[Funland] F-14 F/A-18 Su-33 MiG-29K J-15 Loại máy bay nào tốt nhất cho TSB

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,145 Mã lực
Phi công J-15 tử nạn sau ánh hào quang
(Vũ khí) - Trước vụ tử nạn của 2 phi công tiêm kích hạm J-15, các phi công TQ đã gặp không ít sự cố trong khi huấn luyện trên mô hình mặt đất.
Truyền thông Trung Quốc ngày 28/7 đã xác nhận một chiếc tiêm kích hạm J-15 của không quân rơi khi luyện tập hạ cánh trên đường băng mô phỏng của tàu sân bay hồi tháng 4/2016, khiến phi công thiệt mạng khi nhảy dù.

Theo giới phân tích quân sự, sự cố này có thể là đòn giáng nặng nề vào giấc mơ ra các vùng đại dương rộng lớn, hay còn gọi là "biển xanh" mà quân đội Trung Quốc vẫn đang ấp ủ.

"Vụ tai nạn chết người này có thể là dấu hiệu cho thấy chiến đấu cơ J-15 không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một chiếc tiêm kích hạm (tiêm kích có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay), và đây sẽ là nỗi thất vọng rất lớn cho hải quân Trung Quốc", SCMP dẫn lời Antony Wong Dong, chuyên gia quân sự ở Macau, cảnh báo.


Cú hạ cánh thành công của J-15 trên tàu Liêu Ninh.
Trước khi 2 phi công này thiệt mạng, hồi tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký quyết định trao tặng phần thưởng danh dự cho 2 phi công của phi đội tiêm kích hạm đầu tiên tham gia thử nghiệm cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tử nạn. Đây được coi là một động thái chấp nhận thất bại hiếm hoi của chính quyền Bắc Kinh.

Tân Hoa Xã chỉ đưa ra thông báo ngắn gọn là 2 phi công này đã thiệt mạng trong các bài diễn tập mà không nêu chi tiết vụ việc. 2 phi công trên thuộc lực lượng không quân của hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong khi 2 chiếc chiến đấu cơ gặp nạn là Shenyang J-15 (còn gọi là “Cá mập bay”).

Bài báo gốc của Tân Hoa xã được đăng ngày 28/8/2014 nhưng ít được mọi người chú ý ở thời điểm đó. Nó chỉ thực sự trở thành tin “hot” khi các blog về quốc phòng của Mỹ “lượm” được tin này và “link” nó tới blog của Học viện Hải quân Mỹ hôm 5/9.

Đây là lần hiếm hoi chính phủ Trung Quốc công khai về tai nạn trong quá trình huấn luyện của biên đội tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh. Tạp chí “Connection” của Mỹ cho biết, từ trước đến nay, những vụ việc như vậy thuộc lĩnh vực được bảo mật thông tin rất cao, không bao giờ được tiết lộ.

Tạp chí này nhận định, việc Trung Quốc thử nghiệm thành công khả năng cất hạ cánh tiêm kích hạm, chứng tỏ họ đã có bước tiến bộ nhất định, từng bước hình thành năng lực chiến đấu của một tàu sân bay thực thụ. Thế nhưng, ẩn giấu đằng sau ánh hào quang ấy là những sự cố mà không mấy ai biết đến.

Kể từ khi Trung Quốc thành lập lực lượng không quân hàng không mẫu hạm cho đến khi J-15 cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay, tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc đã ít nhất 4 lần gặp sự cố kỹ thuật khi bay tập trên mô hình tàu sân bay trong các trung tâm huấn luyện phi công của hải quân.

Phát triển tàu sân bay và tiêm kích hạm là một vấn đề rất khó, cần phải có thời gian thử nghiệm và huấn luyện lâu dài. Là một “Thiếu gia” mới nổi về hải quân, chưa có kinh nghiệm sử dụng và tác chiến biên đội tàu sân bay, thời gian để Trung Quốc đạt đến trình độ của Mỹ vẫn còn rất lâu.

Sự cố thứ nhất phát sinh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2011 - 11/2012, một phi công thử nghiệm hạng mục C đang chuẩn bị điều khiển J-15 hạ cánh xuống một Trung tâm thử nghiệm máy bay thì đèn tín hiệu phát ra cảnh báo màu đỏ, thể hiện có sự rò rỉ trong hệ thống thủy lực.

