- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 5,320
- Động cơ
- 552,869 Mã lực
Hôm nay, sau gần một tháng xảy ra dịch Viêm phổi Vũ Hán và 4 ngày sau khi phong tỏa Vũ Hán, 3 cơ quan cấp quốc gia (Bộ Nông nghiệp, Tổng Cục Lâm nghiệp và Cơ quan giám sát thị trường) đã cùng đưa ra một tuyên bố chung (xem chừng là khó khăn khi ra quyết định?) nhằm cấm buôn bán động vật hoang dã trên toàn quốc vì lo ngại bùng phát của coronavirus, theo Reuters.
Các loại động vật hoang dã bị cấm buôn bán tại chợ, siêu thị, nhà hàng và cả trên mạng lưới internet. Theo tuyên bố này, bất kỳ nơi nào mua bán động vật hoang dã phải bị cấm hoạt động và việc vận chuyển động vật hoang dã cũng bị cấm.
Lệnh cấm có hiệu lực ngay từ Chủ nhật 27/1/2020.
Giới làm ăn ở Trung Quốc coi các chợ bán động vật hoang dã là điểm đặc biệt hấp dẫn giới làm ăn và khách du lịch đến nước này. Chợ Vũ Hán lâu nay vẫn bán (bất hợp pháp, đúng hơn là bán hợp pháp) rắn sống, gấu, chó sói con, rùa, chuột tre, lửng, nhím, rái cá, cầy hương và gần đây, có cả con Kaola của Úc...
Trước nghi vấn bệnh viêm phổi Vũ Hán có nguồn gốc động vật hoang dã, dư luận TQ nêu câu hỏi. Sau đại dịch SARS cũng xuất phát từ Trung Quốc, nguồn gốc là thú hoang dã, chính quyền có lịnh cấm mua bán thịt thú hoang dã, vậy mà vì sao, sau 17 năm, dịch lại diễn ra và nạn mua bán, ăn thịt thú hoang dã vẫn còn nguyên?
Vào lúc này, chính phủ TQ phải đấu tranh để kiềm chế sự tức giận của công chúng đối với dịch bệnh. Một chiến dịch trên Weibo, nền tảng truyền thông xã hội, đã thu hút 45 triệu lượt xem với hashtag #rejectgamemeat. Một nhóm gồm 19 học giả Trung Quốc cũng kêu gọi chính phủ phải nghiêm khắc cấm ăn động vật hoang dã.
Trên các trang mạng nội bộ TQ nhiều ý kiến yêu cầu chấm dứt loại hình “phiêu lưu ẩm thực” cũng là “ẩm thực kinh dị” này. Một số loại thịt như mèo cầy, rắn hoặc con tê tê và gần đây xuất hiện cả kaola (gấu túi) của Úc ...là đặc sản quí ở một số vùng. Người TQ thường mời các “đối tác lớn” của họ hay các quan chức (họ cần “phải quấy”) ăn các món độc lạ này-thường giá rất đắt-là nhằm bày tỏ sự“tôn trọng đối tác”, phô trương sự giàu có, có pha trộn giữa mê tín và niềm tin về lợi ích sức khỏe mà động vật hoang dã mang lại.
Ở Trung Quốc, có “niềm tin” là ăn uống thú hoang dã có khả năng chữa bệnh, nhất là khỏi bệnh bất lực. Bác sĩ Jin Sichen, người dẫn chương trình truyền hình về sức khỏe ở Nam Kinh, một thành phố ở miền đông nam Trung Quốc, đã viết trên trang Weibo của mình : thói ăn thú hoang dã không chữa được bệnh mà còn có thể làm cho bạn, gia đình, bạn bè của bạn và thậm chí nhiều người bị bệnh hơn...
NẠN THU GOM KHẨU TRANG Y TẾ Ở NEW YORK
Teresa Zhan, một dược sĩ ở 1 khu phố quận Manhattan NY đã không còn thấy một chiếc khẩu trang nào trên kệ của tiệm thuốc, một hiện tượng chưa từng có sau hơn 10 năm cô làm việc ở đây, chỉ trong vài hôm trước Tết nguyên đán.
Hơn một chục hiệu thuốc trong cả khu vực có tiệm thuốc của cô cũng đã hết nhẵn khẩu trang. Các dược sĩ cho biết hàng trăm người dân địa phương đã đổ xô đi mua khẩu trang. Nhiều người lại hỏi mua cả hộp. Việc mua số lượng lớn mặt nạ, lên tới 250 chiếc một lần, bắt đầu vào đầu tuần này.
