứ bàn bạc làm gì :).

Bài này giống hệt như các bài của bạn Thành, trộn lẫn giữa cái đúng (thực trạng giáo dục VN - cụ thể là GD phổ thông và đặc biệt là GD ĐH chưa bằng nhiều trường nước ngoài) với cả những lập luận khiên cưỡng để nhằm mục đích nào đó (Gán lỗi chảy máu chất xám cho trường chuyên lớp chọn), để lèo lái dư luận.

Cho đến bây giờ em vẫn chưa hiểu đội nào định cổ phần hóa Ams mà dai dải dài dai mãi như thế? :).
 

Fabulous

Xe tăng
Biển số
OF-406485
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,411
Động cơ
242,856 Mã lực
Từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục"
dưng ợ ta giáo dục là nhồi sọ định hướng
Wiki mô tả hơi khác cụ ạ: https://en.wikipedia.org/wiki/Education
"Etymologically, the word "education" is derived from the Latin word ēducātiō ("A breeding, a bringing up, a rearing") from ēducō ("I educate, I train") which is related to the homonym ēdūcō ("I lead forth, I take out; I raise up, I erect") from ē- ("from, out of") and dūcō ("I lead, I conduct")", trong đó breeding có nghĩa là nuôi dưỡng, dạy dỗ, bringing up và rearing cũng có nghĩa tương tự.
Ở VN em nghĩ giáo dục vẫn mang nặng các tính chất của nền giáo dục phong kiến. Mọi người quá coi trọng nó còn bản thân nó lại chả làm được gì nhiều. Nền giáo dục cứ tập trung quá mức vào các kiến thức hàn lâm, sách vở mà coi nhẹ thực tế. Chương trình thì rất nặng ngay từ cấp tiểu học, toàn những kiến thức học chỉ để đi thi. Toàn xã hội thì cứ tự kỷ rằng con mình phải được học ở những trường tốt nhất, phải luôn nằm trong top đầu của lớp, của trường... Trong khi đó kiến thức thực tế xã hội thì không nhiều, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp không được chú trọng.
Nói tóm lại em thấy GD cần phải thay đổi rất nhiều.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
5,528
Động cơ
440,205 Mã lực
Nói mãi rồi mà cứ phải mở thớt.

Rừng nào, thú ấy, cách dậy vậy.

Nguyên tắc nó thế, bản chất vấn đề nó vậy nên đừng bàn nhiều

Còn bọn Tinh hoa nó chỉ là một yếu tố góp phần vào làm bọn trẻ nát nhanh hơn, cái tệ là như thế....tất nhiên như tình hình hiện tại không gì bằng đưa bọn đấy lên máy chém. ;))
 

TSTA

Xe container
Biển số
OF-61843
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
5,529
Động cơ
467,335 Mã lực
Đội nào con cái ko thi đc vào chuyên chọn thì chắc sẽ ko thích chuyên chọn thôi.
Đội nào ko cố cho con vào đc quốc tế chắc cũng ko khoái nó lắm.

Mà ko thích thì cứ nhìn vào cái điểm xấu, các vd cá biệt để nhận xét cho tất cả thôi.

Đội vừa kém ko đủ trình chuyên chọn, lại cũng ko đủ kinh tế cuốc đất thì chắc mong cào bằng.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
213
Động cơ
76,380 Mã lực
Vậy theo CCCM: liệu mô hình này có phải là giải pháp cho tỵ nạn giáo dục?? và xu thế cải cách cho giáo dục phổ thông công lập chuyên chọn của VN theo hướng giảm bỏ bao cấp và chuyển đổi dần tuân thủ nguyên tắc KTTT phi lợi nhuận???😔
Có một mô hình khác có thể vừa phục vụ học sinh có năng khiếu, vừa đảm bảo phân bổ nguồn lực xã hội công bằng, vừa thúc đẩy khunh hướng tự lập và khả năng xác định phương hướng sở thích của học sinh mà tôi chưa thấy cụ mợ nào bàn đến chi tiết trong bốn năm thớt gần đây về trường chuyên và trường quốc tế tại Việt Nam. Đó là mô hình lớp bắt buộc + tự chọn (cores + electives)

Cores + Electives là mô hình khá phổ biến ở các nước phương Tây ở bậc THCS trở đi. Tựu trung lại gồm 2 bộ phận:

1. Cores: các môn học bắt buộc, thường được phân thành 4-6 nhóm chính với số lượng học phần mỗi nhóm khác nhau.
Vd: các trường THPT ở Mỹ thường có 24 - 32 ô chọn học phần chia đều cho 4 năm học (9-12), mỗi năm 6-8 học phần, và 1 học phần = 1 lớp kéo dài 2 học kỳ hoặc 2 lớp kéo dài 1 học kỳ. Trong đó khoảng 1/2 tới 3/4 là Cores:
- toán 3 học phần
- ngôn ngữ bản địa 3 học phần
- khoa học tự nhiên 3 học phần
- khoa học xã hội 3 học phần
- ngoại ngữ 2 học phần
- âm nhạc-nghệ thuật 2 học phần
- thể dục 2 học phần

Ngay cả trong hệ thống Cores này, học sinh vẫn có thể chọn các lớp với nội dung kiến thức và mức khó/chuyên sâu khác nhau.

