[Funland] Du lịch khám phá miền Tây dịp Tết Canh tý

Alice1020

Xe hơi
Biển số
OF-538641
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
112
Động cơ
166,299 Mã lực
Như tiêu đề, em định tết này đi lượn lờ cho biết miền Tây, có cụ nào đã từng đi cho em xin ít kinh nghiệm: nên tự đi hay đặt tour, nếu đặt tour thì chọn Cty nào chất lượng?
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Cụ muốn đi tỉnh nào thì mình tư vấn cho, hồi trước toàn tự xách xe máy đi rong ruổi từ Nam chí Bắc, nhưng đi miền Tây nhiều nhất. Tùy từng tỉnh có các món ăn, đặc trưng vào mùa cũng có chút khác. Nói chung là đó giờ mình đi du lịch không bao giờ đi tour toàn tự đi nên trải nghiệm tốt hơn (là mình nghĩ vậy) vì tour sẽ không trải nghiệm hết và trọn vẹn đâu.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
27,255
Động cơ
1,270,443 Mã lực
Như tiêu đề, em định tết này đi lượn lờ cho biết miền Tây, có cụ nào đã từng đi cho em xin ít kinh nghiệm: nên tự đi hay đặt tour, nếu đặt tour thì chọn Cty nào chất lượng?
đi MT có khi lại gặp bạn quen ở HN về quê ăn tết....
 

Alice1020

Xe hơi
Biển số
OF-538641
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
112
Động cơ
166,299 Mã lực
Cụ muốn đi tỉnh nào thì mình tư vấn cho, hồi trước toàn tự xách xe máy đi rong ruổi từ Nam chí Bắc, nhưng đi miền Tây nhiều nhất. Tùy từng tỉnh có các món ăn, đặc trưng vào mùa cũng có chút khác. Nói chung là đó giờ mình đi du lịch không bao giờ đi tour toàn tự đi nên trải nghiệm tốt hơn (là mình nghĩ vậy) vì tour sẽ không trải nghiệm hết và trọn vẹn đâu.
Em có khoảng 4 ngày, đi từ HN. Nói thật là em cũng chưa bao giờ đi miền tây nên hoàn toàn ko có khái niệm gì :)
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,568
Động cơ
95,126 Mã lực
Như tiêu đề, em định tết này đi lượn lờ cho biết miền Tây, có cụ nào đã từng đi cho em xin ít kinh nghiệm: nên tự đi hay đặt tour, nếu đặt tour thì chọn Cty nào chất lượng?
Em cũng hóng... miền Tây em thấy thuê xe tự lái là hay nhất, nhưng mà Tết nhất thì cũng sợ các yên hùng xa lộ lắm.
 

duytrinh85

Xe điện
Biển số
OF-458796
Ngày cấp bằng
4/10/16
Số km
2,126
Động cơ
26,176 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân
Miền tây toàn gái đẹp.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Em có khoảng 4 ngày, đi từ HN. Nói thật là em cũng chưa bao giờ đi miền tây nên hoàn toàn ko có khái niệm gì :)
62/ Long An: có rượu Gò Đen, nhà trăm cột (Cần Đước), lên khu Mộc Hóa (biên giới - thị xã Kiến Tường), vào mùa nước nổi rất đẹp. Có chợ chim trời ở Thạnh Hóa cũng hay (nhưng nhiều nhà bảo vệ động vật phản đối lắm). Khu sát biên giới cũng có nhiều cái hay nếu có thời gian đi.

63/Tiền Giang: có làng hoa Mỹ Phong (nhỏ hơn làng hoa Sa Đéc của Đồng Tháp, và Cái Mơn - Chợ Lách của Bến Tre), có biển Tân Thành (ăn hải sản ngồi chòi cũng vui), có mấy máy nhà cổ ở Cái Bè, chợ nổi Cái Bè giờ cũng không còn mấy đâu khỏi đi. Tiền Giang thì nổi tiếng về trái cây (vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, chôm chôm...). Ăn thì có món hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu sa tế đặc trưng của vùng này, nước miếng Giếng Nước cũng nối (mít, đậu phộng bỏ vào nước mía), có khu bến tàu đi tham quan bên cồn Thới Sơn, cồn Phụng (Bến Tre).

71/ Bến Tre: xứ dừa miên man, có món hủ tiếu pate, có vài khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Văn Cống. Du lịch miền Tây hay ghé cồn Phụng ăn xôi chiên phồng, ghé Cái Mơn - Chợ Lách ăn sầu riêng (làng hoa - cây ăn trái ở đây).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
"Miền Tây quê hương ai về, ai nhớ, ai thương,
Vừa qua Long An, Chợ Đào hương lúa còn vương...".

Cần Đước có gì ta? Cần Đước có gạo Nàng Thơm - Chợ Đào nổi tiếng, có bến đò Long Hựu xưa, có phà Mỹ Lợi xưa, có kinh Nước Mặn, có sông Vàm Cỏ, có đồn Rạch Cát... có nhà trăm cột, có lạp xưởng tươi, có đờn ca tài tử...

Có ai đã từng một lần về miền Tây từ miền Đông mà không phải Long An. Dù về miền Tây bằng đường bộ, đường sông... thì vẫn đều phải qua Long An. Nhưng điều đặc biệt là... dù là một tỉnh miền Tây nhưng Long An có 2 dòng sông chảy ngang qua nhưng đều không bắt nguồn từ dòng Mekong như các tỉnh miền Tây khác mà lại bắt nguồn từ dòng sông Đồng Nai, đó là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Tây Ninh chảy qua địa phận của tỉnh Long An ở tỉnh Bến Lức. Tại đây Vàm Cỏ Đông gặp Vàm Cỏ Tây, hợp lưu 2 nhánh rồi chảy tới huyện Cần Đước, lại hợp lưu với sông Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông. Vàm Cỏ Tây chảy từ Mộc Hóa, Vĩnh Hưng... hợp với nhiều kinh rạch ở vùng Đồng Tháp Mười rồi chảy ngoằn ngèo về phía Đông. Do có nhiều đoạn uốn lượn hơn Vàm Cỏ Đông, nên dòng chảy của Vàm Cỏ Tây êm đềm hơn.

Người ta thường có câu "gạo Cần Đước, nước Đồng Nai" để nói về một vùng đất từng sản xuất ra một loại gạo ngon nức tiếng để tiến vua, đó là gạo Nàng Hương - Chợ Đào. Loại gạo này có nguồn gốc từ xã Mỹ Lệ, vùng đất nằm giữa sông Vàm Cỏ và Rạch Cát. Chỉ có trồng ở đây, lúa gạo mới có mùi thơm ngạt ngào như vậy, chứ giống này đem đi nơi khác là mất mùi. Mà gạo này chỉ trồng được 1 vụ mỗi năm. Thời nay do áp lực kinh tế, lúa cao sản rồi bón phân, các loại tưới tiêu chăm bón đã làm giảm đáng kể mùi hương của loại gạo này, từ đó danh tiếng dần mai một của một loại gạo nức tiếng một thời.