Nhiều cửa hàng khác ở TP NY đều bị thiếu khẩu trang trầm trọng
Các cửa hàng ở Big Apple đã bán hết mặt nạ vào thứ Sáu cuối tuần này. Chúng tôi hoàn toàn hết hàng khẩu trang. Doanh số bán hàng tăng vọt trong ba ngày qua, Rob Luckman, một người quản lý tại Halpern Dược trên đường 23 gần Đại lộ số hai cho biết: nhà thuốc đã bán hàng trăm khẩu trang. Nhiều người trong làn sóng khách hàng tràn ngập các nhà thuốc là người Trung Quốc – họ là cư dân ở đây, là sinh viên hay cả du khách đều đi gom khẩu trang để tiếp tế cho những người thân ở Trung Quốc, nơi cư dân phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và các vật tư y tế nghiêm trọng, Luckman nói.
Ông nói, điều lớn nhất tôi thấy là mọi người đều mua chúng để gửi về Trung Quốc, ông nói. Bác sĩ bạn tôi còn nói rằng anh ấy đã mua một hộp cho gia đình và cho cả bạn bè của anh ấy, và anh nhờ bạn mang về nhà anh ở TQ. Các bác sĩ phẫu thuật và sinh viên y khoa TQ đang học ở New York đã dự trữ sẵn các thiết bị khác nữa liên quan phòng chống dịch vì dự đoán chúng rồi cũng sẽ khó tìm thấy ở New York.
Chủ một cửa hàng cung cấp đồ phẫu thuật Falk ở Upper East Side cũng nhìn nhận cửa hàng đã bán hết khẩu trang và có kế hoạch lấy thêm nhiều nữa vào thứ hai 28/1 để bán cho khách gửi về TQ!
PS. Động vật hoang dã bị cấm, mà người TQ vẫn thích thì...sẽ tìm mua ở thị trường lân cận chăng? Phải chăng từ đó, nạn săn bắn, mua bán thú hoang dã ở VN sẽ gia tăng? Hoặc người TQ sẽ lén lút vận chuyển thú qua VN rồi tìm cách buôn lậu về?
Điều ta chưa nghĩ tới nữa là...nạn thu gom khẩu trang do nạn thiếu vật tư y tế khủng khiếp ở các thành phố TQ. Liệu thu gom ở NY xa quá, qua gom ở VN gần hơn nhiều?
Ảnh.
Một quầy hàng bày bán công khai thịt động vật hoang dã ở chợ Vũ Hán (gồm chó sói sống, cầy hương, có cả kaola của Úc (ảnh SCMP chụp ngày 24/1/2020).
Người bán hàng phục vụ Tết nguyên đán ở Chinatown NY cũng đeo khẩu trang.
Nhà thuốc Halpern trên Phố Đông 23 Street Taidgh Barron (ảnh NY Post)
FB Vũ Kim Hạnh
Các loại động vật hoang dã bị cấm buôn bán tại chợ, siêu thị, nhà hàng và cả trên mạng lưới internet. Theo tuyên bố này, bất kỳ nơi nào mua bán động vật hoang dã phải bị cấm hoạt động và việc vận chuyển động vật hoang dã cũng bị cấm.
Lệnh cấm có hiệu lực ngay từ Chủ nhật 27/1/2020.
Giới làm ăn ở Trung Quốc coi các chợ bán động vật hoang dã là điểm đặc biệt hấp dẫn giới làm ăn và khách du lịch đến nước này. Chợ Vũ Hán lâu nay vẫn bán (bất hợp pháp, đúng hơn là bán hợp pháp) rắn sống, gấu, chó sói con, rùa, chuột tre, lửng, nhím, rái cá, cầy hương và gần đây, có cả con Kaola của Úc...
Trước nghi vấn bệnh viêm phổi Vũ Hán có nguồn gốc động vật hoang dã, dư luận TQ nêu câu hỏi. Sau đại dịch SARS cũng xuất phát từ Trung Quốc, nguồn gốc là thú hoang dã, chính quyền có lịnh cấm mua bán thịt thú hoang dã, vậy mà vì sao, sau 17 năm, dịch lại diễn ra và nạn mua bán, ăn thịt thú hoang dã vẫn còn nguyên?
Vào lúc này, chính phủ TQ phải đấu tranh để kiềm chế sự tức giận của công chúng đối với dịch bệnh. Một chiến dịch trên Weibo, nền tảng truyền thông xã hội, đã thu hút 45 triệu lượt xem với hashtag #rejectgamemeat. Một nhóm gồm 19 học giả Trung Quốc cũng kêu gọi chính phủ phải nghiêm khắc cấm ăn động vật hoang dã.