Ví dụ, trong nhóm toán về mảng kiến thức thì có: Đại Số (algebra), Hình Học (geometry), Lượng Giác (trigonometry hoặc pre-calculus), Thống Kê, Vi phân và Tích Phân (Derivative and Integral ~ Calculus), v.v. Về mức khó/chuyên sâu thì phân ra làm: cấp 1, cấp 2, cấp Honors, cấp AP, v.v.

2. Electives: chiếm khoảng 1/2 tới 1/4 số học phần. Học sinh tùy ý chọn lớp thuộc các nhóm môn Cores nói trên hoặc nhóm khác ví dụ như nhóm kinh tế, khoa học máy tính, v.v.

Như vậy học sinh có thể tự chọn nội dung muốn học và mức khó, muốn chuyên biệt hóa và thử thách bản thân thì đăng ký vào lớp cấp Honors / AP và những nội dung cao cấp hơn trong Toán, Lý, Hóa, v.v. chỉ cần hoàn thành ở mức chấp nhận được (điểm A-B) các lớp ở nội dung/cấp thấp hơn và/hoặc được sự cho phép đặc biệt của giáo viên.

Bằng cách này, mọi học sinh đều có quyền và nghĩa vụ tìm hiểu và tham gia vào các lớp giúp nâng cao khả năng của bản thân ở một mức độ phù hợp. Đồng thời vì hệ thống này tồn tại ở gần như mọi trường công lập, rất hiếm có chuyện một trường chỉ toàn học sinh muốn luyện chuyên, và cũng không có chuyện học sinh chỉ học một môn hoặc nhóm môn nào đó trong 90-100% thời gian tại trường (và cũng không bao giờ được giáo viên môn khác du di sửa điểm) mà bỏ qua các lĩnh vực khác trong Cores.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,136
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Wiki mô tả hơi khác cụ ạ: https://en.wikipedia.org/wiki/Education
"Etymologically, the word "education" is derived from the Latin word ēducātiō ("A breeding, a bringing up, a rearing") from ēducō ("I educate, I train") which is related to the homonym ēdūcō ("I lead forth, I take out; I raise up, I erect") from ē- ("from, out of") and dūcō ("I lead, I conduct")", trong đó breeding có nghĩa là nuôi dưỡng, dạy dỗ, bringing up và rearing cũng có nghĩa tương tự.
Ở VN em nghĩ giáo dục vẫn mang nặng các tính chất của nền giáo dục phong kiến. Mọi người quá coi trọng nó còn bản thân nó lại chả làm được gì nhiều. Nền giáo dục cứ tập trung quá mức vào các kiến thức hàn lâm, sách vở mà coi nhẹ thực tế. Chương trình thì rất nặng ngay từ cấp tiểu học, toàn những kiến thức học chỉ để đi thi. Toàn xã hội thì cứ tự kỷ rằng con mình phải được học ở những trường tốt nhất, phải luôn nằm trong top đầu của lớp, của trường... Trong khi đó kiến thức thực tế xã hội thì không nhiều, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp không được chú trọng.
Nói tóm lại em thấy GD cần phải thay đổi rất nhiều.
Xét theo 4 mục tiêu của giáo dục (của UNEESCO): Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống thì mô hình chuyên chọn công lập ở VN hiện nay có nhiều bất cập (thiếu công bằng, học lệch, phi thị trường...): https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/truong-chuyen-duoc-cac-tinh-uu-ai-den-co-nao-651580.html

và ý kiến của GS, TS P.T. Sơn Nam đáng suy ngẫm: :-? https://cafef.vn/giao-su-tre-nhat-viet-nam-gay-bao-mang-voi-quan-diem-ve-truong-chuyen-phu-huynh-ram-ram-binh-luan-qua-tuyet-voi-20200625202004777.chn
 

