[Funland] Đi tìm Nụ hôn

Archer

Xe container
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
5,325
Động cơ
552,869 Mã lực
Gần 30 năm sau ngày “bức tường ô nhục” chia cắt Đông - Tây Berlin sụp đổ, tôi mới đến được một trong những biểu tượng lớn nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, cũng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của sự tìm kiếm tự do, đào thoát khỏi bức màn sắt. Đến đây, việc đầu tiên là đi tìm hình ảnh của một nụ hôn kt nhất: hôn môi giữa hai tay trùm đỏ Leonid Brezhnev (Liên Xô) và Erich Honecker (Đông Đức). Cũng không khó tìm trong số những tranh vẽ còn lưu lại sau khi “bức tường ô nhục” bị phá bỏ trong đêm thứ Năm 9-11, rạng sáng thứ Sáu 10-11-1989, sau hơn 28 năm tồn tại như một vết nhơ giữa lòng thành phố Berlin.
Không lâu sau khi bức tường Berlin bị xé toang, bức tranh có tên “Chúa ơi, hãy giúp tôi sống sót qua tình yêu chết người này” được họa sĩ Nga Dmitri Vrubel vẽ trên phần còn lại của tường, lấy mẫu từ bức ảnh chụp năm 1979 khi Brezhnev sang Đông Berlin dự kỷ niệm 30 năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức cộng sản. Nhiếp ảnh gia người Pháp Regis Bossu đã bắt được “khoảnh khắc vô giá” để ghi hình và “nụ hôn chết chóc” Brezhnev-Honecker sau đó được in tràn hai trang trên tạp chí Paris Match để rồi lan truyền khắp thế giới! Dmitri Vrubel vẽ tranh tường này năm 1990, gây được tiếng vang lớn, trở thành điểm check-in của hàng triệu du khách khi đến Berlin, được in trên áo pull, khăn, các loại quà lưu niệm... Khách sạn East-Side tại Berlin còn lấy bức tranh làm logo. Sau đó bức tranh củng nhiều hình ảnh khác bị chính quyền thành phố xóa bỏ trong một dự án nhằm khôi phục bức tường lịch sử do những hậu quả của thời tiết, ô nhiễm cũng như tệ nạn vẽ bậy bằng sơn rẻ tiền. Năm 2009, được cho phép nên Dmitri Vrubel phối hợp với nữ họa sĩ cũng người Nga Victoria Timofeeva đã vẽ lại bức tranh như hiện nay, và khu vực triển lãm ngoài trời các bức tranh tường Berlin được gọi là gallery East-Side, nơi lúc nào cũng đông du khách bốn phương. Theo báo Đức Deutsche Welle, mỗi năm chính quyền Berlin chi khoảng 284.000 USD để bảo tồn di tích này.
Từ Berlin tôi đến Vienna của nước Áo để đi tìm một nụ hôn khác: một nụ hôn của tình yêu bất tử, một nụ hôn thần thánh, vĩnh cửu. Đó là nụ hôn trong tác phẩm của danh họa Gustav Klimt, có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Klimt bắt tay vẽ bức tranh vào năm 1907, năm đỉnh cao trong “thời kỳ hoàng kim” của sự nghiệp nghệ thuật Klimt. Tranh có khổ lớn (180 cm x 180 cm), được trưng bày tại Bảo tàng Belvedere ở thủ đô nước Áo, mà để vào xem tranh, bạn phải mua vé gần 20 euro, đi bộ mỏi chân mới đến gian trưng bày các tác phẩm của Klimt.
“Nụ hôn” (tên tiếng Đức “Der Kuss”) được Bảo tàng Belvedere mua trước khi tác giả hoàn thành bức tranh, với giá thời bấy giờ là 25.000 đồng crown, tương đương 240.000 USD theo thời giá hiện nay, cao gấp năm lần bất kỳ bức tranh nào được bán trước đó tại Vienna. Nhưng rõ ràng Bảo tàng Belvedere đã mua được một món quá hời, bởi vào năm 2006 bức “Chân dung Adele Bloch-Bauer I” - tác phẩm của Klimt nhưng không thể so sánh với “Nụ hôn” đã được bán với giá 135 triệu USD; và đến năm 2017 thì bức “Chân dung Adele Bloch-Bauer II” đã có giá tới 150 triệu USD!
Tháng 11-2003, bức tranh “Nụ hôn” và hình ảnh của Gustav Klimt và đã được Ngân khố nước Áo chọn để in lên đồng vàng 100 euro (trong bộ sưu tập tiền hội họa châu Âu). Mặt trước đồng vàng là Klimt trong xưởng vẽ của ông; mặt sau là tác phẩm “Nụ hôn” với dòng chữ "Der Kuss". Kỷ niệm 150 ngày sinh Gustav Klimt, nhà báo chuyên viết về du lịch - văn hóa người Canada Adrian Brijbassi đã có bài viết, theo đó ông cho rằng “Nụ hôn” vượt quá mọi mong đợi của khách thưởng lãm vì khổ lớn, hình và màu sắc tuyệt đẹp, trong khi bức “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci thì “bé tí và không gây ấn tượng gì”!
Có thể chọn mua vô vàn thứ liên quan đến đến “Nụ hôn” của Klimt ở Bảo tàng Belvedere cũng như ở các khu phố đi bộ luôn nhộn nhịp tại Vienna, chẳng hạn như cái đĩa thủy tinh in tác phẩm. Còn ở Berlin, sau khi đi tìm khắp các shop không kiếm được cái áo pull nào in “nụ hôn chết chóc”, tôi chỉ mua được chiếc cốc uống bia có hai lão Brezhnev-Honecker làm kỷ niệm.