----- Bài hát nổi tiếng về Long An -----
- Tôi yêu Long An
- Về Long An

----- Người con nổi tiếng của Long An -----
- NSƯT Mỹ Châu (Nguyễn thị Mỹ Châu).
- NSƯT Minh Vương (Nguyễn văn Vưng).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
"Đường về Tiền Giang nào đâu có xa xôi gì,
Gió qua đất cồn, tóc ai thơm ngát mùi nhãn chín...".

Người ta nói Tiền Giang là vương quốc của trái cây... câu này chắc không sai vì tới Tiền Giang là nghe danh của vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Long Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Tân Thành, sầu riêng Ngũ Hiệp, chuối Quế Thị... ghé chợ đầu mối Thạnh Trị là thơm nức mùi trái cây. Mùa nào trái đó, ở đây không bao giờ thiếu... chợ đầu mối Vĩnh Kim cũng y vậy. Các chợ ở Tiền Giang đa phần nằm cạnh bờ sông, vừa thuận tiện vận chuyển đường sông, vừa thuận tiện vận chuyển bằng đường bộ. Nếu Tiền Giang là vương quốc thì Cái Bè là tiểu vương quốc trái cây ^_^. Ở đây còn có chợ nổi Cái Bè nổi tiếng và những ngôi nhà cổ rất đẹp của một thời xa xăm.

Mà thiệt tình là mình tới đây phải gọi đây là vương quốc hủ tiếu và đồ ăn mới đúng... nào là bánh canh Cai Lậy, nước mía Giếng Nước, bánh giá Gò Công, hủ tiếu Mỹ Tho thì mấy loại như hủ tiếu mực, hủ tiếu chay bồ đề, hủ tiếu sườn, hủ tiếu sa tế... chèn ơi. Nhắc là thèm hic.

---
Mà còn nữa chớ... con gái Tiền Giang đẹp lắm à ^_^. Từ Gò Công tới Mỹ Tho, từ Cai Lậy tới Cái Bè... xứ của người đẹp đất phương Nam, quê của Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng hậu Từ Dũ và những người con gái đẹp khác.

Em ở miệt vườn con gái nhà quê, ăn nói vụng về xin anh đừng chê. Hò ơi...

----- Những bài hát nổi tiếng về Tiền Giang -----
- Tiền Giang quê tôi
- Lý con sáo Gò Công

----- Người con nổi tiếng của Tiền Giang -----
- NSND Phùng Há (Trương Phụng Hảo, được xem như là vị tổ của cải lương Việt Nam).
- Soạn giả Trần Hữu Trang (Tư Trang).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
"Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan"...

Bến Tre là mảnh đất mình rất nặng tình, có duyên mà không nợ. Có một dạo, cứ tới đất Bến Tre là trời mưa tầm tã, mùa nắng hay mùa mưa, buổi trưa hay buổi sáng... cứ ghé là mưa. Mà cái hồi Bến Tre còn là thị xã thì đi chơi ở đây vui hơn... lang thang từ Mỏ Cày qua Cái Mơn, từ Bình Đại đi đò qua Ba Tri rồi lại đi đò sang Thạnh Phú. Nằm võng ăn sầu riêng Cái Mơn, ngó bông Chợ Lách... nhớ câu "bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc", rồi câu "kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo, gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan", nhớ rượu Phú Lễ, nhớ con đuông dừa, ghé hồ Trúc Giang ăn chuối đập, ghé đâu đó ăn hủ tiếu pate...

Xuống Ba Tri thăm lăng cụ đồ Chiểu, ngược về ghé thánh đường Đức Mẹ La Mã rồi lại ngang qua nhà tưởng niệm trung tướng Đồng Văn Cống. Bến Tre còn là quê hương của nữ tướng tóc dài Nguyễn Thị Định, của kiến trúc sư tài ba Huỳnh Tấn Phát. Dưới Ba Tri còn có câu chuyện về ông già Ba Tri nữa ^_^.

Từ ngã ba Trung Lương, qua cổng chào thành phố Mỹ Tho một đoạn rồi rẽ phải theo đường Nguyễn Thị Thập chạy thẳng sẽ tới cầu Rạch Miễu. Vùng đất phía bên kia cây cầu, chính là xứ dừa Bến Tre, nói vui chứ xứ gì không có tre mà toàn dừa cũng kêu là "bến tre" ^_^. Cầu Rạch Miễu là cầu dây văng thứ 3 ở miền Tây nối liền Tiền Giang và Bến Tre, sau hai cây cầu nổi tiếng Mỹ Thuận và Cần Thơ.

Cầu hẹp và có độ cao khá lớn, lên tới giữa cầu là gió thổi người mập như mình mà còn muốn xiểng niểng. Ngày trước đi phà Rạch Miễu nếu không kẹt phà thì mất ba mươi phút để đi từ bên này bờ sông qua bên kia bờ sông Tiền thì nay thời gian đó chỉ còn 5 phút. Dù có cầu đi lại tiện hơn, nhanh hơn, không còn cảnh kẹt phà mỗi mùa Tết vài tiếng hay cả ngày như xưa nhưng cũng vắng đi nét xuân trên những chuyến phà khi mà chuyến phà nào cũng đầy những chậu mai, hoa kiểng ngày tết... rực rỡ trên phà. Và chợt nhớ câu hát...

----- Bài hát nổi tiếng về Bến Tre -----
- Phải lòng con gái Bến Tre
- Cô Tư Bến Tre

----- Người con nổi tiếng của Bến Tre -----
- Ba Vân (nghệ sĩ cải lương, Lê Long Vân).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Đồng Tháp...nổi tiếng là vùng đất có nhiều món ăn ngon, sản vật lạ đặc trưng của miền Tây, vùng Đồng Tháp Mười. Có thể kể tới nem Lai Vung, xoài Hòa Lộc, quýt hồng, cá lóc nướng lá sen, lẩu cá linh...

Về Đồng Tháp mấy bận, ghé Sa Đéc tìm quán hủ tiếu Sa Đéc ăn cho chánh tông không ra vì hỏi bà con, ai cũng có một câu: "Ở đây quán nào cũng ngon" hic hic. Tình cờ chạy lang thang thì phát hiện một quán khá lụp xụp trên đường Trần Phú thì quá trời đông người vô ăn. Tấp vô ăn thì thôi rồi, liên tục 3 ngày, ngày 2 bữa sáng tối ghé đây chỉ để ăn hủ tiếu của quán này vì nó quá ngon ^_^, mà quá trời rẻ nữa. Tô hủ tiếu quá trời thịt, đặc biệt là tô khô, kêu thêm bộ óc heo nữa ăn mà chưa bằng giá 1 tô trên Sài Gòn hehe.

Về Cao Lãnh, thì có một quán ăn các món miền Tây rất ngon, giá được nhưng có một lần dính vụ gọi món mà đem ra không phải món mình gọi, kêu trả bếp mà rốt cuộc hóa đơn là tính extra thêm vô giá mấy món khác. Còn lại thì quán làm đồ ăn ngon.