Đây hoàn toàn không phải là một sự cố đơn lẻ mà là lỗi có tính chất hệ thống về kỹ thuật máy bay của Trung Quốc. Trước đây một quan chức quân sự Mỹ đã tiết lộ, hạng mục thử nghiệm của J-11B cũng gặp phải nhiều lỗi kỹ thuật, Trung Quốc đã rơi không ít máy bay vì những sự cố kiểu này.

Trước khi hệ thống thủy lực mất điều khiển hoàn toàn, phi công thử nghiệm đã khẩn cấp hạ cánh xuống sân bay và cố gắng giữ cho máy bay được cân bằng trong điều kiện không có phanh hãm. Rất may là nhân viên mặt đất đã kịp thiết lập những hàng rào và một móc hãm ở đầu cánh máy bay đã bật ra giữ cho chiếc J-15 dừng lại trên đường băng.

Sau đó, trong thử nghiệm bay hạng mục B trên mô hình tàu sân bay trên đất liền, khi một phi công J-15 thực hành hạ cánh trên “boong tàu”, thì 1 trong 2 động cơ chết đột ngột. Vấn đề này có thể dẫn đến cháy nổ máy bay nên phi công thử nghiệm B đã nhanh trí tắt ngay động cơ bị hỏng. Đây chỉ là thử nghiệm trên mô hình đất liền, nếu không hậu quả rất thảm khốc.
Sự cố thứ 3 của J-15 thì “ấn tượng” hơn nhiều. Lúc đó phi công thử nghiệm A đang cho J-15 thực hiện phanh và tiếp đất trên mô hình tàu sân bay dùng một móc ở đuôi để móc vào sợi cáp trên đường băng. Đây là khoa mục thực nghiệm mặt đất để phi công móc vào cáp hãm đà trên tàu sân bay Liêu Ninh, có thể làm cho tiêm kích hạm dừng hẳn trong khoảng cách 100 feet (30,48m).

Trong thử nghiệm này, chiếc J-15 không bay lên mà chạy trên mặt đất với vận tốc 125 dặm Anh (Miles), tương đương 200km/h, mục đích là sử dụng móc ở đuôi máy bay móc trúng 1 trong 2 sợi cáp căng ngang trên đường băng.

Khi đó, phi công thử nghiệm A đã móc trúng 1 sợi cáp đầu tiên nhưng động tác quá mạnh làm máy bay bị giật ngược, va phần đuôi xuống dưới đất đánh “sầm” một tiếng, làm những người xung quanh toát mồi hôi. Rất may là chiếc cáp thứ 2 đã níu được chiếc J-15 lại trên đường băng.

Ngày 23/11/2012, thử nghiệm A của J-15 lần đầu tiên được tiến hành trên tàu sân bay “Liêu Ninh”. Lúc 09h08 phút phi công thử nghiệm A đã móc trúng sợi thứ 2, trong số 4 sợi cáp hãm đà và hạ cánh an toàn. Cuối cùng, người Trung Quốc cũng thành công với chiếc tiêm kích hạm của mình.

Tuy nhiên, những thử nghiệm thành công trong điều kiện bình thường, tần suất máy bay lên xuống thấp, không đầy tải bom đạn, không phải chịu áp lực lớn như trong chiến tranh không thể nói lên rằng những phi công Trung Quốc đã đạt đến trình độ của những phi công tiêm kích hạm Nga, Mỹ.

Nhà phân tích hải quân Eric Wertheim (Mỹ) nhận định những tai nạn kể trên không có gì bất thường bởi các hoạt động liên quan đến lĩnh vực không quân hạm đều nguy hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm của phi công tiêm kích hạm.

Trong giai đoạn 1949-1988, Hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiệt hại hàng ngàn máy bay các loại, bao gồm trực thăng, máy bay huấn luyện, máy bay tuần tra và máy bay phản lực trong các cuộc diễn tập trên tàu sân bay. Ngoài ra, hơn 8.500 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã tử nạn.