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,172
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45
Wiki mô tả hơi khác cụ ạ: https://en.wikipedia.org/wiki/Education
"Etymologically, the word "education" is derived from the Latin word ēducātiō ("A breeding, a bringing up, a rearing") from ēducō ("I educate, I train") which is related to the homonym ēdūcō ("I lead forth, I take out; I raise up, I erect") from ē- ("from, out of") and dūcō ("I lead, I conduct")", trong đó breeding có nghĩa là nuôi dưỡng, dạy dỗ, bringing up và rearing cũng có nghĩa tương tự.
Ở VN em nghĩ giáo dục vẫn mang nặng các tính chất của nền giáo dục phong kiến. Mọi người quá coi trọng nó còn bản thân nó lại chả làm được gì nhiều. Nền giáo dục cứ tập trung quá mức vào các kiến thức hàn lâm, sách vở mà coi nhẹ thực tế. Chương trình thì rất nặng ngay từ cấp tiểu học, toàn những kiến thức học chỉ để đi thi. Toàn xã hội thì cứ tự kỷ rằng con mình phải được học ở những trường tốt nhất, phải luôn nằm trong top đầu của lớp, của trường... Trong khi đó kiến thức thực tế xã hội thì không nhiều, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp không được chú trọng.
Nói tóm lại em thấy GD cần phải thay đổi rất nhiều.
Thật ra chính cụ cũng đang lơ tơ mơ về mục đích và cái cần dạy/học :)) Cái cụ nói là thực hành, thực tế, thực tiễn đấy bọn trường cuốc tế dả cầy nó đang lợi dụng dắt mũi đám phụ huynh lừa tẹt ga ra đới thôi :))
Tóm lại một điều, khi ông làm công tác lập ra quy trình giáo dục chỉ dựa trên ls thuyết thì lũ học sinh nó ra trường cũng chỉ đạt đc cái lý thuyết suông đó thôi. Hy vọng gì vào "cái đội đấy", cụ nhỉ?
 

kijuto161

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320284
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
876
Động cơ
295,987 Mã lực
Buồn cười, mấy hôm nay rộ lên tranh cãi “chuyên hay không chuyên” và “tinh hoa hay không tinh hoa” ngồi rỗi việc đọc xong cứ thầy hài hài! Thực ra gốc rễ vấn đề vẫn là câu hỏi rất cũ: “triết lý giáo dục của nước ta là gì?”. Hỏi từ đời del nào thì không biết nhưng cũng là dạng câu hỏi lặp đi lặp lại mà chưa có câu trả lời, trước có anh PTT đăng đàn nói ú ớ nhưng cũng chả bật lên được cái gì rõ ràng. Loại trừ 1 số mục tiêu quá khứ như “để đào tạo ra con người mới XHCN” ra thì đến thời nay vẫn cứ chung chung dạng: “học để làm người” ( người nghĩa là thế del nào thì lại đel có định nghĩa) hay: “tiên học lễ hậu học văn” ( chỉ nói đến thứ tự ưu tiên chứ del nói lên mục tiêu).... Như vậy đến tận bây h mục tiêu CỤ THỂ của giáo dục nói chung vẫn khá mông lung thì sao dám lạm bàn đến chuyện tinh hay không tinh? Chuyên để tạo tinh hoa (số ít) để lead số đông đại trà nhưng lại full skill lao động ( liệu có làm được điều này?) để tạo ra của cải vật chất, nhưng thế nào là tinh hoa? Tỉ lệ chung tinh hoa là bao nhiêu? Cần số lượng cụ thể bao nhiêu tinh hoa ( ước tính theo kế hoạch 5 năm lần 1,2,3..) để nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN???? :)) Đấy là còn chưa thèm kể đến dạng câu hỏi như bộ ít người liệu đã phải tinh hoa chưa? :)) Những câu hỏi này del ai quan tâm và cũng del ai trả lời cho nên lạm bàn về tinh hoa làm gì khi triết lí của giáo dục còn không có! :)) Bản thân tôi nghĩ giáo dục định nghĩa thế nào vẫn là giải pháp đáp ứng cho nhu cầu từ thực tế, thực tế đặt ra các vấn đề và nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo ra những con người có khả năng trả lời, xử lí các vấn đề đó. Ví dụ: định hướng nông nghiệp thì ưu tiên kĩ sư nông nghiệp chất lượng cao hay tăng đầu tư cho học viện NN quốc gia tương tự với du lịch, financial, hay công nghiệp, logistic.... Nhưng khi giá trị xã hội thiếu rõ ràng, định hướng phát triển quốc gia mù mờ kiểu phát triển đa nghành nhiều mũi nhọn như quả mít thì cũng khó cho giáo dục lập kế hoạch tương ứng! Người hoạch định chính sách và người làm giáo dục phải có tầm nhìn chiến lược không có lại giống kiểu nông dân “được mùa mất giá và ngược lại” :)) Ngoài lề tí là trông cái anh đương kim BT mặt tối như ÂD ấy thì tư duy ngắn hạn còn del có thì móc đâu ra chiến lược :)) Cái này có khi kiểu kinh tế kế hoạch tập trung lại có ưu thế hơn vì ít ra nó ước lượng được sơ bộ nhu cầu xã hội để tạo ra sản phẩm tương ứng :)) Với cái mớ bòng bong hỗn độn hiện nay thì thực sự khó mà đổ lỗi cho giáo dục tạo ra tính trạng “tỵ nạn giáo dục” hay tương tự được, đơn giản là vì làm del có thang giá trị hay định hướng cụ thể gì! Cứ giẫm đạp lên nhau rồi del chịu được và lại thành cột điện hết cả, các ông đi “tỵ nạn” hay cho con đi đôi khi cũng chả phải vì giáo dục “nước bạn” nó tiên tiến hơn đâu mà vì có khi ở lại học xong rồi cũng chả biết học làm cái del gì, ứng dụng ntn, sống ra sao :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top