Chưa có dịp ăn ở Gáo Giồng và Đồng Sen vì thời gian không có. Có dịp quay lại sẽ ăn.

Đồng Tháp Mười... thật sự rất đẹp, vùng đất này có thể coi là một miền Tây thu nhỏ và còn chưa bị thay đổi nhiều. Đồng Tháp không có biển đẹp như Kiên Giang, không có núi non như An Giang… bù lại Đồng Tháp là nơi mang nét đặc trưng nhất của vùng sông nước đó là mùa nước nổi. Đồng Tháp có mùa hoa Tết ở làng hoa Sa Đéc, mùa hoa hoàng đầu ấn ở Tràm Chim, mùa sen ở Tháp Mười, mùa trái cây ở Hòa An, mùa nước nổi ở Hồng Ngự - Tam Nông và theo đó là mùa điên điển nước lên.

Đến Đồng Tháp dễ nhận thấy những vườn cây ăn trái xanh tươi, những khu du lịch sinh thái đẹp như Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Đồng Sen. Mà món đặc trưng nhất ở mấy chỗ này cá lóc nướng cuốn lá sen, cá lóc hấp bầu và cá lóc nướng trui hehe. Xéo lên miệt Tam Nông – Hồng Ngự thì có Tràm Chim, nơi chim về mỗi xuân đến, đặc biệt có loài sếu đầu đỏ vô cùng quý hiếm. Ở đây cũng là nơi có mùa hoa hoàng đầu ấn với trảng hoa vàng mênh mông giữa rừng tràm. Xuôi xuống Cao Lãnh thì có nhiều quán ăn ngon hehe nhưng mà ở đây CSGT gắt nhất miền Tây. Nhớ hồi đi ngang thấy cả một trạm giữ xe mấy ngàn mét vuông chật ních xe bị tạm giữ. Xe chạy trên đường hơi nhanh có anh chạy ngang qua nhắc, chạy chậm thôi em ơi, cảnh sát hốt giờ, đang làm gắt lắm đó mới “vui” ^_^. Về tiếp Sa Đéc thì vô vàn món ăn ngon và làng hoa Tân Quy Đông nổi tiếng. Từ Sa Đéc qua phà Miễu Trắng đi thẳng lên tới Xẻo Quýt trên đường có rất nhiều vườn trái cây mà đặc biệt là xoài và nhãn, thơm phức ^_^. Từ chợ Tháp Mười về Tân Thạnh trên đường N2 thì đồng lúa, đồng sen, rừng tràm... những mùi hương đặc trưng của đất miền Tây. À… ở chợ Tháp Mười quanh đó hay có bán hạt sen, rượu sen hehe ^_^. À... thấy bà con hay tới chùa Phước Kiểng chụp hình với sen vua, ở Xẻo Quýt cũng có nhiều sen vua chứa không riêng giờ chùa Phước Kiển. Tới Sa Đéc thì có nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, gần đó có cơm tấm đêm rất ngon. Mấy lò gạch dọc Sa Giang mọi người hay ghé chụp nhưng góc thì thấy không đẹp bằng đoạn xuống Tân Dương. Nói tới Tân Dương thì từ Sa Đéc xuống đó có đi qua chợ Nàng Hai, và một loạt nhà máy xay sát gạo. Cái tên gạo Nàng Hai cũng ra đời từ đây hehe.

Đồng Tháp có gì ta?

Có nem Lai Vung, quýt hồng Lai Vung, chiếu Định Yên, phà Vàm Cống (sắp có cầu gòi), sen Tháp Mười, xoài Hòa Lộc, nhãn Châu Thành, thuốc rê Cao Lãnh, con gái Nha Mân đẹp nổi tiếng hehe, hủ tiếu Sa Đéc, bánh phồng Sa Giang. Hủ tiếu Sa Đéc có quán Mỹ Ngọc khá nổi nhưng bán theo kiểu hủ tiếu Nam Vang còn một quán nhỏ khá lụp xụp ở đường Trần Phú ăn rất ngon và rất đông người dân ăn ở đây. Tới gọi thêm một tô óc heo ăn kèm ngon bá cháy ^_^.

----- Những bài hát nổi tiếng về Đồng Tháp -----
- Đồng Tháp quê mình
- Tình em Tháp Mười

----- Người con nổi tiếng của Đồng Tháp -----
- Nghệ sĩ Diệp Lang (Dương Công Thuấn).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
--- Lan man ---
- Chợ Cua ở Vĩnh Long không bán cua nhưng có tên gọi trên vì nằm ở một góc cua gắt nên gọi là chợ Cua.
- Ở Vĩnh Long có văn thanh miếu Vĩnh Long là một trong ba văn thánh miếu duy nhất ở phương Nam cùng với văn thánh miêu Cao Lãnh ở Đồng Tháp và văn thánh miếu Trấn Biên ở Đồng Nai.
- Ngắm bình minh ở cầu Mỹ Thuận và ngắm hoàng hôn ở cầu Cần Thơ đẹp hơn là làm ngược lại.
- Chợ Vĩnh Long còn gọi là chợ Lớn, để phân biệt với mấy chợ còn lại
- Đài truyền hình nổi tiếng nhất ở miền Tây, đài phát tranh - truyền hình Vĩnh Long.
- Ở thành phố Vĩnh Long, hầu hết các phường được định giới bằng sông, rạch. Các con đường khi qua cầu là hầu như đổi tên trừ đường Phạm Hùng, Đinh Tiên Hoàng và 2/9.
- Sông Cổ Chiên được gọi theo phát âm của người Khmer, tức nhánh sông nhỏ như cổ con lịch.

----- Người con nổi tiếng của Vĩnh Long ----
* Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
* Cố hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng
* Bà Châu Thị Vĩnh Tế
* Cố danh ca NSND Út Trà Ôn với các bài vọng cổ như "Tình anh bán chiếu", "Gánh chè khuya", "Ông lão chèo đò", "Lưu Bình Dương Lễ", "Tình người phu xe"...
* Thống chế Điều bát Thạch Duông
- Là vị thống chế duy nhất người Khmer, viên tướng giỏi của quan Nguyễn văn Thoại (tức Thoại ngọc Hầu). Thống chế Thạch Duông có công lớn trong việc điều quân đào kênh Vĩnh Tế ở An Giang và lập nhiều xóm lòng ở Vĩnh Long, Trà Vinh.
- NSND Lệ Thủy (Dương thị Lệ Thủy, Trần thị Lệ Thủy).