Hiện nay, nhận thức được những nhược điểm rất lớn của Su-33 (nguyên mẫu của J-15) là trọng lượng máy bay quá lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu, dẫn đến giảm phạm vi tác chiến; lượng nhiên liệu mang theo nhiều cũng làm giảm khối lượng vũ khí khiến khả năng tác chiến thấp, Nga đã thay thế Su-33 bằng MiG-29K.

Phiên bản tiêm kích hạm của Mikoyan có trọng lượng nhẹ hơn, mang được nhiều vũ khí hơn, đồng thời cũng được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn xa hơn, hiệu suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều, ví dụ như tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE, tầm phóng 260km.

Nga đã thay Su-33 bằng MiG-29K, trong khi Trung Quốc mới chập chững “học việc” với J-15.

Với những sự cố kỹ thuật tiềm ẩn của chiếc tiêm kích hạm Liên Xô những năm 80 thế kỷ trước, ai biết được liệu trong tương lai lực lượng không quân hải quân Trung Quốc sẽ ra sao? Sự hy sinh của 2 phi công J-15 cho thấy rằng, con đường trở thành một cường quốc biển xa của Bắc Kinh còn rất nhiều gian khó.
 

tuan.caltex

Xe hơi
Biển số
OF-341395
Ngày cấp bằng
4/11/14
Số km
103
Động cơ
275,030 Mã lực
hàng tàu thì vẫn là hàng tàu thôi ạ
 

ANVLawyes

Xe máy
Biển số
OF-384457
Ngày cấp bằng
27/9/15
Số km
67
Động cơ
241,870 Mã lực
Tuổi
43
Nguy hiểm nhất với Việt Nam là thằng Tầu khựa
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,588
Động cơ
473,773 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Các cụ cho em hỏi ngu tý. Em thấy máy bay chiến đấu lúc hạ cánh hay bung dù hãm (mà nghe đâu mỗi lần cuốn lại dù chi phí cũng không ít), vậy thì:
1- Tại sao không cho nó chạy hết đà kết hợp hãm gió để giảm chi phí cuốn dù.
2- Lúc chiến đấu xong thì cần nhanh chóng hạ cánh để tiếp liệu và tiếp đạn thì bung dù hãm, nhưng lúc cuốn lại thì lại mất thời gian. Vậy cái dù hãm đấy nó có lợi hại như nào các cụ chỉ giáo em phát vì em thấy máy bay ngày xưa không có dù đấy hạ vẫn ok mà
 