Trên các trang mạng nội bộ TQ nhiều ý kiến yêu cầu chấm dứt loại hình “phiêu lưu ẩm thực” cũng là “ẩm thực kinh dị” này. Một số loại thịt như mèo cầy, rắn hoặc con tê tê và gần đây xuất hiện cả kaola (gấu túi) của Úc ...là đặc sản quí ở một số vùng. Người TQ thường mời các “đối tác lớn” của họ hay các quan chức (họ cần “phải quấy”) ăn các món độc lạ này-thường giá rất đắt-là nhằm bày tỏ sự“tôn trọng đối tác”, phô trương sự giàu có, có pha trộn giữa mê tín và niềm tin về lợi ích sức khỏe mà động vật hoang dã mang lại.
Ở Trung Quốc, có “niềm tin” là ăn uống thú hoang dã có khả năng chữa bệnh, nhất là khỏi bệnh bất lực. Bác sĩ Jin Sichen, người dẫn chương trình truyền hình về sức khỏe ở Nam Kinh, một thành phố ở miền đông nam Trung Quốc, đã viết trên trang Weibo của mình : thói ăn thú hoang dã không chữa được bệnh mà còn có thể làm cho bạn, gia đình, bạn bè của bạn và thậm chí nhiều người bị bệnh hơn...
NẠN THU GOM KHẨU TRANG Y TẾ Ở NEW YORK
Teresa Zhan, một dược sĩ ở 1 khu phố quận Manhattan NY đã không còn thấy một chiếc khẩu trang nào trên kệ của tiệm thuốc, một hiện tượng chưa từng có sau hơn 10 năm cô làm việc ở đây, chỉ trong vài hôm trước Tết nguyên đán.
Hơn một chục hiệu thuốc trong cả khu vực có tiệm thuốc của cô cũng đã hết nhẵn khẩu trang. Các dược sĩ cho biết hàng trăm người dân địa phương đã đổ xô đi mua khẩu trang. Nhiều người lại hỏi mua cả hộp. Việc mua số lượng lớn mặt nạ, lên tới 250 chiếc một lần, bắt đầu vào đầu tuần này.
Nhiều cửa hàng khác ở TP NY đều bị thiếu khẩu trang trầm trọng
Các cửa hàng ở Big Apple đã bán hết mặt nạ vào thứ Sáu cuối tuần này. Chúng tôi hoàn toàn hết hàng khẩu trang. Doanh số bán hàng tăng vọt trong ba ngày qua, Rob Luckman, một người quản lý tại Halpern Dược trên đường 23 gần Đại lộ số hai cho biết: nhà thuốc đã bán hàng trăm khẩu trang. Nhiều người trong làn sóng khách hàng tràn ngập các nhà thuốc là người Trung Quốc – họ là cư dân ở đây, là sinh viên hay cả du khách đều đi gom khẩu trang để tiếp tế cho những người thân ở Trung Quốc, nơi cư dân phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và các vật tư y tế nghiêm trọng, Luckman nói.
Ông nói, điều lớn nhất tôi thấy là mọi người đều mua chúng để gửi về Trung Quốc, ông nói. Bác sĩ bạn tôi còn nói rằng anh ấy đã mua một hộp cho gia đình và cho cả bạn bè của anh ấy, và anh nhờ bạn mang về nhà anh ở TQ. Các bác sĩ phẫu thuật và sinh viên y khoa TQ đang học ở New York đã dự trữ sẵn các thiết bị khác nữa liên quan phòng chống dịch vì dự đoán chúng rồi cũng sẽ khó tìm thấy ở New York.
Chủ một cửa hàng cung cấp đồ phẫu thuật Falk ở Upper East Side cũng nhìn nhận cửa hàng đã bán hết khẩu trang và có kế hoạch lấy thêm nhiều nữa vào thứ hai 28/1 để bán cho khách gửi về TQ!
PS. Động vật hoang dã bị cấm, mà người TQ vẫn thích thì...sẽ tìm mua ở thị trường lân cận chăng? Phải chăng từ đó, nạn săn bắn, mua bán thú hoang dã ở VN sẽ gia tăng? Hoặc người TQ sẽ lén lút vận chuyển thú qua VN rồi tìm cách buôn lậu về?
Điều ta chưa nghĩ tới nữa là...nạn thu gom khẩu trang do nạn thiếu vật tư y tế khủng khiếp ở các thành phố TQ. Liệu thu gom ở NY xa quá, qua gom ở VN gần hơn nhiều?
Ảnh.
Một quầy hàng bày bán công khai thịt động vật hoang dã ở chợ Vũ Hán (gồm chó sói sống, cầy hương, có cả kaola của Úc (ảnh SCMP chụp ngày 24/1/2020).
Người bán hàng phục vụ Tết nguyên đán ở Chinatown NY cũng đeo khẩu trang.
Nhà thuốc Halpern trên Phố Đông 23 Street Taidgh Barron (ảnh NY Post)
FB Vũ Kim Hạnh