----- Đặc sản -----
- Cá chèo bẻo nướng, hấp
- Rắn trun nướng
- Cháo vịt xiêm
- Cháo gạo lức
- Bánh bao Tài Có
- Bưởi Năm Roi
- Cam sành Tam Bình
- Thanh trà Trà Ôn
- Chôm chôm An Bình
- Bún riêu sở xây dựng
- Xôi gà Ba Lệ
- Bánh mì phá lấu Thiềng Đức
- Ăn hàng thì quanh cổng trường Lưu Văn Liệt

----- Mùa đẹp ----
- Tháng 01, 02, 03
- Tháng 06
- Tháng 09

---- Nơi có nhiều cảnh đẹp -----
- Huyện Tam Bình
- Huyện Vũng Liêm
- Huyện Long Hồ
- Huyện Mang Thít
- Huyện Trà Ôn
- Cù lao An Bình

----- Bài hát nổi tiếng về Vĩnh Long -----
- Về Vĩnh Long quê em
- Chuyện tình mùa chôm chôm

-------------------------------------
Có những câu chuyện làm mình nhớ hoài về vùng đất này...
- Lần đầu lang thang xuống Trà Ôn tìm chùa Đồng Đế. Hồi đó chưa xài định vị như bây giờ, đang ngáo ngơ tìm đường. Hỏi một cô gái đang đi trên đường: "Em ơi, chùa Đồng Đế ở đâu?" Cổ trả lời một tăng rồi ngó thấy mặt mình đang đơ đơ rồi chắc nghĩ chỉ "cha này" không ăn thua. Cổ nói : "Thôi, anh đi theo em, em dẫn tới luôn cho". Rồi cổ dẫn tới tận tận chùa, quay nhìn mình nhe răng cười cái rồi đi. Trời... ta nói, "trai trẻ" đang ngơ ngơ nhìn cổ cười cái xám hồn, ngu ngu luôn :))). Thiệt là giữa đất trời, lòng chợt thấy mát ^_^.
- Còn có lần đi ăn cá chèo bẻo, cái tên cá gì mà lạ hoắc. Vô trong cái hẻm vừa sâu vừa tối (đi ban đêm). Mà bù lại thịt cá thơm ngon nức nở thấy đi cũng đáng.
- Đợt mò lên cù lao An Bình để tìm chùa Tiên Châu, đi một hồi khắp cù lao. Trên cù lao có những ngôi nhà mái ngói rêu phong, cửa gỗ màu cũ đơn sơ nằm sau những lùm cây kiểng, bonsai. Còn đúng chất miền Tây, đẹp bình yên lắm ^_^.

- Ở huyện Mang Thít, dọc theo bờ sông Cổ Chiên là những lò gạch rất đẹp và dễ chụp hơn mấy lò gạch bên Sa Giang, Sa Đéc.
- Ở Vũng Liêm, Tam Bình... là nơi có những cánh đồng lúa bạt ngàn.
- Ghé Trà Ôn, Bình Minh... có trái thanh trà vàng mọng, thanh mát.
- Tới thành phố Vĩnh Long có cù lao An Bình, có chùa Tiên Châu...
----- ----- -----
Vĩnh Long... từng là một tỉnh nghèo của miền Tây dù nơi đây là một trong những nơi có đất đai trù phú với những cánh đồng lúa xanh trĩu hạt, những vườn trái cây trĩu quả mỗi khi hè về. Cho đến khi 2 cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam hiện diện ở hai đầu của tỉnh là cầu Mỹ Thuận nối Vĩnh Long với Tiền Giang và cầu Cần Thơ nối Vĩnh Long với Cần Thơ thì nơi nầy thực sự phát triển hơn.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Những quán ăn bình dân, ngon miệng ở Tân Hiệp, Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc, Kiên Lương, Củ Tron, An Biên, Tắc Cậu, Gò Quao, Giồng Riềng...

- Thị trấn Tân Hiệp: nằm trên QL80 nối Long Xuyên và Rạch Giá. Đối diện xeo xéo với chợ Tân Hiệp có quán cơm tấm rất ngon, cơm tấm Thanh Sơn. Cơm tấm ở đây có sườn cọng, sườn nướng xả... thơm nức mũi. Ăn với cơm tấm đúng nghĩa, rau muống chua và nước mắm ớt rất ngon và sánh.
- Thành phố Rạch Giá: nổi tiếng với bún cá Kiên Giang, có 2 quán ăn rất ngon và cũng hơi khác nhau. Một quán ở đường Hùng Vương và một quán ở hướng ngược lại mà quên cả quán lẫn tên đường (mới nghe đồn là đường Mạc Cửu). Món cháo bồ câu đậu xanh cũng rất ngon. Được rắc thêm một chút tỏi chiên mang hơi hướm của món Khmer. Ngoài ra còn có chè các loại, hột gà nướng thơm mùi thuốc bắc.
- Thị trấn Kiên Lương: ghé Hòn Phụ Tử chơi thì đi loanh quanh có nhiều chỗ nướng cá ngân, hàu chấm mắm me rất thơm. Làm một mâm nho nhỏ ăn xong uống 1 ly mủ trôm là bá chay hehe.
- Thị xã Hà Tiên: ghé Hà Tiên thì có món bún khèn trên đường Trần Hầu, xôi xiêm bà già bán xéo bên đường cũng rất ngon. Đêm thì lang thang chợ đêm ăn vặt, hải sản... mà không ngon bằng bên làng chài Hàm Ninh hehe.
- Phú Quốc: có bún khèn, có bánh mì xíu mại, bún cá dưới chợ An Thới rất ngon và rẻ. Hải sản thì ghé làng chài Hàm Ninh ăn rất tươi ngon và rẻ hơn chợ đêm Dinh Cậu.
- Cá chốt kho mẻ... nghe món này chợt nhớ câu:
" Hơn nhau tấm áo, manh quần
Thả ra mình trần, ai cũng như ai
Đem cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy, cực còn theo sau..."... câu ca dao xưa này vận vào người nào có cảm giác nghẹn lòng, xót xa.

---------------------------------------
- Rạch Giá, thành phố biển duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long. Chưa nói về những nơi khác ở Kiên Giang vì mỗi nơi đều cần phải nói riêng một chút như Hà Tiên, Gò Quao, Kiên Lương, Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du, An Biên... Nói về Rạch Giá, phố biển sầm uất với khu lấn biển nổi tiếng thì khi tới Rạch Giá còn có một người được nhân dân coi như một "vị thần", một người được thờ khắp đồng bằng sông Cửu Long và đền thờ chính nằm ở Rạch Giá.

- "Sanh vi tướng, tử vi thần"... một người anh hùng đất phương Nam đã qua đời hằng trăm năm, nhưng người dân ở Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn coi ông như một vị thần. Ông nổi tiếng là người trung với nước, hiếu với cha mẹ, đối đãi nhân nghĩa với bạn bè nên đi đến đâu ông đều được người đời quí mến, dân làng theo phò tá. Nghĩa quân của ông đã làm cho quân Pháp bao phen điêu đứng, khi bị bắt ông đã khước bỏ toàn bộ quyền quí cao sang để rồi ra đi trong hiên ngang, kiêu dũng... "tuy chết nhưng khí hùm nào có ra đi". Lễ giỗ của ông là lễ giỗ dân gian cộng động lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm đến ngày giỗ của ông là hàng ngàn người từ Tân Hiệp, An Giang qua, người từ Vĩnh Long, Cần Thơ về... Người thì góp gạo, kẻ thì góp công, cứ thấy chỗ nào cần thì xắn tay áo vô mà làm. Lễ giỗ năm ba ngày thì bà con ở xa được dành chỗ cho ngủ lại. Bà con còn có câu: "Dù ai buôn bán gần xa, ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về".