ô con gà

Xe buýt
Biển số
OF-124315
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
698
Động cơ
386,513 Mã lực
Các cụ cho em hỏi ngu tý. Em thấy máy bay chiến đấu lúc hạ cánh hay bung dù hãm (mà nghe đâu mỗi lần cuốn lại dù chi phí cũng không ít), vậy thì:
1- Tại sao không cho nó chạy hết đà kết hợp hãm gió để giảm chi phí cuốn dù.
2- Lúc chiến đấu xong thì cần nhanh chóng hạ cánh để tiếp liệu và tiếp đạn thì bung dù hãm, nhưng lúc cuốn lại thì lại mất thời gian. Vậy cái dù hãm đấy nó có lợi hại như nào các cụ chỉ giáo em phát vì em thấy máy bay ngày xưa không có dù đấy hạ vẫn ok mà
- Chi phí cuốn dù rẻ cực, nước sông công lính mà cụ, nên cụ không cần lo khoản đấy.
- Nếu không dùng phanh dù, thì có 2 p/a để máy bay dùng lại: hoặc là dùng phanh lốp, hoặc cứ để cho nó chạy hết đà thì dừng. Nếu phanh bằng lốp thì theo cụ chi phí gấp dù và thay dù mới rẻ hơn hay thay lốp rẻ hơn (1 bộ dù khoảng 25K và dùng lại đến 100 lần do nhà mình tiết kiệm còn lốp giá khoảng 10K bộ nhưng gần như phải tháy mới ngay sau khi dùng đến phanh). Nếu cứ thả trôi đến khi tự dừng thì cụ tính giúp em quãng đường cho 1 vật nặng khoảng 50 tấn di chuyển 200km/h về 0 cái nhé, xem cái đường băng cần dài bao nhiêu
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,588
Động cơ
473,773 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
- Chi phí cuốn dù rẻ cực, nước sông công lính mà cụ, nên cụ không cần lo khoản đấy.
- Nếu không dùng phanh dù, thì có 2 p/a để máy bay dùng lại: hoặc là dùng phanh lốp, hoặc cứ để cho nó chạy hết đà thì dừng. Nếu phanh bằng lốp thì theo cụ chi phí gấp dù và thay dù mới rẻ hơn hay thay lốp rẻ hơn (1 bộ dù khoảng 25K và dùng lại đến 100 lần do nhà mình tiết kiệm còn lốp giá khoảng 10K bộ nhưng gần như phải tháy mới ngay sau khi dùng đến phanh). Nếu cứ thả trôi đến khi tự dừng thì cụ tính giúp em quãng đường cho 1 vật nặng khoảng 50 tấn di chuyển 200km/h về 0 cái nhé, xem cái đường băng cần dài bao nhiêu
Cảm ơn cụ giải ngố cho em, cơ mà em không nói thả trôi máy bay mà là trên mb nó có cái bộ phận hình như là air break ấy, kết hợp với các cánh tà làm tăng lực cản không khí, với lại như mb dân dụng nó còn điều chỉnh hướng phụt phản lực ra phí trước để phanh mà cụ. Vả lại vấn đề thời gian cuốn dù có lâu không ạ, có anh hưởng nhiều đến thời gian sẵn sàng chiến đấu không ạ?
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,634
Động cơ
473,010 Mã lực
Cảm ơn cụ giải ngố cho em, cơ mà em không nói thả trôi máy bay mà là trên mb nó có cái bộ phận hình như là air break ấy, kết hợp với các cánh tà làm tăng lực cản không khí, với lại như mb dân dụng nó còn điều chỉnh hướng phụt phản lực ra phí trước để phanh mà cụ. Vả lại vấn đề thời gian cuốn dù có lâu không ạ, có anh hưởng nhiều đến thời gian sẵn sàng chiến đấu không ạ?
- Cánh tà, phanh gió có dùng nhưng tác dụng ít thôi cụ ợ.
- Phụt phản lực về phía trước thường chỉ dùng khi khẩn cấp thôi, vì giảm tuổi thọ động cơ nhanh lắm, chi phí gấp nhiều lần dù.
- Khi thu dù về người ta kiểm tra, bảo dưỡng.....xong thì gấp cất đi chờ lượt sau, còn MB mà cần dùng ngay (chiến đấu) thì lắp dù khác cho nhanh :))
 

trabi s

Xe tải
Biển số
OF-187185
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
495
Động cơ
337,208 Mã lực
Cụ
- Cánh tà, phanh gió có dùng nhưng tác dụng ít thôi cụ ợ.
- Phụt phản lực về phía trước thường chỉ dùng khi khẩn cấp thôi, vì giảm tuổi thọ động cơ nhanh lắm, chi phí gấp nhiều lần dù.
- Khi thu dù về người ta kiểm tra, bảo dưỡng.....xong thì gấp cất đi chờ lượt sau, còn MB mà cần dùng ngay (chiến đấu) thì lắp dù khác cho nhanh :))
Cụ Ngố tưởng Ngố mà kiến thức sâu phết.CẢm ơn cụ đã mở mang thêm kiến thức cho nhà cháu.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Tiêm kích Nga trên tàu sân bay sẽ bắn thử tên lửa mới tại Syria

Anh Tuấn | 23/09/2016 10:00

2

Theo một số thông tin, tiêm kích trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga sẽ phóng thử tên lửa Kh-38 cũng như kiểm tra hoạt động của hệ thống định vị mục tiêu SVP-24 tại Syria vào tháng 11.
Tham chiến tại Syria, tàu sân bay Nga liệu có... chìm nghỉm?
Một nguồn tin giấu tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Không quân đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa và hệ thống định vị mục tiêu mới trên các máy bay chiến đấu sẽ tham gia làm nhiệm vụ ở Syria. Tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ có các phi cơ chiến đấu Su-33 và MiG-29K cùng trực Ka-52K Katran.


Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov trong ngày Hải quân Nga

“Chúng tôi đã tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân và sẽ mang đến một phương thức tấn công mới đến khu vực này”, nguồn tin giấu tên nói. “Máy bay MiG-29K sẽ sử dụng loại vũ khí mới, đó là tên lửa Kh-38 để tiêu diệt các phần tử khủng bố”.