Tác giả: Nguyễn Trọng Chức

L.Brezhnev vs E.Honecker



The Kiss - G.Klimt

 
Chỉnh sửa cuối:

Trâu hun khói

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701902
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
2,007
Động cơ
115,856 Mã lực
Tuổi
41
Dài quá. Tí em đọc
Dân tộc Đức phúc to hơn cái đình khi tây giải phóng đông
Hổi mà đông đại thắng giải phóng tây có nhẽ đã có thanh trừng đẫm máu, xương chất núi máu thành sông, cải tạo tư bản triệt hạ đi trại tập trung, đến h dân Đức đang vác rá vác rổ đi ăn xin đi trộm cắp khắp địa cầu
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,424
Động cơ
564,627 Mã lực
Dân tộc Đức phúc to hơn cái đình khi tây giải phóng đông
Hổi mà đông đại thắng giải phóng tây có nhẽ đã có thanh trừng đẫm máu, xương chất núi máu thành sông, cải tạo tư bản triệt hạ đi trại tập trung, đến h dân Đức đang vác rá vác rổ đi ăn xin đi trộm cắp khắp địa cầu
Cày mãi k mệt sao Trâu :-??
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,195
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Dân tộc Đức phúc to hơn cái đình khi tây giải phóng đông
Hổi mà đông đại thắng giải phóng tây có nhẽ đã có thanh trừng đẫm máu, xương chất núi máu thành sông, cải tạo tư bản triệt hạ đi trại tập trung, đến h dân Đức đang vác rá vác rổ đi ăn xin đi trộm cắp khắp địa cầu
Có lẽ nào họ may hơn mềnh ;))
 

Hohoanganh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-622099
Ngày cấp bằng
9/3/19
Số km
1,030
Động cơ
125,660 Mã lực
Trong cái chết, họ vươn lên mạnh mẽ và tươi đẹp
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,950
Động cơ
531,680 Mã lực
Nụ hôn thần sầu :D
 

Jade2110

Xe buýt
Biển số
OF-545495
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
938
Động cơ
167,942 Mã lực
Chả hiểu thớt nói về cái gì?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top