- Trong khuôn viên của đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực còn có một khoảng sân lót gạch Tàu thường được dùng để phơi thuốc Nam. Vô đền thờ thắp cây nhang, bước quanh đền giữa mùi lá thuốc thấy lòng thanh thản lạ kì.

- Tới Rạch Giá, ngoài đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực hay khu lấn biển cà phê phố biển thì ghé qua chợ nông hải sản để ngó nghiêng, hít thở cái không khí đầy mùi của cá, của mắm, của bồn bồn dưa chua... rất hay ^_^. Không hít thì ngó cũng đầy thứ để mà nhìn, mà xuýt xoa.
- Rời chợ nông hải sản thì ghé qua chợ Vĩnh Thanh, gần trung tâm thương mại Rạch Giá. Nơi đây là ngã tư thủy lộ giao nhau giữa kênh Rạch Giá - Hà Tiên và Rạch Giá - Long Xuyên (kênh Thoại Hà), ăn thông về Rạch Sỏi, Hậu Giang.

----- Người con nổi tiếng của Kiên Giang ----
- "Sanh vi tướng, tử vi thần", bảo quốc dân an, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
- Phó quân cơ Nguyễn Hiền Điều, tức phó cơ Điều
- Mạc Cửu, người có công khai phá, mở cõi trấn Hà Tiên.
- Chị Sứ, tức Phan Thị Ràng, một người con của Hòn Đất.
- Nhà văn Sơn Nam, tức ông Phạm Minh Tài, ông già Nam Bộ với những áng văn chương sống động, tả thực về miệt đất phương Nam và những ngày đầu khai hoang mở cõi. Đặc biệt là ông viết về cuộc sống đất rừng phương Nam, rừng U Minh rất hay. Sơn tức họ của người Khmer, người đã nuôi dưỡng ông từ thuở nhỏ còn Nam tức đất trời phương Nam.

----- Mùa đẹp ----
- Tháng 01, 02, 03, 04, 05
- Tháng 08
- Tháng 11

---- Nơi có nhiều cảnh đẹp -----
- Huyện đảo Phú Quốc
- Huyện đảo Kiên Hải
- Quần đảo Nam Du
- Quẩn đảo Thổ Chu
- Thị xã Hà Tiên
- Thành phố Rạch Giá
- Huyện An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành, Kiên Lương..

----- Những bài hát nổi tiếng về Kiên Giang ----
- Kiên Giang quê mình
- Kiên Giang mình đẹp lắm
- Yêu dấu Hà Tiên

--- --- ---
Miền Tây sông nước... biển thường có màu phù sa nên không đẹp, trừ Kiên Giang với những "cái tên đình đám" như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu, Kiên Lương, Phụ Tử, Ba Hòn, Bà Lụa, Hà Tiên, Hòn Sơn... Nhưng Kiên Giang vốn không chỉ có biển mà còn có rừng, có núi. Một lần về U Minh Thượng hay Hòn Đất, Mo So hay về Giồng Riềng, Gò Quao, Tắc Cậu, An Biên... cũng rất đẹp và bình yên.

Hiếm có tỉnh miền Tây nào mà câu hát không có câu mênh mông sông nước, con kênh, cái rạch, rừng tràm, bông lúa... Vậy đó mà Kiên Giang có một bài hát bắt đầu bằng bằng một khúc ca không hề có những từ trên mà là sóng biển "chiều xuống đứng trên bờ nghe sóng biển" hehe. Phố biển Rạch Giá, phố biển duy nhất của miền Tây và tương lai không xa là Hà Tiên nối bước.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
"Đường về Trà Vinh chim hót mừng lúa chín vàng đồng...".

Trà Vinh cách Sài Gòn khoảng 125 km nếu đi theo QL1A, cách khoảng 110km nếu đi theo QL50 qua cầu Mỹ Lợi, ngồi đò ngang, phà xuyên mấy cù lao, cồn của Bến Tre cũng hay nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Trà Vinh có rất nhiều chùa Khmer và có lẽ là tỉnh có nhiều chùa Khmer nhất ở miền Tây. Trong số những ngôi chùa lớn, đẹp... ở Trà Vinh thì có thể kể đến chùa Vàm Rai ở Trà Cú, chùa Hang ở Châu Thành, chùa Âng ở Trà Vinh, chùa Kosla, chùa Somrong Ek... Đã từng có thời định đi hết từng ngôi chùa Khmer ở miền Tây và đã đi xong ở mấy tỉnh, nhưng khi tới Trà Vinh thì "giấc mơ giang dở"... vì quá nhiều, không thể đi hết được.

Trà Vinh còn có nghề nuôi tôm rất phát triển ở huyện Duyên Hải, đi ra đây sẽ thấy những đầm tôm rất lớn và đẹp. Tạt qua biển Ba Động chơi để biết về một mảnh đất có nhiều giai thoại, Biển Ba Động không đẹp vì nhiều phù sa nhưng lại rất đặc biệt về nhiều thứ ^_^. Có người còn nói biển Ba Động đổi hình thay dáng qua mỗi canh giờ ^_^.

----- Đặc sản -----
- Bún nước lèo
- Bún suông
- Bánh canh Bến Có

- Bánh tét Trà Cuôn
- Bánh tét cốm dẹp
- Cốm dẹp Ba So
- Bánh ống

- Tôm khô Vinh Kim
- Mắm tép Vinh Kim
- Nước mắm rươi
- Pate cuộn trứng
- Chả hoa

- Canh xiêm lo
- Chù ụ rang me
- Gà hấp mướp hương

- Dừa sáp Cầu Kè
- Chuối tá quạ Cầu Kè
- Chôm chôm Tân Qui
- Bánh tráng Trà Vi
- Xá pấu Chịt Sa
- Trái quách