Cũng theo người này, máy bay Su-33 sẽ được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu SVP-24, qua đó nâng cao độ chính xác lên hàng chục lần, đồng thời tránh gây thiệt hại về người đối với dân thường. Hệ thống này sẽ điều chỉnh đường bay cho các loại tên lửa và bom thông thường dựa trên vị trí và độ cao của máy bay, nhờ đó tên lửa sẽ chỉ trượt mục tiêu đã định khoảng vài mét.

Ông Andrei Fomin, một chuyên gia phân tích quân sự và là tổng biên tập tạp chỉ Vzlyot đã nói về máy bay MiG-29 như sau: “Mặc dù giống với phiên bản MiG-29 dành cho không quân, MiG-29K có thể coi là một mẫu máy bay riêng. Lý do là bởi nó có thể hoạt động bí mật, tiếp nhận nhiên liệu trên không, cánh gập và cất cánh/hạ cánh trên các tuyến đường băng ngắn”.

Ông Fomin cũng đánh giá cao về máy bay Su-33 và gọi đây là phi cơ có khả năng không chiến rất lợi hại, giúp ngăn chặn các đợt tấn công của đối phương và cũng tham gia không kích các phần tử khủng bố.

Trong chiến dịch tại Syria, Su-33, với sự trợ giúp của SVP-24, sẽ được trang bị bom trọng lực, còn máy bay MiG-29/KUB sẽ có những loại bom và tên lửa định hướng qua hệ thống định vị qua vệ tinh mang tên Glonass.

Nguồn tin giấu tên trên cho biết, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ có khoảng 15 máy bay MiG-29K/KUB và Su-33, cùng 10 trực thăng chiến đấu Ka-52K Katran cùng với Ka-27 và Ka-31.

Trực thăng Ka-52 vốn được thiết kế để sử dụng trên tàu sân bay Mistral của Pháp, song thương vụ giữa Nga và Pháp đổ vỡ sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga vào năm 2014. Tổng thống Pháp Francois Holland đã phải chịu nhiều sức ép từ phía các nước thành viên của NATO.

Các tàu Mistral này sau đó được bán cho Ai Cập, và không lâu sau, Cairo đã mua về một số lượng lớn trực thăng Ka-52 từ Nga. Trực thăng chiến đấu Ka-52 cũng sẽ xuất hiện trên chiến trường Syria vào cuối năm nay.

Ông Vadim Kozylin, một giáo sư của Học viên Khoa học Quân sự, nói rằng trực thăng Ka-52 đã thực hiện nhiệm vụ của mình rất thành công. Đây cũng là cơ hội để chứng minh khả năng của mình trước các khách hàng tiềm năng trên thế giới.
 

nnb1988

Đi bộ
Biển số
OF-344764
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
8
Động cơ
271,480 Mã lực
Cũng còn tùy cụ ạ , máy bay giờ Nga cũng nhiều cái ngon lắm .
T50 ra đời thì F22 tắt nắng
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
F/A-18 lại rơi, Mỹ thừa nhận tại... phi công non tay - FA18 rơi lia lịa
(Vũ khí) - Sau hàng loạt vụ F/A-18 rơi, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng thừa nhận rằng phi công lái kém chứ không liên quan đến yếu tố kỹ thuật của máy bay.
Hãng tin Kyodo ngày 7/12 cho biết, một chiếc chiến đấu cơ F/A-18 của Mỹ đã bị rơi xuống Thái Bình Dương ở vùng biển thuộc tỉnh Kochi phía Tây Nhật Bản, đồng thời cho biết phi công của chiếc máy bay này đã nhảy dù ra ngoài.

Hiện trường chiếc máy bay rơi ở vùng biển cách thành phố Kochi 130km về phía Nam. Theo yêu cầu của quân đội Mỹ, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã cử một tàu tuần tra tới khu vực trên để tìm kiếm viên phi công này.

Được biết, đây là vụ tai nạn mới nhất liên quan đến máy bay F/A-18 của Mỹ và nguyên nhân sau đó thường được Mỹ công bố là do con người. Và đây cũng là nguyên nhân khiến 1 chiếc F/A-18 khác thuộc thuộc nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" của Hải quân Mỹ bị rơi hồi tháng 6 vừa qua ở khu vực thành phố Smyrna, bang Tennessee, khiến viên phi công thiệt mạng.