Trà Vinh... có 3 món ăn rất nổi tiếng đó là: bún nước lèo, bánh canh Bến Có và bánh tét Trà Cuôn.
- Cùng một tên gọi nhưng bún nước lèo ở Trà Vinh khá đặc biệt và hơi khác với Sóc Trăng. Lúc ăn người ta đem ra một tô bún, 1 dĩa có mấy cuốn chả giò, 1 gói lá chuối bọc thịt quay bên trong, 1 tô huyết. Bạn ăn thêm cái nào thì mở ra, ăn mới tính tiền cái đó ^_^. Nhìn cách nấu, gia vị và rau... cũng khác biệt.
- Bánh canh thì ở đâu cũng có, nhưng bánh canh gắn liền với địa danh như bánh canh Bến Có thì không nhiều. Hủ tiếu thì có hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho... còn bánh canh thì có Bến Có và Bảy Núi. Khác với bánh canh Bảy Núi được nấu phảng phất hương vị Khmer. Bánh canh Bến Có lại mang phong cách miền Tây dân dã nhưng... rất đậm đà. Những cục giò, những miếng thịt và phá lấu, phèo phổi ăn ngon bá cháy. Nhiều khi có cảm giác tim gan, phèo phổi, phá lấu, thịt giò... còn nhiều hơn bánh canh hehe. Lần nào trước khi qua cầu Bến Có vô Trà Vinh hay trên đường về đều ghé vô quán để ăn.
- Bánh tét Trà Cuôn cũng vậy, bánh tét Cần Thơ cũng nổi tiếng. Nhưng bánh tét Trà Cuôn rất đặc biệt, có hai loại nhân thịt và chuối. Cắt lát bánh tét ra nhìn là đã đủ thèm rồi. Đẹp mắt và ngon... Mà hình như mới phát hiện báo điện tử ngoisao,net với Vietnamnet.vn chôm cái hình bánh tét Trà Cuôn của mình hic.

- Nhắc tới Trà Vinh thì không thể không nhắc tới 2 loại trái rất nổi tiếng đó là chuối tá quạ và dừa sáp đều ở Cầu Kè. Chuối tá quạ ở Cầu Kè, Trà Vinh nổi tiếng "dài và bự", những trái chuối buồng chuối dài gấp đôi gấp ba loại chuối bình thường. Còn nói tới dừa, ai cũng sẽ nghĩ ngay tới Bến Tre xứ dừa, nhưng dừa sáp thì chỉ duy nhất một nơi có thể trồng được và cho ra trái đó là ở Cầu Kè, Trà Vinh. Trà Vinh còn một số món ăn cũng ngon có thể thưởng thức thử như mì phá lấu ở chợ Trà Vinh, cơm sườn ở quán gì quên mất tiêu.

----- Lễ hội -----
- Lễ hội Ok Om Bok
- Lễ Sene Dolta
- Ngày Tết Chol Chnam Thmay

----- Mùa đẹp ----
- Tháng 01, 02, 03, 04, 05
- Tháng 08
- Tháng 11

---- Nơi có nhiều cảnh đẹp -----
- Huyện Duyên Hải
- Huyện Tiểu Cần
- Huyện Trà Cú

----- Bài hát nổi tiếng về Trà Vinh -----
- Điệu lâm thol Trà Vinh

----- Người con nổi tiếng của Trà Vinh ----
* Thống chế Điều bát Thạch Duông
- Là vị thống chế duy nhất người Khmer, viên tướng giỏi của quan Nguyễn văn Thoại (tức Thoại ngọc Hầu). Thống chế Thạch Duông có công lớn trong việc điều quân đào kênh Vĩnh Tế ở An Giang và lập nhiều xóm lòng ở Vĩnh Long, Trà Vinh.

- Diễn viên Hồng Ánh
- Ca sĩ Thanh Thúy
- Soạn giả, NSND Viễn Châu (Huỳnh Trí Bá).
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Mọi người thường hay hỏi... về miền Tây đi đâu, mùa nào đẹp? Với mình thì miền Tây là nơi dễ đi, dễ mến, và lúc nào cũng đẹp. Quanh năm luôn có cây lành trái ngọt, món ngon cảnh đẹp để dãi khách phương xa.

# Tháng 01: mùa chim về...
- Về Tràm Chim xem chim về... nhất là loài sếu đầu đỏ quí hiểm. Rồi sẵn đó đi ngắm hoa hoàng đầu ấn cũng hay.
- Cung đường: Sài Gòn - Thạnh Hóa - Tháp Mười - Tràm Chim.
- Thời gian: 2 ngày.

# Tháng 02: mùa hoa Tết...
- Ghé những làng hoa Tết nổi tiếng miền Tây như Sa Đéc, Mỹ Tho, Chợ Lách, Vĩnh Long, Hậu Giang...
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long - Sa Đéc.
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 03: mùa biển gọi...
- Hết một mùa hoa xuân là tới thời điểm người ta đi "ăn ong". Mùa này về U Minh chơi thì không gì bằng. Tháng 3 người ta còn hay nói "bà già đi biển"... mà đi biển phương Nam thì không thể bỏ qua Phú Quốc.
- Cung đường: Sài Gòn - Hà Tiên - Phú Quốc
- Thời gian: 4 ngày.

# Tháng 04: mùa nắng đẹp
- Mùa này biển vẫn đẹp... có thể đi Nam Du, Hà Tiên, Thổ Châu... chơi.
- Cung đường: Sài Gòn - Rạch Giá - Nam Du
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 05: mùa lúa non...
- Mùa này các cánh đồng thường thoang thoảng mùi lúa mới, mạ non kèm mùi đất. Rất miền Tây.
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Vĩnh Long - Hậu Giang.
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 06: mùa trái cây...
- Mùa này tới Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre thì bá cháy. Dưới những tán cây mát rượi, nằm võng nhấm nháp các loại trái cây trong tiếng chim ríu rít thì còn gì hơn.
- Cung đường: Sài Gòn - Mỹ Tho - Chợ Lách - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.

# Tháng 07: mùa sen hồng...
- Về Tháp Mười, ghé Tịnh Biên
- Cung đường: Sài Gòn - Tháp Mười - Tịnh Biên.
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 08: mùa lúa chín, mùa len trâu...
- Về Long An, Vĩnh Long.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Đước - Vĩnh Long.
- Thời gian: 2 ngày.

# Tháng 09: mùa nước nổi...
- Thì ghé Hồng Ngự Tân Châu, Trà Sư, Đồng Tháp Mười.
- Cung đường: Sài Gòn - Tân Châu - Trà Sư - Tháp Mười.
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 10: mùa lễ hội
- Có đua bò Bảy Núi ở An Giang.
- Cung đường: Sài Gòn - Bảy Núi
- Thời gian: 2 ngày.

# Tháng 11: lễ hội Ok-Om-Bok
- Đua ghe ngo thì về Sóc Trăng, Trà Vinh.
- Cung đường: Sài Gòn - Sóc Trăng - Trà Vinh
- Thời gian: 3 ngày.

# Tháng 12: chuẩn bị đón năm mới
- Về Bạc Liêu, lang thang Cần Thơ xem Tây Đô chuẩn bị Tết rực rỡ ánh đèn, về chơi chợ nổi.
- Cung đường: Sài Gòn - Cần Thơ
- Thời gian: 3 ngày.

----- ----- -----
Đây là những cung đường, lịch trình, thời gian... tương đối. Tùy vào quỹ thời gian và sở thích của mỗi người là khác nhau nên tham khảo thôi chứ đi lúc nào, bao lâu, đường nào là tùy mình nha bà con ^_^.
 

Hoa trên cành

Xe buýt
Biển số
OF-406445
Ngày cấp bằng
23/2/16
Số km
823
Động cơ
231,400 Mã lực
Tuổi
34
E đang coi kênh này đang phát sóng thứ 3 hàng tuần, riêng Kiên Giang đã 8 tập (chắc do KGB tài trợ nên đi kỹ :))) dự tính đi hết 63 tỉnh thành trong 2 năm.

Ngoài ra trong mục Câu chuyện chuyến đi cũng có nhiều cụ chia sẻ về Nam Bộ, thực ra về du lịch thì gần đây trong Nam cũng chưa có sự đột phá nhiều nên kinh nghiệm các cụ đi trước chưa cũ đâu ạ :D.

Chúc cụ từ giờ đến Tết tìm được điểm đến thú vị.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Bạc Liêu cách Sài Gòn 280km theo đường QL1A và Quản Lộ - Phụng Hiệp. Tách ra từ tỉnh Minh Hải cũ.

----- Đặc sản -----
- Bánh tằm Ngan Dừa
- Bánh xèo A Mật
- Bánh củ cải
- Ba khía
- Khô cá khoai
- Gà nướng đất sét
- Bún bò Tự
- Bún nước lèo
- Mì xá xíu
- Gỏi sầu đâu cá lóc

----- Mùa đẹp ----
- Tháng 01, 02, 03

---- Nơi có nhiều cảnh đẹp -----
- Huyện Đông Hải
- Thị xã Giá Rai
- Thành phố Bạc Liêu

----- Bài hát nổi tiếng về Bạc Liêu -----
- Yêu cô gái Bạc Liêu
- Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang
- Dạ cổ hoài lang
- Bạc Liêu hoài cổ

----- Người con nổi tiếng của Bạc Liêu ----
- Cố nhạc sĩ Cao văn Lầu
- Nghệ nhân đờn ca tài tử Ba Chột (Lê Văn Túc)
- Nghệ nhân đờn ca tài tử Sư Nguyệt Chiếu
- Nghệ sĩ cải lương Ba Vân

-----------------------------------------------------
"Gành Hào ơiii... lời ai ca, dưới ánh trăng non, rừng đước mênh mông, đêm Gành Hào... chợt nhớ ai. Hớ hờ hờ hơ... có nhớ chăng ai?"...

Trà Kha, Giá Rai, Gành Hào, Bạc Liêu... những cái tên khó cắt nghĩa bằng tiếng Việt vậy mà nó cứ vang trong lòng người đi xa thấy nhớ như những tiếng đàn kim, những bài dạ cổ... của một thời lênh đênh sông nước. Những xề u, xế u liu phạn... nghe mà xé ruột, nát gan. Những đêm ngắm trăng qua vạt rừng tràm, cái cảm giác đó gợi nhớ một thời lênh đênh sông nước của những người sống trên sông, trong rừng cất điệu hò, mà trời ơi nó buồn da diết. Lời ai ca, dưới ánh trăng non, rừng nước mênh mông, đêm gành hào nhớ điệu hoài lang... Nằm trên ghe nghe tiếng máy, đâu đó một tiếng gà gáy đêm.

"Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu,
Như sống lại hồn Cao Văn Lầu..."

----- ---- ----
Lục bình trôi... đến nơi phương trời. Có một loài cây trên sông nước rất giống người miền Tây, long đong trôi dạt nhưng bền bỉ sống, không gục ngã. Không phải cá lóc, không phải cá rô, không phải ốc cũng chẳng phải cò, không phải tôm cũng không phải cá... Có một loài thuỷ sản đồng mà chỉ cần nhắc tên là đã thấy miền Tây... đó là con ba khía
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Mũi Cà Mau mang rừng về với biển... Rồi những dòng sông cũng theo rừng ra biển, nơi mà sông và biển gặp nhau, phù sa lắng lại bồi đắp thành bãi đất nên người ta gọi là bãi bồi. Nhìn ngắm những bãi bồi mà nhớ bước chân những người mở cõi vài trăm năm trước. Chỉ khi đến đây, những bước chân ấy mới thực sự lấm bùn, một thứ bùn giàu có nuôi những ngày đầu mở đất. Những bước chân giẫm bùn mà vớt lên những của ngon vật lạ, rồi cứ thể bỏ vô túi mang về ăn như thường.

Mỗi lần về Cà Mau là đúng nghĩa tìm về đất rừng Phương Nam, nơi ông cha ta dừng bước chân ngàn dặm khai hoang. Dù ngày nay rừng đã bớt đi, mù âm chướng khí không còn nhưng nơi đây vẫn còn phản phất rất nhiều chất Nam Bộ thuở xa xưa. Nhìn những rừng đước, cây bần cùng những con nước màu phù sa đặc quánh lấn biển, đứng giữa đất trời mà nhớ câu hát phương Nam.

Nhìn những con còng gió thoăn thoắt trên đám bùn chợt nhớ câu "Mất còng rồi, em rượt bắt đền anh". Nơi còng gió sinh sống cũng là nơi sò huyết, thòi lòi, ốc len, vọp, cáy... sinh sống, nơi mà người ta bắt chúng như một cuộc dạo chơi hay "thi đấu thể thao" (người ta ngồi trên một cái nửa ván nửa ghế rồi chống mái chèo trên bùn đẩy đi để mò và bắt).

----- Người Cà Mau nổi tiếng ------
* Ông già đất phương Nam, cố nhà văn Sơn Nam. Tên thật của ông không phải là Sơn Nam mà là Phạm Minh Tài. Sơn Nam ông lấy bút danh theo họ Sơn của người phụ nữ Khmer đã nuôi ông từ nhỏ, Nam là miệt đất phương Nam. Ông là người sinh ra ở An Biên (Kiên Giang) nhưng cả cuộc đời ông và những áng văn của ông gắn liền với U Minh.

* Bác Ba Phi, một nhân vật hư cấu. Một con người hài hước, luôn phóng đại về những câu chuyện hài dí dỏm, nhưng trong những câu chuyện đó có những điều rất thật. Mà thật nhất đó là những sản vật dồi dào của miệt đất phương Nam ngày đó. Những rùa, rắn, ba ba, điêng điểng... bạt ngàn tay bắt không hết.

----- Đặc sản -----
- Bánh tầm gà cay...
- Bánh tầm xíu mại, tàu hủ ky...
- Cơm tấm tép rim...
- Bún bì chả...
- Chuột đồng xả ớt...
- Cá rô chiên xù...
- Lươn um rau ngổ...
- Bún tiêu giò heo...
- Cua đá rang muối...
- Cá nhám hấp tiêu xanh...
- Cá thòi lòi nướng muối ớt...
- Cá mao ếch nướng muối ớt...
- Lươn đồng nấu mẻ...
- Bồn bồn, tôm chua, mắm ruốc...