Tiêm kích F/A-18.
Theo tin từ Ban chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, sự cố với chiếc F/A-18 một chỗ ngồi xảy ra khi nhóm bay nhào lộn gồm 6 chiếc chiến đấu cơ luyện tập chuẩn bị cho chương trình biểu diễn trên không dự kiến vào dịp cuối tuần sau đó. Năm chiếc F/A-18 còn lại tham gia chuyến bay đã hạ cánh an toàn vài phút sau tai nạn của đồng đội.

Hãng AP dẫn dữ liệu điều tra thông báo cho biết, lỗi sai của phi công là nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố với chiếc máy bay chiến đấu F/A-18. Thêm một yếu tố khác góp phần vào vụ tai nạn là ngày hôm đó trời rất nhiều mây, dẫn đến hạn chế khả năng quan sát.

Dữ liệu điều tra thông báo rằng, phi công lái chiến đấu cơ - Đại úy Jeff Kass, người gia nhập nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" hồi năm 2014 - khi thực hiện kịch bản biểu diễn đã cho chiếc chiến đấu cơ bay với vận tốc quá lớn, trong khi đang ở tầm cao không phù hợp.

Trong bản báo cáo của quân đội Hoa Kỳ cho biết rằng, chiếc F/A-18 bị rơi hôm 2/6 mới được trải qua đợt sửa chữa kỹ thuật. Do đó, vào thời điểm máy bay rơi, một trong số những nguyên nhân được tính đến là do máy bay bị trục trặc kỹ thuật khiến viên phi công không kịp phản ứng.

Hôm 2/6 được gọi là “Ngày ảm đạm” của Mỹ, bởi liên tiếp 2 chiến đấu cơ của quân đội nước này đã bị rơi. Trước vụ chiếc F/A-18 gặp nạn chỉ vài giờ, không quân Mỹ đã mất một máy bay của phi đội nhào lộn ưu tú Thunderbirds tại bang Colorado, phi công lái chiếc F-16 này đã kịp nhảy dù thoát chết.

Được biết, sự cố rơi máy bay chiến đấu thuộc đội nhào lộn Thunderbirds đã xảy ra ngay trong lễ tốt nghiệp khoá sĩ quan không quân tại căn cứ Không quân ở phía nam Colorado. Đáng chú ý là trong buổi lễ có sự hiện diện của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Tại căn cứ không quân đã cử hành nghi lễ kéo dài chừng 30 phút nhằm vinh danh các sĩ quan vừa tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ. Trong chương trình có mục Tổng thống Obama phát biểu, ký tặng thủ bút và chụp ảnh với các học viên này.

Trước thời điểm xảy ra sự cố, đoàn chuyên xa vừa đưa nguyên thủ quốc gia Mỹ rời buổi lễ. Ông Barak Obama nhận tin về vụ tai nạn với chiếc chiến đấu cơ khi trên đường đến sân bay để quay trở lại Washington, cách địa điểm máy bay rơi khoảng 24 km.

Cổng thông tin The Gazette cho biết rằng sự việc xảy ra lúc khoảng 13400 theo giờ địa phương. Vụ tai nạn đã làm thay đổi kế hoạch của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã nán lại Colorado để gặp riêng viên phi công Alex Turner của chiếc F-16 bị rơi.

Cách 2 vụ rơi máy bay liên tiếp này khoảng 1 tuần, trên bầu trời miền Đông nước Mỹ cũng đã xảy ra vụ va chạm của hai chiếc F/A-18 thuộc Không lực Hoa Kỳ ở vùng bờ biển Bắc Carolina. Cả 4 phi công đều nhảy dù, một người bị thương nhẹ được đưa tới bệnh viện ở Norfolk.
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Mỹ cấm bay tiêm kích F-18 Super Hornet vì sự cố bung nắp buồng lái
Các phi đoàn máy bay F/A-18E/F và EA-18G của Mỹ bị dừng bay vô thời hạn sau khi một tiêm kích bị bung nắp buồng lái trước khi cất cánh.

Tiêm kích EA-18G của Phi đoàn số 132. Ảnh: Photobucket.