----- Mùa đẹp ----
- Tháng 01, 02, 03
- Tháng 06
- Tháng 09

---- Nơi có nhiều cảnh đẹp -----
- Huyện Năm Căn
- Huyện Đầm Dơi
- Huyện Cái Nước
- Huyện U Minh
- Xã Cái Nước

----- Những bài hát nổi tiếng về Cà Mau -----
- Hương rừng Cà Mau
- Áo mới Cà Mau

-------------------------------------------
Những chiếc ghe rẽ nước, nghe câu muỗi vắt nhiều hơn cò, đỉa lềnh bánh canh. Những Đầm Dơi, Cái Nước, Sông Đốc, U Minh, Năm Căn, Đất Mũi... những địa danh nghe mà thổn thức một thời mở đất khai hoang qua nhưng câu chuyện của bác Ba Phi. Trong cái sự nói dóc đó nhưng cũng phảng phất một điều rằng ngày ấy sản vật rừng ở đây nhiều vô kể. Người ta chỉ cần với bên nọ, lặt bên kia, vô rừng ra mương là có đủ bữa thịnh soạn. Người ta ngày ấy nghèo nhưng thiếu cái thứ chi cho sinh hoạt. Một cách sống rất sinh thái và thực phẩm tươi, sạch mà bây giờ thời đại này người đô thị lại tìm về khi tràn ngập đồ đông, đồ hộp, thực phẩm độc hại và giữa những khí bụi, hoá chất ô nhiễm.
 

tranhoa28

Xe tăng
Biển số
OF-541166
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,014
Động cơ
173,985 Mã lực
Nơi ở
Cổ Nhuế - Hà Nội
Cụ muốn đi tỉnh nào thì mình tư vấn cho, hồi trước toàn tự xách xe máy đi rong ruổi từ Nam chí Bắc, nhưng đi miền Tây nhiều nhất. Tùy từng tỉnh có các món ăn, đặc trưng vào mùa cũng có chút khác. Nói chung là đó giờ mình đi du lịch không bao giờ đi tour toàn tự đi nên trải nghiệm tốt hơn (là mình nghĩ vậy) vì tour sẽ không trải nghiệm hết và trọn vẹn đâu.
đi tour chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thôi, mới nhìn đầu chưa kịp nhìn chân đã hô sang chỗ khác rồi.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,323
Động cơ
137,574 Mã lực
Theo dòng kênh Vĩnh Tế... Châu Đốc - Hà Tiên.

Nếu ở Rạch Giá có anh hùng Nguyễn Trung Trực, ở Hà Tiên có tổng trấn Mạc Cửu có công khai hoang mở đất thì ở Châu Đốc có vị quan có công đào kênh, dẫn nước Nguyễn văn Thoại tức Thoại ngọc hầu. Con kênh ông cho quân, cho lính đào từ Châu Đốc tới Hà Tiên, con đường thủy phát triển 2 vùng đất mới lúc bấy giờ. Giữa mù âm, chướng khí, chống chọi với bao hiểm họa tự nhiên, thú dữ con kênh do công ông đốc binh đào nên đã đi vào huyền thoại. Và tên người vợ của ông, bà Châu thị Tế, đã được đặt con con kênh này - kênh Vĩnh Tế. Bà Châu thị Tế quê ở Vĩnh Long nên có thể đoán được ra cái tên Vĩnh Tế có nguồn gốc từ đâu. Ở Châu Đốc có đền thờ ông, có đình thần Vĩnh Tế, có kênh Vĩnh Tế, có đường Nguyễn văn Thoại.... đủ để biết công ơn của ông đối với người dân ở đây lớn tới chừng nào.

Chạy xe theo con đường TL dọc theo kênh Vĩnh Tế từ Châu Đốc về Hà Tiên rất đẹp, rất nhiều nhiều cảnh đẹp dọc theo con kênh. Những hàng thốt nốt, những chiếc ghe chở lúa trên kênh... vào mùa nước nổi còn được ngắm con nước về trắng xóa hai bên đồng.

Nói về Châu Đốc... đây có thể coi là vương quốc mắm, vương quốc cá ba sa. Ở Châu Đốc còn có lễ hội vía bà Chúa Xứ rất nổi tiếng, còn có chợ Gò Tà Mâu bên kia biên giới - chợ "câm điếc" đó mà.

# Long Xuyên: bánh canh tim cật "Đèn 4 ngọn", cơm tấm gì đó trên cái đường Dung gì đó gần chợ quên cha nó gòi (để từ từ nhớ lại), chè bưởi sân vận động, bún cá Long Xuyên.
# Châu Đốc: bún cá Châu Đốc (dưới chân cầu Cồn Tiên). Bò đun gì đó Hiệp, cơm trưa, xôi xiêm, mắm...
# Thoại Sơn: bánh cánh tép
# Bảy Núi: bánh canh Vĩnh Trung
# Nhà Bàng: cơm tấm

--- --- ---
Những câu hát đôi khi trách thương tình người mà êm đềm, ngọt ngào đến da diết những nỗi đoan trường. nghe mà đứt ruột, đứt gan... Ngang qua những cánh đồng lúa xanh, luôn hít căng đầy lồng ngực mùi hoa tràm, bông sen, mùi lúa sữa, mùi bùn rơm âm ẩm mà trong lành ấy. Ở miền Tây không ai kêu là bùn mà kêu là sình, mà cũng không ai kêu là bão lũ về miền Tây, ở đây chỉ có con nước về, con nước lớn mà thôi. Có đôi lần nghe câu "bão lũ về miền Tây" thì "hơi trật", miền Tây không có bão và người ta cũng ít gọi là lũ, mà là con nước lớn. Nó về chơi với người dân dăm ba bữa, lâu thì ở một hai tháng rồi đi. Nước về nhiều thì bà con càng có cái ăn, cái sinh kế. Người miền Tây đã "biến" một mùa nông sản thành mùa thuỷ sản. Rồi phù sa theo nước về để đơm vị ngọt của đất quê, của cây trái, của giọng nói, của lòng người với nhau.

Mỗi một vùng đất ở miền Tây dù là vùng sông nước nhưng đều có đặc trưng riêng. Nếu như Bến Tre là xứ dừa, Kiên Giang là quê biển... thì An Giang là vùng đất của cây thốt nốt. Không nơi đâu ở miền Tây có nhiều cây thốt nốt như ở đây. Đặc biệt là vùng Tịnh Biên, Tri Tôn, Bá Chúc...

- Tới Châu Đốc là tới vương quốc xứ mắm.
- Về Long Xuyên là về miền quê của lúa.
- Đến Chợ Mới, Mỹ Khánh, ghé cù lao Giêng. Đi Tri Tôn, về Tịnh Biên, dọc kênh Vĩnh Tế... qua vùng biên giới, rừng thốt nốt, rừng tràm Trà Sư.

----- Những bài hát nổi tiếng về An Giang -----
- An Giang ơi
- Dòng An Giang
- Châu Đốc lý nàng ơi
- Chợ Mới
- An Giang quê em
- An Giang quê tôi

---- Người con đất An Giang nổi tiếng -----
- NSND Bạch Tuyết (Nguyễn thị Bạch Tuyết, được mệnh danh là "Cải lương chi bảo". Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top