Lực lượng Không quân Hải quân Mỹ vừa ra lệnh cấm bay với toàn bộ các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và EA-18G Growler, sau khi một máy bay EA-18G thuộc Phi đoàn số 132 "Scorpions" bị bung nắp buồng lái khiến phi công bị thương hôm thứ sáu tuần trước, Aviationist ngày 18/12 đưa tin.

Theo Hải quân Mỹ, chiếc Growler gặp sự cố khẩn cấp ngay trước khi cất cánh từ căn cứ Whidbey Island, bang Washington. Tổ lái đã được đưa tới bệnh viện bằng trực thăng để khám và điều trị. Do các hệ thống của Super Hornet và Growler giống nhau, Hải quân Mỹ đã quyết định dừng bay cả hai phiên bản cho tới khi hoàn tất điều tra.

Theo chuyên gia David Cenciotti của Aviationist, hiện chưa rõ liệu các máy bay EA-18G tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm hay không. Đại diện của Hải quân Mỹ cho biết sẽ có trường hợp ngoại lệ dựa trên tình hình của từng nhiệm vụ.

Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiến hành nhiệm vụ tác chiến điện tử của Mỹ. Ngoài EA-18G của Hải quân, nước này chỉ có hai loại tiêm kích khác đáp ứng được yêu cầu tác chiến điện tử là F-16CJ của Không quân và EA-6B Prowler của Thủy quân lục chiến.

Việc dừng bay các phiên bản Hornet hiện đại nhất diễn ra vào thời điểm tỷ lệ rơi của mẫu F-18 nguyên gốc tăng lên mức đáng ngại. Đã có 9 vụ tai nạn với F/A-18C/D Mỹ trong vòng 6 tháng qua, khiến 6 phi công thiệt mạng.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,782
Động cơ
369,006 Mã lực
Máy bay của Mỷ rơi chắc là do có bọn phá cmn hoại thôi. Hàng chất như cục đất dư thế lệ rơi thế nào được!:(
 

blackuday

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302334
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
232
Động cơ
308,120 Mã lực
Video J-15 bắn tên lửa chống hạm YJ8K, hiện nay TQ tuyên bố J-15 có khả năng vượt trội FA18E thậm chí MiG-29K và có thể là cả Rafale-M. Điều này ko phải ko có cơ sở. Bởi J-15 kết hợp nhiều ưu điểm của Nga Âu Mỹ gồm

Giảm RCS bằng vật liệu thiết kế, sơn hấp thụ radar (RCS giảm mạnh, so với Su-33 trước đây là 10-15m2 thì chỉ còn khoảng 5m2, dĩ nhiên ko thể so với FA18E về khoản này nhưng nó vẫn là ưu điểm và nhờ ECM, AESA nó hạn chế được điểm chưa mạnh này so với FA18E)
Thay radar PESA cũ bằng AESA mới (có phạm vi xa hơn radar N001K của Su-33 lẫn APG79 của FA18E, lại là radar AESA tương đương công nghệ của FA18E)
Trang bị tên lửa radar chủ động tầm xa PL-12 (trong khi Su-33 vẫn là R-27 cũ tương tự AIM-7F, điều này cho phép J-15 có khả năng chiến đấu BVR cần bằng với FA18E, Rafale-M, điều mà Su-33 ko có được)
Giữ lại khả năng cơ động tốt của dòng Flanker, vì khung thân khí động học nó vốn là Su-33, với khả năng chịu tải lên tới 9g nó FA18E và tương đương Su-33 (có thể nhỉnh hơn 1 chút vì Su-33 chính xác là +8g có thể lên tới 9g cũng có thể ko), Rafale-M, như vậy khả năng cơ động của nó rất tốt
Có IRST như các dòng Flanker, với công nghệ IRST tốt hơn Nga vì TQ đi trước Nga về mảng kĩ thuật điện tử, quang học về mặt này J-15 tương đương FA18E, RafaleM và vượt xa Su-33

Điểm yếu:
Chỉ trang bị HMS + PL-9 (tương đương Su-33, nhưng kém so với FA18E, Rafale-M), tương lai nếu thay thế bằng HMDS và PL-10 thì nó cân bằng thậm chí vượt trội trong WVR với FA18E, Rafale-M


 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top